Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2021

BÀI HỌC VỀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA SIÊU CƯỜNG QUỐC AI CẬP-


 

Ê-xê-chi-ên 29:15-16: “Ai Cập sẽ là một vương quốc thấp bé nhất trong các vương quốc và sẽ không bao giờ vươn cao hơn các nước khác nữa. Ta sẽ làm cho nó bé nhỏ đi để nó không bao giờ cai trị các nước nữa.  Ai Cập sẽ không còn là nơi nhờ cậy cho nhà Y-sơ-ra-ên nữa  nhưng chỉ gợi cho họ nhớ lại tội lỗi của họ khi chạy theo Ai Cập. Bấy giờ chúng  sẽ biết rằng chính ta là Đức Jehovah”.

Ê-xê-chi-ên 31:16, “Ta làm cho các nước run rẩy khi nghe tiếng nó sụp đổ…”

 Đế quốc Ai cập phát sinh rất sớm, cũng như đế quốc Babylon cũng manh nha từ thời Áp-ra ham, khi Áp-ra ham giải cứu Lót khỏi cuộc thế chiến thời đó (Sáng thế kí 14-15). Để quốc sớm của Ai cập có trước khi Áp ra ham dẫn vợ và cháu là Lót vào xứ Ca na an, khoảng năm 2000 T.C.N.

Đế quốc nầy đạt tình trạng cực thịnh trong thời của Giô-sép làm thủ tướng và thời Môi se được Chúa dấy lên làm nhà giải phóng dân Israel ra khỏi cảnh tù đày tại Ai cập. Môi se đã viết hai sách Sáng thế kí và Xuất Hành tại trại quân, nơi chân núi Si nai, niên hiệu khoảng chừng năm 1450 TCN.

Đế quốc Ai cập cứ giữ địa vị bá chủ trên các nước, làm cảnh sát quốc tế  mãi cho đến thời tiên tri Ê-xê-chi-ên xuất hiện rao giảng lời Chúa tại bờ sông Kê-ba, đất Babylon, giữa đoàn dân Israel bị lưu dày ở đó, khoảng vài mươi năm trước năm 597 T.C.N.

 Lịch sử cổ đại ghi vài nét tổng quát như sau. Đế quốc A-si-ri (Iraq) đã cai trị vùng Trung Đông mấy trăm năm trước khi Israel vong quốc vào năm 597 TCN. Bố của vua Nê bu cát nết sa, cùng vua Mê-đi Ba tư liên minh với nhau thành một khối chống lại đồng minh của đế quốc A-si-ri và Ai cập, nhằm mục đích lật đổ A-si-ri. Trận đánh danh tiếng nầy Kinh thánh gọi là trận Cạt-kê-mít (Carchemish) trên bờ sông Ơ-phơ-rát, xem 2 Sử kí 35:20-27.

Sau khi chiến thắng và lật đổ được đế quốc A-si-ri, Babylon trở mặt, dấy binh đánh hạ Mê-đi Ba tư là đồng minh, và đưa quân truy đuổi kẻ thù là Ai cập đến tận sông Nile, để mình lên làm đế quốc độc tôn vào năm 605 T.C.N.. Sách Giê rê mi chép lại rằng sau trận Cạt-kê -mít, quân đội của Nê bu cát nết sa đã xâm lăng tận nước Ai cập, tàn phá và chế phục nó trở nên một nước yếu hèn, “một vương quốc thấp bé nhất trong các vương quốc và sẽ không bao giờ vươn cao hơn các nước khác nữa”. Đó là khoảng năm 597 TCN.

 Nếu tính từ khi dân Hê bơ rơ đến Ca- na-an vào thời Áp ra ham (2000 TCN) đến thời vua Sê đê kia vong quốc năm 586 T.C.N, lịch sử oai hùng của đế quốc Ai cập kéo dài trong khoảng 15 thế kỉ, thì suốt thời kì đó, Ai cập là “nơi nhờ cậy cho nhà Y-sơ-ra-ên“. Israel đã hết lòng nương dựa vào siêu cường quốc Ai cập suốt 15 thế kỉ. Thật là một điểm nổi bật trong tiến trình phát triển thuộc linh của dân Israel trong thời Cựu ước.

 Tổ phụ Israel là Áp-ra-ham đã chạy xuống Ai cập nhờ cậy. Gia đình cụ ông Israel trong sự quan phòng của Chúa cũng xuống Ai cập để nhờ cậy. Trong lịch sử 15 thế kỉ của Israel, kể từ thờ Áp-ra ham đến Ê- xê-chi- ên chúng ta thấy lòng dạ dân thánh luôn luôn hướng về Ai-cập như sau:

-- Xuất Hành 16:2-3;Khi ở trong sa mạc toàn dân Y-sơ-ra-ên phiền trách Môi-se và  A-rôn.  Họ nói với hai ông rằng: “Thà chúng tôi chết vì bàn tay của Đức Jehovah trong xứ Ai-cập khi ngồi quanh nồi thịt và muốn chi có nấy còn hơn là để hai ông  đem vào sa mạc để chết đói cả đám!”.

Mới vừa ra khỏi Ai cập, họ liền muốn trở lại bầu sữa đó, không muốn chịu bị dứt sữa Ai cập.

--Dân số kí 14: 2-4, “Tất cả dân Y-sơ-ra-ên lằm bằm chống nghịch Môi-se và A-rôn. Toàn dân nói với hai ông: “Ước gì chúng tôi đã chết tại Ai-cập, hoặc qua đời  trong sa mạc cho rồi!  Tại sao Đức Jehovah đem chúng tôi ra khỏi đất ấy để bắt chúng tôi phải  ngã chết dưới lưỡi gươm? Vợ con chúng tôi sẽ trở thành chiến lợi phẩm. Chúng tôi  quay về Ai-cập chẳng hơn sao?”  Rồi họ bảo nhau: “Chúng ta phải chọn một vị lãnh tụ và quay về  Ai-cập!”.

