Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Niên biểu của nền văn minh Lưỡng Hà

Tượng đồng của Nimrod

Sau khi ra khỏi tàu vuông trên núi Ararat, có lẽ gia đình 8 người của Noah di chuyển đến định cư tại vùng đất Mê sô bô ta mi. Chữ nầy có nghĩa lằ “vùng lưỡng hà”, là vùng đồng bằng năm giữa hai con sông Ti gơ rơ (Hideke) và Ơ phơ rát. Vùng nầy được gọi là đất của Nim rốt, đất Si nê a, xứ Canh đê, là lãnh thổ nước Iraq hiện nay.


Đây là cái nôi của nền văn minh nhân loại sau nước lụt. Tại đây con cháu Noah, trong đó có Nim rốt, đã xây dựng các thành phố là Ba bên (Babylon), Ê rết, A cát, Ca ne tại xứ Si nê a, và các thành Ni ni ve, Rê hô bô ti, Ca lách và Rê sen. Đây là đế quốc đầu tiên của loài người, đế quốc của Nim rốt tại xứ A si ri, vùng lưỡng hà -Sáng 10: 9-12). Ni ni ve là thủ đô của đế quốc Asiri, Babylon là thủ đô đế quốc Babylon. Chủ nghĩa đế quốc lưu truyền cho các nước như Iran (Ba tư), Hi lạp, La mã, nhưng cái nôi nền văn minh và cái nôi của các đế quốc là Vùng đất Lường hà nầy.


Cho nên vùng Lưỡng hà là cái nôi sinh sản các đế quốc kế tiếp nhau cai trị nhân loại và hà hiếp dân Israel mãi cho đến khi Đấng Christ tái lâm thiết lập vương quốc Ngài thế chỗ cho đế quốc sau cùng của Nim rốt, là đế quốc La mã hồi sinh.


Vào khoảng năm 750 T.C, tiên tri Mi chê đã nói trước về sự chuyển đổi vương quốc Asiri của Nim rốt sang cho Đấng Christ như sau:


Mi chê 5:1-8, “Hỡi Bết-lê-hem Ép-ra-ta, ngươi ở trong hàng ngàn Giu-đa là nhỏ lắm, song từ nơi ngươi sẽ ra cho ta một Đấng cai trị trong Y-sơ-ra-ên; gốc tích của Ngài bởi từ đời xưa, từ trước vô cùng. 2 Vậy nên Ngài sẽ phó chúng nó cho đến lúc người đàn bà phải sanh đẻ đã sanh đẻ, và kẻ sót lại của anh em Ngài sẽ trở về với con cái Y-sơ-ra-ên.3 Ngài sẽ đứng vững, và sẽ cậy sức mạnh của Đức Giê-hô-va với oai vọng của danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình mà chăn bầy của mình; và chúng nó sẽ ở yên, vì nay Ngài sẽ làm lớn cho đến các đầu cùng đất. 4 Ấy chính Ngài sẽ làm sự bình an của chúng ta. Khi người A-si-ri sẽ đến trong đất chúng ta và giày đạp trong cung đền chúng ta, thì chúng ta sẽ dấy lên bảy kẻ chăn và tám quan trưởng của dân mà nghịch lại nó. 5 Họ sẽ dùng gươm hủy phá đất A-si-ri, và các cửa của đất Nim-rốt; và Ngài sẽ giải cứu chúng ta khỏi người A-si-ri, khi nó sẽ vào đất chúng ta, và giày đạp trong bờ cõi chúng ta. 6 Phần sót lại của Gia-cốp sẽ ở giữa nhiều dân, như giọt móc đến từ Đức Giê-hô-va, như mưa nhỏ sa xuống trên cỏ, chẳng đợi người ta và không mong gì ở con trai loài người. 7 Phần sót lại của Gia-cốp cũng sẽ ở giữa các nước và ở giữa nhiều dân, như sư tử ở giữa những thú rừng, và như sư tử con ở giữa các bầy chiên: Khi nó đi qua thì chà đạp và cắn xé, không ai cứu được hết. 8 Nguyền tay Chúa dấy lên trên những kẻ cừu địch Ngài, và những kẻ thù Ngài bị trừ diệt!”.


