Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2021

Hội đường Do Thái của Satan - Ekklesia của Đức Chúa Trời-

Khải Huyền 2:9, “Ta biết sự hoạn nạn ngươi, sự nghèo khổ ngươi , và lời nhạo báng của kẻ tự xưng là người Do-thái mà không phải là người Do-thái, bèn là nhà hội của Sa-tan”

Hê-bơ-rơ 13:13, “Vậy nên, chúng ta hãy ra đến cùng Ngài ở ngoài trại quân mà mang sự lăng nhục của Ngài”

Hội chúng của Đức Chúa Trời hằng sống không phải là sự tiếp nối của đạo Do Thái do Đức Chúa Trời thiết lập trong Cựu Ước; do đó, các nguyên tắc của Do Thái giáo không thể được chuyển giao cho giáo hội hoặc áp dụng theo bất kỳ cách nào. Giáo hội hoàn toàn trái ngược với Do Thái giáo.

Israel hay Do Thái giáo là một cơ thể trần thế, một xã hội trên đất, một dân tộc với những hy vọng trên đất. Có một lớp thầy tế lễ đặc biệt, nơi thánh thiêng bên trong, mà chỉ các thầy tế lễ mới được vào, còn dân chúng thờ lạy từ xa. Có những của lễ liên tục vì tội lỗi và một bức màn ngăn người thờ phượng khỏi sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Cộng đồng Israel bao gồm một đám đông hỗn hợp, gồm những người có đức tin thật và những người không có đức tin thật với những người không tin, những người nầy đã cùng nhau thành lập một quốc gia Israel và cố gắng tuân giữ luật pháp làm nền tảng cho sự chấp nhận của họ với Đức Chúa Trời. Thuật ngữ "hội đường" (nhà hội) có nghĩa là "sự tập hợp", và đó là nguyên tắc của Do Thái giáo, một dân tộc hỗn hợp, tập hợp với những hy vọng cho một quốc gia trên trái đất.

Hội chúng của Đức Chúa Trời trái ngược hẳn với tất cả các đặc điểm đã nói ở trên của Do Thái giáo. Nó bắt đầu với nền tảng của thập tự giá của Đấng Christ, một công việc hoàn thành và hoàn tất đối với tội lỗi, sự phục sinh và thăng thiên của Đấng Christ đối với chúng ta, và sự giáng lâm của Đức Thánh Linh, Đấng đã tạo thành một Thân Thể duy nhất và ngự ở trong các tín nhân, khi đó họ hiệp một cùng với Đầu Phục sinh và vinh hóa trên trời. Bức màn được xé ra và tất cả những tín đồ chân chính trong Đấng Christ đều là thầy tế lễ và có đặc ân được đến gần Đức Chúa Trời trong nơi chí thánh nhờ huyết của Chúa Giê-su. Vì được kết hợp với Đấng Christ trong sự vinh hiển, hội thánh được kêu gọi trở thành dân thuộc trời và có hy vọng ở trên trời, là sẽ được ở với Chúa trong sự vinh hiển của Ngài. Sự mong đợi và phước hạnh của họ không ở nơi trần thế như Israel tìm kiếm.

Từ ngữ được dịch "hội chúng" là ekklesia và có nghĩa là "được gọi ra khỏi". Nó chỉ ra một dân tộc đã được kêu gọi ra khỏi thế giới để trung thành với Chúa, Đấng đã bị từ chối của họ và những người được kết hợp với họ trong vinh quang và chờ đợi sự hiện ra. Hội thánh chân thật không chỉ là một đám đông hỗn hợp gồm những tín đồ đã được cải đạo và những người chưa được cải đạo hoặc những người thiên nhiên tụ họp lại với nhau như trong hội đường Do Thái. Vì vậy, chúng ta thấy rằng có sự khác biệt lớn giữa sự hội chúng của Đức Chúa Trời và đạo Do Thái với đền thờ và các hội đường của Do Thái giáo.

