Thứ Ba, 26 tháng 1, 2021

NGÓN LỪA ĐẢO CỦA MA QUỶ


 

Sách Ê-phê-sô  bày tỏ đất hứa Ca na an tiêu biểu tình trạng chiến tranh thuộc linh của dân thánh với các thế lực của sa tan ở khoảng không, không phải với người xác phàm. Đất hứa không phải là thiên đàng. Những thánh đồ trưởng thành mới có tư cách và khả năng tham gia trận chiến từ các thời đại nầy, khởi diễn từ vườn Ê-đen và chấm dứt sau 1000 năm bình an trên trái đất.

Giô suê chương 9 cho chúng ta thấy ngón lừa đảo của kẻ thù và sự giao đấu giữa thế lực của dân Chúa và của các thiên sứ ác. Qua  đó chúng ta rút ra bài học chiến đấu cho mình và thấy được chiến thuật từ bao đời của kẻ thù, tức là sa-tan.

1/ Phía Kẻ Thù:

--Đã nghe về Chúa và rúng động:

 “Chúng tôi cũng đã nghe báo cáo về Ngài: tất cả những việc Ngài đã làm tại Ai-cập”(câu 9)

Từ trong Kinh thánh khi nào Chúa chuyển động cách đắc thắng, lực lượng sa-tan đều run sợ, tháo lui. Lời của kĩ nữ Ra-háp tại thành Giê-ri-cô là lời nói chân thành tiêu biểu: “Buổi tối, trước khi hai người thám thính đi ngủ, Ra-háp rón rén lên mái nhà bảo hai người ấy rằng,  Cô nói với họ : " Tôi biết rằng Đức Giê-hô-va đã ban cho các  ông xứ nầy, sự kinh khủng vì cớ các ông đã bắt lấy chúng tôi, và cả dân của xứ  đều sờn lòng trước mặt các ông. vì chúng tôi đã nghe Chúa rẽ nước Hồng hải ra sao, khi  các ông ra khỏi Ai-cập”.

Khi gia đình Gia cốp đi lên Bê -tên theo lệnh truyền của Chúa, Kinh thánh ghi: “Gia đình Gia-cốp nhổ trại ra đi. Đức Chúa Trời làm cho dân các  thành chung quanh khiếp sợ, không dám đuổi theo các con trai Gia-cốp” (Sáng 35:5). Khi Giô na than và kẻ vác binh khí chiến đấu bằng đức tin, tác giả sách 1 Sa mu ên cũng ghi nhận, “Trong cuộc tấn công đầu tiên này, Giô-na-than và người vác  binh khí giết được khoảng hai mươi người trên diện tích bằng chừng nửa luống cày của một sào đất. Toàn quân trong trại cũng như ngoài đồng đều kinh hãi; quân  trong đồn và ngay cả các toán quân cướp phá cũng kinh sợ. Đất rung chuyển khiến  mọi người càng thêm sợ hãi” (1 Samu ên 14:14-15).

 Chỉ cần hai con người đức tin, di chuyển theo ý muốn của Chúa, lực lượng các quỷ trên không trung khiếp sợ và thần dân của chúng là người xác phàm cũng vậy.

-- Muốn làm tôi tớ. – “Chúng tôi là đầy tớ của ông.”(câu 8)

Thời nào sa tan cũng đưa thần dân của hắn đến cộng đồng của Chúa để giả bộ mình cũng là người thờ phượng và hầu việc Chúa. Vào thời  Xô-rô-ba-bên có chép, “Khi kẻ thù của Giu-đa và Bên-gia-min nghe tin những người lưu  đày trở về đang xây cất đền thờ Đức Jehovah, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên,  họ đến thưa với Xô-rô-ba-bên và các trưởng tộc: “Xin cho chúng  tôi xây cất chung với các ông, vì chúng tôi cũng tìm cầu Đức Chúa Trời các ông y  như các ông, và chúng tôi vẫn dâng lễ vật cho Ngài từ ngày Ê-sa-ha-đôn vua  A-si-ri đem chúng tôi đến đây.” Nhưng Xô-rô-ba-bên, Giê-sua, và các trưởng tộc khác của  Israel đáp lời cùng dân Sa ma ri (dân pha trộn): “Các ông không được dự phần với chúng tôi trong việc  xây cất đền thờ Đức Chúa Trời chúng tôi, chỉ riêng chúng tôi có trách nhiệm xây  cất đền thờ Đức Jehovah, Đức Chúa Trời của Israel”—

