MEDEBA
Một trong những thành phố quan trọng của Mô-áp, và là quê hương theo truyền thuyết của Ru-tơ và Ọt-ba, tại nơi đây, một bản đồ ghép lớn về Đất Thánh được phát hiện vào năm 1896. Bản đồ có kích thước 40 x 60 feet, mô tả vùng đất từ Ai-cập đến Constantinople. Địa danh được ghi bằng các ký tự Hy-lạp, biển màu xanh lá cây đậm, bình nguyên màu nâu nhạt, núi màu nâu sẫm. Biển Chết, sông Giô-đanh và Giê-ru-sa-lem còn được bảo tồn tốt. Bản đồ ấy hiện đang đặt tại sàn nhà của nhà thờ Hy-lạp tạ Masada, được trưng bày cho hàng ngàn du khách đến viếng thành phố, nhà thờ cách phía đông núi Nê-bô khoảng 3 dặm.
MEGIDDO
"Thành phố xe ngựa" canh giữ lối đi vào đèo Mê-ghi-đô, được Tiến sĩ G.Schumacher khai quật vào 1903-1905. Ông đào một đường hào cắt ngang mô đất có diện tích 13 acres. Những khám phá kém quant rọng bị lu mờ bởi sự khám phá một con dấu rất đẹp bằng ngọc thạch anh với dòng chữ "Shema, quan chức của Giê-rô-bô-am". Con dấu thuộc thời đại Giê-rô-bô-am I (931 - 910 TC), và có lẽ là con dấu của quan tổng đốc thành phố.
Vào 1925, Tiến sĩ Henry Breasted tổ chức một đoàn thám hiểm do các Tiến sĩ Rockefeller, phó Tiến sĩ Clarence S.Fisher chỉ đạo công việc cho tới năm 1927 và ông P.L.O.Guy tiếp tục công việc cho tới 1934 là năm Gordon Laud đảm nhận trách nhiệm chỉ huy đoàn.
Nhiều khám phá được thực hiện tại Mê-ghi-đô. Trong số đó, trước hết là mảnh vỡ của một bia có khắc tên Sheauk bằng chữ tượng hình cổ đại - Si-sắc được nói đến trong Kinh Thánh như là người đã dùng Mê-ghi-đô như là căn cứ để thực hiện thành công cuộc đột kích vào Palestine (IVua 1V 14:25, 26). Điều này đã chứng minh một cách sống động lời kể trong Kinh Thánh, Tiến sĩ Breasted đã nói một cách xúc động: "Hãy tưởng tượng cảm xúc của tôi khi tôi ngồi trên mô đất và đọc tên Si-sắc trên đài tưởng niệm bị vỡ nầy, và hồi tưởng cách sống động khi tôi là một đứa bé học viên Trường Chúa Nhật mà lúc ấy tôi đọc câu chuyện của chính vị Si-sắc này đã tấn công Palestine và mang đi các chiến lợi phẩm."
Trên cấp độ cư ngụ thứ tư của Mê-ghi-đô - cấp độ của thời vua Sa-lô-môn - các nhà khai quật tìm thấy chuồng ngựa rào kín đủ chứa 450 ngựa dùng kéo chiến xa. Những chuồng ngựa này được sắp xếp thành khu cho nên mỗi đơn vị có các ngăn riêng, mỗi ngăn chứa 24 con ngựa. Mỗi dãy có 12 ngăn đối diện nhau, tại đầu mỗi dãy có máng đá đựng cỏ hay hạt ngũ cốc cho ngựa ăn. Giữa các dãy chuồng là lối đi trên đó đặt các cỗ xe ngựa hoặc để kéo các cỗ xe ngựa. Gần đó là những khoảnh đất rộng để tập luyện ngựa, kế cận là đống đổ nát của nhà ở dành cho người giữ ngựa.
Sa-lô-môn có bốn ngàn ngăn chuồng để giữ ngựa và xe ngựa, và mười
hai ngàn ngựa để trong thành chứa xe ngựa, và gần bên vua, tại Giê-
ru-sa-lem (IISu 2Sb 9:25)
Tại cấp độ thứ 7, vào mùa xuân năm 1937, người ta khám phá một bộ sưu tập tuyệt đẹp gồm gần 400 món đồ ngà voi điêu khắc trong tầng hầm cung điện được xây vào khoảng 1150 TC. Đó là những tấm thẻ, hộp, bàn đánh bài hay cờ, tách, chén, muỗng, lược, hạt chuỗi, vòng, những bức tượng nhỏ và những món đồ khác đủ loại, đa dạng hơn cả những gì được tìm thấy ở Sa-ma-ri. Về sự đa dạng và tay nghề thì bộ sưu tập nghệ thuật này có ý nghĩa quan trọng tương quan với nhiều đoạn Kinh Thánh nói về ngà voi.
MEIRON
Nhằm triệt hạ sự kháng cự của người Do-thái, người La-mã đã tàn phá Giê-ru-sa-lem và đền thờ tại đó vào năm 70 SC, tàn phá Masada vào &#SC, tái thiết Giê-ru-sa-lem như là Aelia Capitolina vào 130 SC, đè bẹp cuộc khởi nghĩa cuối cùng của Bar Kochba vào năm 135 SC. Sau những bi kịch này là các lãnh tụ người Do-thái, cùng với đại đa số cư dân Do-thái còn sống sót bỏ chạy khỏi xứ Giu-đê để đến Ga-li-lê. Vào cuối thế kỷ 2 SC, Ga-li-lê thượng lác đác các ngôi làng người Do-thái, một trong bốn làng lớn nhất là Meiron, toạ lạc tại chân đồi phía đông của núi Meiron là ngọn núi cao nhất của Y-sơ-ra-ên (3600feet trên mực nước biển). Lượng mưa dồi dào và về phía đông bắc là một dãi đất rộng lớn trong đó ô-li-ve, cây vả và chà là tươi tốt sum suê.
Trong hai thế kỷ tiếp theo dân chúng đắp cao đất, đào kênh, xây đường phố và hồ chứa nước, và mở rộng việc định cư lên đến đỉnh núi mà tại đó sau rốt họ đã dựng lên nhà hội lớn nhất tại Ga-li-lê. Cùng lúc ấy tính thiêng liêng của Meiron tăng lên nhờ vào một số hiền sĩ nổi tiếng ở đó nghiên cứu Kinh Thánh một cách sâu rộng. Hợp tác với các thầy giáo kiêm học giả khác, họ soạn ra Bộ luật Talmud của người Palestine cùng với bộ luật Talmud của người Ba-by-lôn là Bộ luật truyền khẩu gồm những tranh luận pháp lý liên quan đến các tiểu tiết trong đời sống hằng ngày. Lời truyền khẩu của người Do-thái nói rằng tại đây ra-bi Simon ben Yochai biên soạn cuốn Zohar ("Sách Sáng Chói") mà thuyết huyền bí của người Do-thái đã được phác thảo từ nguồn cảm hứng của sách nầy. Meiron bị bỏ hoang vào năm 360 SC vì những lý do chưa được biết đến.
Eric và Carol Myers là các giáo sư Khoa Tôn Giáo của Đại học Duke, đã khai quật tại Meiron từ năm 1971 đến 1975. Trên đỉnh núi Meiron, họ tìm thấy nhà hội lớn có từ thế kỷ 3 SC; 2/3 mặt chính diện nhà hội được xây bằng đá đẽo, vẫn còn đứng nguyên theo đúng chiều cao của mày cửa. Trong một khu vực khác họ tìm thấy một tháp hình chữ nhật, vẫn còn nguyên độ cao 7m (20feet) ở vài điểm. Tại khu cư trú họ tìm thấy một tòa nhà công nghiệp gia đình có nhiều phòng, một phòng trong số đó trông có vẻ giống văn phòng hoặc phòng chờ. Trong một nội thất ta thấy những băng dài bằng đá để làm việc và một bục đá hình bán nguyện với các miếng đá có cạnh cong dường như là được dùng để làm thùng có liên quan đến việc buôn bán nổi tiếng về ô-li-ve và dầu ô-li-ve của Meiron. Trong cái phòng khác người ta phát hiện 19 cái bình lớn vẫn còn chứa các chất nguyên thủy như lúa mạch, hồ đào và hạt đậu đũa - phần lớn còn nguyên vẹn nhưng trong tình trạng hóa than. Trong cùng căn phòng người ta tìm thấy một cái chuông đồng thiếc và hai mô hình thủy tinh lớn một cách bất thường, đường kính gần 35,6cm (14 inches). Trong một ngôi mộ nhiều khoang ở phía tây nhà hội, người ta tìm thấy gần 100 bộ xương bị rời ra thành từng mảnh. Trong một ngôi mộ của thế kỷ 1 SC, người ta tìm thấy một bầu mực bằng sứ, có lẽ được chôn cất chung với một thầy thông giáo. Trong một ngôi mộ khác có một chìa khóa kim loại lớn mà ai đó gợi ý rằng rất có thể nhằm ý định đưa ra cách tiếp cận vào "cổng thiên đình."
Vào những năm sáng sủa hơn, tính thiêng liêng của Meiron được tăng thêm nhờ vào sự mai táng ra-bi Simon ben Ypchai, con của ông là ra-bi Eleazer; ra-bi Akiba; và ngay cả các ra-bi Hillel và ra-bi Shamai - tât cả là học giả lừng danh về sự diễn giải bộ luật Môi-se và bộ luật Talmud.
