Khải Huyền 2:9, “Ta biết sự hoạn nạn ngươi, sự nghèo khổ ngươi , và lời nhạo báng của kẻ tự xưng là người Do-thái mà không phải là người Do-thái, bèn là nhà hội của Sa-tan”
Hê-bơ-rơ 13:13, “Vậy nên,
chúng ta hãy ra đến cùng Ngài ở ngoài trại quân mà mang sự lăng nhục của Ngài”
Hội chúng của Đức Chúa Trời
hằng sống không phải là sự tiếp nối của đạo Do Thái do Đức Chúa Trời thiết lập
trong Cựu Ước; do đó, các nguyên tắc của Do Thái giáo không thể được chuyển
giao cho giáo hội hoặc áp dụng theo bất kỳ cách nào. Giáo hội hoàn toàn trái
ngược với Do Thái giáo.
Israel hay Do Thái giáo là một
cơ thể trần thế, một xã hội trên đất, một dân tộc với những hy vọng trên đất.
Có một lớp thầy tế lễ đặc biệt, nơi thánh thiêng bên trong, mà chỉ các thầy tế
lễ mới được vào, còn dân chúng thờ lạy từ xa. Có những của lễ liên
tục vì tội lỗi và một bức màn ngăn người thờ phượng khỏi sự hiện diện của Đức
Chúa Trời. Cộng đồng Israel bao gồm một đám đông hỗn hợp, gồm những người có đức
tin thật và những người không có đức tin thật với những người không tin, những
người nầy đã cùng nhau thành lập một quốc gia Israel và cố gắng tuân giữ luật
pháp làm nền tảng cho sự chấp nhận của họ với Đức Chúa Trời. Thuật ngữ "hội
đường" (nhà hội) có nghĩa là "sự tập hợp", và đó là nguyên tắc của
Do Thái giáo, một dân tộc hỗn hợp, tập hợp với những hy vọng cho một quốc gia
trên trái đất.
Hội chúng của Đức Chúa Trời
trái ngược hẳn với tất cả các đặc điểm đã nói ở trên của Do Thái giáo. Nó bắt đầu
với nền tảng của thập tự giá của Đấng Christ, một công việc hoàn thành và hoàn tất
đối với tội lỗi, sự phục sinh và thăng thiên của Đấng Christ đối với chúng ta, và
sự giáng lâm của Đức Thánh Linh, Đấng đã tạo thành một Thân Thể duy nhất và ngự
ở trong các tín nhân, khi đó họ hiệp một cùng với Đầu Phục sinh và vinh hóa trên
trời. Bức màn được xé ra và tất cả những tín đồ chân chính trong Đấng Christ đều
là thầy tế lễ và có đặc ân được đến gần Đức Chúa Trời trong nơi chí thánh nhờ
huyết của Chúa Giê-su. Vì được kết hợp với Đấng Christ trong sự vinh hiển, hội
thánh được kêu gọi trở thành dân thuộc trời và có hy vọng ở trên trời, là sẽ được
ở với Chúa trong sự vinh hiển của Ngài. Sự mong đợi và phước hạnh của họ không ở
nơi trần thế như Israel tìm kiếm.
Từ ngữ được dịch "hội
chúng" là ekklesia và có nghĩa là "được gọi ra khỏi". Nó chỉ ra
một dân tộc đã được kêu gọi ra khỏi thế giới để trung thành với Chúa, Đấng đã bị
từ chối của họ và những người được kết hợp với họ trong vinh quang và chờ đợi sự
hiện ra. Hội thánh chân thật không chỉ là một đám đông hỗn hợp gồm những tín đồ
đã được cải đạo và những người chưa được cải đạo hoặc những người thiên nhiên tụ
họp lại với nhau như trong hội đường Do Thái. Vì vậy, chúng ta thấy rằng có sự
khác biệt lớn giữa sự hội chúng của Đức Chúa Trời và đạo Do Thái với đền thờ và
các hội đường của Do Thái giáo.
Ngày nay chúng ta thấy rằng giáo
hội tuyên xưng đã mất hầu hết các đặc điểm nên có để phân biệt với Do Thái giáo, và Cơ đốc giáo
phần lớn được định tính chất bởi các nguyên tắc của Do Thái giáo. Nó đã trở
thành một nhà hội suông, một đám đông hỗn hợp gồm những người tin và người
không tin Chúa, đang cố gắng tuân giữ luật pháp điều răn để được cứu rỗi hoặc
như một quy tắc của cuộc sống. Giáo hội ấy đã định cư cuộc sống trên trái đất
và không chờ đợi Chúa trở lại. Họ đã trở thành một trại quân giống như Do Thái
giáo, ngay cả khi họ có khoác bên ngoài
lớp áo của Cơ đốc giáo. Sự phục hưng của Do Thái giáo và việc đưa các nguyên tắc
của người Do Thái vào giáo hội Cơ Đốc tuyên xưng hôm nay đã phá hủy tính cách chân
thực của Cơ đốc giáo.
Và do đó, lời kêu gọi các
tín nhân của những ngày trước, thời các sứ đồ, cũng dành cho các Cơ đốc nhân
ngày nay, áp dụng để họ rời khỏi trại quân của Do Thái giáo và đi đến với Đấng
Christ ở bên ngoài, đã bị họ khước từ. Chúng ta hãy ra ngoài trại quân, đến với
Chúa vì sự sỉ nhục của Ngài đã chịu đựng (Heb. 13:13). Người tín đồ chân thành
muốn tôn kính Đấng Christ và giữ lời chứng của mình phải đến với Đấng Christ
bên ngoài trại của Cơ-đốc giáo với các nguyên tắc Do Thái giáo của nó.
-Raymond K. Campbell-