Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2019

ĐỒNG ĐI VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI-


Sáng Thế Kí 5:24 TKTC, “Và Hê-nóc bước đi với Đức Chúa TRỜI; và người không còn, vì Đức Chúa TRỜI đã lấy người đi”.
Giu đe: 1:14-15 “Và về những kẻ này Hê-nóc , trong thế-hệ thứ bảy từ A-đam, cũng đã tiên-tri, rằng: “Kìa, Chúa đã đến với hàng vạn thánh nhân của Ngài, để thi-hành  phán-quyết trên tất cả, và để kết-tội mọi kẻ không tin-kính về tất cả các việc làm không tin-kính của chúng mà chúng đã làm một cách không tin-kính, và về tất cả những điều chói tai mà các kẻ  phạm  tội không tin-kính đã nói chống lại Ngài”.
Hê-nóc nầy, thật là một con người lạ lùng!
Trong một thời kì rất đen tối, giữa một chủng tộc vô thần, ông bước đi cùng Đức Chúa TRỜI. Thật là một đức tin kì lạ, thật là một niềm trông cậy  vào những lời hứa của Đức Chúa TRỜI! (Giu-đe 1: 14:15)
Hê-nóc được 65 tuổi thì sinh Mê-tu-sê la và khởi sự đồng đi cùng Đức Chúa Trời. Sau khi sinh Mê tu sê la cùng nhiều con trai con gái khác, và đồng đi cùng Chúa 300 năm, đến năm ông 365 tuổi, Chúa đem ông về an nghỉ bên Ngài, có lẽ trong lạc viên (paradise). Vì chưa có sự cứu rỗi của Chúa Giê-su, và ông chưa có thân thể phục sinh, nên chưa vào thiên đàng được.

NGÀY SA-BÁT-


Cô-lô-se 2:16-17TKTC, “Bởi vậy, chớ để ai phán-đoán anh em về thức ăn hay uống hoặc về ngày lễ hay trăng mới hoặc ngày Ngưng-nghỉ (sa-bát)—các điều chỉ là bóng của điều sắp đến; nhưng thực-chất thuộc về Christ”.
Có lời hát:
Christ is my sabbath and new moon,
My morning and my day,
My age and my eternity,
That never will pass away.

BÓP MÉO LỜI KINH THÁNH-


2 Phi-e-rơ 3: 15,16 TKTC, “Người anh yêu-mến của chúng ta là Phao-lô, theo sự khôn-ngoan được ban cho anh ấy, đã viết cho anh em, cũng như trong tất cả các bức thư của anh ấy, nói về các điều này, trong đó có một số điều khó hiểu, mà những kẻ không được dạy và không vững bóp méo chúng, như họ cũng làm vậy cho phần còn lại của Thánh Kinh, cho chính sự phá-hủy của họ”.
Lời kinh thánh trên đây là lời sứ đồ Phi-e-rơ trân trọng giới thiệu chức vụ cung phụng lời Chúa của Phao-lô, khi ông sắp ra đi.
Trước đây chừng 100 năm, ông John Nelson Dardy đã viết, “Thánh Linh và lời Kinh thánh không thể tách rời mà không rơi vào chủ nghĩa cuồng tín về một mặt, hay mặt khác là chủ nghĩa duy lí-- Không có gì nguy hiểm hơn việc nắm lấy Lời Chúa khi tách rời với Linh của Ngài. . . Tôi biết không có gì làm chúng ta tách rời khỏi Đức Chúa Trời nhiều hơn là sự thật được nói ra mà không có sự thông công với Đức Chúa Trời; có nỗi hiểm nghèo bất thường trong đó”.

HÃY NHÌN CHÚNG TÔI!



Nettenyahoo.jpg
Jnewsvn.com - Bạn sẽ xúc động khi đọc bài phát biểu lịch sử của Thủ Tướng Y-sơ-ra-ên/Israel, nhưng đến cuối bài này, bạn chắc sẽ hô vang "Vinh quang thay là Đức Chúa Trời của Israel!"
Thủ Tướng Benjamin Netanyahu phát biểu: Chỉ mới cách đây 70 năm thôi. Người Do Thái chúng tôi vẫn còn bị sát hại như chiên câm bị đưa đến hàng làm thịt.
Cách đây 60 năm! Không có quốc gia. Không có quân đội! Bảy quốc gia Ả-Rập tuyên chiến với Do Thái nhỏ bé, chỉ vài giờ sau khi quốc gia được khai sinh Chúng tôi - những người Do Thái - chỉ 650.000 người - đối chọi với hàng triệu người thuộc thế giới Ả-Rập!
Lúc bấy giờ chưa có IDF (Lực Lượng Quốc Phòng Israel) hùng mạnh. Chưa có lực lượng không quân nào cứu chúng tôi; chỉ có lòng can đảm của những người Do Thái vốn dĩ chẳng còn nơi nào để đi!