 Cỏ lùng có mạo dạng như lúa mì, muông sói khéo đội lốt chiên sẽ được trông giống như chiên. Phao lô nói rõ  “Vì những người như thế là sứ đồ giả, là công nhân gian dối, là  kẻ ngụy trang làm sứ đồ của Đấng Christ.  Điều này không lạ gì! Chính quỷ Sa-tan cũng thường ngụy trang  thành thiên sứ sáng láng.  Thế thì các tôi tớ nó ngụy trang thành tôi tớ của sự công  chính cũng đâu có gì lạ, kết cuộc họ sẽ lãnh đầy đủ hậu quả những điều họ  làm’ (2 Cor 11: 13-15).

 Bạn có thấy những người Ga ba ôn ngày nay không? Những kẻ theo phong trào Linh ân ngụy trang dân hội huynh đệ rất khéo. Bên trong họ vẫn còn ngấm ngầm theo con đường thụ dộng tâm trí do tà linh điều khiển, bên ngoài ngụy trang cho mình là dân của Hội thánh hoàn vũ., là Thân Thể của Đấng Christ. Dân Công giáo chưa được gột rửa, đã giả giọng dân Phi la đen phi a. Những kẻ mưu sinh đội lốt mục tử chăn bầy. Những kẻ đầu cơ chính trị ráng sức làm Tổng quản nhiệm hội thánh. Thật số lượng người chân chính, chân thật hầu việc Chúa tương đối ít.

--"Ở gần” :

“Dân Y-sơ-ra-ên đáp với người Hê-vít: “Biết đâu các ông ở gần  chúng tôi đây. Làm thế nào lập hòa ước với các ông được.” Họ đáp: “Đầy tớ các ông từ một xứ rất xa đến đây vì nghe danh tiếng của CHÚA” (Câu 7, 9),

 Bạn ơi, sa tan, bè lủ hắn, và tội lỗi ở bên cạnh chúng ta. Đừng tưởng rằng chúng ở xa.

Sáng thế kí 4:6, “Đức Jehovah hỏi Ca-in: “Tại sao con giận? Tại sao con sầm mặt xuống?  Nếu con làm phải, lẽ nào không được chấp nhận? Còn nếu con làm không phải thì tội ác  đang rình rập trước cửa, thèm con lắm, nhưng con phải quản trị nó.”

 Tội lỗi bên cạnh chúng ta, thiếu cẩn thận nó sẽ quật chúng ta ngã liền. Thí dụ vua David ngủ trưa thức dậy quá trễ, vừa đi dạo trên sân thượng liền thấy Bát-sê-ba đang tắm ngay. Bạn ơi ma quỷ đang rình rập, theo sát chúng ta đêm ngày. Dù hắn không thể ở sát nách, sát sườn chúng ta, nhưng cũng ở gần lắm. Hãy cẩn thận.

--Nói dối-

“Lúc ấy Giô-suê triệu tập dân Ga-ba-ôn và bảo: “Tại sao các ngươi lừa gạt chúng ta rằng:chúng tôi ở rất xa các ông mà thật ra các ngươi ở gần chúng ta?” (Câu 22).

Nói dói là chiến thuật đầu nhất của sa tan. Hắn đã nói dối để lừa gạt Ê-va. Kinh thánh gọi hắn là “Cha của sự nói dối” (Giăng 8:44). Áp ra ham nói dối để bảo toàn tánh mạng. Tiên tri già nói dối để hãm hại tin tri trẻ (1 Các vua 13). Đặc biệt là sách tiên tri Giê rê mi phơi bày những  loại hình nói dối cũa những tiên tri giả, của những người tạm gọi là tôi tớ Chúa. Thí dụ, “Ai nấy gạt gẫm kẻ lân cận mình, chẳng nói sự chân thật. Chúng nó luyện tập lưỡi mình mà nói dối, chăm chỉ làm điều ác” (9:5). Họ lấy miếng giả dối nói chuyện với nhau, cả hai đều không biết đâu là sự thật. Đó là tiình trạng thật giữa cộng đồng dân Chúa ngày nay. Sau khi đọc qua sách Giê rê mi và thấy những sự nói dối của những kẻ mệnh danh là người hầu việc Chúa thời Giê rê mi, của những kẻ tự xưng mình là tiên tri mà đang nói dối với nhau, dùng lời dối trá tương giao với nhau, bạn sẽ thấy được sự dối trá, và lời dối gạt của những mục tử, của các trưởng lão trong nhà Chúa ngày nay.