Thợ săn Nimrod

Việc đề cập đến Asiri và Nim rốt là nhắc nhở về sự khởi đầu của nền văn minh vô thần và chủ nghĩa đế quốc tàn ác của loài người. Chúa Jeus từ cõi đời đời vào cõi thời gian khi Ngài sinh ra tại Bết lê hem, sự hiện đến của Ngài sẽ hoàn tất khi Ngài đến để bắt Antichrist tại Jerusalem và tiêu điệt đế quốc của hắn ngay vào ngày tái lâm đó. Các câu nầy khải thị Đấng Christ sẽ cứu Israel khi họ bị Asiri xâm chiếm. Quân đội Asiri tượng trưng  quân đội Antichrist. Ngài sẽ dảm trách việc xử lý toàn bộ đế quốc loài người, được Asiri và Nim rốt đại diện.


Ở đây chúng ta cần suy xét thêm một lần nữa về pho tượng lớn hình người trong Daniel chương 2, với cái đầu vàng (Babylon), ngực và hai cánh tay bằng bạc (Mê dô Ba tư), bụng và hai đùi bằng đồng (Hi lạp), hai chân bằng sắt (La mã) và bàn chân, một phần bằng sắt và một phần bằng đất sét. Pho tượng nầy bị một hòn đá không do tay người đục ra (Đấng Christ) đập tan, bắt đầu từ bàn chân 10 ngón, chứ không đập vào đầu. Theo câu 34 thì hòn đá sẽ đánh vào bàn chân pho tượng và đập nát nó. Sau đó, cà sắt, đất sét, đồng, bạc, vàng sẽ bị đập nát cùng một lúc, rồi hòn đá sẽ hoá thành hòn núi lớn đầy dẫy khắp trái đất. Vấn đề ở đây là việc đập tan bàn chân, tượng trưng cho Antichrist, cũng bao hàm việc đập tan toàn bộ pho tượng. tượng trưng cho sự hủy diệt các đế quốc của loài người khởi đếu từ Asiri và Babylon tại Lưỡng hà cho đến đế quốc cuối cùng là La mã. Điều quan trọng  là Mi chê nói trước về Asiri và Nim rốt, người sáng lập Ninive (thủ đô Asiri) và Ba bên (Babylon. Sáng. 10:8-11). Thực ra, Asiri tương đương với La mã, và Nim rốt tương đương với Antichrist.





Sau đây là bảng niên biểu chép về các biến cố liên quan đến vùng đât lưỡng hà, là cái nôi nền văn minh nhân loại, và là vùng đất tổ của các đế quốc của loài người.


Trước Công Nguyên


5000 BC (?) : Nông nghiệp lan vào miền nam Lưỡng Hà, tên cổ cho lãnh thổ của Iraq. Các thành phố lớn đầu tiên trên thế giới phát triển dọc theo các con sông Euphrates và Tigris. Hai khu vực nổi trội là: Akkad ở phía bắc và Sumer ở ​​phía nam.


3500-3000: Các người Sumer phát triển các bánh xe, chữ viết, làm tính và lịch.


2334-2279: Đại đế Sargon thành lập đế quốc Akkadian.


1792-1750: Hammurabi thiết lập Babylon là trung tâm quyền lực trong khu vực. Hammurabi được biết đến với một bộ luật mang tên ông.


1400: các vương quốc Assyria, Babylon, Hurrian và Elamite phát triển mạnh và tranh giành uy thế.


722-705: Sargon II tăng cường sự cai trị của người Assyria và xây dựng một cung điện, đền thờ phức tạp gần Nineveh.


612: Đế chế Assyria sụp đổ đột ngột; người Canh-đê nắm quyền kiểm soát.


597: Nebuchadnezzar II chiếm đoạt Jerusalem. Dưới quyền Nebuchadnezzar, có Vườn treo Babylon, một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại, được xây dựng. Nebuchadnezzar là chính quyền cuối cùng phát triển ở vùng Lưỡng Hà đến thế kỷ 20.


539: Vua Cyrus của Ba Tư chiếm đoạt Babylon.


331: Alexander Đại Đế chiến lấy Babylon, ông tuyên bố thành đó là thủ đô của ông và ông qua đời vào năm 323 tại đó.