CÓ NHỮNG CÁI NHÌN-


Chúa Giê-su có nói đến “con mắt xấu-xa” (Mác 7:22), bản Kinh thánh khác dịch là “con mắt ganh đố” hay “con mắt ganh gỗ”. Con mắt ganh đố là con mắt nhìn thấy người hơn mình thì lấy làm khó chịu.
Ông John Nelson Darby, nhà lãnh đạo hội thánh Phi-la-đen-phi hồi đầu thế kỉ 19 để lại mấy vần thơ, nói lên tâm trạng buồn của ông khi sống giữa những con mắt xấu xa ấy, trong hội thánh mệnh danh là “tình yêu anh em”.
Let the world despise and leave me,
They have left my Saviour, too,
Human hearts and looks deceive me,
Thou art not, like man, untrue;
And, while Thou shalt smile upon us,
God of wisdom, love and might,
Foes may hate, and friends disow me,
Show Thy face, and all is bright.
-

ÁNH SÁNG CHÚA VẠCH TRẦN VÀ HẠ BỆ TÍN ĐỒ


Trong ánh sáng mặt trời có ba loại tia: tia sáng, tia nhiệt và tia vô hình-- như tia cực tím, tia hồng ngoại...mắt người không thấy được. Những tia vô vình có cường độ cao.
Trong cả Kinh thánh Cựu ước và Tân ước thường chép đi chép lại để nhấn mạnh rằng sau khi đối mặt ánh sáng thần thượng, vô hình của Chúa, thánh dân thường "ai trở về nhà nấy".
--1 Sa mu ên 8:22- "ai nấy.. trở về thành của minh".-- Sau khi nghe lời giảng dạy quở trách của tiên tri.
--Giăng 7:53, "ai nấy đều trở về nhà mình" sau khi nghe lời giảng dạy của Đấng Ta Là (Hằng Hữu - I Am) trước đó.

Cái Khiên Và Phần Thưởng

Genesis 15:1, Darby, "After these things the word of Jehovah came to Abram in a vision, saying, Fear not, Abram; I am thy shield, thy exceeding great reward".
Chúa hứa ban cho Áp-ram hai điều, không phải là ban cho sự vật khách quan mà là ban thân vị Ngài dưới hai dạng:
1. Khiên, thuẫn che chở bên ngoài. Chúa sẽ hiện diện như cái thuẫn che chắn cho chúng ta, Ngài đứng chắn che kẻ thù là ma quỷ cho chúng ta.
2.Ngài ban chính Ngài như phần thưởng cực kì lớn lao cho chúng ta làm sở hữu. Phần thưởng nầy là thân vị Chúa, không phải vật chất.
Bản K T của J.N. Darby dịch chính xác như vậy.

Ánh Sáng Và Sự Cứu Rỗi-

Chúa là ánh sáng thần thượng, Chúa là sự cứu rỗi; chứ không phải Chúa ban cho ánh sáng và sự cứu rỗi. Chữ "cứu rỗi" có nghĩa là giải thoát, cứu đem ra nơi an toàn.
Tại sao ánh sáng và sự cứu rỗi đi đôi với nhau bất phân li?-
-Ê sai 6:1-2, khi được ánh sáng Chúa chiếu sáng, Ê-sai thấy được môi miệng dơ bẩn của mình, nên được giải thoát.
-Nhiều người thiếu ánh sáng Chúa, nên còn đui mù chống thần vị của Chúa Giê-su, còn muốn mang ách nô lệ luật pháp Cựu ước, còn muốn giữ ngày sa bát., còn muốn giữ lễ nô ên.
-Nhiều người thiếu ánh sáng nên chưa thoát khỏi bản ngã tham vọng tự mình chủ trị trên cơ nghiệp của Chúa cách độc đoán.
Bạn càng vui hưởng được Chúa là sự sáng và được Ngài soi tỏa, bạn sẽ càng được cứu, được giải thoát khỏi xác thịt, bản ngã, ma môn, thế giới và sa tan.