-- Quần áo cũ-

Dân Ga ba ôn “dùng mưu kế: họ cử một phái đoàn cưỡi lừa chở đầy những bao cũ  mòn và bầu rượu cũ nứt, vá lại. Nhân viên phái đoàn mang dép mòn chắp vá và mặc quần áo cũ kỹ;  tất cả bánh mang theo đều khô cứng và nổi mốc”.

Vào khoảng năm 1970, có một mục tử bản xứ tại Ấn độ, ăn mặc lôi thôi, dơ bẩn, hôi hám, đến thành phố Madras, Ấn độ, tiếp cận cơ sở Hội truyền giáo Anh quốc ở tại đó ban cho mình một số sách vỡ bồi linh miển phí. Vị quản nhiệm phòng sách nói ”anh là đầy tớ Chúa sao?, Vậy là anh đang hầu việc một Ông Chủ rất mực giàu có, mà tại sao Ngài không ban cho anh tiền bạc để mua sách bồi linh mà phải đi xin xỏ như vậy? Nếu tôi là  chủ một Công ty tôi không hề thu nhận anh làm người giúp việc vì cách ăn mặc dơ bẩn, mất vệ sinh, lôi thôi của anh”.

Tật xấu và mánh khóe của nhiều mục tử, trưởng lão, là làm bộ nghèo trước mặt dân Chúa với mưu đồ ăn xin tiền bạc lâu dài.

“Có kẻ làm bộ giàu, mà chẳng có gì hết;  Cũng có người làm bộ nghèo, lại có của cải nhiều” (Châm ngôn 13:7)…

Nhiều người hầu việc Chúa, nhiều thánh dân giả bộ mình nghèo để khêu gợi lòng thương xót của tín đồ khác. Chúng ta không nên ăn mặc xa xỉ như ông hoàng, bà chúa, nhưng cũng không nên phục sức dơ bẩn, quần áo cũ mèm, với mục đích ngụy trang trước hội thánh của Đức Chúa Trời thánh khiết và công nghĩa. Đừng dung cách phục sức của mình mà lừa gạt tín đồ.

 2/ Phía dân thánh:

--Cảm nhận đầu tiên-

“Dân Y-sơ-ra-ên đáp với người Hê-vít: “Biết đâu các ông ở gần chúng tôi đây. Làm thế nào lập hòa ước với các ông được.” (câu 7).

Dù cho trình độ thuộc linh có khi thấp kém, nhưng cảm nhận chung của dân Chúa ngay từ đầu về một sự việc gì thì cũng đều luôn luôn chính xác. Nhưng những kẻ lãnh đạo nhà Chúa không bao giờ lắng nghe đến cảm nhận của đại đa số anh em mình, nên rất nhiều lần họ bị sập bẫy kẻ thù như Giô suê ở đây vậy.

--Không cầu hỏi Chúa –

“Người Y-sơ-ra-ên bèn nhậm (tiếp lấy) lương thực chúng nó, không cầu hỏi Đức Giê-hô-va” (câu 14).

Từ lúc lên ngôi, khoảng 15 tuổi, vua Sa lô mô, hết lòng tiềm kiếm sự dẫn dắt của Chúa nên ông khuyên chúng ta: “Hãy hết lòng tin cậy CHÚA, Chớ nương cậy nơi sự sáng suốt của con.Hãy nhận biết Ngài trong mọi đường lối mình, Ngài sẽ làm cho đường lối của con bằng thẳng” (Châm ngôn 3:5-6)

--Bị cám dỗ quyết định ngay—

“Giô-suê lập hòa cùng chúng nó, và kết ước cho chúng nó sống; rồi các trưởng lão của hội chúng bèn thề cùng chúng nó”.

