“Hỡi những bò cái của Ba-san, hãy nghe, bay ở trên núi của
Sa-ma-ri; hiếp đáp kẻ nghèo nàn, hành hạ kẻ thiếu thốn, nói cùng chúa chúng nó
rằng: Hãy đem đến, chúng ta cùng uống--Vì các ngươi hiếp đáp kẻ nghèo và đòi họ
nộp thuế lúa mì, vậy nên những nhà bằng đá vuông nầy mà các ngươi đã xây nên,
các ngươi sẽ không ở được--Bấy giờ ta sẽ đánh nhà mùa đông và nhà mùa hạ; những
nhà bằng ngà voi sẽ bị phá, và những nhà lớn sẽ bị hủy diệt, Đức Giê-hô-va phán
vậy--Các ngươi nằm ngủ trên giường ngà và duỗi dài trên ghế dài mình; ăn những
chiên con chọn ra trong bầy và những bò con mập trong chuồng. Thật, các ngươi hát bài bậy bạ họa theo đàn cầm,
bày vẽ ra những đồ nhạc khí cho mình như vua Đa-vít. Các ngươi uống rượu trong những chén lớn, dùng
dầu rất quí xức cho thơm mình, mà không lo đến tai nạn của Giô-sép! Vậy nên chúng nó sẽ bị bắt làm phu tù đầu nhứt
trong những kẻ bị bắt, và bấy giờ sẽ dứt tiếng reo vui của những kẻ buông tuồng
ấy!-- Vì nầy, ta sẽ truyền
lịnh, và sẽ rải tan nhà Y-sơ-ra-ên ra giữa mọi dân, như lúa mì bị rải tan trong
cái sàng, mà không có một hột nào rơi xuống đất-Đức Giê-hô-va phán như vầy: Như
kẻ chăn chiên chỉ gỡ được hai giò hay một tai ra khỏi họng sư tử, thì những con
cái Y-sơ-ra-ên, là những kẻ ngồi tại Sa-ma-ri nơi góc giường và trên thảm của
Đa-mách, cũng sẽ được cứu cách như vậy.-
Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015
Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015
Thập Giá Cũ và Mới
Trong thời đại ngày nay đã có một thập giá mới xuất hiện cách âm thầm, không ai nhận biết trong vòng những nhà truyền giáo. Nó có vẻ vẫn giống thập giá cũ nhưng thực chất lại khác vì chỉ giống ở vỏ bề ngoài nhưng khác về bản chất sâu xa bên trong.
Thập giá mới này đã cho ra một triết lý mới của đời sống Cơ-đốc nhân, và triết lý mới đó dẫn tới một cách truyền giảng mới, nghĩa là giảng lời Chúa theo kiểu mới và nhóm lại với nhau theo kiểu mới. Ngôn ngữ để truyền giảng Phúc Âm mới này xem chừng vẫn là ngôn ngữ cũ nhưng nội dung của nó đã thay đổi và trọng tâm cũng khác xưa.
Thập giá cũ chẳng có gì chung với thế giới. Nó chấm dứt mọi điều thuộc về xác thịt kiêu ngạo của A-đam. Nó thi hành bản án đã tuyên của bộ luật ban hành tại Si-na-i. Còn thập giá mới không chống đối loài người; mà ngược lại, nó là một người bạn thân thiện và, nếu được hiểu đúng, nó là cội nguồn của vô số trò vui "sạch sẽ" cũng như những sở thích "vô tội." Nó để cho A-đam sống mà không can thiệp chi cả. Ðộng cơ sống của anh ta không hề thay đổi; anh ta vẫn sống vì sở thích riêng của mình, chỉ có điều giờ đây anh thấy vui trong việc hát hợp xướng và xem những phim tôn giáo thay vì hát những bài hát xấu xa và nốc rượu mạnh. Tóm lại, cuộc đời vẫn lấy vui chơi thỏa thích là chính, mặc dù niềm vui cao cấp hơn về mặt đạo đức hay nói đúng hơn là về mặt trí tuệ.