Mối bất mãn đang gia tăng -




-
Có một sự bất mãn ngày càng gia tăng với hiện trạng tư mọi dân tộc trên trái đất. Đâu đâu người ta cũng tỏ ra thái độ bất mãn với tôn giáo mà họ đang sống.
Chúa Jêsus đã phải chết để sự thành lập ở Y-sơ-ra -ên có thể duy trì nguyên trạng. Vào lúc cuối cùng chức vụ Ngài, những người Pha-ri-si, người Sa-đu-sê và đảng Hê-rốt (tầng lớp chính trị) tụ họp nhau để nhất trí rứt bỏ một người có thể làm rung chuyển xã hội của họ.
Họ vốn đã ghét nhau nhưng tìm ra nguyên nhân chung trong việc bảo vệ bản thân mình, bằng cách tiêu diệt kẻ thù chung là Chúa Jesus.. Đó là những gì tất cả các cơ chế đều làm, cho dù đó là tôn giáo hay thế gian. Đức Chúa Trời phán rằng sự phán xét bắt đầu tại nhà của Chúa. Chúng ta đã thấy điều đó đã và đang diễn ra, bây giờ chúng ta thấy các cấu trúc của tôn giáo loài người khắp nơi bắt đầu rạn nứt.

Ánh sáng và sự thật-


Từ ngữ "lẽ thật" (emeth) ở đây có nghĩa tương đương với chữ aletheia trong tiếng Hi lạp Tân ước- có nghĩa là sự chân thật và sự thật (thực tế)- truth, verity, trusworthiness.
Tại sao chúng ta cần có hai yếu tố nầy phát ra từ Chúa thì chúng ta mới đến được nơi ngự của Chúa, nơi hội chúng của Ngài đang nhóm họp.
Chúa từng nói nếu chúng ta biết "sự thật" thì sự thật sẽ giải phóng chúng ta. Chúa là sự thật. Nhưng nếu không có ánh sáng dồi dào của Chúa, chúng ta cũng khó nhận ra đâu lẽ sự thật.
Vì thiếu ánh sáng thần thượng nên lắm kẻ còn phủ nhận sự thật về thần tính của Chúa Giê-su. Kẻ khác bài bác sự thật Tam Vị Nhất thể, cổ động niềm tin Độc nhất thần thuyết- Đức Chúa Trời chỉ có một ngôi.
Nhiều kẻ cuồng tín không thấy sự thật về Tân ước, nên cứ rao giảng về ngày sa bát và việc trở lại làm tôi mọi cho luật pháp để đặt mình dưới sự rủa sả của luật pháp.
Một quần chúng khác, cũng thiếu ánh sáng, nên không nhìn thấy sự thật về Ba by lôn thống nhất trong La Mã giáo, nên cũng đang vui say trong cái gọi là Hội thánh hoàn vũ.
Chúbg ta rất cần ánh sáng dồi dào từ Chúa để không bị lừa gạt bởi những cái mà dân Chúa cho là "lẽ thật" (sự thật).

CỦA BÁU BẠN Ở ĐÂU?


“1vì ở đâu có châu báu của các ngươi, ở đó cũng sẽ có tâm của các ngươi.
Ngoài thiên đàng ra, tấm lòng của môn đệ Chúa Jêsus sẽ ở đâu? Tiếng gọi của chúng ta là tiếng gọi của thiên đàng, cơ nghiệp của chúng ta là một cơ nghiệp trên trời, và dành riêng cho chúng ta trên thiên đàng. Quốc tịch của chúng ta ở trên trời; nhưng nếu chúng ta, những tín nhân của Chúa Jêsus lại đặt kho báu trên trái đất, kết quả là trái tim của chúng ta sẽ sống ở trên trái đất. Chính thực tế của việc chúng ta làm như vậy chứng tỏ rằng của báu của mình còn đang ở trên trái đất!
Người tín đồ đặt kho báu trên trái đất có thể, không sống công khai trong tội lỗi, anh ta dùng một biện pháp nào đó để có thể mang lại một vài vinh dự cho Chúa trong những điều nhất định. Nhưng xu hướng gây tổn thương từ thói quen này sẽ ngày càng thể hiện chính bản ngã mình nhiều hơn, trong khi thói quen đặt kho báu trên thiên đàng sẽ thu hút tấm lòng anh về thiên đàng ngày càng nhiều hơn.
Người nào đặt của báu trên trời sẽ tiếp tục củng cố bản chất mới, thần thượng của anh ấy, các quan năng thuộc linh của anh ấy, và đưa các quan năng thuộc linh của mình ra sử dụng, và do đó, chúng sẽ được tăng cường; và anh sẽ ngày càng hữu dụng cho Chúa nhiều hơn.
Trong khi vẫn còn sống trong cơ thể nầy, trái tim anh nằm ở trên thiên đàng và đặt những của cải mình lên trời; và do đó, các kho báu trên trời sẽ mang cho anh, ngay cả trong cuộc sống này, các phước lành thần thượng quý giá như một phần thưởng của sự vâng phục theo lệnh truyền ban phước của Chúa chúng ta.