Họ sợ dân khổng lồ, không muốn vào Đất hứa, muốn trở lại Ai cập. Họ coi Ai cập là đất hứa cụ thể, còn Đất hứa Ca na  an là lời hứa viễn vông của Chúa.

--Giê rê mi chương 42-44 thuật lại câu chuyện đáng buồn của dân  Israel còn sót lại sau khi vua Sê đê kia làm vong quốc, họ cứ muốn chạy trốn xuống Ai cập, vì nghĩ đó là chỗ dựa cho tương lai của họ. “Còn nếu các ngươi không vâng lời Đức Jehovah, Đức Chúa Trời các ngươi, nếu các ngươi tiếp tục nói: ‘Chúng tôi không muốn sống trong xứ này;  không đâu! nhưng chúng tôi sẽ đi xuống Ai-cập, nơi đó chúng tôi sẽ không thấy chiến tranh, không nghe tù và thổi, cũng không đói khát thức ăn; chúng tôi muốn sống tại đó,’  thì các ngươi là những người còn sống sót trong xứ Giu-đa, hãy lắng nghe lời Đức Jehovah. Đức Jehovah Vạn Quân, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, phán như vầy: ‘Nếu các ngươi quyết định đi xuống Ai-cập, trú ngụ tại đó,  thì gươm đao mà các ngươi sợ sẽ bắt kịp các ngươi trong xứ Ai-cập, và đói kém mà các ngươi lo ngại cũng sẽ bám sát các ngươi tại Ai-cập, và các ngươi sẽ chết tại đó” (42: 13-16)—“ Vậy Giô-ha-nan, con Ca-rê-át, và tất cả các sĩ quan chỉ huy, cùng toàn dân nhất quyết không vâng lời Đức Jehovah dạy phải ở lại sinh sống trong xứ Giu-đa.  Giô-ha-nan, con Ca-rê-át, và tất cả các sĩ quan chỉ huy bắt tất cả những người còn lại trong xứ Giu-đa, gồm có những người tản lạc khắp mọi nước đã trở về sinh sống trong xứ Giu-đa, ..nào  đàn ông, đàn bà, trẻ con, và các công chúa, luôn cả tiên tri Giê rê mi và Ba-rúc, con Nê-ri-gia, và dẫn đi xuống Ai-cập, vì họ không vâng lời Đức Jehovah. Họ đi đến thành Tác-pha-nết” (43: 4-7).

Đây là cuộc chạy loạn vào đất Ai cập, vì họ nghỉ nới đó an toà, không gặp gươm giáo nữa.. Nhưng họ không ngờ.

-- Ê-sai 31:1, “Khốn cho những kẻ đi xuống Ai Cập để cầu cứu; Nhờ những ngựa, Cậy các xe vì chúng nó đông; Tin cậy vào kỵ binh vì chúng nó mạnh

Nhưng không nhìn xem Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên Và không tìm kiếm Đức Jehovah”.

--Giê-rê mi 2: 17-18, “Vì ngươi đã lìa bỏ Đức Jehovah, Đức Chúa Trời ngươi, Đang khi Ngài dẫn dắt ngươi trên đường sao? Bây giờ ngươi đi xuống Ai-cập,

Cuối cùng Chúa phải dành cả 15 thế kỉ để làm suy yếu nước Ai cập, để nó  trở thành một nước yếu hèn, đến cả ngày hôm nay là thế kỉ 21. Ai cập không còn là đất hứa, là chỗ trông cậy của Israel nữa.

 Bài học lịch sử về sự sụp đổ của đế quốc Ai cập có cho bạn thấy được Nguyên Thủ và Chủ Tể các vua trên mặt đất (Khải 1:5 )  có quyền cất nhắc đế quốc nầy lên, hạ đế quốc kia xuống theo nghị quyết của ý chỉ Ngài. Đừng nghĩ một đế quốc nào là Đất hứa, là nơi nương dựa cho  hội thánh hay đời sống của gia đình mình. Đế quốc Babylon,  đối lập Ai cập, còn biết nói như vầy thay, “Nầy, ngươi nương cậy Ai Cập, là cái gậy bằng sậy đã gãy mà hễ ai tựa vào nó sẽ bị đâm lủng tay. Pha-ra-ôn, vua Ai Cập cũng như vậy đối với ai nương cậy người”( Ê-sai 36:6).

Người Babylon phê bình về việc Israel nương cậy nơi Ai cập như vậy.

 Chúa phán quyết dứt khoát về Ai cập, “Ta sẽ làm cho nó bé nhỏ đi để nó không bao giờ cai trị các nước nữa.  Ai Cập sẽ không còn là nơi nhờ cậy cho nhà Y-sơ-ra-ên nữa  nhưng chỉ gợi cho họ nhớ lại tội lỗi của họ khi chạy theo Ai Cập. Bấy giờ chúng  sẽ biết rằng chính ta là Đức Jehovah”.

 Bạn có tin tưởng,hay  mơ ước một siêu cường quốc nào đó là đất hứa cho bạn chăng? Bạn có trông ngóng nơi một siêu cường quốc nào chăng? Xin Chúa cho chúng ta nắm được và chấp nhận bài học sai lầm của Israel đã trải qua. “Chớ nương cậy nơi phàm nhân, Là loài chỉ có hơi thở nơi lỗ mũi; Chúng có gì đáng kể đâu?” (Ê-sai 2:22)

--Giê-hô-gia-đa- 24-1-2021