Ngày nay chúng ta thấy rằng giáo hội tuyên xưng đã mất hầu hết các đặc điểm nên có  để phân biệt với Do Thái giáo, và Cơ đốc giáo phần lớn được định tính chất bởi các nguyên tắc của Do Thái giáo. Nó đã trở thành một nhà hội suông, một đám đông hỗn hợp gồm những người tin và người không tin Chúa, đang cố gắng tuân giữ luật pháp điều răn để được cứu rỗi hoặc như một quy tắc của cuộc sống. Giáo hội ấy đã định cư cuộc sống trên trái đất và không chờ đợi Chúa trở lại. Họ đã trở thành một trại quân giống như Do Thái giáo, ngay cả khi họ có  khoác bên ngoài lớp áo của Cơ đốc giáo. Sự phục hưng của Do Thái giáo và việc đưa các nguyên tắc của người Do Thái vào giáo hội Cơ Đốc tuyên xưng hôm nay đã phá hủy tính cách chân thực của Cơ đốc giáo.

Và do đó, lời kêu gọi các tín nhân của những ngày trước, thời các sứ đồ, cũng dành cho các Cơ đốc nhân ngày nay, áp dụng để họ rời khỏi trại quân của Do Thái giáo và đi đến với Đấng Christ ở bên ngoài, đã bị họ khước từ. Chúng ta hãy ra ngoài trại quân, đến với Chúa vì sự sỉ nhục của Ngài đã chịu đựng (Heb. 13:13). Người tín đồ chân thành muốn tôn kính Đấng Christ và giữ lời chứng của mình phải đến với Đấng Christ bên ngoài trại của Cơ-đốc giáo với các nguyên tắc Do Thái giáo của nó.

-Raymond K. Campbell-

Ngọn lửa tình yêu lớn nhất-

Chẳng phải có những thứ trong cuộc sống của chúng ta mà chúng ta có thể làm quen cách nhanh chóng đến nỗi vì đó làm mất đi ngọn lửa “đầu tiên” hay sao? Chúa phán với hội chúng địa phương ở Ê-phê-sô: “Dầu vậy, có điều ta trách ngươi, ấy là ngươi đã bỏ tình thương yêu ban đầu” (Khải. 2:4). Ngọn lửa đầu tiên, cũng thường là ngọn lửa tình yêu lớn nhất, đã tàn lụi. Nhưng Chúa không hài lòng với vị trí thứ hai!

Bạn đã tham dự Lễ Tưởng Niệm Chúa Giê-su bao nhiêu lần rồi? Có thể 200 lần chăng? Đó là chỉ khoảng bốn năm nếu bạn tham gia vào bữa Tiệc thánh của Chúa vào ngày Chúa Nhật. Liệu ngọn lửa cảm xúc đầu tiên về những đau khổ của Chúa vẫn còn đó, hay mọi thứ sẽ như cũ mòn? Đó là sự khác biệt giữa cái thuộc linh và cái thiên nhiên. Với tự nhiên, những gì một người trải nghiệm qua thường mất đi rất nhanh. Mặt khác, về mặt thuộc linh, niềm vui, sự vui hưởng và sự tận tâm lại cứ tăng lên.

Vâng, nên được như vậy. Chúng ta phải gặp nhau thường xuyên để bẻ bánh: “Hãy làm việc này để tưởng nhớ đến Ta” (Lu-ca 22:19). Lặp đi lặp lại cho đến khi Ngài đến ( 1 Cor 11:26). Nhưng sự bẻ bánh thường xuyên không nhằm mục đích làm lu mờ cảm xúc của chúng ta, mà là để kích hoạt chúng thêm nữa. Sự tận tâm nhiều hơn, tình yêu nhiều hơn, lòng biết ơn nhiều hơn, sự tôn thờ sâu sắc hơn nên xuất phát từ chỗ đó. Thực tế ra sao với tôi hôm nay ???

Bạn bẻ  bánh còn cảm động thiết thực nữa không? Thói quen có thể trở thành một loại ký sinh trùng bẩn thỉu. Chúng ta không nên làm quen với những điều như vậy, nhưng hãy để cho mình được Chúa  kích hoạt, phán dạy nhiều lần cách tươi tắn, mới mẻ.

TÔI CON CỦA CHÚA???


Có một người bạn trên fb vừa viết cho tôi như sau:

“Thưa anh, em thường dị ứng với hai từ: tôi con Chúa để chỉ về mục sư và tín đồ. Theo em, Cha chúng ta không có phân biệt kiểu này vì Ngài yêu tất cả mọi người tin như nhau. Anh là người được Chúa ban cho sự khôn ngoan, và hiểu biết, anh có thể chia sẻ dùm em xem xuất xứ hai từ đó. Xin cám ơn anh”.