Đức Tin lớn Lên Khi Được Sử Dụng-


"Anh em không có bởi vì anh em không xin" (Gia cơ 4:2).
Đó là một câu nói của George Mueller rằng đức tin tăng lên khi được sử dụng. Nếu chúng ta muốn có đức tin lớn, chúng ta phải bắt đầu sử dụng đức tin nhỏ bé mà chúng ta đã có. Bắt đức tin nhỏ nầy làm việc bằng cách cầu nguyện tôn kính và trung thành, nó sẽ phát triển và trở nên mạnh mẽ hơn từng ngày.
Hôm nay hãy dám tin cậy Đức Chúa Trời cho một điều gì đó nhỏ nhặt và bình thường và tuần tới hoặc năm tới bạn có thể tin cậy Ngài vì những câu trả lời giáp ranh với điều kỳ diệu. Mọi người đều có chút niềm tin, Mueller nói; sự khác biệt giữa chúng ta chỉ là về mức độ, và người có đức tin nhỏ bé có thể chỉ đơn giản là người không dám vận dụng đức tin nhỏ bé mà anh ta có.
Theo Kinh thánh, chúng ta có vì chúng ta yêu cầu, hoặc chúng ta không có vì chúng ta không cầu xin. Không cần nhiều sự khôn ngoan để khám phá bước đi tiếp theo của chúng ta. Há không phải là cầu nguyện, và cầu nguyện nhiều lần cho đến khi câu trả lời đến hay sao? Đức Chúa Trời chờ đợi để được mời thể hiện quyền năng của Ngài thay cho dân của mình. Tình hình thế giới không có gì ít hơn những gì Đức Chúa Trời có thể sắp xếp lại. Chúng ta đừng thất vọng về thế giới và làm Chúa thất vọng bằng cách không cầu nguyện. - A.W. Tozer

Luật Nhịp Đôi Của Kinh Thánh

Tác Giả Kinh thánh có đặt môṭ luật gọi là "luật nhịp đôi" trong Kinh thánh. Chúa thường đặt hai sự thật, hai hình ảnh, ... đi song đôi với nhau. Trong câu kinh thánh nầy chúng ta thấy hai cặp- mặt trời đi với cái khiên, và ân điển cặp kè với vinh quang. Cặp đôi sau có ý nghĩa gì?
Ân điển không phải chỉ là ân phước vật chất suông ban cho tín đồ. Ân điển là Đức Chúa Trời trong Đấng Christ cho chúng ta vui hưởng trong đời nầy trước và cũng tận hưởng trong cả cõi đời đời về sau. Trong hành trình trên đất nầy, bạn cần gì làm hành trang về mặt vật lí hoặc thuộc linh thì Đức Chúa Trời là ân điển, là ân sủng đầy đủ cho bạn.
Chúa là ân điển ứng cho chúng ta trước, sau đó Ngài ban vinh quang. Trong Kinh thánh có nhiều chỗ chép rằng tín nhân sẽ vào vinh quang- thí dụ Heb 2:10., 1 Tê 2:12b.
Vinh quang là gì? Con cái Chúa hiể́u nông cạn là mai sau chúng ta sẽ có thân thể vinh quang chói lòa và ở trong khu vực đầy hào quang chói mắt.
Đức Chúa Trời vinh quang là Đấng biểu lộ Ngài ra- Công 7:2. còn Rô 8: 30 nói chúng ta sẽ được vinh hóa. Ý nghĩa quan trong nhất trong sự vinh hóa tín đồ là họ trưởng thành đạt đến tình trạng sống biểu lộ Đức Chúa Trời ngay trong đời nầy.
Đa số tín đồ mơ ngày kia họ sẽ vào thiên đàng ở trong nhà bằng vàng bằng ngọc, mà quên hay không biết rằng Chúa muốn họ sống trong vinh quang ngay ngày hôm nay--sống biểu lộ Ngài trong thân xác bụi đất nầy, rồi mới vào cõi vinh quang.
Chúa đã ban ân điển và vinh quang của Ngài cho bạn rồi, thế thì bạn có tận hưởng ân điển của Ngài chưa? Bạn đã sống biểu lộ Ngài chưa?, hay chỉ hưởng ân điển Ngài về mặt vật chất mà sống biểu lộ bản ngã mình hôm nay??

