Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Mua Sự thật



Chuyện kể rằng:

Chứng kiến trước cảnh đau thương vì sự gian trá, lường gạt giữa con người với nhau, một vị thần ẩn dạng dưới một nhà hiền triết, rao bán “sự thật”. “Mời mua sự thật, mời mua sự thật, mua một tặng hai. Mua sự thật sẽ được tặng tự do và hạnh phúc”. Nhà hiền triết rao to tiếng giữa phố phường, chợ búa. 
     

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Tìm kiếm Tháp Babel

Tháp Babel

Babel đến từ hai từ ngữ : "cổng" (Bab) và "thần, Trời" (el), có nghĩa là "cổng của trời" hoặc “cổng của Đức Chúa Trời”. Nó có nghĩa là sự lộn xộn hoặc "lảm nhảm" vì nhng gì mà Sáng. 11:1 -9 cho biết đã xảy ra ở đó.

Học Sự Tha Thứ


Đầy tờ không tha nợ bạn mình

Mathio 18:21-35, " Bấy giờ Phi-e-rơ đến hỏi Ngài rằng: "Thưa Chúa, anh em phạm tội cùng tôi, thì phải tha cho họ mấy lần? Có phải đến bảy lần chăng?"  Jêsus đáp: "Ta không nói cùng ngươirằng đến bảy lần đâu, nhưng đến bảy mươi lần bảy.
 "Vậy nên, nước trời ví như vua kia định tính sổ với các đầy tớ mình.  Vừa khởi tính sổ, thì có kẻ kéo đến một tên kia mắc nợ một vạn ta lâng. Bởi người chẳng có chi mà trả, nên chủ truyền bán người, vợ con và cả mọi vật người có để trả nợ.  Đầy tớ bèn sấp mình xuống lạy người mà rằng: 'Thưa chủ, xin khoan nhẫn cho tôi, thì tôi sẽ trả hết.'  Chủ động lòng thương xót, bèn thả người, và tha nợ cho.  Nhưng đầy tớ ấy đi ra, gặp một người bạn đồng công mắc nợ mình một trăm quan tiền, thì

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Niên biểu của nền văn minh Lưỡng Hà

Tượng đồng của Nimrod

Sau khi ra khỏi tàu vuông trên núi Ararat, có lẽ gia đình 8 người của Noah di chuyển đến định cư tại vùng đất Mê sô bô ta mi. Chữ nầy có nghĩa lằ “vùng lưỡng hà”, là vùng đồng bằng năm giữa hai con sông Ti gơ rơ (Hideke) và Ơ phơ rát. Vùng nầy được gọi là đất của Nim rốt, đất Si nê a, xứ Canh đê, là lãnh thổ nước Iraq hiện nay.


Đây là cái nôi của nền văn minh nhân loại sau nước lụt. Tại đây con cháu Noah, trong đó có Nim rốt, đã xây dựng các thành phố là Ba bên (Babylon), Ê rết, A cát, Ca ne tại xứ Si nê a, và các thành Ni ni ve, Rê hô bô ti, Ca lách và Rê sen. Đây là đế quốc đầu tiên của loài người, đế quốc của Nim rốt tại xứ A si ri, vùng lưỡng hà -Sáng 10: 9-12). Ni ni ve là thủ đô của đế quốc Asiri, Babylon là thủ đô đế quốc Babylon. Chủ nghĩa đế quốc lưu truyền cho các nước như Iran (Ba tư), Hi lạp, La mã, nhưng cái nôi nền văn minh và cái nôi của các đế quốc là Vùng đất Lường hà nầy.

YẾU NGHĨA SÁCH NEHEMIAH

Nehemiah xem vách thành đổ nát


Tên “Nehemiah” có nghĩa “sự an ủi của Đức Jehovah”. Nehemiah là quan dâng rượu cho vua (1:11)., và cuối cùng được bổ nhiệm làm quan tổng trấn Giu đa.

Sách Ezra là lịch sử cuộc hồi hương ra khỏi cuộc lưu đày của Israel và sự tái xây dựng nhà Đức Chúa Trời như sự đề khởi sự khôi phục của Đức Chúa Trời giữa tuyển dân Ngài cho chứng cớ của Ngài trên trái đất theo cuộc gia tể của Ngài. Sách Nehemiah là lịch sử của việc tái xây dựng vách thành Jerusalem và sự khôi phục thêm nữa về sự phụng sự và thờ phượng của Israel đối với Đức Chúa Trời, như một sự khôi phục tiếp tục giữa tuyển dân Đức Chúa Trời cho chứng cớ của Ngài để hoàn thành cuộc gia tể của Ngài.

