Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

Sự Thương Cảm Của Thầy Thượng Tế


High Priest
 Kinh Thánh : Hê-bơ-rơ 4:15-16

“Vì chúng ta không có Thầy Tế Lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thương sự yếu đuối chúng ta, bèn là có một Thầy Tế Lễ đã chịu cám dỗ trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội.  Vậy, chúng ta hãy dạn dĩ đến gần ngôi thi ân, hầu cho nhận lãnh sự thương xót và tìm được ân điển để giúp đỡ mình trong thì giờ cần dùng.”

Khi Chúa Giê-su ở trên đất, Ngài đã bị cám dỗ trong mọi sự. Ngài cảm thấy đau đớn khi Ngài chịu đau khổ, Ngài cảm thấy buồn rầu khi Ngài bị hiểu lầm. Ngài đã trải nghiệm qua rất nhiều đau khổ và gặp phải nhiều cuộc bách hại. Khi Ngài đã trải qua những cám dỗ nầy, Ngài đã có những cảm giác tương tự như chúng ta. Vì vậy, Ngài có thể cảm thông với những yếu đuối của chúng ta.

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Tâm trí của Đấng Christ


Kinh Thánh : Phil. 2:1-11

Trong vài tuần qua, đoạn văn này của Kinh Thánh thường ở trong trái tim tôi. Là cơ đốc nhân, chúng ta nên chú ý đến phần này của Kinh Thánh.

Tìm Chiến Hữu


Chương Trình Bàn Chân Đẹp. VN.
----oooOOooo----

Tìm Chiến Hữu
----- B8 ----

                Sa mạc trổ hoa

 (Đương khi đi qua trũng khóc lóc, Họ làm trũng ấy trở nên nơi có  mạch; mưa sớm cũng phủ phước cho nó .  Thi Thiên 84:6) .

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Sơ Lược Về Việc Cơ-Đốc-Giáo Truyền Đến Việt Nam



Căn cứ vào các sách sử của Việt Nam và Trung Hoa, một số nhà nghiên cứu cho rằng quá trình truyền bá Cơ-đốc Giáo đến Việt Nam có thể chia làm hai giai đoạn chính. Giai đoạn đầu từ những thế kỷ đầu của công nguyên đến cuối thế kỷ 15, và giai đoạn thứ II, từ đầu thế kỷ thứ 16 trở về sau.

Theo Pedro Ordonez de Cevallos, một Linh Mục Tây Ban Nha, Sứ Đồ Thô-ma là người đầu tiên truyền bá đạo Chúa đến Việt Nam. Cũng theo Linh Mục Cevallos, khi ấy Sứ Đồ Thô-ma đã làm chứng cho một vị vua Việt Nam tiếp nhận Chúa.

Phan Khôi và Việc Phiên Dịch Kinh Thánh Tiếng Việt (1920-1925)



Từ thế kỷ 19, các Hội Thánh Tin Lành đã phát động mạnh mẻ phong trào truyền giáo trên khắp thế giới. Nhiều Giáo Hội Phúc âm muốn mang ánh sáng Chúa Giêsu – Christ đến Đông Dương thuộc Pháp. Nhưng do những lo ngại của nhà cầm quyền Pháp và Nam Triều thời ấy, kế hoạch trên chưa được thuận lợi.

“Ðến mùa xuân năm 1911, các Giáo sĩ R. A. Jaffay, Paul M. Hosler và G. Lloyd Huglers đến hải cảng Tourane, ở Trung phần Việt Nam. Họ mua được một cơ sở ở góc đường Khải Ðịnh, số 66 và đường Nguyễn Hoàng, số 67 để làm trụ sở truyền giáo, đó là trụ sở đầu tiên của hội. Sau khi hoàn tất công tác, họ trở lại Trung Hoa. Giáo sĩ Jaffray không được phép làm giáo sĩ thường xuyên tại Việt Nam, Giáo sĩ Huglers được gọi về Nữu-ước để lảnh nhiệm vụ cao trọng hơn nên chỉ còn Giáo sĩ Hosler trở lại Ðông Dương một mình. Ông khởi sự học tiếng Việt và đồng thời bắt đầu giảng Tin Lành.

CHÚNG TA NHẬN ÐƯỢC KINH THÁNH THẾ NÀO?


 Cấu Tạo Tân Ước
***
Kinh điển Tân Ước.-- Theo nguyên văn, chữ "canon" (Kinh điển) nghĩa là "cây gậy" hoặc "cây đo." Theo cách dùng trong đạo Ðấng Christ, nó có nghĩa là: "sách chép qui tắc của đức tin," nghĩa là toàn thể các sách nguyên văn và có thẩm quyền, hợp thành Lời do Ðức Chúa Trời soi dẫn. Các sách của "Kinh điển Tân Ước " chính là những quyển được toàn thể Hội Thánh nhìn nhận là tác phẩm đích thực và chân chánh của các Sứ đồ.