Vào ngày giỗ của ra-bi Simon ben Yochai, Meiron trở thành trung tâm hành hương của người Do-thái, có tầm quan trọng chỉ đứng sau Giê-ru-sa-lem mà thôi.
MEMPHIS
Thủ đô của Ai-cập vào thời kỳ cổ xưa nhất, và là thành phố thương mại cổ đại lớn nhất của Ai-cập, nằm tại bờ tây sông Nile, cách Cairo 14 dặm về phía nam. Người thống trị đầu tiên của Liên hiệp Ai-cập là Menes, đã xây dựng thành phố nầy.
Tại đây Áp-ra-ham và Sa-ra và người cháu trai là Lót đã đến cách đây 4000 năm. Tại đây Giô-sép đã bị bán như là tên nô lệ và sau đó trở thành tể tướng của Ai-cập. Đây cũng là nơi Môi-se được lớn lên, học hỏi mọi khôn ngoan của Ai-cập, cũng là nơi Môi-se và A-rôn đã đứng trước Pha-ra-ôn, yêu cầu vua cho dân Y-sơ-ra-ên ra đi.
Tại Memphis, "vua Pha-ra-ôn và tất cả quan chức, mọi người dân Ai-cập thức dậy trong đêm, có tiếng khóc thảm thiết trên đất Ai-cập vì không có nhà nào mà không có người chết" (XuXh 12:30).
Là một trung tâm văn hóa chính, Memphis chủ yếu thờ thần Ptah và bò đực linh thiêng Apis. Theo tín ngưỡng của người Ai-cập thì Ptah là "tinh thần của vũ trụ" là vị thần sáng tạo ra các thần khác và con người bằng sự suy nghĩ. Vị thần đặc biệt được kính trọng bởi nghệ nhân, thợ thủ công lành nghề, và người trí thức. Osiris là vị thần của người sống và người chết. Hầu hết các giai đoạn của đời sống ở đây và sau nầy đều do Osiris kiếm soát bằng cách này hay cách khác. Đối với Bò đực linh thiêng Apis, một đền thờ tráng lệ đã được xây dựng được biết như "nhà thờ chính tòa" của Ai-cập. Hai đền thờ đồ sộ này - của Ptah và Apis - được liên kết bằng một đại lộ dài của tượng quái vật đầu đàn bà mình sư tử.
Vào thời cực thịnh thì thành phố có kích thước dài khoảng 8 dặm và ngang 4 dặm, với dân số gần nửa triệu.
Memphis bị tàn phá vào năm 70 SC bởi sự xâm lăng của Ả-rập và nhiều thành phố mới của Ả-rập được xây dựng trên những đống đổ nát của nó, tên là Fostat, trên bờ đông sông Nile. Di tích duy nhất của Memphis "là ở dạng những kiến trúc đổ nát, những khối granít, những bức tượng và đài tưởng niệm đổ nát, và những đường phố có hàng cột thạch cao tuyết hoa, những thứ ấy đều bị chôn vùi từ 10-12feet dưới lớp cát trôi mãi đến nửa cuói thế kỷ 19, lúc đó các nhà khai quật mới có thể cho thấy sơ đồ bố trí của Memphis và đưa ra nhiều món đồ lý thú đã chôn vùi dưới lớp cát sa mạc từ 1200 đến 2000 năm.
Nhiều nhà khai quật khám phá tàn tích của bốn ngôi đền thờ Ptah, Proteus, Isis và Apis, đều do Psammetichus. Họ tìm thấy tàn tích của hai cung điện và một pháo đài có diện tích 2 acres và có một sân rộng khoảng 929m2. Sau đó họ tìm thấy một tượng khổng lồ của Rameses II và một bức tượng khác nhỏ hơn cũng của ông vua nầy, và một tượng quái vật đầu đàn bà mình sư tử bằng thạch cao tuyết hoa, to lớn và đẹp, dài 26feet, cao 14feet, cân nặng 80 tấn. Vào năm 1928, tác giả lúc ấy là khách của Reisner, đã nhìn họ tìm thấy những con phố rộng và lát đá, có lề bằng những hàng cột thạch cao tuyết hoa dài và đẹp. Nhưng trong số tất cả những khám phá tại Memphis hay gần Memphis thì nghĩa địa ở phía tây thành phố là cái đáng quan tâm nhất và bộc lộ nhiều điều hơn cả.
Tại đây, dọc theo rìa sa mạc, ngoài tầm ngập lụt của nước sông Nile và để hoà hợp ý tưởng bất tử của người Ai-cập, là một nghĩa trang rộng lớn với bề ngang 2 dặm và bề dài khoảng 60 dặm, bắt đầu từ Kim Tự Tháp Abu Roash ở phía bắc và kết thúc bằng Kim Tự Tháp Lahun đông nam Fayum. Giống như một bãi tha ma khổng lồ 17 dặm thuộc "thành phố yên lặng của kẻ chết" thì hết sức chen chúc các hài cốt khoảng 40 đến 50 triệu thú vật, đàn ông, đàn bà, trẻ con và cả Pha-ra-ôn nữa. Một só hài cốt chỉ được phủ bằng lớp cát, một số được chôn trong mồ mã được đào kỹ lưỡng, một số nằm trong các mộ hình thuỗng được xây kiên cố, và một số khác trong hơn 70 kim tự tháp - một nghĩa địa hoang đường mà người cổ đại đã bỏ các xác chết tại đó. Có lẽ không có một nghĩa trang nào trên thế giới lại rộng lớn và nổi tiếng như vậy. Thật là thoả đáng khi tiên tri Ô-sê kêu lên: "…Mem-phi sẽ chôn chúng nó." (OsHs 9:6) bởi vì chắc chắn là họ đã chôn cất với một quy mô chưa từng thấy ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Đống hư tàn của đền thờ chính tòa của thần Apis hoặc Bò Đực Linh Thiêng đã được tìm thấy, và dưới nó người ta phát hiện một đại lộ ngầm có chiều dài 320feet. Những cuộc khai quật sau đó đã nâng chiều dài tổng cộng lên 1120feet. Bố trí dọc hai bên đại lộ nầy là 64 cái khoang mai táng lớn. Tại trung tâm của mỗi khoang mai táng là một quách khổng lồ bằng granít đỏ hoặc đen dài 12 feet, cao 9feet và rộng 6feet, mỗi quách cân nặng gần 60 tấn. Trong mỗi quách có chôn một con bò đực linh thiêng. Nhưng nhiều thế kỷ trước đây thì các ngôi mộ đã bị bọn cướp mộ tàn phá.
Khi đi từ khoang nầy đến khoang khác trong cái thành phố đáng kinh ngạc của những con bò đực chết, Mariette tìm thấy một hầm mộ thoát khỏi bàn tay của bọn cướp bóc. Trong vữa có dấu các ngón tay của người thợ hồ đã đặt lên viên đá cuối cùng vào thời trị vì của Rameses II, trong bụi bặm là dấu chân của những ai đã giẫm lên nền nhà cách đây hơn 3000 năm. Tại đó cũng có những của lễ tạ ơn dâng lên bởi du khách đã đến viếng nơi nầy nhiều thế kỷ trước, trong số đó có phiến đá khắc chữ của con trai riêng của Rameses là thầy tế lễ thượng phẩm của Apis, là một trong những nhân vật quan trọng lúc bấy giờ. Chẳng có gì phải ngạc nhiên khi nhà thám hiểm vĩ đại đứng trên ngôi mộ và nhìn những đồ vật còn sót lại không bị xâm phạm trong 31 thế kỷ sau cùng, ông đã tràn ngập xúc động và bật khóc.
Vẻ phô trương long trọng và sự lộng lẫy trong việc thờ cúng thần bò đực Apis được tổ chức tại Memphis và tại Thebes giải thích sự bỏ đạo của người Y-sơ-ra-ên trong đồng vắng khi họ đúc một con bê và nói rằng "Hãy là thần của chúng con, Ô, Ysơ-ra-ên, đã đưa chúng tôi ra khỏi xứ Ai-cập." Họ đã quá quen thuộc với cảnh tôn thờ thần thánh, ngay cả những người cai của họ, đối với cái được coi là hóa thân của Thần tại núi Si-nai và họ đã đầu phục với sự thờ phượng mà họ tuân thủ bấy lâu nay rồi "tự mình làm hỏng bản thân, nhanh chóng xa rời đường lối mà Chúa đã răn dạy họ."
MIZPAH
Là nơi Sa-mu-ên cầu thay và đoán xét dân Y-sơ-ra-ên (ISa1Sm 7:5-6), theo truyền khẩu thì nơi nầy là Nebi Samwil, một làng mạc trên đỉnh núi trơ trọi cách Giê-ru-sa-lem 5 dặm phía tây bắc. Đó là một trong những vị trí hùng vĩ nhất của trung tâm Palestine, nhưng chưa được khai quật. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thì sự chú ý được chuyển sang Tell en-Nasbeh nằm trên một đồi đá vôi tròn khoảng 8 dặm về phía bắc Giê-ru-sa-lem trên xa lộ đi về phía bắc đến Sa-ma-ri.