Noah đã có ước tính đem theo bao nhiêu thực phẩm không?





“Lại, ngươi hãy lấy các thứ đồ ăn đem theo, đặng để dành làm lương thực cho ngươi và các loài đó”. Và (Sáng thế ký 6:21)

Sáng thế ký 7:5, “Vả, khi lụt xảy ra, và nước tràn trên mặt đất, thì Nô-ê đã được sáu trăm tuổi”.
Sáng. 8:1“Vả, Đức Chúa Trời nhớ lại Nô-ê cùng các loài thú và súc vật ở trong tàu với người, bèn khiến một trận gió thổi ngang qua trên đất, thì nước dừng lại”.

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Đồng tiền của Joseph

Đồng tiền Của Joseph
Báo Bưu điện Jerusalem tường thuật:  các nhà khảo cổ ở Ai Cập đã phát hiện ra một đống tiền đồng "mang tên và hình ảnh của Joseph trong Kinh Thánh".

Các đồng tiền-- năm trăm đồng tất cả --đang đặt tại Bảo tàng viện ở Ai Cập trong một đống "hiện vật" nhỏ. Người ta đã nghĩ rằng chúng chỉ là bùa mê hoặc đồ trang sức. Một trong những nhà nghiên cứu, người đã nghiên cứu Joseph, tìm thấy những hiện vật nầy trong một hầm mộ.

Tóm Lược Sách EZRA

Ezra về Jerusalem

Ezra, Nê hê mi, và Ê xơ tê là ba sách cuối cùng của lịch sử tuyển dân Đức Chúa Trời trong Cựu ước, có liên quan dân tuyển Đức Chúa Trời trong cuộc lưu đày của họ (I Sử 36:17-21). Ezra liên quan sự hồi hương của dân Đức Chúa Trời từ cuộc lưu đày của họ (Daniel, A ghê, Xa cha ri va Malachi) về Jerusalem tái thiết đền thờ, và Nê hê mi liên hệ sự vá sửa, sự tái xây dựng thành phố Jerusalem. Ê xơ tê giới thiệu cho chúng ta một khuôn mẫu về thế nào Đức Chúa Trời toàn tại và toàn năng trở nên Đức Chúa Trời ẩn giấu, Đấng kín giấu bảo toàn và chăm sóc tuyển dân Ngài trong chốn lưu đày

Adam như thế nào?

Adam và Eva ra khỏi Eden

Adam đã có mái tóc đen, da nâu, mắt nâu không? Ông cao sáu feet  mười một inch (khoảng 2,1m ) không? Đây là những câu hỏi chúng tôi không thể trả lời cách chắc chắn, bởi vì chúng tôi không có ở đó để xem Adam. Tuy nhiên, từ việc đọc sách Sáng Thế ký, và được trang bị một kiến ​​thức cơ bản về di truyền học, chúng ta có thể học được rất nhiều về sự việc có lẽ Adam giống như những gì.

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

THỰC TẠI CỦA DÒNG CHẢY THẦN THƯỢNG-5



LỜI GIỚI THIỆU
Chương 5
CHRIST – THỰC TẠI CỦA DÒNG CHẢY 
THẦN THƯỢNG

Trong nếp sống hội thánh, chúng ta cần sự hiểu biết đúng đắn về bản chất sự khôi phục của Chúa. Sự khôi phục của Chúa không phải là một thể chế. Do đó, không ai được thống trị chúng ta bằng cách tuyên bố chúng ta thuộc về “hội thánh khôi phục”. Theo Kinh Thánh, chỉ có các hội thánh địa phương là điều cùng anh em đại diện cho Thân Thể Christ. Thân Thể này được cấu thành bằng mọi tín đồ đã và đang sống kể từ khi hội thánh bắt đầu. Điều này vĩ đại, rộng lớn và vinh hiển biết bao! Chúng ta phải cảm tạ Chúa vì một thực tại lạ lùng như vậy. Trong giai đoạn khôi phục này của Ngài, chúng ta là những người có thể cầu nguyện: “Chúa ơi, hãy dấy chúng tôi lên và xây dựng chúng tôi với nhau trong hội thánh địa phương của chúng tôi. Chúng tôi làm một với Ngài và chúng tôi làm một với cuộc gia tể Ngài. Chúng tôi làm một với mọi hội thánh địa phương vì Thân Thể Christ”.