Thập giá mới khuyến khích một phương cách truyền giảng khác lạ hoàn toàn. Người truyền đạo không còn giảng rằng phải từ bỏ đời sống cũ để nhận lãnh đời sống mới nữa. Không còn giảng rằng phải đối nghịch với đời sống cũ mà lại giảng hãy sống tương tự như cũ. Người truyền giảng tìm cách làm thế giới quan tâm qua việc trình bày rằng Cơ-đốc Giáo không hề đòi hỏi những điều làm người thế giới khó chịu, ngược lại Cơ Đốc giáo mang đến cùng những điều mà thế giới mang đến, chỉ là ở cấp bậc cao hơn. Tóm lại, ngày nay, thế giới mê đắm tội lỗi này yêu thích điều gì thì phúc âm cung cấp điều ấy, có điều sản phẩm tôn giáo chất lượng hơn mà thôi.
Thập giá mới không tiêu diệt tội nhân, nó chỉ chỉnh hướng anh ta. Nó thúc đẩy anh đi vào một con đường sống sạch sẽ hơn, vui vẻ hơn và giúp cứu vãn sự tự trọng của anh. Ðối với những người luôn muốn khẳng định mình, nó nói, "Hãy đến và khẳng định mình cho Ðấng Christ." Ðối với những người ích kỷ, nó nói, "Hãy đến và khoe mình trong Chúa." Ðối với những người tìm kiếm cảm giác mạnh, nó nói, "Hãy đến và tận hưởng cảm xúc mạnh mẽ tình ái hữu Cơ-đốc." Sứ điệp Cơ-đốc chạy theo mốt hầu mong được công chúng chấp nhận.
Triết lý ẩn đằng sau điều này có thể chân thành, nhưng sự chân thành không cứu nó khỏi bị sai trật. Nó sai vì nó mù quáng. Nó đánh mất toàn bộ ý nghĩa của thập giá.
Thập giá cũ là một biểu tượng của sự chết. Nó biểu trưng cho sự kết thúc đột ngột và đau đớn của một con người. Trong thời kỳ La Mã Ðế Quốc, con người phải chia tay vĩnh biệt bạn bè trước khi mang thập giá mình ra đi vì hiểu rằng một khi đặt thập giá lên vai là một đi không trở lại. Anh đang bước ra để chấm dứt cuộc đời. Thập giá không thỏa hiệp, không phải để điều chỉnh mà là để tiêu diệt tất cả; nó giết chết con người, trọn vẹn và mãi mãi. Nó không chừa cho nạn nhân của nó bất cứ đường lui nào.Nó tra tấn anh ta dữ dội và tàn khốc. Sau khi nó hoàn tất công việc, con người chết hoàn toàn.
Chủng tộc A-đam đang ở dưới bản án tử hình. Không hề có sự thay thế nào và cũng chẳng có lối thoát nào. Ðức Chúa Trời không thể chấp nhận bất cứ bông trái nào của tội lỗi, bất luận chúng có vẻ vô tội ra sao hay đẹp đẽ trước mắt con người như thế nào. Chúa cứu một cá nhân bằng cách thanh toán chính anh ta và rồi khiến anh sống lại trong đời mới.
Truyền bá Phúc Âm mà vẽ ra con đường dễ chịu, trung dung giữa đường lối của Ðức Chúa Trời và đường lối con người là sai với quan điểm Kinh Thánh và nguy hại cho linh hồn của người nghe. Ðức tin của Ðấng Christ không chấp nhận đi song song với thế giới mà là dứt bỏ thế giới. Ðến với Ðấng Christ, chúng ta không mang theo đời sống cũ để nâng lên một tầm cao hơn; chúng ta phải quăng bỏ đời sống cũ ấy tại thập giá. Hột giống lúa mì phải rơi vào trong đất và chết đi.
Chúng ta, những người rao giảng Phúc Âm, không được phép nghĩ mình như nhân viên quan hệ công chúng, được sai đến để xây dựng một mối quan hệ dễ chịu giữa Đấng Christ và thế giới. Chúng ta không được phép tưởng rằng mình được ủy nhiệm để làm cho thương giới, báo giới, thể thao giới hay nền giáo dục hiện đại chấp nhận Đấng Christ. Chúng ta không phải là những nhà ngoại giao bèn là những tiên tri; và sứ điệp của chúng ta không phải là một sự thỏa hiệp, bèn là một tối hậu thư.
Ðức Chúa Trời ban sự sống, nhưng không phải là một sự sống cũ được cải thiện. Sự sống Ngài ban là một sự sống mới đi ra từ cái chết. Sự sống đó ở phía bên kia của thập giá. Bất kỳ ai muốn được nó phải trải qua sự trừng phạt. Phải từ bỏ chính mình và phải chịu bản án công bình của Ðức Chúa Trời.