Tiến sĩ W.F.Bade được sự giúp đỡ của Học Viện Nghiên Cứu Đông Phương của Hoa Kỳ, thực hiện năm chiến dịch tại đây từ 1926 đến 1935 và tìm thấy những bức tường thành phố đồ sộ có độ dày bình quân là 17feet và có một chỗ với bề dày tới 26feet. Họ kết luận đây phải là những bức tường do A-sa là vua Giu-đê xây để phòng ngự các vương quốc phương bắc (IVua 1V 15:22). Họ phát hiện khoảng 80 dấu ấn trên những quai bình cùng với câu khắc "thuộc về vua" như vậy có nghĩa là những cái bình ấy là tài sản hoàng gia. Bảy cái quai bình với dấu "Mích-ba" bằng tiếng Hê-bơ-cơ cổ đã được làm sáng tỏ, nhưng điều khám phá gây xúc động nhất là một con dấu xưa trên đó khắc hình trông giống một con gà chọi và dòng chữ "Thuộc về Jaazaniah, sĩ quan của Vua." Trong mùa thứ tư họ tìm thấy một cái cổng rất đẹp hướng về Si-lô là tiêu điểm của sự thờ phượng vào những ngày đầu của Sa-mu-ên.
NAZARETH
Là thành phố mà Giô-sép và Ma-ri đã sinh sống, và là quê hương của Chúa Giê-xu cho đến lúc Ngài loan báo về tư cách Mê-si-a của mình ở tuổi ba mươi. Một phần Na-xa-rét bị tách biệt trên núi, ở khoảng giữa Biển Ga-li-lê và Địa Trung Hải, nhưng nó lại gần xa lộ thông thương giữa Ai-cập và Mê-sô-bô-ta-mi. Không nghi ngờ gì, Chúa Giê-xu đã nhìn thấy đoàn thương nhân của nhiều quốc gia đi ngang qua nơi nầy.
Nhà Thờ Truyền Tin, theo truyền thuyết đã đánh dấu địa điểm của quê hương Ma-ri, được xây trên nền móng của một nhà thờ do Thập Tự Quân dựng lên vào thế kỷ 12. Bên dưới gian giữa nhà thờ là một nguyện đường trong đó có câu khắc "tại đây Ngôi Lời đã trở nên xác thịt" (GiGa 1:14).
Địa điểm xác thực nhất mà Na-xa-rét liên quan với gia đình thánh là Giếng Trinh Nữ. Giếng này luôn là nguồn nước duy nhất của thị trấn. Nguồn thực sự của giếng là một con suối ở sườn đồi gần một dặm bên ngoài thành phố, từ đó một máng dẫn nước vào trong cái giếng có mái che. Rất có thể đúng là Ma-ri đã đến đó, đội bình nước trên đầu theo như truyền thống, và có lẽ thỉnh thoảng, em bé Giê-xu đi theo bà.
NEBO
Núi Nê-bô, từ núi nầy Môi-se nhìn Đất Hứa, rất có thể chính là Jebel Neba hiện nay, là một mũi núi nổi bật của dãy núi Abarim hình thành vùng cao nguyên Moab. Nó ở 12 dặm phía đông của sông Giô-đanh, và ba dặm phía tây Medeba. Nó ở độ cao 4000feet (1219m) so với Biển Chết và từ đây có thể nhìn bao quát phần lớn Palestine ngay phía tây sông Giô-đanh.
Từ năm 394 SC, nhiều người hành hương có đề cập một nhà thờ tại đây, họ gọi đây là "một nhà thờ nhỏ", nhưng vào khoảng thế kỷ 6 SC, Peter người Iberia đã xưng đó là "một đền thờ rất to, được đặt tên theo nhà tiên tri (Môi-se) và nhiều tu viện được xây xung quanh nó." Nhà thờ được mở rộng này được tiếp tục nhắc đến cho đến 1564 SC, lúc ấy một nhà tu dòng Francis người Bồ Đào Nha đã viếng địa điểm ấy và phát hiện các tòa nhà bị tàn phá và bỏ hoang trên đỉnh núi. Lúc tác giả viếng nơi ấy lần đầu vào khoảng tháng 3 năm 1926 thì chẳng còn một dấu hiệu nào về các tòa nhà - chỉ còn một ít tàn tích của một hồ nước xây đã cạn.
Những thầy tu dòng Francis đã tiến hành việc khai quật tại đây từ 1933 xác nhận lời tường thuật của những người du hành trước đây khi đến viếng một nhà thờ nhỏ ở địa điểm nầy. Nhà thờ được mở rộng vào cuối thế kỷ thứ 5, một trận động đất đã phá hủy nó vào cuối thế kỷ 6, rồi sau đó được tái thiết vào năm 597. Ngày nay trên núi Nê-bô ta có thể thấy đống đổ nát của nhà thờ nầy. Trên sàn nhà thờ là ván ghép, trong một nhà nguyện có những hình thú vật, cây cối rất đẹp. Những đổ nát rộng lớn của các tòa nhà tu viện chụm lại quanh nhà thờ ở phía tây, phía bắc và phía nam. Vào ngày quang đãng ta có thể đứng trên mô đất cao ở phía tây nhà thờ, nhìn khá rõ những cái tháp trên núi Ô-li-ve tại Giê-ru-sa-lem.
NINEVEH
Thủ đô nổi tiếng của đế quốc A-si-ri cổ đại, tọa lạc 280 dặm phía bắc Ba-by-lôn, trên bờ đông của sông Tigris, đối diện với Mosul hiện đại ở bên kia sông. Nó được gọi là "thành phố kẻ cướp" bời vì nó giày xéo và cướp bóc các nước khác để làm giàu. Ni-ni-ve có một lịch sử đầy thú vị những cũng nhiều bi kịch, nhất là kể từ thế kỷ 9 TC cho đến lúc nó bị tàn phá lần cuối bởi lực lượng liên minh do người Mede và người Ba-by-lôn cầm đầu vào 612 TC.
Henry Austin Layard đã viếng đống hư tàn Ni-ni-ve vào năm 1845 và tìm thấy toàn bộ chu vi của các bức tường là 7,5 dặm. Có hai mô đất trong phạm vi bao quanh với diện tích 1800 acres. Mô đất phía nam cao 100feet có diện tích 40 acres mà người bản xứ gọi là "Nebi Yunis" (Tiên tri Giô-na). Mô đất phía bắc cao 90feet, choán diện tích 100 acres và được gọi là Kuyunjik (Lâu đài của Ni-ni-ve).
Layard cắt những đường hào trong mô đất bắc và tìm thấy một cổng có hình sư tử hai cánh ở hai bên hông của cổng và một bức tường có khắc chữ hình nêm tên của Sennacherib. Đi sâu hơn vào trong thành phố, ông phát hiện cung điện hoàng gia của Sennacherib mà lối vào có những hàng bò đực khổng lồ có cánh. Trên mình những bò đực này có khắc chữ hình nêm các biên niên sử của nhà vua. Những đại sảnh rộng thênh thang bề ngang 40feet, bề dài 180feet dẫn vào bên trong cung vua, Layard nói:
Trong cái công trình xây dựng đồ sộ và tráng lệ này tôi đã mở hơn 71 đại sảnh, buồng và hành lang mà các bức tường của chúng, hầu như không có ngoại lệ, đều được đóng đầy những phiến đá bằng thạch cao tuyết hoa có điêu khắc ghi chép lại những chiến trận , những chiến thắng và những chiến công vĩ đại của vua A-si-ri. Tính toán sơ bộ khoảng 9880feet hay gần 2 dặm những phù điêu nổi, với 27 cổng chính, hình thành bởi những tượng bò đực khổng lồ có cánh và tượng quái vật đầu đàn bà mình sư tử, chỉ riêng trong một phần của những tòa nhà mà tôi đã khám phá ngần ấy thứ trong những lần nghiên cứu của tôi.
Biên niên sử của Sennacherib được khắc trên những tượng bò đực đầu người và có cánh, khắc trên đồ sành, đất sét nung hình trụ cung cấp cho ta sự giải thích tương đối hoàn chỉnh về 8 chiến dịch của Sennacherib, "gồm việc đánh chiếm và tàn phá thành phố Ba-by-lôn vào năm 689 TC và cuộc tấn công quyết liệt vĩ đại của ông xuống bờ biển phía đông Địa Trung Hải rồi qua Ai-cập vào năm 701 TC. Điều đáng nhấn mạnh đặc biệt là sự đối xử của ông với các thành phố của Palestine, là sự xâm lăng của ông vào xứ Giu-đê và sự bao vây Giê-ru-sa-lem, trong đó có dính líu đến vua Ê-xê-chia và tiên tri Ê-sai. Lời giải thích của ông khớp với lời tường thuật của Kinh Thánh được nêu trong IIVua 2V 18:13-19; EsIs 36-37 (một số trường hợp còn bổ sung). Việc bao vây và đánh chiếm Lachish, vào lúc chiến dịch của vua tại Giu-đê, được vẽ sinh động trên những bức tường hoàng cung này. Dưới tấm pa-nô tranh vẽ nầy là dòng chữ:
"San-chê-ríp, vua của toàn cầu, vua của A-si-ri, ngồi trên ngai vua, và hồi tưởng
việc cướp phá thành phố La-ki."
