Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2021

TÔI CON CỦA CHÚA???


Có một người bạn trên fb vừa viết cho tôi như sau:

“Thưa anh, em thường dị ứng với hai từ: tôi con Chúa để chỉ về mục sư và tín đồ. Theo em, Cha chúng ta không có phân biệt kiểu này vì Ngài yêu tất cả mọi người tin như nhau. Anh là người được Chúa ban cho sự khôn ngoan, và hiểu biết, anh có thể chia sẻ dùm em xem xuất xứ hai từ đó. Xin cám ơn anh”.

“Tôi Con” là  từ ngữ mới được hàng giáo phẩm Việt nam đặt ra mấy năm gần đây, vừa trật theo ngôn ngữ học mà rất sai lầm theo sự thật của Chúa trong Kinh thánh. “Tôi” là tôi tớ của Chúa, “con” là con cái của Chúa.

“Con Cái” ngụ ý con trai, con gái của Chúa, được người ta sửa lại là “con dân” của Chúa. Chiếu theo Khải huyền 21, các tín nhân đời đời cư trú trong thành thánh, họ là các con của Chúa, còn ngoài thành mà sống trên trái đất mới thì có các dân tộc, không phải con cái của Chúa,  mới sinh ra sau 1000 năm bình an. Nên danh từ “con dân” rất sai lầm.

 Danh từ “tôi con” cũng sai lầm và tỏ ra sự ngạo mạn của hàng giáo phẩm  muốn ngồi chiếu trên so với tín nhân bình thường trong giáo hội.

Ví dụ cha đẻ của tôi là ông chủ một công ty lớn, ngoài nhân viên phục vụ công ty, ông có thuê khá nhiều người làm tạp dịch, như quét dọn, làm đầu bếp cho cơ sở và nhà cửa của  cha tôi. Đó là những tôi tớ của cha tôi, nhưng ngày nay người ta không gọi là “tôi tớ” mà gọi là người giúp việc.Tôi tớ làm sao đứng kế bên tôi là con được mà gọi là “tôi con”?

 Trong Ma-thi-ơ 25, trong nhà Chúa, theo lời của Chúa Giê-su, mọi con cái Ngài được chia ra làm 3 hạng tôi tớ: kẻ 5 ta lâng, kẻ hai, ngươi một. Ta lâng là khả năng. Trong hội thánh mọi người đều là tôi tớ của Chúa theo mặt địa vị, nhưng trong thực tế chỉ những ai hầu việc Chúa, thì tín đồ khác mới gọi người đó là “tôi tớ”. Những tín đồ không hầu việc Chúa vì có nhiều lí do, vì hàng giáo phẩm choán hết việc làm của họ, làm thay thế mọi  việc dáng lẽ họ phải làm, cho nên dù  tự xưng là “tôi tớ” thực ra “tôi tớ” lại cao quý hơn con cái Chúa, là những người  không  dự phần việc gì đó trong nhà Ngài. Nhưng trước mặt Chúa, Ngài coi mọi người đều là tôi tớ Ngài tất cả.

 Trong một cuộc họp tương giao giữa một số chi hội Tin lành, có nhiều mục sư cùng các tín đồ tham dự. Một mục sư với chủ tâm muốn dạy dỗ  các tín đồ phải biết tôn trọng các “tôi tớ“ đó.  Tôi tạm gọi tên ông là “Trần văn Tới”. Ông Tới phát biểu:  “tôi là mục sư Trần văn Tới, chỉ có các mục sư bạn của tôi có mặt tại đây mới được phép gọi trổng tên tôi là “Trần Văn Tới”, còn  quý ông bà anh chị em không được phép gọi trổng tôi là “Trần Văn Tới “ nghe chưa. Nên gọi là Mục sư Trần văn Tới”.

Tức thì một tín đồ già nua đứng dậy  phản bác liền -“ vậy thưa ông, về sứ đồ Phao lô trong Kinh thánh, sao Kinh thánh vẫn chép trơ trọi hai chữ “Phao-lô” không có chữ sứ đồ đứng phía trước, hay khi chính ông giảng  về sứ đồ Phao lô, tôi nghe ông cũng kêu trổng: “Phi-e-rơ, Phao lô, sứ đồ Giăng” , tôi không  bao giờ nghe ông tôn trọng họ và kêu: “sứ đồ Phao lô nói rằng”. Ông Trần văn Tới ngậm bồ hòn và im thinh thích ngồi xuống. Không mục sư nào đáp nổi lời của một tín đồ già nua phát biểu như thế cả.

Ma-thi-ơ 23: 8-9 “Nhưng các ngươi đừng chịu ai gọi mình bằng Ra-bi (thầy, sư), vì chỉ có một Đấng là Thầy các ngươi, còn các ngươi thảy đều là anh em.  Cũng đừng gọi ai ở dưới đất là cha, vì các ngươi chỉ có một Cha, là Đấng ở trên trời”.

Khải huyền 2:6, 15;  “Song ngươi còn có điều khá nầy, là ngươi ghét công việc của đảng Ni-cô-la, mà ta cũng ghét nữa- - Ngươi lại cũng có kẻ giữ theo giáo lý của đảng Ni-cô-la cách ấy nữa”.

 Những kẻ đặt ra chữ “tôi con” là  người  giữ theo giáo lý của bè đảng Ni cô la.- một hạng loại người muốn ngồi trên các tín nhân, muốn mặc áo dài đi dạo, muốn  ngồi chỗ đầu trong đám tiệc.

 Tôi từng nghe các ông chức sắc dùng chữ “mục sư” làm ngôi thứ nhất để nói chuyện với giáo dân. Thay vì nói ” Anh hai ơi, tôi nhờ anh mở giùm cửa nhà thờ ra”, ông ta nói “anh hai ơi, mục sư nè,  nhờ anh mở của  nhà thờ ra”.

Hơn cả chữ “tôi con”, họ tôn trọng và gọi nhau là Reverend (Rev.) Trần Văn Tới. Chữ Reverend và chữ viết tắt là Rev. có nghĩa là “người tôn kính”.

 Vào năm 95 đầu công nguyên, sứ đồ Giăng có lẽ cũng 100 tuổi, nhưng khi viết sách Khải huyền ông viết, “Tôi là Giăng, là anh của anh em, đồng phần với anh em về hoạn nạn, về nước, và về nhẫn nại trong Jêsus, đã vì cớ đạo Đức Chúa Trời và chứng cớ của Jêsus mà ở trong đảo gọi là Pát-mô”.

 Sứ đồ Phao lô viết 100 đoạn Kinh thánh tân ước, sứ đồ Giăng viết 50 chương, mà không hề thấy ông tự xưng là “sứ đồ”.

 MK. August 5, 2021