Kẻ thù luôn hối thúc chúng ta quyết định ngay, cho nên khi  đứng trước những quyết định mới, chúng ta đừng vội vã, bà chà bộp chộp mà quyết định bừa bãi. Chúng ta hãy hoản lại vài ngày để có thì giờ suy gẫm và cầu nguyện thỉnh vấn ý muốn của Chúa. Nếu làm như vậy chúng ta tránh được nhiều quyết định sai lầm, và bẫy sập của kẻ thù.

 Giô suê và các trưởng lão phấn khởi, say sưa về các chiến thắng tại Giê ri cô và A-hi mới đây, rồi bây giờ được dân Ga ba ôn tán đương, nên dễ  mắc mưu của kẻ thù., dễ bị lầm sự ngụy trang khéo léo của họ.

Về một phương diện, cầu Chúa ngăn trở anh em chúng ta cư xử lừa đảo như dân Ga ba ôn. Và một mặt khác, xin Chúa cứu chúng ta thoát khỏi những ngòn lừa đảo của dân Ga ba ôn ngày nay, đang hoạt động khéo léo trong các cộng đồng dân Chúa, hầu “chúng ta không bị Sa-tan lợi dụng vì chúng ta không lạ gì mưu chước của hắn” (2 Cô rinh tô 2:14)..

Khải Đạo 26-1-2021--

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2021

BÀI HỌC VỀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA SIÊU CƯỜNG QUỐC AI CẬP-


 

Ê-xê-chi-ên 29:15-16: “Ai Cập sẽ là một vương quốc thấp bé nhất trong các vương quốc và sẽ không bao giờ vươn cao hơn các nước khác nữa. Ta sẽ làm cho nó bé nhỏ đi để nó không bao giờ cai trị các nước nữa.  Ai Cập sẽ không còn là nơi nhờ cậy cho nhà Y-sơ-ra-ên nữa  nhưng chỉ gợi cho họ nhớ lại tội lỗi của họ khi chạy theo Ai Cập. Bấy giờ chúng  sẽ biết rằng chính ta là Đức Jehovah”.

Ê-xê-chi-ên 31:16, “Ta làm cho các nước run rẩy khi nghe tiếng nó sụp đổ…”

 Đế quốc Ai cập phát sinh rất sớm, cũng như đế quốc Babylon cũng manh nha từ thời Áp-ra ham, khi Áp-ra ham giải cứu Lót khỏi cuộc thế chiến thời đó (Sáng thế kí 14-15). Để quốc sớm của Ai cập có trước khi Áp ra ham dẫn vợ và cháu là Lót vào xứ Ca na an, khoảng năm 2000 T.C.N.

Đế quốc nầy đạt tình trạng cực thịnh trong thời của Giô-sép làm thủ tướng và thời Môi se được Chúa dấy lên làm nhà giải phóng dân Israel ra khỏi cảnh tù đày tại Ai cập. Môi se đã viết hai sách Sáng thế kí và Xuất Hành tại trại quân, nơi chân núi Si nai, niên hiệu khoảng chừng năm 1450 TCN.

Đế quốc Ai cập cứ giữ địa vị bá chủ trên các nước, làm cảnh sát quốc tế  mãi cho đến thời tiên tri Ê-xê-chi-ên xuất hiện rao giảng lời Chúa tại bờ sông Kê-ba, đất Babylon, giữa đoàn dân Israel bị lưu dày ở đó, khoảng vài mươi năm trước năm 597 T.C.N.

 Lịch sử cổ đại ghi vài nét tổng quát như sau. Đế quốc A-si-ri (Iraq) đã cai trị vùng Trung Đông mấy trăm năm trước khi Israel vong quốc vào năm 597 TCN. Bố của vua Nê bu cát nết sa, cùng vua Mê-đi Ba tư liên minh với nhau thành một khối chống lại đồng minh của đế quốc A-si-ri và Ai cập, nhằm mục đích lật đổ A-si-ri. Trận đánh danh tiếng nầy Kinh thánh gọi là trận Cạt-kê-mít (Carchemish) trên bờ sông Ơ-phơ-rát, xem 2 Sử kí 35:20-27.