San-chê-ríp liệt kê con số thành phố ông đã đánh chiếm và cả chiến lợi phẩm; nhưng chỉ nói ông đã nhốt Ê-xê-chia "như con chim trong lồng" và không đưa ra lý do tại sao ông lại không đánh chiếm Giê-ru-sa-lem, hoặc cũng chẳng nhắc đến tai họa giáng xuống quân đội ông đến nỗi phải lui binh vội vã mà không có được chiến thắng quyết định. Lời tường thuật trong Kinh Thánh nhìn nhận rằng các thành phố đã bị đánh chiếm và chiến lợiphẩm bị lấy đi, nhưng giải thích hết sức cặn kẽ San-chê-ríp trong lúc đóng trại lở La-ki, đã gửi một phân đội và sứ giả mang một lá thư trong đó coi thường sức mạnh của Giu-đa, chế nhạo sự tin cậy vào Ai-cập của họ, cười chê sự trông cậy Đức Giê-hô-va của họ. Kinh Thánh kể rằng lá thư ấy, được trải ra trước mặt Đức Giê-hô-va như thế nào, vua Ê-xê-chia và tiên tri Ê-sai "cầu nguyện và kêu gào lên Thiên Đàng và chuyện gì xảy ra đêm ấy."
Trong đêm đó, có một thiên sứ của Đức Giê-hô-va đi đến trong dinh A-si-ri, và giết một trăm tám mươi lăm ngàn người tại đó. Sáng ngày mai, người ta thức dậy, bèn thấy quân ấy, kia, chỉ là thây đó thôi. San-chê-ríp, vua A-si-ri, bèn trở về ở tại Ni-ni-ve. Một ngày kia, ngườithờ lạy tại trong chùa Nít-róc, thần của mình, thì A-tra-mê-léc và Sa-rết-se giết người bằng gươm; đoạn chúng nó trốntrong xứ A-ra-rát, Ê-sạt-ha-đôn, con trai người, kế vị người. (IIVua 2V 19:35-36)
Lời tường thuật về những ngày cuối đời của San-chê-ríp được nêu trong IIVua 2V 19:35-36, điều ấy được xác nhận và bổ sung bởi một phiến đất sét nung hình lăng trụ 6 cạnh mà Layard và Rassam đã phát hiện trong cung điện của Ê-sạt-ha-đôn mà họ khai quật trong khu nam Ni-ni-ve, nay được gọi là Nebi Yunis.
Trong mùa xuân năm 1851, đang khi Layard và Rassam khai quật tại một phần của đền Nebo, kế cận cung San-chê-ríp, họ dọn các rác rưởi ra khỏi hai phòng lớn thông nhau và phát hiện một phần của thư viện hoàng gia do các đời vua sưu tập và dâng cho Nebo, thầy thông giáo thần thánh "phát minh nghệ thuật và khoa học" và hiểu "mọi bí ẩn liên quan đến văn học và nghệ thuật sáng tác". Hàng ngàn pho sách bằng đất sét đã có đóng góp giá trị cho Viện Bảo Tàng Anh.
Vào năm 1853 Harmuzd Rassam tiếp tục công việc khai quật tại Ni-ni-ve, và chẳng bao lâu phát hiện cung vua Ashurbanipal, trong đó có một phù điêu hình vua đứng trên cỗ xe ngựa, chuẩn bị đi săn, các tùy tùng giao vũ khí cho vua săn đuổi thú, Trong hai phòng hình vòm cao sát bên, họ tìm thấy hàng ngàn phiến đất sét vô giá chất đống trên sàn nhà. Những phiến đá nầy được chứng minh là một phần của thư viện hoàng gia Ashurbanipal. Thầy giáo của vua đã dạy vua đọc và viết mấy ngôn ngữ. Như ông đã nói trong một dòng chữ khắc:
Ta, Ashurbanipal, trong cung, đã học hỏi trí khôn của Nebo, toàn bộ nghệ thuật viết trên những phiến đất sét đủ mọi loại. Ta thông thạo các loại viết lách… Ta
đọc những phiến đất sét viết hay của Sumer và của Akkadian, đó là những môn khó nắm vững được. Ta lấy làm vui thú khi đọc những câu khắc trên đá có từ trước trận lụt.
Ashurbanipal rất quan tâm đến văn học và đeo đuổi sự uyên bác, vì vậy ngay khi lên ông, ông nhanh chóng dập tắt cuộc nổi dậy ở Ai-cập, chinh phục Ly-đi và Ba-tư, rồi sau khi thống nhất vương quốc của mình, ông tiếp tục theo đuổi sự học sâu hiểu rộng cho đến khi ông trở thành vị vua chúa hùng mạnh và sáng suốt nhất của thời ấy và là một trong những nhà bảo trợ vĩ đại cho các công trình nghiên cứu văn học. Ông đã cử các thầy thông giáo uyên bác sang Ashur, Ba-by-lôn, Cuthah, Nippur, Akkad, Erech và các trung tâm chiến lược khác trên khắp đế quốc rộng lớn của ông để thu thuập và sao chép lại những quyển sách bằng phiến đất sét về thiên văn học, lịch sử, văn phạm, địa lý, văn học, luật và y học, cùng với những bức thư, những bài cầu nguyện, những bài thơ, thánh thi, những bùa chú, những lời sấm, những từ điển, biên niên sử, các văn ab3n mua bán đất đai, các hợp đồng thương mại và biên bản pháp luật, và hàng chục các đề tài khác vì lợi ích chung hoặc riêng. Tất cả những thứ nói trên được đưa về cung điện của Ashurbanipal tại Ni-ni-ve, ở đó vua không những nghiên cứu mà còn đối chiếu, nhưng trong nhiều trường hợp những phiến đất sét mới được làm bằng song ngữ, trên đó chữ được khắc đồng nhất và lưu trữ có phương pháp "nhằm dạy dỗ nhân dân Ni-ni-ve." Lúc hoàn tất, thư viện của vua có gần 100.000 bản - một trong những loại tài sản có gía trị và vĩ đại nhất thời cổ đại. Những phòng trưng bày lớn được tìm thấy trong thư viện được người ta chứng minh là thư viện riêng và phòng triển lãm tranh của vua. Và đó chỉ là một phần của cung một vị vua lỗi lạc.
Trong lúc đang làm việc với những phiến đất sét nầy trong Viện Bảo Tàng Anh, George Smith phát hiện phần lớn của một phiến đá kể về trận hồng thủy. Cặp mắt của ông dán chặt vào dòng chữ: "…chiếc tàu dừng trên những ngọn núi của Nizir." Dòng chữ ấy làm rúng động Smith, Gladstone, Dean Stanley và chủ doanh nghiệp của tờ báo London Daily Telegraph. Họ cử ông đến Ni-ni-ve, bằng sự tìm kiếm cần cù, ông đã phát hiện những phần khác của một phiến đất sét với 17 dòng làm hoàn chỉnh lời giải thích của người Canh-đê về hồng thủy. Sau đó ông cũng phát hiện những phiến đất sét kể về sự dựng nên trời đất và muôn vật, và vào năm 1876, ông đã xuất bản quyển sách với tựa đề "Tường Thuật về Sáng Thế của người Canh-đê."
Có rất nhiều sự tương đồng với câu chuyện Kinh Thánh về Nô-ê và hồng thủy, và rất nhiều sự kiện giống hệt, mà theo nhiều học giả, lời kể đã làm chứng cho một tai họa như vậy thật đã xảy ra. Rất ít lời kể của người Canh-đê về sự sáng tạo thế giói trùng hợp với lời kể trong Sáng Thế Ký, tuy nhiên đó mới chỉ là khởi đầu của nhiều câu chuyện được phát hiện. Những lời kể khác gần gũi hơn với lời tường thuật trong Kinh Thánh.
NOB
Là một "thành phố của thầy tế lễ", được toạ lạc tại một chỗ nhô lên một dặm phía bắc Giê-ru-sa-lem. Sau khi hòm giao ước bị cướp, Si-lô bị tàn phá, các thầy tế lễ Do-thái bỏ trốn đến đây, mang theo áo lễ, ê-phót và xây nhà ở, và hết lòng tiếp tục chức vụ thiêng liêng của hội mạc. Đa-vít chạy trốn khỏi Sau-lơ và đến Nóp gặp A-hi-mê-léc là thầy tế lễ xin bánh. A-hi-mê-léc đã cho Đa-vít bánh thánh (bánh trần thiết) và thanh gươm của Gô-li-át rồi tiễn Đa-vít lên đường (ISa1Sm 21:1-9). Đô-e người Ê-đôm, là người chăn cừu của Sau-lơ (ISa1Sm 21:7) thông báo cho vua Sau-lơ sự kiện nầy và theo lệnh Sau-lơ đã tàn sát cả gia đình A-hi-mê-léc và 85 người mặc ê-phót (22:19). Nóp là trạm dừng chân cuối cùng của San-chê-ríp khi ông tiến quân vào Giê-ru-sa-lem." Ngày ấy họ dừng tại Nóp; họ sẽ vung quả đấm nghịch cùng núi của con gái Si-ôn, nghịch cùng đồi của Giê-ru-sa-lem (EsIs 10:32).
Du khách đến từ phương bắc sẽ nhìn thấy Giê-ru-sa-lem đầu tiên từ Nóp. Tại đây chưa được khai quật.
NUZI
(Yorghan Tepe hiện đại), một mô đất 150 dặm đường chim bay phía bắc
Bát-đa, được khai quật vào 1925 - 1931 bởi một đoàn thám hiểm hỗn hợp của Học Viện Nghiên Cứu Đông Phương của Hoa Kỳ tại Bát-đa. Đại học Harvard và Đại Học Bảo Tàng Pennsylvania. Tiến sĩ Edward Chiera là trưởng đoàn. Việc thăm dò thực hiện vùng đất chưa khai phá nhưng cấp độ có người cư ngụ mà họ khám phá được là từ thế kỷ 15 đến 14 TC, lúc ấy thành phố được cư ngụ bởi người Hurrian, người Horites đã tuyệt tích lâu đời, người Hovites, và người Giê-bu-sít trong Cựu Ước.