Nhưng với một người, vốn đã bị lên án tử, bây giờ muốn tìm kiếm sự sống trong Đức Chúa Jesus Christ thì điều ấy nghĩa là gì? Phải vượt qua thập giá, phải chịu hình phạt…đó là cách nói thần học, nhưng làm thế nào chuyển lý thuyết thần học đó thành sự sống? Thật đơn giản, con người ấy hãy ăn năn và tin. Anh ta phải từ bỏ tội lỗi của mình và tiến đến từ bỏ chính mình. Không che đậy, không phòng thủ, không bào chữa bất cứ điều gì. Anh ta không được tìm phương mặc cả, thỏa thuận với Thiên Chúa mà phải cúi đầu trước đòn trách phạt lạnh lùng nghiêm khắc của Thiên Chúa và nhận biết rằng mình đáng chết.
Làm xong điều này, hãy để anh nhìn lên với một niềm tin đơn sơ nơi Cứu Chúa đã sống lại, và từ nơi Ngài sẽ tuôn tràn ra sự sống, sự tái sanh, sự tẩy sạch và quyền năng. Thập giá ngày trước đã giết chết cuộc sống của Jesus nơi trần thế thì bây giờ cũng kết liễu sự sống của tội nhân; quyền năng trước đó đã vực Đấng Christ từ cõi chết sống lại bây giờ cũng vực tội nhân từ kẻ chết vào thằng sự sống mới với Đấng Christ.
Nếu ai phản đối hoặc cho rằng điều tôi vừa trình bày đây chỉ là một góc nhìn hẹp hòi mang tính cá nhân đối với chân lý thì cho tôi tuyên với người ấy rằng Đức Chúa Trời đã đóng ấn chấp thuận của Ngài trên sứ điệp này từ thời Phao-lô cho đến tận ngày nay. Bất chấp những lời của tôi ở đây có lột tả được nó hay không thì sứ điệp này vẫn là nội dung của mọi sự rao giảng đã đưa đến sự sống và sức mạnh cho thế giới qua bao thế kỷ. Người truyền đạo dù là ở hệ phái nào, thần bí hay cải chánh hay phấn hưng, cũng đều đặt trọng tâm truyền giảng tại sứ điệp này và những dấu kỳ, phép lạ, việc quyền năng của Đức Thánh Linh đã làm chứng cho sự chấp thuận của Đức Chúa Trời.
Lẽ nào chúng ta, những kẻ thừa hưởng gia tài quyền năng, lại dám giả mạo chân lý nầy? Chúng ta, với những mẩu bút chì nhỏ bé của mình lại dám xóa đi bản thiết kế hay chỉnh sửa kiểu mẫu mà Chúa đã ban cho chúng ta trên núi? [1] Đức Chúa Trời cấm điều đó. Chúng ta hãy rao giảng về thập giá cũ và sẽ được chứng nghiệm quyền năng ngày trước.
A.W. Tozer
[1] Ý tác giả muốn nói: Trên núi Gô-gô-tha, cái chết của Đấng Christ đã thiết lập ý nghĩa của thập tự giá trong đức tin của Cơ-đốc nhân.--
THẬP GIÁ XƯA VÀ NAY-
-
“Ngài phán cùng mọi người rằng: “Nếu ai muốn theo ta, thì hãy từ chối mình, hằng ngày vác thập tự giá mình mà theo ta. Vì hễ ai muốn cứu mạng sống mình thì phải mất, còn hễ ai vì cớ ta mà mất mạng sống mình thì sẽ cứu được” (Lu ca 9:23-24)--
“Ngài phán cùng mọi người rằng: “Nếu ai muốn theo ta, thì hãy từ chối mình, hằng ngày vác thập tự giá mình mà theo ta. Vì hễ ai muốn cứu mạng sống mình thì phải mất, còn hễ ai vì cớ ta mà mất mạng sống mình thì sẽ cứu được” (Lu ca 9:23-24)--
-
Thập giá hôm nay để trang hoàng,
Thập giá hiện tại để khoe khoang,
Người mang thập tự còn sống mạnh,
Bản ngã chưa chết vẫn nghênh ngang.
-
Giảng đạo thập tự sống sỗ sàng,
Nếp sống chiên con chỉ oang oang,
Cuộc sống hạ mình không nhìn thấy,
Bản ngã hung hăng ưa cãi vang.
-
Thập giá theo xưa thật khó mang,
Không phải khổ đau mà chết oan,
Con cừu hiền lành chịu làm thịt,
Cuộc sống chôn vùi hết nói năng./.