“Tôi Con” là  từ ngữ mới được hàng giáo phẩm Việt nam đặt ra mấy năm gần đây, vừa trật theo ngôn ngữ học mà rất sai lầm theo sự thật của Chúa trong Kinh thánh. “Tôi” là tôi tớ của Chúa, “con” là con cái của Chúa.

“Con Cái” ngụ ý con trai, con gái của Chúa, được người ta sửa lại là “con dân” của Chúa. Chiếu theo Khải huyền 21, các tín nhân đời đời cư trú trong thành thánh, họ là các con của Chúa, còn ngoài thành mà sống trên trái đất mới thì có các dân tộc, không phải con cái của Chúa,  mới sinh ra sau 1000 năm bình an. Nên danh từ “con dân” rất sai lầm.

 Danh từ “tôi con” cũng sai lầm và tỏ ra sự ngạo mạn của hàng giáo phẩm  muốn ngồi chiếu trên so với tín nhân bình thường trong giáo hội.

Ví dụ cha đẻ của tôi là ông chủ một công ty lớn, ngoài nhân viên phục vụ công ty, ông có thuê khá nhiều người làm tạp dịch, như quét dọn, làm đầu bếp cho cơ sở và nhà cửa của  cha tôi. Đó là những tôi tớ của cha tôi, nhưng ngày nay người ta không gọi là “tôi tớ” mà gọi là người giúp việc.Tôi tớ làm sao đứng kế bên tôi là con được mà gọi là “tôi con”?

 Trong Ma-thi-ơ 25, trong nhà Chúa, theo lời của Chúa Giê-su, mọi con cái Ngài được chia ra làm 3 hạng tôi tớ: kẻ 5 ta lâng, kẻ hai, ngươi một. Ta lâng là khả năng. Trong hội thánh mọi người đều là tôi tớ của Chúa theo mặt địa vị, nhưng trong thực tế chỉ những ai hầu việc Chúa, thì tín đồ khác mới gọi người đó là “tôi tớ”. Những tín đồ không hầu việc Chúa vì có nhiều lí do, vì hàng giáo phẩm choán hết việc làm của họ, làm thay thế mọi  việc dáng lẽ họ phải làm, cho nên dù  tự xưng là “tôi tớ” thực ra “tôi tớ” lại cao quý hơn con cái Chúa, là những người  không  dự phần việc gì đó trong nhà Ngài. Nhưng trước mặt Chúa, Ngài coi mọi người đều là tôi tớ Ngài tất cả.

 Trong một cuộc họp tương giao giữa một số chi hội Tin lành, có nhiều mục sư cùng các tín đồ tham dự. Một mục sư với chủ tâm muốn dạy dỗ  các tín đồ phải biết tôn trọng các “tôi tớ“ đó.  Tôi tạm gọi tên ông là “Trần văn Tới”. Ông Tới phát biểu:  “tôi là mục sư Trần văn Tới, chỉ có các mục sư bạn của tôi có mặt tại đây mới được phép gọi trổng tên tôi là “Trần Văn Tới”, còn  quý ông bà anh chị em không được phép gọi trổng tôi là “Trần Văn Tới “ nghe chưa. Nên gọi là Mục sư Trần văn Tới”.

Tức thì một tín đồ già nua đứng dậy  phản bác liền -“ vậy thưa ông, về sứ đồ Phao lô trong Kinh thánh, sao Kinh thánh vẫn chép trơ trọi hai chữ “Phao-lô” không có chữ sứ đồ đứng phía trước, hay khi chính ông giảng  về sứ đồ Phao lô, tôi nghe ông cũng kêu trổng: “Phi-e-rơ, Phao lô, sứ đồ Giăng” , tôi không  bao giờ nghe ông tôn trọng họ và kêu: “sứ đồ Phao lô nói rằng”. Ông Trần văn Tới ngậm bồ hòn và im thinh thích ngồi xuống. Không mục sư nào đáp nổi lời của một tín đồ già nua phát biểu như thế cả.

Ma-thi-ơ 23: 8-9 “Nhưng các ngươi đừng chịu ai gọi mình bằng Ra-bi (thầy, sư), vì chỉ có một Đấng là Thầy các ngươi, còn các ngươi thảy đều là anh em.  Cũng đừng gọi ai ở dưới đất là cha, vì các ngươi chỉ có một Cha, là Đấng ở trên trời”.