Họ khám phá 20.000 phiến đất sét từ cung điện, các biệt thự tư nhân và từ các gia đình giàu có; các phiến đá này được viết bằng chữ viết của người Hurria trong ngôn ngữ hình nêm của người Ba-by-lôn, nhưng thỉnh thoảng có dùng đến các từ bản xứ của Hurria hoặc các từ của người Horite, gồm phần lớn những tường thuật về thương mại, các hợp đồng, các bản báo cáo, các phán quyết toà án tiết lộ các lối sống của các gia đình thế lực trong bốn hoặc năm thế hệ. Những sự tương đương giữa tập quán và điều kiện xã hội của những người này và những ký thuật về tộc truởng trong Sáng Thế Ký rất đáng chú ý trong việc minh xác tính lịch sử của Kinh Thánh.
Các tộc trưởng đến từ đất nước này và sống tại Haran (trước đây chủ yếu là người Hurria hay người Harite sống ở đây). Họ giữ sự liên lạc tại đây trong nhiều thế hệ tiếp sau đó, trong sự vắng mặt của luật pháp và tập quán của riêng họ (bởi vì chưa có Cựu Ước), họ làm theo những gì họ trở nên quen thuộc. Cần chú ý một số tương đương sau đây:
(1) Sự trao đổi của cải : Tất cả mọi giao dịch dính líu đến sự chuyển nhượng của cải đều được ghi chép lại, làm chứng, được đóng dấu và tuyên bố tại cổng thành (SaSt 23:10-18).
(2) Khế ước hôn nhân : Bao gồm một bản báo cáo rằng một con đòi được cắt cho một nàng dâu mới, như trường hợp Lê-a và Ra-chên (SaSt 29:24, 29) và gồm một điều khoản bắt buộc người vợ son sẻ có nghĩa vụ đưa cho chồng một con đòi để sinh con như trường hợp Sa-rai cho nàng A-ga làm hầu Áp-ra-ham (SaSt 16:3) và Ra-chên đưa con đòi Bi-la cho Gia-cốp (SaSt 30:3-6).
(3) Nhận con nuôi : Trở thành thông lệ tại Nuzi, khi vợ chồng son sẻ sẽ nhận nuôi một đứa con trai để chăm sóc họ lúc còn sống, chôn cất họ khi qua đời và thừa kế tài sản của họ. Thông lệ cũng định rõ nếu họ đã có con trai của chính mình thì con trai nuôi sẽ đứng hàng nhì. Việc này dường như giải thích được Áp-ra-ham nhận Ê-li-e-sê làm người thừa tự trước khi Y-sác ra đời; và sự thay đổi sau đó khi Chúa hứa với Áp-ra-ham rằng đứa con trai của chính ông sẽ kế nghiệp ({dc Sang 15:2-4;).
(4) Quyền con trưởng : Tại Nuzi người ta tìm thấy một khế ước, trong đó người anh cho người em trai "ba con cừu để đổi lấy phần thừa kế di sản" trong một đồn điền, nghe có vẻ giống quà của Gia-cốp cho Ê-sau là "tô canh phạn đậu" (SaSt 25:30-34). Cũng tại Nuzi "việc chúc phúc của người cha hấp hối khi để lại tài sản cho đứa con trai được tòa án tôn trọng nếu có nhân chứng về lời nói của người cha" (SaSt 27:30-33; 49:8-28)
(5) Thừa kế : Nuzi có một luật ám chỉ rằng của cải và quyền lãnh đạo gia đình có thể truyền lại cho chồng của con gái, nếu người cha giao các pho tượng thờ trong nhà cho người con rể ấy. Vì vậy, khi La-ban bắt kịp Gia-cốp và lục soát các pho tượng một cách lo âu nhưng chẳng tìm thấy bởi vì "Ra-chên đã mang các pho tượng giấu dưới bành lạc đà rồi ngồi trên đó" (SaSt 31:30-35).
OLIVES
Núi Ô-li-ve (Jebel et-Tur) là ngọn núi tại cạnh đông của Giê-ru-sa-lem (Exe Ed 11:23). Chỉ có thung lũng Kít-rôn rộng nửa dặm tách thành phố Thánh ra khỏi ngọn núi thiêng liêng nầy. Thực ra có tới ba đỉnh núi tròn khác nhau rõ rệt: Núi Scopus ở phía bắc, núi Offence ở phía nam và núi Ô-li-ve chính giữa. Những ngọn núi ở trung tâm cao 2680feet so với mực nước biển, nghĩa là cao hơn khu vực đền thờ Giê-ru-sa-lem khoảng 200feet.
Tại trung tâm đỉnh núi là tàn tích của Nhà thờ Chúa Thăng Thiên, được dựng lên vào thế kỷ 4 SC bằng tiền quỹ của Đại đế Constantine. Tù phía tây đỉnh núi xuống một quãng ngắn là nhà thờ Bài Cầu Nguyện Chung, được dựng lên vào năm 1868 để ghi nhớ mãi truyền thuyết về Chúa Giê-xu đã dạy Bài Cầu Nguyện Chung tại đây cho các môn đệ Ngài. Trong những năm gần đây người ta khám phá một nghĩa trang xưa gần địa điểm mà theo truyền khẩu thì Chúa Giê-xu đã ngồi khóc tại đây vì thành Giê-ru-sa-lem. Những ngôi mộ được P.B.Bagatti điều tra kỹ, theo sự tính toán của ông thì nơi chôn cất ấy được sử dụng vào thế kỷ đầu tiên sau công nguyên, và cũng được dùng đến vào thế kỷ 3 và 4 SC. Khoảng 36 hộc chôn cất được tìm thấy là thuộc về thế kỷ đầu tiên. Trên đó có khắc các tên như Jairus, Simon Bar-Jonah, Mary, Martha,, Siloam. Một hộc chôn cất mang tên "Judah người cải đạo của Ty-rơ" cùng với một dấu hiệu Cơ-đốc. Một cái hộc chôn cất khác có chữ thập được vẽ cẩn thận, và trên một hộc khác có các chữ cái Hy-lạp Iota, Chi và Beta theo các chuyên gia thì các chữ cái đó tiêu biểu cho "Vua Giê-xu Christ." Không ai nghĩ rằng đây sẽ là nơi chôn cất Chúa Giê-xu, tuy vậy thì nghĩa trang ấy có lẽ thuộc về cộng đồng Cơ Đốc Do-thái đầu tiên tại Giê-ru-sa-lem.
PERGAMUM
Nhà thờ thứ ba được sứ đồ Giăng gọi tên như vậy trong sách Khải huyền, khoảng 15 dặm từ biển Aegea, 60 dặm phía bắc Smyrna. Thị trấn Bẹt-găm hiện đại (một sửa đổi làm sai lệch một số địa danh cổ đại của người Thổ Nhĩ Kỳ), đứng trên bình nguyên phía dưới vị trí đồi của thành phố cổ đại.
Bẹt-găm là trung tâm của sự thờ phượng đa thần (Zeus, Athena, Dionysus, Esclepius) và là trung tâm thờ phượng vị đại đế lộng ngôn. Vì vậy Giăng nói đến nơi ấy như là "nơi là Sa-tan có ngai của nó" và "nơi mà Sa-tan sinh sống" (KhKh 2:13).
Viện Bảo Tàng Berlin tiến hành khai quật ở đây vào năm 1878, khám phá một phức hợp nhà đẹp mắt với một nhà hát Hê-lê-nít tại trung tâm. Những tòa nhà hoàng gia trải ra trên hình bán nguyệt gồm có một tế đàn lớn, miếu Athena, đền thờ Trajan và Hadria, các cung vua, nhiều kiến trúc sang trọng khác. Tế đàn lớn với các tác phẩm điêu khắc về trận chiến giữa các thần và người khổng lồ là những đài tưởng niệm nghệ thuật quan trọng nhất được đưa ra ánh sáng tại Bét-găm. Không ai biết được có phải đây là "ngai của Sa-tan" hoặc có phải đây là nơi mà vị đại đế được thờ lạy trong đó!
PERSEPOLIS
Vào năm 520 TC, đại đế Darius đưa các kiến trúc sư, nghệ nhân và thợ đi 40 dặm phía nam Pasargadae. Trên một mũi núi thấp, nhiều đá và có 3 tầng tại chân núi Mercy, nhìn xuống bình nguyên Waterfowl dễ thương, Darius xây dựng một bục hình chữ nhật để dùng làm nền của thành phố cung điện Persepolis cực kỳ lộng lẫy. Một cầu thang khổng lồ dẫn vào một bục lớn. Trên bục nầy các kiến trúc sư giàu trí tưởng tượng xây dựng một loạt những cung điện và tòa nhà, mà sau khi được bao bọc bằng những bức tường rất lớn, hình thành trung tâm của một trong những thành phố nổi tiếng nhất về đồ cổ. Tại đây nền văn hóa và văn minh của người Ba-tư lên đến đỉnh điểm. Các vua chúa của triều đại Achaemen sống tại đây vào mùa xuân và thu, đi đến Ecbatana vào mùa hè và Shushan vào mùa đông. Tại đây tổ chức lễ hội lớn hằng năm vào xuân phân, ăn mừng ngày tết của người Ba-tư. Kể từ khi Ê-xơ-tê trở thành hoàng hậu của Xerxes (tức là Ahasuerus) trong 13 năm, bà đã sống cùng chồng tại Persepolis trong những khoảng thời gian ngắn ngủi.