Sau Công Nguyên:


226: Triều đại Sassanid người Ba Tư được thành lập.


637: Người Ả Rập đánh bại các Sassanids trong trận Qadisiya và đem Hồi giáo đến Iraq.


762-963: Mansur thành lập Baghdad. Có lẽ là thành phố được lên kế hoạch xây dựng cách hoàn toàn đầu tiên của thế giới, thủ đô Baghdad trở thành trung tâm của nền văn minh Hồi giáo.


1258: Người Mông Cổ cướp phá Baghdad.


1534: Người Thổ nhĩ kỳ Ottoman, dưới quyền Suleyman Magnificent, chiếm lấy Iraq.


1800: Anh quốc bắt đầu sử dụng ảnh hưởng của mình trong vùng Vịnh Ba Tư để bảo vệ các tuyến đường thương mại với Ấn Độ.


1914-1918: Đế chế Ottoman liên minh với Đức chống lại Anh, Pháp và Nga trong Thế chiến I.


1919: Hội quốc Liên ban cho nước Anh quyền ủy trị trên Iraq.


1921: Hoàng tử Faisal, người đã chiến đấu chung với T.E. Lawrence chống lại Đế quốc Ottoman, được đưa tới Iraq và được lựa chọn làm vua trong một cuộc trưng cầu dân ý.


1932: Anh quốc cho Iraq độc lập.


1958: Tướng Abdel Karim Qassem lật đổ chế độ quân chủ trong một cuộc đảo chính quân sự.


1979: Saddam Hussein trở thành tổng thống.


1980-1988: cuộc chiến tranh Iraq với Iran.


1990: Iraq xâm chiếm Kuwait.


1991: Chiến tranh vùng vịnh Ba Tư.


1998: Đội  thanh tra vũ khí Liên Hiệp Quốc rời khỏi Iraq.


2002: Tổng thống Hoa kỳ, Bush kêu gọi "thay đổi chế độ" tại Iraq trong khi ông tìm cách giải giáp Saddam Hussein.


2003: liên minh 30 nước do Mỹ đứng đầu đánh bại quân đội của Iraq và lật đổ Saddam Hussein.


2005 cuộc bầu cử cách dân chủ diễn ra vào ngày 31 tháng 1 tại Iraq.


(Nguồn: The New York Times.)


Đế quốc của Nimrod

Vào thế kỷ thứ nhất Sau Công nguyên, khi sứ đồ Giăng viết sách Khải huyền, vì sự hiện diện của đế quốc La mã, ông không dám công khai viết về hai đế quốc song đôi là Kỹ nữ tôn giáo và đế quốc Rô ma. Giăng lấy tên nguyên thủy của họ là Babylon để qua mắt nhà cầm quyền đương thời. Vì tại Lưỡng hà xưa cũng có đạo Babylon và đế quốc của Nim rốt. Một lo về chính trị, là một lo về tôn giáo toàn cầu lúc đó.


Theo Giăng, Babylon tôn giáo là đại kỹ nữ, sẽ bị thiêu hoá và tiêu diệt vào đầu đại nạn 3 năm rười, xem Khải 14: 8, 17:16. Babylon chính trị được gọi là người đàn bà cầm quyền cai trị các nước. sẽ bị đốt cháy và chìm xuống Địa trung hải vào cuối cơn đại nạn- xem Khải 18:-Xin nhớ là Khải 17:1-16 nói về Babylon tôn giáo, còn Khải 17:17 đến 18:24 bàn về Babylon chính trị.


Theo bản niên biểu trên đây, Ninive và Babylon vùng Lưỡng hà đã sụp đổ trước Công nguyện, nhưng Babylon tôn giáo và Babylon chính trị , là thành phố Rô ma, thủ đô nghi lễ của Antichrist trong cơn đại nạn, chắc chắn sẽ bị sụp đổ, nhưng vào thời điểm nào chúng ta chưa biết được. Ngày sụp đổ đó đã được lên lịch công tác của Đức Chúa Trời, ghi rõ trong quyển niên giám của Ngài. Chúng ta chờ ngày đó xảy ra vậy.

M.K. 27-6-2013