Khải huyền 2:6, 15;  “Song ngươi còn có điều khá nầy, là ngươi ghét công việc của đảng Ni-cô-la, mà ta cũng ghét nữa- - Ngươi lại cũng có kẻ giữ theo giáo lý của đảng Ni-cô-la cách ấy nữa”.

 Những kẻ đặt ra chữ “tôi con” là  người  giữ theo giáo lý của bè đảng Ni cô la.- một hạng loại người muốn ngồi trên các tín nhân, muốn mặc áo dài đi dạo, muốn  ngồi chỗ đầu trong đám tiệc.

 Tôi từng nghe các ông chức sắc dùng chữ “mục sư” làm ngôi thứ nhất để nói chuyện với giáo dân. Thay vì nói ” Anh hai ơi, tôi nhờ anh mở giùm cửa nhà thờ ra”, ông ta nói “anh hai ơi, mục sư nè,  nhờ anh mở của  nhà thờ ra”.

Hơn cả chữ “tôi con”, họ tôn trọng và gọi nhau là Reverend (Rev.) Trần Văn Tới. Chữ Reverend và chữ viết tắt là Rev. có nghĩa là “người tôn kính”.

 Vào năm 95 đầu công nguyên, sứ đồ Giăng có lẽ cũng 100 tuổi, nhưng khi viết sách Khải huyền ông viết, “Tôi là Giăng, là anh của anh em, đồng phần với anh em về hoạn nạn, về nước, và về nhẫn nại trong Jêsus, đã vì cớ đạo Đức Chúa Trời và chứng cớ của Jêsus mà ở trong đảo gọi là Pát-mô”.

 Sứ đồ Phao lô viết 100 đoạn Kinh thánh tân ước, sứ đồ Giăng viết 50 chương, mà không hề thấy ông tự xưng là “sứ đồ”.

 MK. August 5, 2021

BẢY CỘNG ĐỒNG TIÊU BIỂU CỦA DÂN CHÚA HÔM NAY-

Khải. 1: 12-13, “ Vừa xây lại, tôi đã thấy bảy giá đèn bằng vàng,  ở giữa những giá đèn ấy có một Đấng giống như Con Người….”

Khải 2:1, “Ta  biết công việc ngươi, sự lao khổ ngươi, sự nhẫn nại ngươi, cũng biết ngươi….”

 Khải 2:13, “Ta biết nơi ngươi ở, tức là chỗ có ngôi của Sa-tan; ngươi giữ

vững danh ta, không chối đạo ta, đến nỗi trong những ngày mà An-ti-ba, là chứng nhân (kẻ tuận đạo) của ta, kẻ trung tín của ta, đã bị giết giữa các ngươi, là nơi Sa-tan ở, thì cũng không chối”.

-

Hỡi Chúa, Ê-phê-sô suy thoái,A

Tình đầu nóng cháy đã suy tàn,

Bề ngoài lao tác rất cần mẫn,

Thâm tâm không nghe Chúa, ăn năn.

-

Cộng đồng Si-miệc-nơ chịu khổ,

Dân hội sa-tan bắt bớ luôn,

Vật chất nghèo, đời linh giàu có,

Trung thành theo Chúa đến cuối đường!

-

Ô Bẹt-găm kết hôn thế giới,

Chỗ ở có ngôi của sa-tan,

Ba-la-am, Ni-cô-la rối,

An-ti-ba tuận đạo huy hoàng.

-

Thi-a-ti-rơ đầy hình tượng,

Giê-sa-bên múa mỏ vang rân,

Nhiều tôi tớ Chúa bị lừa đảo,

Ai đắc thắng cai trị muôn dân.

-

Sạt-đe, dân sót về nguyên quán,

Công trình chưa hoàn chỉnh, Chúa ơi,

Mặc áo trắng đồng đi với Chúa,

Chờ “Kẻ Trộm” kín đáo di đời.

-

Phi-la-đen-phi, tình huynh đệ,

Là cộng đồng Chúa yêu quý thay,

Thần ái, lời nhẫn nại nắm giữ,

Mới được cất lên thoát họa tai.

-

ÔI hội Anh Em đã sa bại,

Ngạo mạn, khoe khoang, không thấy mình,

Giáo hội nói chung đều hư hoại,

“Chớ nhả con, ôi Chúa, con xin!”.

H. D. August 6, 2021.