Sau khi chiến thắng và lật đổ được đế quốc A-si-ri, Babylon trở mặt, dấy binh đánh hạ Mê-đi Ba tư là đồng minh, và đưa quân truy đuổi kẻ thù là Ai cập đến tận sông Nile, để mình lên làm đế quốc độc tôn vào năm 605 T.C.N.. Sách Giê rê mi chép lại rằng sau trận Cạt-kê -mít, quân đội của Nê bu cát nết sa đã xâm lăng tận nước Ai cập, tàn phá và chế phục nó trở nên một nước yếu hèn, “một vương quốc thấp bé nhất trong các vương quốc và sẽ không bao giờ vươn cao hơn các nước khác nữa”. Đó là khoảng năm 597 TCN.

 Nếu tính từ khi dân Hê bơ rơ đến Ca- na-an vào thời Áp ra ham (2000 TCN) đến thời vua Sê đê kia vong quốc năm 586 T.C.N, lịch sử oai hùng của đế quốc Ai cập kéo dài trong khoảng 15 thế kỉ, thì suốt thời kì đó, Ai cập là “nơi nhờ cậy cho nhà Y-sơ-ra-ên“. Israel đã hết lòng nương dựa vào siêu cường quốc Ai cập suốt 15 thế kỉ. Thật là một điểm nổi bật trong tiến trình phát triển thuộc linh của dân Israel trong thời Cựu ước.

 Tổ phụ Israel là Áp-ra-ham đã chạy xuống Ai cập nhờ cậy. Gia đình cụ ông Israel trong sự quan phòng của Chúa cũng xuống Ai cập để nhờ cậy. Trong lịch sử 15 thế kỉ của Israel, kể từ thờ Áp-ra ham đến Ê- xê-chi- ên chúng ta thấy lòng dạ dân thánh luôn luôn hướng về Ai-cập như sau:

-- Xuất Hành 16:2-3;Khi ở trong sa mạc toàn dân Y-sơ-ra-ên phiền trách Môi-se và  A-rôn.  Họ nói với hai ông rằng: “Thà chúng tôi chết vì bàn tay của Đức Jehovah trong xứ Ai-cập khi ngồi quanh nồi thịt và muốn chi có nấy còn hơn là để hai ông  đem vào sa mạc để chết đói cả đám!”.

Mới vừa ra khỏi Ai cập, họ liền muốn trở lại bầu sữa đó, không muốn chịu bị dứt sữa Ai cập.

--Dân số kí 14: 2-4, “Tất cả dân Y-sơ-ra-ên lằm bằm chống nghịch Môi-se và A-rôn. Toàn dân nói với hai ông: “Ước gì chúng tôi đã chết tại Ai-cập, hoặc qua đời  trong sa mạc cho rồi!  Tại sao Đức Jehovah đem chúng tôi ra khỏi đất ấy để bắt chúng tôi phải  ngã chết dưới lưỡi gươm? Vợ con chúng tôi sẽ trở thành chiến lợi phẩm. Chúng tôi  quay về Ai-cập chẳng hơn sao?”  Rồi họ bảo nhau: “Chúng ta phải chọn một vị lãnh tụ và quay về  Ai-cập!”.

Họ sợ dân khổng lồ, không muốn vào Đất hứa, muốn trở lại Ai cập. Họ coi Ai cập là đất hứa cụ thể, còn Đất hứa Ca na  an là lời hứa viễn vông của Chúa.