CUỘC SỐNG Ở HAI BÀN THỜ-


Thánh thi 84:3, "Con chim cũng đã tìm được một cái nhà, Và chim én một tổ cho nó, nơi nó có thể đặt con nhỏ của nó, Ngay cả các bàn thờ của Chúa, Đức GIA-VÊ vạn-quân ôi, Vua của con, Đức Chúa TRỜI của con”
-
Ở nơi bàn của lễ thiêu, ôi Christ,
Hay nơi đốt hương trên bàn dát vàng,
Tìm nhà trú cư do chim sẻ kia,
Loài én xây được tổ trong bình an.
-

Người Bạn Thuộc Thiên Của Tôi-


Chúa Jêsus Christ quý giá là bạn của chúng ta. Ô, chúng ta hãy tìm cách nhận ra điều này! Nó không chỉ đơn thuần là một cụm từ hay tuyên bốcủa tôn giáo, mà thực sự Ngài là Bạn của chúng ta. Ngài là Người Anh trai đã được “sinh ra vì nghịch cảnh”, Ngài gắn bó với chúng ta hơn anh em ruột. Ngài sẽ không bao giờ rời xa và không bao giờ bỏ rơi chúng ta.
Thật quý giá biết bao ngay cả trên trái đất có được một người bạn trên trời, vì điều này mang lại niềm vui của thiên đường ở một mức độ nhỏ vào trái tim của chúng ta bây giờ. Đây chỉ là những gì Cha Thiên Thượng của chúng ta mong muốn liên quan đến con cái của Ngài, rằng chúng có thể hạnh phúc như chúng có khả năng còn sống ở trong trong cơ thể nầy. Chúng ta đã tham gia vào điều này chưa, Người là “người hoàn toàn đáng yêu”, sẵn sàng từng giờ, để trở thành Bạn của chúng ta?

R. A. Torrey Nói Về George Muller-


"Một trong những người cầu nguyện mạnh mẽ nhất của thế hệ trước là George Mueller ở Bristol, Anh quốc, người đã cầu nguyện trong sáu mươi năm (ông sống đến chín mươi hai hoặc chín mươi ba tuổi) có được số Anh kim tương đương với 7.200.000 đô la Mĩ bằng lời cầu nguyện .
Nhưng George Mueller không bao giờ cầu nguyện cho một điều chỉ vì ông muốn nó, hoặc thậm chí chỉ vì ông ta cảm thấy nó rất cần thiết cho công việc của Chúa. Khi điều gì được đặt lên trái tim của George Mueller để cầu nguyện cho bất cứ điều gì, ông ta sẽ tìm kiếm trong Kinh thánh để tìm xem có lời hứa nào bao trùm trường hợp đó không.
Đôi khi ông tìm kiếm lời thánh kinh trong nhiều ngày trước khi ông trình bày lời thỉnh cầu của mình với Đức Chúa Trời. Và sau khi ông ta tìm thấy lời hứa, với Kinh thánh mở ra trước mặt mình, và ngón tay của ông đặt trên lời hứa đó, ông sẽ khẩn cầu theo lời hứa đó, và vì vậy ông đã nhận được những gì ông yêu cầu. Ông ấy luôn cầu nguyện với một cuốn Kinh thánh mở ra trước mặt mình"
- R. A. Torrey nói về George Müller; "Sức mạnh của cầu nguyện",

TRÁI CỦA SỰ SÁNG-


“Tốt lành” là bản chất của bông trái sự sáng; “công chính” là đường lối hay tiến trình nhờ đó bông trái được sản suất, và”chân thật” là thực tế, biểu hiện thiết thực (Đức Chúa Trời) của bông trái sự sáng.
Bông trái của sự sáng phải tốt lành trong bản chất, công chính trong tiến trình, và thiết thực trong sự biểu lộ, hầu Đức Chúa Trời có thể được biểu lộ như thực tế trong bước đi hằng ngày của chúng ta.
Bông trái của sự sáng trong sự tốt lành, công chính và chân thật có liên quan đến Đức Chúa Trời tam nhất. “Tốt lành” chỉ rõ Đức Chúa Trời Cha, vì Đấng tốt lành duy nhất là Đức Chúa Trời (Mathio 19:7), “công nghĩa” chỉ rõ Đức Chúa Trời Con, vì Đấng Christ đã đến để hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời (Rô 5:17-18, 21); “chân thật” chỉ rõ Đức Chúa Trời Linh, vì Ngài là Linh của sự thật (Giăng 14:17).