Tuy là một thành phố hùng mạnh, một kỷ niệm thực sự về văn hóa Ba-tư lại tồn tại khá ngắn ngủi. Vào năm 330 TC, lúc đó Persepolis chưa được 200 năm, đại đế A-lịch-sơn đã cướp phá và thiêu hủy, công khai như là "một tai nạn đáng thương của chiến tranh." Theo các nhà sử học cổ đại thì đó là một hành động trả thù có tính toán đối với người Ba-tư vì họ đã xâm lược Hy-lạp và Xerxes đã đốt thành Athena. Để giải quyết việc cướp bóc tài sản Persepolis, theo Plutarch thì A-lịch-sơn đại đế đã dùng 10.000 con la và 5.000 lạc đà để chuyên chở các chiến lợi phẩm về Ecbatana.
Thành phố bị tàn phá và sau đó bị bỏ hoang, chôn vùi dưới đất cát của bình nguyên cho đến khi gần giữa thế kỷ 19, lúc đó các nhà đông phương học và nhà khảo cổ học bắt đầu điều tra mô đất. Mãi cho đến năm 1931 việc khai quật khoa học mới bắt đầu, lúc ấy Giáo sư Ernst Herzfeld của Học Viện Đông Phương thuộc Đại học Chicago tiến hành công việc, tiếp sau đó là Erich Schmidt làm việc từ 1935 đến khi chiến tranh thế giới lần II bùng nổ vào 1939.
Toàn bộ kiến trúc hoàng gia đã được tìm thấy, các bục đã được xây bởi Darius I (522-486 TC), Xerxes (486-465 TC), Artaxerxes (465-423 TC). Đi lên bục là một thang gồm 110 bậc, trong giống như cái dốc thoai thoải, tọa lạc tại góc tây bắc của nền đất cao. Bên ngoài là cổng Xerxes có hai bò đực khổng lồ bằng đá đứng canh giữ.
Về phía nam, trên một bục cao hơn, là đống hư tàn "Apadana" hoặc sảnh khán giả, do Darius và Xerxes xây. Đi lên bục nầy, ở phía bắc và phía đông, là một cầu thang cực lớn, một trong những cầu thang điêu khắc công phu nhất được phát hiện ở các nước Trung Đông. Sảnh khán giả đồ sộ nầy, ước chừng có thể chứa được 10.000 người, thuộc kiến trúc nhiều cột, mái của nó được chống đỡ bằng những cây đà hương bách to lớn nhập từ Li-ban. Sảnh trung tâm có 26 cột đá đặc ruột gồm có đế cột, đầu cột, cao 65feet. Ở ba bên là các sảnh, mỗi sảnh có 12 cột cao bằng nhau. Trong số 72 cột nay chỉ còn 13 cột vẫn đứng sừng sững. Tại lối vào phía đông của sảnh lớn nầy, ngày nay vẫn còn những phù điêu chạm trổ rất đẹp, trông giống Darius I ngồi trên ngai cùng Xerxes, hoàng thái tử đứng phía sau. Bên trên họ là hình Ahura Mazda có cánh, đó là một thần vĩ đại của tín ngưỡng Zoroastria và "tác giả của mọi điều thiện." Darius và những người kế vị ông là tín đồ của đạo Zoroaster, họ tin rằng đó là "giải thích phần nào cho chính sách sáng suốt của chính phủ Ba-tư."
Sảnh Khán giả dẫn vào trong Tachara hay cung Darius, với các bức tường trang hoàng bằng phù điêu và vô số câu khắc, một câu trong đó là:
"Vua Saith Darius: Đất nước Ba-tư nầy mà Ahura Mazda ban cho tôi…và Darius vị vua chẳng sợ bất cứ ai.
Vua Saith Darius: Nguyện xin Ahura Mazda giúp đỡ tôi…bảo vệ đất nước này khỏi kẻ thù, khỏi nạn đói, khỏi sự sai lầm, tôi cầu xin điều này như là một ân
huệ của Ahura Mazda. Ta là Darius, vua vĩ đại, vua của muôn vua, vua của nhiều quốc gia, con trai của Hystaspes, người Achaemenia…là người xây dựng
cung điện nầy."
Cung điện tráng lệ này được cung cấp dòng nước chảy qua các ống nước bằng đá dẫn nước từ mái nhà Apadana và từ các ngọn núi gần đó. Hệ thống thoát nước tốt đẹp nhờ vào một hệ thống cống rãnh rộng lớn.
Đi xa hơn về phía nam ra khỏi cung điện là các căn hộ của hoàng hậu với sảnh trung tâm và sân. Phía đông Apadana là Sảnh Đường Bách Trụ, được gọi như vậy vì mái nhà lộng lẫy bằng gỗ hương bách Li-ban của sảnh được chống bởi 100 cột điêu khắc công phu. So với các kiến trúc cổ khác trong vùng, về mặt tráng lệ nó chỉ thua đền tại Karnak của Ai-cập. Phía bên ngoài là vô số những kiến trúc khác, gồm kho tàng hoàng gia và một pháo đài. Xung quanh những kiến trúc nầy đều có vườn hoa với những cụm hoa lớn chung quanh ao và suối phun.
Vào năm 1951 Viện Khảo Cổ Persepolis khai quật bên ngoài bục lớn và tìm thấy tàn tích của một cung điện khác, một sảnh đồ sộ bằng đá với cổng chính và các phòng phụ, cùng với một hồ chứa nước cực lớn bằng đá.
Những khám phá khác đáng quan tâm trong mô đất là hàng ngàn mảnh vụn của những cái bình, chậu bằng đá rắn, một phiến bằng vàng dùng làm nền móng của Darius I, trên đó có một câu khắc ba loại chữ và câu khắc của của Xerxes, chồng của hoàng hậu Ê-xơ-tê. Trên câu khắc liệt kê những quốc gia mà ông đã cai trị gồm Media, Elam, Armenia, Parthia, Babylon, Assyria, Sardis và Ai-cập.
Trên sườn dốc của mô đất Mercy đông nam Persepolis là các ngôi mộ của những vị vua cuối cùng người Achaemen. Tại Naqsh-I-Rustam, cách Persepolis 4 dặm, là các ngôi mộ đường bệ của Darius đại đế, Xerxes, Artaxerxes I và Darius II được đục vào sườn núi đá. Chỉ có ngôi mộ của Darius đại đế là có câu khắc.
PETRA
Tên nầy trong Kinh Thánh là Sela (nghĩa là bàn thạch), toạ lạc phía đông nam Biển Chết, trong một nơi khó đến nhất thế giới nầy. Nó được xây trên một bình nguyên sâu, cao trên các ngọn núi, vây quanh bởi đá granít màu sặc sỡ và bởi vách đá bằng cát-kết - một thành phố thực sự giống nhà hát tròn hay đấu trường, sự hấp dẫn của nó có lẽ chính là sự cách biệt với chung quanh.
Lối vào duy nhất của thành phố là "the sik", một hẻm núi hẹp và dài cả dặm giữa các vách đá granít đỏ cao sừng sững. Vài nơi trong hẻm núi ấy là lòng suối có bề ngang 3,7m (12feet), cuối cùng dẫn đến một thung lũng rộng gọi là Wadi Musa, từ đây dần dần xuống thấp vào trong một khu vực choán bởi "thành phố màu đỏ hoa hồng mà thời gian chỉ làm cũ đi khoảng một nửa mà thôi".
Kiến trúc xuất hiện đầu tiên là el-Khazneh (kho tàng), đó là một mộ đền hoàng gia đục từ bức tường đá, cao 150feet và trang trí bằng nhiều cột chạm trổ đẹp theo cách thức Cô-rinh-tô. Trên đỉnh của ngôi mộ đền là một cái lư đồ sộ nhưng thiết kế rất tài tình, theo người Ả-rập trong lư đó người ta tìm thấy kho tàng của Pha-ra-ôn. Trong ngôi đền là một hốc mộ cỡ vừa, không trang trí. Không ai biết mộ đền ấy thuộc về ai, nhưng nó được xem là mộ của vua người Nabatae của thời kỳ Hê-lê-nít - có thể là vua Aretas người Philhellene (87 - 62 TC).
Bên trong thành phố, trong phạm vi một dặm ở mọi hướng đều có diễn đàn, nhà hát, đền thờ, cung điện, nhà ở và mộ đục từ vách đá cát kết Nabia nhiều màu cao chót vót 200-400feet trtên không. Một ngôi mộ trông giống đền thờ của người Nabatea gần cổng vào có 4 đài kỷ niệm hình tháp cao vượt hẳn lên bên trên cổng vào.
Hơi chếch về phía bắc của thành quách, trên một rìa ở cao phía trên thành phố, là một "tế đàn" với kích thước 47feet dài và 24feet ngang, đi lên bằng những bậc thang đục vào trong đá. Trên đỉnh của các bậc thang, tại tế đàn có một bàn thờ dài 9feet, ngang 6feet, cao 3feet. Trên đỉnh bàn thờ là một hoảnh đất trống có dạng cái chảo để đốt lửa, ngay tại phía nam bàn thờ là nơi giết sinh tế làm của lễ. Ở đây người Nabatea thờ thần Dushara được tượng trưng bằng một tảng đá đen. Vào năm 1934, đoàn thám hiểm Melchett hợp tác với Tiến sĩ Albright khai quật tế đàn ấy, và trong những năm gần đây, người ta có tiến hành thăm dò và khai quật sâu hơn tại Petra.