--Giê rê mi chương 42-44 thuật lại câu chuyện đáng buồn của dân  Israel còn sót lại sau khi vua Sê đê kia làm vong quốc, họ cứ muốn chạy trốn xuống Ai cập, vì nghĩ đó là chỗ dựa cho tương lai của họ. “Còn nếu các ngươi không vâng lời Đức Jehovah, Đức Chúa Trời các ngươi, nếu các ngươi tiếp tục nói: ‘Chúng tôi không muốn sống trong xứ này;  không đâu! nhưng chúng tôi sẽ đi xuống Ai-cập, nơi đó chúng tôi sẽ không thấy chiến tranh, không nghe tù và thổi, cũng không đói khát thức ăn; chúng tôi muốn sống tại đó,’  thì các ngươi là những người còn sống sót trong xứ Giu-đa, hãy lắng nghe lời Đức Jehovah. Đức Jehovah Vạn Quân, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, phán như vầy: ‘Nếu các ngươi quyết định đi xuống Ai-cập, trú ngụ tại đó,  thì gươm đao mà các ngươi sợ sẽ bắt kịp các ngươi trong xứ Ai-cập, và đói kém mà các ngươi lo ngại cũng sẽ bám sát các ngươi tại Ai-cập, và các ngươi sẽ chết tại đó” (42: 13-16)—“ Vậy Giô-ha-nan, con Ca-rê-át, và tất cả các sĩ quan chỉ huy, cùng toàn dân nhất quyết không vâng lời Đức Jehovah dạy phải ở lại sinh sống trong xứ Giu-đa.  Giô-ha-nan, con Ca-rê-át, và tất cả các sĩ quan chỉ huy bắt tất cả những người còn lại trong xứ Giu-đa, gồm có những người tản lạc khắp mọi nước đã trở về sinh sống trong xứ Giu-đa, ..nào  đàn ông, đàn bà, trẻ con, và các công chúa, luôn cả tiên tri Giê rê mi và Ba-rúc, con Nê-ri-gia, và dẫn đi xuống Ai-cập, vì họ không vâng lời Đức Jehovah. Họ đi đến thành Tác-pha-nết” (43: 4-7).

Đây là cuộc chạy loạn vào đất Ai cập, vì họ nghỉ nới đó an toà, không gặp gươm giáo nữa.. Nhưng họ không ngờ.

-- Ê-sai 31:1, “Khốn cho những kẻ đi xuống Ai Cập để cầu cứu; Nhờ những ngựa, Cậy các xe vì chúng nó đông; Tin cậy vào kỵ binh vì chúng nó mạnh

Nhưng không nhìn xem Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên Và không tìm kiếm Đức Jehovah”.

--Giê-rê mi 2: 17-18, “Vì ngươi đã lìa bỏ Đức Jehovah, Đức Chúa Trời ngươi, Đang khi Ngài dẫn dắt ngươi trên đường sao? Bây giờ ngươi đi xuống Ai-cập,

Cuối cùng Chúa phải dành cả 15 thế kỉ để làm suy yếu nước Ai cập, để nó  trở thành một nước yếu hèn, đến cả ngày hôm nay là thế kỉ 21. Ai cập không còn là đất hứa, là chỗ trông cậy của Israel nữa.

 Bài học lịch sử về sự sụp đổ của đế quốc Ai cập có cho bạn thấy được Nguyên Thủ và Chủ Tể các vua trên mặt đất (Khải 1:5 )  có quyền cất nhắc đế quốc nầy lên, hạ đế quốc kia xuống theo nghị quyết của ý chỉ Ngài. Đừng nghĩ một đế quốc nào là Đất hứa, là nơi nương dựa cho  hội thánh hay đời sống của gia đình mình. Đế quốc Babylon,  đối lập Ai cập, còn biết nói như vầy thay, “Nầy, ngươi nương cậy Ai Cập, là cái gậy bằng sậy đã gãy mà hễ ai tựa vào nó sẽ bị đâm lủng tay. Pha-ra-ôn, vua Ai Cập cũng như vậy đối với ai nương cậy người”( Ê-sai 36:6).

Người Babylon phê bình về việc Israel nương cậy nơi Ai cập như vậy.

 Chúa phán quyết dứt khoát về Ai cập, “Ta sẽ làm cho nó bé nhỏ đi để nó không bao giờ cai trị các nước nữa.  Ai Cập sẽ không còn là nơi nhờ cậy cho nhà Y-sơ-ra-ên nữa  nhưng chỉ gợi cho họ nhớ lại tội lỗi của họ khi chạy theo Ai Cập. Bấy giờ chúng  sẽ biết rằng chính ta là Đức Jehovah”.

 Bạn có tin tưởng,hay  mơ ước một siêu cường quốc nào đó là đất hứa cho bạn chăng? Bạn có trông ngóng nơi một siêu cường quốc nào chăng? Xin Chúa cho chúng ta nắm được và chấp nhận bài học sai lầm của Israel đã trải qua. “Chớ nương cậy nơi phàm nhân, Là loài chỉ có hơi thở nơi lỗ mũi; Chúng có gì đáng kể đâu?” (Ê-sai 2:22)

--Giê-hô-gia-đa- 24-1-2021