GẬY NUỐT GẬY-


“A-rôn quăng cây gậy của mình xuống trước mặt Pha-ra-ôn và trước mặt các tôi tớ của hắn, và nó thành một con rắn. Rồi Pha ra ôn cũng gọi đến các kẻ thông thái và các thầy phù thủy, và các thuật sĩ Ai cập cũng làm như vậy với thuật bí mật của chúng, Vì mỗi người quăng cây gậy của mình xuống, và chúng đều trở thành những con rắn. Nhưng cây gậy A-rôn nuốt hết những cây gậy của chúng” (Xuất 7:10-12).
Ý nghĩa của phép lạ nầy là để vạch trần bản chất thật trong nếp sống người A cập-- vì con người phải dựa nương trên gậy mình--tức là cuộc sống sa ngã tại Ai cập, ở dưới quyền sa tan, bàn tay chiếm đoạt của con rắn (Epheso 2;2, 1 Giăng 5;19).
Có thể so sánh các thuật sĩ Ai cập với các triết gia thế giới. Các triết gia thế giới có thể dạy dỗ những điều tương tự với những gì được rao giảng trong phúc âm.và cũng có thể vạch trần rằng cuộc sống trong thế giới nầy chỉ đưa đến sự chết, vì Xuất 7:22 chép họ có thể hóa nước sông Nile thàh máu. Nhưng họ không thể cất bỏ sự chết, như A-rôn thu hồi máu dưới sông. Chỉ phúc âm có thể làm mà thôi (8:8-13).
Y như cây gậy của A-rôn nuốt hết các cây gậy của các thuật sĩ, phúc âm của Chúa nuốt hết mọi triết lí của thế giới.

SƯ THU HÚT CỦA THẬP TỰ GIÁ




Lời Ngài cảm thúc, Chúa ôi,
Dẫu là nghiêm khắc nhưng lôi cuốn hoài,
Cho hồn qui hướng về Ngài,
Ý tâm ích kỷ xưa rày tiêu tan;
Thoát xa vật cõi thời gian,
Cho tôi sức mạnh vững vàng leo cao.
Chúa là chỗ dựa an toàn,
Ngoài Ngài, trần giới siết tròng linh tôi,
Cho xem vật tạm trên đời,
Chỉ dành cho lửa đúng thời xoá tan;
Am tri vật cõi thời gian,
Nhờ Ngài tôi thấy nên càng leo cao.

Vua A-suê-ru và sự tiếp cận tự do- -


Ê-xơ-tê 4:11,"Tất cả tôi-tớ của nhà vua và dân các tỉnh của nhà vua đều biết rằng hễ ai, nam hay nữ, , đi vào sân trong đến nhà vua, mà không được lệnh vời, thì người đó chỉ có một luật rằng hắn phải bị xử-tử, trừ khi nhà vua giơ ra cho người đó cây trượng bằng vàng ngõ hầu người đó được sống”.
Chỉ được phép đến Quốc vương Ba Tư A-suê-ru khi được gọi. Đối với người xuất hiện mà không được gọi, có hai khả năng: hoặc bị giết, hoặc được nhà vua tiếp nhận. Ân sủng có thể ở trên ngai vàng, nhưng nó cũng có thể ẩn giấu sự phán xét và cái chết. Chính xác là bạn sẽ cân nhắc xem bạn có nên tiếp cận ngôi của Ahasuerus hay không!
Khi Cơ Đốc nhân đến trước ngai Thiên Chúa, họ chỉ chờ đợi sự thương xót ở đó. Vì ngai vàng của Thiên Chúa là ngai ân sủng (Hê. 4:16). Chúng ta có sự thẳng thắn để đến với sự hiện diện của Thiên Chúa và biết rằng chúng ta đã nhận được ân sủng. Chúng ta không cần suy nghĩ về việc chúng ta có nên đến với Chúa trong lời cầu nguyện hay không. Chúng ta nên siêng năng khai thác quyền tiếp cận tự do mà Chúa Giêsu đã giành cho chúng ta!
Hãy đến ngai vàng ân sủng với những lo lắng, thử thách và nan đề của bạn!