Tiến sĩ Nelson Glueck nói: "Dù hiện nay Petra đang ở trong tình trạng tồi tàn, nó vẫn còn là một đài tưởng niệm khó quên." Tính theo sức sáng tạo của người Ê-đôm cổ đại, và sau đó tính theo người Nabatea, những con người này dọn đến từ Ả-rập và gây dựng một vương quốc kéo dài ba thế kỷ cho đến năm 106 SC. Một trong những vị vua của họ là Aretas IV được nhắc đến trong IICo 2Cr 11:32.
PHILIPPI
Được đặt tên theo Phi-líp của xứ Ma-xê-đoan (là cha của A-lịch-sơn đại đế) là người chiếm lấy thành phố từ tay của người Thracia vào thế kỷ 4 TC và đặt tên nầy. Nó có vị trí chiến lược về hướng đông tây xa lộ Egnation giữa La-mã và châu Á, và được A-lịch-sơn đại đế dùng làm khởi điểm cho chiến dịch quân sự để chinh phục thế giới.
Phao-lô đến thẳng Phi-líp sau khi ông có khải tượng về người đàn ông nói với ông: "Hãy đến Ma-xê-đoan để cứu giúp chúng tôi" (Cong Cv 16:9). Tại đây ông đã giảng Tin Lành nơi bờ sông, rồi bị bỏ tù, cũng tại đây ông gây dựng một hội thánh đầu tiên tại châu Âu, cũng là hội thánh mà ông rất gắn bó và yêu mến.
Học viện Pháp của Athens đã khai quật ở đây từ 1914 đến 1938. Nhiều khu của thành phố đã được khám phá. Nhưng sự chú ý đặc biệt được nhắm vào diễn đàn (300feet x 150fet), nơi họp chợ, nhà hát, một thư viện và phòng đọc sách, và một bục hình chữ nhật dùng làm nơi thuyết trình. Điều đáng quan tâm đối với các sinh viên Kinh Thánh là nền của một cổng vào lớn hình vòm bắt nhịp đường Egnation dẫn ra phần tây bắc của thành phố. Người ta tin rằng đây chính là cái cổng mà Phao-lô cùng người bạn đồng hành từ đó đi ra và trên đường đến bờ sông để giảng Tin Lành cho nhóm người đang cầu nguyện, bởi vì khoảng 1 dặm về phía tây của lối cổng là con sông duy nhất trong vùng phụ cận của Phi-líp (Cong Cv 16:12-13)
RABBAH (RABBATH-AMMON)
Thủ đô của vương quốc cổ người Am-môn, và thủ đô hiện tại (Amman) của Jordan, người ta cho rằng là do những con trai của Am-môn (con trai của Lót) xây dựng và dùng tên cha đặt cho thành phó (PhuDnl 3:11). Sau khi bị người Joab bao vây 2 năm rồi chiếm lấy, và ở phía trước các bức tường thành phố đã xảy ra cái chết của U-ri người Hi-tít theo lệnh gián tiếp của vua Đa-vít (IISa 2Sm 11:16-17).
Trong nhiều thế kỷ, Am-môn thực sự là "một bãi hư tàn" và vẫn còn một vài hư tàn La-mã trong thành phố, quan trọng nhất là cái nhà hát. Nhà hát ấy được đẽo vào trong vách của một vách cheo leo bằng đá và có thể ngồi khoảng 6000 người. Những cái ghế bây giờ vẫn còn nguyên vị trí, nhưng cái bục thuyết giảng và những bậc đài vòng (???) thì đã mất. Hiện nay vẫn còn rải rác vài cây cột trong thành phố, vài nhà tắm La-mã, nhưng tàn tích chính thì ở trên Đồi Pháo Đài cao nhìn xuống thành phố hiện nay. Người ta khai quật một phần bề mặt của những hư tàn này, và thuộc về thời kỳ La-mã, mà đền thờ chính là phần thưởng của sự khám phá. Đến nay người ta không phát hiện gì trong tàn tích người Am-môn cổ đại của thời Đa-vít, ngoại trừ ở góc đông bắc là nơi có một phần bức tường thành phố của thời đại Đồ Sắt, rất có thể là của thời Đa-vít, là được khám phá.
RAS SHAMRA
Thành phố cổ Ugarit, ngày nay có tên là Ras Shamra, là một trung tâm thương mại và tôn giáo lớn trên bờ biển, 40 dặm tây nam An-ti-ốt, đối diện với đảo Síp.
Một người Sy-ri đã có sự khám phá tình cờ đang lúc cày trên cánh đồng của mình, ông ta để ý đến một mô đất lớn và Claude F.A.Schaeffer bắt đầu khai quật vào năm 1929 và tiếp tục cho đến 1939 - rồi bắt đầu lại trong nhiều năm sau đó. Ở đó có 5 cấp độ cư ngụ, nhưng cấp độ có từ thế kỷ 15 và đầu thế kỷ 14 TC mới cho nhiều khám phá quan trọng hơn.
Trong một nghĩa trang người ta tìm thấy những cái bình đẹp, tinh xảo tương tự như những cái bình được tìm thấy trong các cung điện Creta, các bình có dung tích lớn giống như bình được sử dụng thời Đấng Christ, một bộ ấm chén bàn xưa tới 3400 năm, một bộ quả cân từ đơn vị mina Ai-cập (437gram) xuống những phần chia nhỏ hơn, một hình đồng thiếc thần Horus (diều hâu Ai-cập) được bảo tồn nguyên vẹn, một hoa văn đồng thiếc của vị thần ngồi, một hoa văn thần Reshef (thần chiến tranh và thời tiết) được bảo tồn cực tốt, một tượng vàng nữ thần Át-tạt-tê của người Phoenicia, một cái bia có khắc chữ của Ba-anh là một trong những tượng trưng ít được biết đến của vị thần địa phương này.
Ở chân cầu thang của một tầng hầm, người ta tìm thấy 74 vũ khí và công cụ trong tình trạng tốt. Trong đó có 4 thanh gươm lớn bằng đồng thiếc dài gần 3feet, 11 cây dáo có hình dạng khác nhau, 27 cái rìu dẹp, 14 cái cuốc lớn, 2 dao găm và một cái kiềng ba chân với những cái chuông hình giống quả lựu treo lủng lẳng trên đó. Những món đồ này không có lớp rỉ sét bên ngoài, lớp rỉ đồng thường hay có trên đồ cổ khi chúng bị phơi trong không khí, vì vậy chúng dễ bị nhầm lẫn với công cụ mới rèn.
Tuy nhiên, hiện vật phát hiện quan trọng nhất là ngôi thư viện đền thờ, tọa lạc trong một tòa nhà giữa đền thờ Ba-anh và đền thờ Dargon. Ở đây có hàng trăm phiến đá nói về nền văn hóa không những của Phoenicia mà còn của các quốc gia lân cận. Nhiều phiến đá được viết bằng chữ hình nêm thông thường, nhưng có hơn 600 phiến đá được viết bằng loại văn tự trông có vẻ là chữ hình nêm, nhưng các chuyên gia không đọc được nó. Đôi lúc những chữ này được chứng minh là những chữ cái gồm 30 ký hiệu chữ hình nêm - một ngôn ngữ mới của người Semit gần với chữ Hê-bơ-rơ và các tiếng địa phương khác của người Semít nói bởi người Ca-na-an.
Về nội dung, phần lớn các phiến đá được tìm thấy là một loạt những bài viết về tôn giáo dưới hình thức thi ca, tiêu biểu cho những bao quát được mô tả rất chi tiết về bản chất niềm tin và tập quán tôn giáo của người Ca-na-an. Thông qua những bài biết nầy, chúng ta có được một khái niệm khá đầy đủ về các tôn giáo của người Ca-na-an vào thời người Hê-bơ-rơ tiến vào xứ sở của họ, và về ảnh hưởng của các tôn giáo ấy đối với người Hê-bơ-rơ sau khi họ định cư tại Ca-na-an.
Một số lễ nghi tôn giáo nào đó, chẳng hạn của lễ chuộc tội, của lễ bình an, của lễ đưa qua đưa lại, của lễ thiêu, của lễ hoa quả đầu mùa rất tương tự với những của lễ của người Hê-bơ-rơ; đến nỗi một số người thắc mắc không biết có phải những người di cư Midian đã mang theo các lễ nghi này vào Ugarit (Ras Shamra) trong những năm người Hê-bơ-rơ lang thang trong đồng vắng. Tuy nhiên, có vô số sự khác biệt trong niềm tin và các tập quán tôn giáo. Đứng đầu các vị thần Ca-na-an là El tức là Chúa Sáng Tạo và Cha của muôn vật, nhưng trong hệ thống các vật thì thần ấy có một người vợ tên nữ thần Asherah (Ashtoreth) phụ trách về sinh sản, đó là vị thần mà Y-sơ-ra-ên luôn lên án tương ứng với sự trung thành của họ đối với Đức Chúa Trời công bình về phương diện đạo đức (Cac Tl 2:12-15; ISa1Sm 12:10). Các thần khác của họ là Ba-anh, Đa-gôn, Reshef và Hadad, tất cả đều tiêu biểu cho sự không đạo đức. Những tập tục dâm dục không thể đề cập được điều liên kết với việc thờ phượng các vị thần nầy - như Kinh Thánh đã kết luận.