Minh khải- 26-8-2015
Thập giá hôm nay để trang hoàng,
Thập giá hiện tại để khoe khoang,
Người mang thập tự còn sống mạnh,
Bản ngã chưa chết vẫn nghênh ngang.
-
Giảng đạo thập tự sống sỗ sàng,
Nếp sống chiên con chỉ oang oang,
Cuộc sống hạ mình không nhìn thấy,
Bản ngã hung hăng ưa cãi vang.
-
Thập giá theo xưa thật khó mang,
Không phải khổ đau mà chết oan,
Con cừu hiền lành chịu làm thịt,
Cuộc sống chôn vùi hết nói năng./.
Minh khải- 26-8-2015
Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015
BỐN LOẠI MÃO MIỆN—
1.
Mão
Miện Bất Hủ: “Mọi người đấu sức trong cuộc đua thì tiết chế mọi sự. Vả, họ làm
vậy chẳng qua là để lãnh mão miện hay hư nát, còn chúng ta thì để lãnh mão miện
chẳng hay hư nát. Vậy, tôi chạy, chẳng
phải là chạy bá vơ, tôi đấu quyền, chẳng phải là đánh gió; song tôi khắc khổ thân thể tôi, bắt nó phải phục,
e rằng sau khi tôi đã rao giảng cho kẻ khác, mà chính mình tôi phải bị loại ra
chăng” (1 Cor. 9:25-27).
Mão triều bất hủ không tàn,
Thưởng cho người chạy đường tràng
thành công;
Cho ai tiết chế hết lòng,
Sợ mình bị loại trong vòng thẩm tra.
Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015
THÁNH LINH VINH HIỂN-
“Ví bằng anh
em vì cớ danh Đấng Christ mà chịu lăng nhục, thì có phước, vì Linh vinh hiển của
Đức Chúa Trời hằng ngự trên anh em” (1 Phiero 4:14)
CA NGỢI THIÊN PHỤ--
Chúa Trời Cha,
Rất yêu ta,
Là Thiên Phụ,
Cung cấp đủ,
Cho chim non,
Hoa đẹp hơn,
Do Ngài đó;
Bạn chớ sợ,
Ngài lo toan,
Suốt nẻo đàng,
Điều lo nghĩ,
Ngài dự bị,
Xin điều lành ,
Hồi đáp nhanh,
Bạn quý thật,
Trên muôn vật,
Tóc trên đầu,
Chẳng biết sao,
Con chim chết,
Cha rõ hết,
Các bạn ơi,
Tin Cha thôi!
Minh Khải—24-8-2015
CHA VINH HIỂN-
“Xin Đức Chúa Trời của Chúa chúng ta là Jêsus Christ, là Cha
vinh hiển, ban cho anh em tâm linh của sự khôn ngoan và sự khải thị để thông biết
Ngài, lại soi sáng con mắt của lòng anh em, hầu cho anh em có thể biết được sự
hi vọng về ơn kêu gọi của Ngài là thể nào, sự giàu có về vinh hiển của cơ nghiệp
Ngài trong các thánh đồ là làm sao, và
biết quyền năng Ngài quá đỗi lớn lao đối với chúng ta là kẻ tin là dường nào, y
theo sự vận hành của đại năng do lực lượng của Ngài, mà Ngài đã vận hành trong Đấng Christ, khi khiến
Đấng ấy từ kẻ chết sống lại, và làm cho ngồi bên hữu mình tại trên trời, vượt qua cả các bậc chấp chánh, quyền bính, thế
lực, chủ trị, và mọi danh xưng, chẳng những trong đời nầy thôi đâu, mà cũng
trong đời hầu đến nữa, và khiến muôn vật
phục dưới chân Ngài, lập Ngài làm đầu mọi sự cho Hội thánh, 23 là thân thể của
Ngài, tức là sự đầy đủ của Đấng làm đầy dẫy mọi sự trong mọi người” (Eph. 1:17-23).