Thực tại Dòng Chảy Thần Thượng--4




Chương Bốn

SỰ VẬN HÀNH CỦA DÒNG CHẢY THẦN THƯỢNG
TRONG EZEKIEL 47 (2)

Trong Ezekiel 47: 1-12, chúng ta có một bức tranh trọn vẹn về nếp sống hội thánh như nơi mà dòng chảy thần thượng tuôn chảy. Chúng ta đã bàn đến nhiều phương diện của dòng chảy thần thượng được khải thị trong phần kinh thánh này, nhưng vẫn còn nhiều điều cần phải thấy.

CHẢY VỀ HƯỚNG ĐÔNG TỪ BÊN PHẢI CỦA ĐỀN THỜ
DỌC THEO PHÍA NAM CỦA BÀN THỜ

THỰC TẠI CỦA DÒNG CHẢY THẦN THƯỢNG -3



Chương ba
SỰ VẬN HÀNH CỦA DÒNG CHẢY THẦN THƯỢNG
TRONG EZEKIEL 47 (1)

LỜI MỞ ĐẦU
Trong sáng thế ký 2, chúng ta đã nhìn thấy bức tranh về sự vận hành của Đức Chúa Trời Tam Nhất như một con sông tuôn chảy. Bây giờ chúng ta sẽ nghiên cứu Ezekiel 47:1-12, là các câu bày tỏ cho chúng ta dòng chảy thần thượng này sự thật vận hành như thế nào? Để có cái nhìn chính xác về sự vận hành của Chúa như con sông thần thượng, phân đoạn kinh thánh ngắn gọn này là điều trọng yếu. Phân đoạn này khải thị diễn trình vận hành của Đức Chúa Trời, các sự ngăn trở đối với sự vận hành và kết quả cuối cùng của sự vận hành thần thượng này. Trong Ezekiel, con sông tuôn ra từ nhà Đức Chúa Trời, tiêu biểu cho hội thánh địa phương. Trong Sáng Thế Ký, chúng ta đã thấy rằng con sông này là chính Đức Chúa Trời Tam Nhất ra từ một khu vườn. Ở đây, Ezekiel cho chúng ta thấy rằng con sông này chảy ra từ một kiến ốc.

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Sáng Thế Ký-- sự thuận phục của người vợ, và các người vợ hiện đại

Hôn Nhân Hạnh Phúc

Bạn có thể nghĩ, "Tại sao tôi nói về vấn đề sự thuận phục của ngưi vợ? Không phải là một giáo lý Tân Ước sao? "Nhưng cũng giống như tất cả các giáo lý khác của Tân Ước, vấn đề lãnh đạo và sự thuận phục trong hôn nhân có nền tảng trong sách Sáng Thế.”

Những quan niệm sai lầm phổ biến:

Những câu được trích dẫn phổ biến nhất liên quan đến vai trò của người vợ trong mối quan hệ với vai trò của chồng là Ephesians 5:22:

Từ vùng hoang dã đến miền đất tốt lành--3

Vùng Hoang Dã


 Phục. 1:2-3,” Từ Hô-rếp tới Ca-đe-Ba-nê-a, bởi đường núi Sê-i-rơ, đi mười một ngày đường. 3 Nhằm năm bốn mươi, ngày mồng một tháng mười một, Môi-se nói cùng dân Y-sơ-ra-ên mọi điều mà Đức Giê-hô-va đã biểu người phải nói cùng họ.”

Phục. 8:2,” Hãy nhớ trọn con đường nơi đồng vắng mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã dẫn ngươi đi trong bốn mươi năm nầy, để hạ ngươi xuống và thử ngươi, đặng biết điều có ở trong lòng ngươi, hoặc ngươi có gìn giữ những điều răn của Ngài hay chăng.”

Heb. 3:19,” Dường ấy, chúng ta thấy họ không thể vào đó được vì cớ vô tín”.

Thực Tại Dòng Chảy Thần Thượng--2


CHƯƠNG HAI

BỨC TRANH VỀ DÒNG CHẢY THẦN THƯỢNG (2)