Những Lời Nhìn Nhận

-
Rô-ma 16:12, “Hãy chào Try-phe-nơ và Try-phô-sơ, công nhân trong Chúa. Hãy chào Bẹtsi-đơ người yêu-dấu, đã làm việc cực-lực trong Chúa”.
Trong Rô-ma 16: 3-16, Phao-lô gửi lời chào đến một số anh chị em ở Rô-ma. Với nhiều anh chị em này, ông ca ngợi một điều gì đó đáng ca ngợi - đặc biệt là công việc của họ dành cho Chúa. Chẳng hạn, ông viết: "Hãy chào Bẹtsi-đơ người yêu-dấu, đã làm việc cực-lực trong Chúa” " (Rô-ma 16:12).
Chúng ta có thể học được điều gì đó từ đó. Chúng ta thường để dành riêng những lời đánh giá cao. Có lẽ chúng ta hạn chế những lời nhìn nhận này bằng khẩu hiệu: "Không tôn vinh con người!" Tất nhiên, chúng ta không nên tôn vinh con người. Nhưng chúng ta có thể đền ơn những gì Chúa có thể đã làm việc qua họ. Và trong lặng lẽ để họ nghe thấy những lời nhìn nhận đó một lần.
Khi anh chị em chúng ta đã ra đi về nhà, chúng ta thường không tiết kiệm lời khen ngợi. Há sẽ không đẹp hơn khi có một lời khen ngợi trong khi họ vẫn còn ở với chúng ta sao? Các anh chị em của chúng ta đã nhắm mắt trước khi được chúng ta nói điều gì đó tốt về họ không? Có thể sẽ có những bó hoa công nhận thực sự được đặt trên các ngôi mộ thôi sao?

Mắt, Tay và Chân-


1 Cô-rinh-tô 12: 12-21" Vì ngay cả như thân-thể là một và vẫn có nhiều chi-thể, và tất cả chi-thể của thân-thể, dẫu chúng thì nhiều, đều là một thân-thể,Đấng Christ cũng thế. Vì bởi một Linh tất cả chúng ta được báp-tem vào trong một thân-thể, hoặc các người Giu-đa hay các người Gờ-réc, hoặc các kẻ nô-lệ hay các kẻ tự-do, và tất cả chúng ta buộc uống một Linh. Vì thân-thể không là một chi-thể, nhưng có nhiều. Nếu cái chân nói: “Vì ta chẳng phải là bàn tay, ta không là một phần của thân-thể,” chẳng vì lý-do này mà không là một phần của thân-thể. Và nếu cái tai nói: “Vì ta chẳng phải là con mắt, ta không là một phần của thân-thể,” chẳng vì lý-do này mà không là một phần của thân-thể. Nếu cả thân-thể là một con mắt, thì nghe ở đâu? Nếu cả thân-thể là việc nghe, thì khứu giác ở đâu? Nhưng bây giờ Đức Chúa TRỜI đã đặt các chi-thể, mỗi một chi-thể, trong thân-thể, y như Ngài đã muốn. Và nếu tất cả chúng là một chi-thể, thì cái thân ở đâu? Nhưng bây giờ có nhiều chi-thể, song một thân-thể. Và con mắt chẳng có thể nói cùng bàn tay: “Ta chẳng cần ngươi”; hay một lần nữa cái đầu cùng các chân: “Ta chẳng cần các ngươi.”
Trong 1 Cô-rinh-tô 12: 12-21, hai mối nguy hiểm lớn trong thân thể của Đấng Christ - với các chức năng khác nhau - được thể hiện bởi cơ thể con người:

Chiếc Đồng Hồ-


Thi thiên 139:14 “Con sẽ cảm-tạ Chúa, vì con được làm ra một cách đáng sợ và kỳ-diệu; Kỳ-diệu thay các việc làm của Chúa, Và hồn con biết nó rất rõ”
Chris muốn biết Fred lấy chiếc đồng hồ tuyệt vời của mình từ đâu. Nhưng câu trả lời chỉ ngắn gọn: "Đồng hồ này được tạo ra bởi chính nó. Bạn chỉ cần ném một số mảnh kim loại vào một cái thùng lớn, lắc nó thật mạnh và trên hết, hãy đợi đủ lâu - món hàng đã xong! "- Chris nói: "Vô nghĩa! Điều đó hoàn toàn không thể!”.
Nhưng Fred vẫn không hề bối rối: "Nếu con người, phức tạp hơn hàng triệu lần so với chiếc đồng hồ, đáng lẽ phải có nguồn gốc từ chính nó, thì tại sao không phải đồng hồ cũng có như vậy?" Trong khi Nicki cau mày, Fred nói thêm: "Tôi tin rằng không chỉ chiếc đồng hồ trên cánh tay của con người có một nhà phát minh, nhưng cũng là chính con người. Nhà sản xuất đồng hồ được gọi là ... và người tạo ra con người là Thiên Chúa".
Thông tin: Thực thể phức tạp nhất của vũ trụ là bộ não con người. Bộ não của chúng ta được tạo thành từ khoảng 100 tỉ tế bào thần kinh được kết nối với nhau. Nếu bạn muốn viết lại rành rẽ tất cả các hợp chất này bằng văn bản, bạn sẽ cần 10 tỉ cuốn sách dày!