NHỮNG CƠ ĐỐC NHÂN CÒN BIỂU LỘ BẢN TÁNH SATAN—
Kinh thánh là sách của Đức Giê-hô-va (Esai 34:16). Kinh thánh
là lời Đức Chúa Trời (2 Tim 3:16). Kinh thánh mặc khải Đức Chúa Trời, về thân vị,
thuộc tánh, mỹ đức, kế hoạch, công tác..v..v..của Ngài. Điều thứ hai là Kinh
thánh bày tỏ về nguồn gốc của tội lỗi, về kẻ thù của Đức Chúa Trời là satan. Thứ
đến, Kinh thánh vạch trần tánh tình, bản chất của con người, về định mạng của họ…
Kinh thánh là một loại sách hình của Đức Chúa Trời. Tác giả
Kinh thánh là Đức Chúa Trời, Ngài có dùng các hình ảnh động vật, chim muông
tích cực để ví sánh Chúa và dân Ngài, như sư tử (chúa tể tốt), chim ưng (tầm
bay cao), con bò (cần cù lao động), con chiên (hiền lành), bồ câu (tinh sạch)…Đức
Thánh Linh cũng dùng các loài động vật tiêu cực, ác độc để tiêu biểu cho bè lủ
satan và dân của nó, như con rồng (thần bí), con rắn (cong quẹo), con dơi (ưa
bóng tối), con chó (ăn đồ dơ), con heo (thích sống môi trường ô uế)….
Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015
CHÚA GHÉT ĐẢNG NI-CÔ-LA-
“Song ngươi còn có điều khá nầy, là ngươi ghét công việc của
đảng Ni-cô-la, mà ta cũng ghét nữa –vì tại đó ngươi có kẻ giữ theo giáo lý của
Ba-la-am. Ngươi lại cũng có kẻ giữ theo giáo lý của đảng Ni-cô-la cách ấy nữa-Nhưng
có điều ta trách ngươi, ấy là ngươi dung nhượng cho đàn bà Giê-sa-bên kia, là kẻ
tự xưng mình là nữ tiên tri, dạy dỗ và dẫn dụ các đầy tớ ta phạm gian dâm và ăn
của cúng hình tượng” (Khải 2: 6,14-15, 20).
-
NHỮNG MINH HỌA VỀ HAI LÃNH VỰC SONG ĐÔI ĐỐI CHỌI TRONG TIN LÀNH GIĂNG—
Khi đọc sách tin lành Giăng, chắc
chắn các bạn không thể không thấy các câu đại loại như:
-7:33-36, “Vậy nên, Jêsus phán rằng:
“Ta còn ở với các ngươi ít lâu nữa, rồi ta đi về cùng Đấng sai ta. Các ngươi sẽ tìm ta mà chẳng gặp, và nơi ta ở
các ngươi không thể đến được.” Người Do-thái nói với nhau rằng: “Người nầy sắp
đi đâu mà ta không gặp được? Có phải người sắp đi đến cùng bọn Tản trú ở giữa
dân Hi-lạp và dạy người Hi-lạp chăng? Lời
người nói rằng: 'Các ngươi sẽ tìm ta mà chẳng gặp,' và 'Nơi ta ở các ngươi
không thể đến được,' ấy là nghĩa làm sao?”
-8: 21, 22, “Ngài lại phán cùng
chúng rằng: “Ta đi, các ngươi sẽ tìm ta, và các ngươi sẽ chết trong tội lỗi
mình; nơi ta đi, các ngươi không thể đến được.” 22 Người Do-thái bèn nói rằng:
“Người đã nói: 'Nơi ta đi, các ngươi không thể đến được,' vậy người sẽ tự tử
sao?”
Dân Do thái không hiểu lãnh vực
thứ hai, là nơi đến của Chúa. Thậm chí các môn đồ thân cận với Chúa, họ cũng
không hiểu nỗi—“Các con bé mọn ơi, ta còn ở với các con không bao lâu nữa. Các
con sẽ tìm ta, và như ta đã nói với người Do-thái rằng: 'Nơi ta đi, các ngươi
không thể đến được,' thì bây giờ ta cũng nói với các con như vậy. ..Si-môn
Phi-e-rơ nói cùng Ngài rằng: “Thưa Chúa, Ngài đi đâu?” Jêsus đáp rằng: “Nơi ta
đi, bây giờ ngươi chẳng có thể theo ta được, nhưng rồi sau ngươi sẽ theo ta”
(13:33, 36-37).
Có hai lãnh vực:- thứ nhất là thần
thượng, siêu hình, và thứ nhì là vật chất, hữu hình. Hai lãnh vực đối chọi nầy
được nêu ra thường xuyên trong chức vụ của Chúa Jesus mà sứ đồ Giăng ghi chép lại.
Tôi xin minh họa tóm lược như sau:
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)