Một nan đề trong nếp sống hội thánh là nhiều thánh đồ biết rất nhiều nhưng kinh nghiệm rất ít. Thay vì bơi trong dòng chảy, họ bị chôn bởi tri thức. Đây là lý do đầu tiên tại sao chúng ta bàn đến vấn đề dòng chảy thần thượng này. Lý do thứ hai liên quan đến cách sử dụng thuật ngữ “dòng chảy” giữa dòng các thánh đồ trong các hội thánh ngày nay. Các sự suy xét về một điều gì đó có ở trong dòng chảy hay không thường là một vấn đề đáng lo ngại
.
Trong sự khôi phục của Chúa, chúng ta đã nhận được di sản phong phú từ các đầy tớ của Chúa là Watchman Nee và Witness Lee. Khi nói đến việc tiếp nhận sự phong phú thuộc linh, ít cơ đốc nhân nào được phước như chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta phải nhận thức rằng các sự phong phú này vẫn cần trở nên của chúng ta. Thí dụ, vấn đề về sự tuôn chảy của dòng chảy thần thượng phải trở nên kinh nghiệm của chúng ta; điều đó không nên vẫn chỉ là một chi tiết trong vốn từ vựng của chúng ta. Từ “dòng chảy” được dùng phổ biến giữa dòng chúng ta, nhưng thường thì cách áp dụng chỉ tỏ rằng chúng ta chưa sở hữu được những gì mà từ ngữ đó trình bày. Thí dụ, dòng chảy không phải để chúng ta nhảy vào mà để chúng ta vui hưởng, được cuốn đi và nhận lấy sức lực từ đó. Dòng chảy cung cấp cho chúng ta một con đường để ở trong những gì Chúa đang thực hiện trong sự vận hành và chuyển động của Ngài. “Dòng chảy” không phải là một thuật ngữ được tìm thấy trong Kinh Thánh theo ý nghĩa như nó được dùng giữa vòng chúng ta, vì vậy chúng ta phải cẩn thận. Thực tại mà từ ngữ dòng chảy trình bày thật sự ở trong Kinh Thánh, nhưng câu Kinh Thánh mà chính từ ngữ đó được dùng thì chỉ có liên quan đến những điều tuôn ra từ trong mỗi cá nhân tín đồ (John 7: 38). Để nghiên cứu thực tại của dòng chảy thần thượng là gì, chúng ta phải trở lại bức tranh của dòng chảy trong Sáng Thế Ký 2.

THỰC TẠI CỦA DÒNG CHẢY THẦN THƯỢNG-1



BỨC TRANH VỀ DÒNG CHẢY THẦN THƯỢNG

Lời mở đầu

Đôi khi giữa vòng chúng ta có người nói rằng thực hành một điều gì đó là “ở trong dòng chảy”, trong khi một số sự thực hành khác có lẽ không ở trong dòng chảy. Kinh Thánh nói rõ ràng rằng Đức Chúa Trời là Linh (John 4: 24) và như vậy Ngài thực sự là dòng chảy. Trong Kinh Thánh, từ Sáng Thế Ký đến Khải Thị, Đức Chúa Trời được miêu tả như một con sông tuôn chảy. Vì vậy chúng ta phải nghiên cứu Kinh Thánh để thật sự hiểu được ý nghĩa và sự áp dụng của thực tại này. Theo Kinh Thánh, ở trong dòng chảy nghĩa là gì?

Có sự khó khăn với những thuật ngữ thuộc linh như “dòng chảy của Linh” hay “dòng chảy thần thượng” là vì chúng chỉ về những điều có phần trừu tượng mặc dù rất thật. Khi một từ chỉ về một điều gì đó không thật sự hiện hữu, chúng ta không bận tâm đến. Thí dụ, chúng ta biết rằng từ “ma” chỉ về một điều không có thật và vì vậy chúng ta không nói về ma cách nghiêm túc. Tuy nhiên, thuật ngữ “dòng chảy” chỉ về một thực tại thuộc linh trọng yếu nhưng cũng trừu tượng. Làm sao một người thật sự biết được khi nào mình ở trong dòng chảy của Linh? Khi nào một người có thể nói mình đang được dòng chảy cuốn đi hay đang được đem đến dòng chảy? Vì cớ nhiều ngụ ý như chúng ta dùng thuật ngữ “dòng chảy” nên chúng ta phải xác minh ý nghĩa của nó.

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Tại sao mắt của Eva không mở ra cho đến khi Adam đã ăn trái cấm?

A đam và E va


Sa-tan, sự sa ngã, và một cái nhìn vào cái thiện và cái ác-

Cũng trả lời các câu hỏi liên quan: tại sao họ cảm thấy cần phải mặc quần áo?

Văn kiện của Adam và Eva ăn trái cấm trong Thánh Kinh tuyên bố:

“Người nữ thấy trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quí vì để mở trí khôn, bèn hái ăn, rồi trao cho chồng đứng gần mình, chồng cũng ăn nữa.  Đoạn, mắt hai người đều mở ra, biết rằng mình lõa lồ, bèn lấy lá cây vả đóng khố che thân.” (Sáng thế ký 3:6-7).