Người Nhát Gan Và Đấng Quản Lí Mọi Sự-


-
Sáng thế ký 28:17; Sáng thế ký 31:31; Sáng thế ký 32: 8; Sáng thế ký 46: 3- Người sợ và nói: " Chỗ này đáng kinh-sợ biết bao! Đây không gì khác hơn là nhà của Đức Chúa TRỜI, và đây là cổng trời."-- Thế thì Gia-cốp trả lời và nói với La-ban: "Bởi vì tôi đã sợ, vì tôi đã nói: 'E rằng cậu sẽ bắt các con gái của cậu từ tôi bởi vũ-lực.'-- Thế thì Giacốp sợ kinh khiếp và khốn-đốn; người bèn chia các người ở với mình, và các bầy chiên dê và các bầy bò và lạc-đà làm 2 toán;-- Ngài phán: "Ta là Chúa TRỜI, Chúa TRỜI của cha ngươi; đừng sợ đi xuống tới Ê-díp-tô, vì Ta sẽ làm ngươi thành một dân lớn ở đó”
Tổ phụ Gia-cốp là một công nhân chăm chỉ, một "người làm việc" thực sự. Nhưng anh cũng là một chàng trai sợ hãi. Đó là bởi vì anh ta muốn chiếm được quá nhiều trong tay của mình và không tin tưởng Chúa đủ.

CƠ NGHIỆP THUỘC LINH-


”để hưởng một của thừa kế không hư hoại được và không bị ô-uế và sẽ không tàn héo đi, được để dành trong trời cho anh em” (1Phiero 1:4).
Của thừa kế hay cơ nghiệp ở đây bao gồm sự cứu rỗi sắp đến cho hồn tín đồ (1 Phiero 1:5,9), ân điển tiếp nhận khi Chúa hiện ra (1:13), vinh quang được hiển lộ (5:1), mão triều vinh quang không tàn héo (5:4), và vinh quang đời đời.
Cơ nghiệp nầy không hư nát, hay hủy họai trong thực thể, không nhơ bẩn trong sự thánh khiết, không phai tàn trong vẻ đẹp và vinh quang.
Đây là các tính chất tuyệt vời trong cơ nghiệp đời đời của chúng ta. Ba tính chất nầy liên hệ Tam Vị Nhất Thể thần thượng: “không hư nát”, liên quan bản chất của Đức Cha, giống như vàng; “không ô uế” lên quan đến tình trạng được công tác thánh hóa của Đức Linh bảo tồn; và “không phai tàn”, liên quan sự biểu lộ vinh diệu của Đức Con.

ẢO VỌNG CỦA NGƯỜI TÍN ĐỒ


“Lúc ấy có hai người đàn ông ở ngoài đồng, một được đem đi, một bị để lại; 41 hai người đàn bà xay cối, một được đem đi, một bị để lại” (Mathio 24:40-41).
“Nhưng nhằm ngày Lót ra khỏi Sô-đôm, thì trời mưa lửa và lưu hoàng diệt họ hết thảy. Ngày Con người hiện ra cũng một thể ấy” (Lu ca 17:29-30)..
“Vậy, lúc nào các ngươi cũng hãy thức canh và cầu nguyện, hầu cho ngươi đủ sức để thoát khỏi mọi điều phải xảy đến ấy và đứng nổi trước mặt Con người.”(Lu ca 21:36).
-

CÂU CHUYỆN TABITHA—


Gióp-bê một nữ môn đồ, 
Hai tên một nghĩa bất ngờ: “Linh Dương”- 
Cuộc đời bày tỏ tình thương, 
Việc lànhchẩn tế lo lường thiên dân; 
Áo quần trợ giúp nhiu lần, 
Tặng cho dân Chúa khó khăn cuộc đời, 
 ngơi chị cũng khá rồi, 
Lầu caotầng trệt làm nơi nguyện cầu, 
Ngày kia lâm bệnh thương đau, 
Chị qua đời giữa tiếng gàolời xin; 
Môn đồ tức tốc đăng trình, 
Đến Ly-đa để kêu xin sứ đồ; 
Sê-pha không thể chần chờ, 
Thăm nơi chị chết trong giờ nguy nan, 
Sê-pha khẩn thiết kêu vang, 
Chúa cho chị sống vẻ vang Danh Ngài, 
Gióp  dân chúng sợ thay, 
Cúi đầu tin Chúa mỗi ngày một đông, 
ĐâyĐời sống quá lạ lùng, 
Khi cònkhi chết  cùng đáng khen, 
Tôi mong tất cả chị em, 
Noi gương chị ấy tiến lên thiên trình, 
Nói “thương” thì phải chứng minh, 
Bằng công việc tốt  mình làm ra, 
Ai ơiđừng  ba hoa, 
Đầu môi thương xót thật  khó coi! 
Minh Khải