ROME
Kinh thành của đế quốc La-mã, một trong những thành phố nổi tiếng nhất thế giới, được xây dựng cạnh sông Tiber vào 753 TC. Chẳng bao lâu, nó phát triển và phủ khắp 7 ngọn đồi, đó là Capitoline, Palatine, Aventine, Caelian, Esquiline, Viminal và Quirinal. Diễn đàn La-mã nằm giữa đồi Palatine và đồi Capitoline, là trung tâm văn hoá, dân sự và thương mại của La-mã. Những gì ưu việt nhất trong số các đền thờ, cung điện, đấu trường, nhà tắm công cộng, đài tưởngn iệm, nhà hát hình tròn, và các dinh thự quốc gia đều nằm cạnh Diễn đàn ấy - tất cả sinh hoạt của người La-mã đều tập trung nơi đây và chỗ nầy cũng là nơi xuất phát của các con đường tỏa ra khắp thành phố, các cọc chỉ dặm đường đều bằng vàng, đặt tại Diễn đàn. Phao-l6o, Lu-ca và Phi-e-rơ, các Cơ-đốc nhân đầu tiên ắt đã thường xuyên có mặt tại Diễn đàn. Phao-lô có thể đã tìm sinh kế tại đây. Nhưng chiến tranh, động đất, hoả hoạn và thời gian đã tàn phá các kiến trúc cổ nầy, và bụi đất của nhiều thế kỷ đã phủ lên những công trình vang tiếng một thời nầy.
Vào năm 357 SC, Ammianus đã mô tả cách sinh động về sự nguy nga của La-mã lúc chưa bị tàn phá, may mắn thay những mô tả đó đã được bảo tồn. Ngay từ thế kỷ 16, người ta đã tiến hành khai quật tại Rome, nhiều hơn vào thế kỷ 17 và 18. Biondi bắt đầu khai quật vào 1817 và De Rosse vào 1853. Hội đồng Giám mục khảo cổ thiêng liêng đã nhận công việc và tiếp tục cho đến nay.
Ngày nay du khách đến La-mã khó có được ý niệm về sự xa hoa ban đầu của thành phố Vĩnh hằng nầy, nhưng chính Diễn đàn, tàn tích của các toà nhà chính, đài tưởng niệm, các địa điểm chính yếu được phơi bày, dễ dàng cho việc nghiên cứu.
Diễn đàn (240 x 690feet) với toàn bộ sự hiểu biết và truyền thuyết lịch sử về nó, chứng kiến việc xét xử và cái chết của Sê-sa Julius, bài diễn thuyết của Mark Anthony. Nhà hát tròn Colosseum (do Vespasian và Titus xây vào năm 75-80 SC) choán diện tích 6 acres, có thể chứa từ 50-60 ngàn khán giả để xem các Cơ-đốc nhân bị ném làm mồi cho thú dữ trong đấu trường. Trên đồi Palatine có cung điện của các vị đế vương và ngôi đền Jupiter đổ nát. Ta còn có thể thấy được đường nét của Trường giác đấu Circus Maximus , tại đó có tới 250.000 khán giả trong các trận đấu. Cổng vòm Titus cho ta thấy các phù điêu chạm trổ sinh động về Titus và các binh sĩ của ông mang các khí mảnh thánh của đền thờ khi họ trở về từ Giê-ru-sa-lem. Cổng vòm Constantine kể về sự kiện vĩ đại vào năm 316 SC khi hoàng đế Constantine tuyên bố Cơ-đốc giáo là quốc giáo. Còn nhiều nơi hấp dẫn và đáng quan tâm - ngay cả cái đồng hồ nước cổ đánh dấu ngày và giờ lúc Phao-lô lưu tại La-mã.
Vào năm 1941, trong công trình khai quật tại Ostia là hải cảng của La-mã tại cửa sông Tiber, người ta tìm thấy một câu khắc cho biết Tiberius bắt đầu trị vì từ năm 14 SC. Lúc ấy dân số La-mã lên đến 4,1 triệu người.
Các chứng cứ văn học và truyền thuyết đến từ các lãnh tụ giáo hội và các nhà văn từ năm 95 - 326 SC, và nhiều bức tranh cùng với câu khắc trong các ngôi mộ của Cơ-đốc nhân cho biết Phi-e-rơ, Phao-lô là những người tử đạo, khiến nhiều nhà khảo cổ và các chuyên gia kết luận rằng hai vị sứ đồ vĩ đại này đã tử đạo tại La-mã dưới tay của Nero.
Trong rất nhiều khám phá, thì thích thú nhất đối với Cơ-đốc nhân và người Do-thái vẫn là các Hầm Mộ nằm dọc đường, không có cái nào xa hơn ba dặm tính từ bức tường thành phố.
Lại lịch của Hầm Mộ nầy gồm những pha lịch sử kỳ lạ và huyền bí nhất. Lúc đầu chúng chỉ là những hố cát do cung ứng cho nhu cầu xây dựng các thành phố La-mã. Đá túp gồm tro núi lửa và cát, nhuyễn và kết dính vào nhau thành lớp trải dài nhiều dặm quanh Rome. Người ta phát hiện đây là loại vật liệu xây dựng tuyệt vời, nên đào thành những hầm hố dưới mặt đất để lấy.
Sau đó xảy ra sự xung đột giữa giáo hội đầu tiên với đế quốc La-mã cổ đại. Đế quốc La-mã hùng mạnh và rộng lớn nhất với thời Chúa Giê-xu, dễ dãi với mọi tôn giáo, nhưng vì Cơ-đốc nhân từ chối tuyên thệ trung thành với hoàng đế nên dẫn đến sự bắt bớ Cơ-đốc giáo ngày càng mãnh liệt hơn.
Các Cơ-đốc nhân bị buộc tội phạm pháp, sống lập dị; họ bị căm ghét và đặt ngoài vòng pháp luật. Các Cơ-đốc nhân sống giản dị, rất mực đạo đức, không tham dự các trận giác đấu và lễ hội. Một số Cơ-đốc nhân lên án cả những ai bán cỏ khô cho súc vật để làm sinh tế cho các tà thần. Quần chúng kinh sợ họ vì người dân sợ cơn giận dữ của các thần khi Cơ-đốc nhân không dâng của lễ cho các thần ấy. Nếu mùa màng thất thu, nếu sông Tiber dâng tràn, nếu bệnh dịch xảy ra, tiếng la hét sẽ là "Ném bọn Cơ-đốc nhân vào đấu trường." Tuy thế thì Cơ-đốc nhân vẫn rất nhân từ đối với những ai cần đến, họ cũng sẵn sàng săn sóc bệnh nhân vào những lúc cơn dịch bệnh hoành hành, trong lúc những người khác đều đã tránh xa vì sợ lây bệnh.
Nhằm để mọi người bày tỏ lòng trung thành với hoàng đế La-mã, nhà cầm quyền yêu cầu mỗi công dân La-mã phải thắp nhang cho hoàng đế. Các Cơ-đốc nhân coi đó là sự thờ phượng không phù hợp với niềm tin nơi Chúa nên không vâng phục. Thế là nhà cầm quyền có đủ lý do để bức hại các Cơ-đốc nhân bởi nhiều hình phạt và thường là xử tội chết.
Các Cơ-đốc nhân tỵ nạn trong các con đường ngoằn ngoèo của Hầm Mộ, trong đó cũng có nhà nguyện, nhiều phòng ở và cả nghĩa trang. Các Hầm Mộ đã trở thành nơi trú ẩn an toàn duy nhất cho các Cơ-đốc nhân.
Họ sinh sống, thờ phượng và chôn cất tại đây. Bài hát, lời cầu nguyện, sự thờ phượng của họ thánh hóa Hầm Mộ và nó trở thành cái nôi của Cơ-đốc giáo phương tây.
Hầm Mộ được khám phá và khai quật vào thế kỷ 16, kể từ 1950 được khai quật trên diện rộng. Sự hiểu biết của chúng ta về thành phố dưới mặt đất này chưa hoàn chỉnh, bởi sự thật là nó quá bao la. Tuy nhiên, ta cũng tích lũy đuợc phần nào từ những thành phố địa đạo nầy.
Khoảng sáu triệu người được chôn cất trong khoảng 60 Hầm Mộ, trong đó 54 cái là của Cơ-đốc nhân, 6 cái là của người Do-thái. Mỗi Hầm Mộ có lối vào khá mơ hồ, từ đó một cầu thang dẫn xuống các địa đạo, hành lang dài, phân nhánh vuông góc, tạo ra mạng lưới đường phố trong địa đạo, rải rác là các nhà nguyện. Vài Hầm Mộ có tới 4 tầng, nối nhay bằng một cầu thang. Tại mỗi tầng là một con đường lớn - nhiều đến nỗi nếu tất cả địa đạo trong Hầm Mộ được nối với nhau thì chúng dài tới 587 dặm.
Dọc theo bức tường của những lối đi, hoặc tại ngõ cụt của địa đạo, các Cơ-đốc nhân được chôn trong mộ tường, hoặc trong phòng ngủ nhỏ. Mỗi cái mộ được khép kín bằng gạch vuông hoặc đá hoa phiến mỏng, trên đó có tên của người quá cố.
Thông thường các bức thường hay trần nhà của các phòngn hỏ trên được trang trí bằng các bức tranh của nhân vật Kinh Thánh hoặc sự kiện Kinh Thánh, chẳng hạn như Môi-se đập vào tảng đá, Đa-vít, Đa-ni-ên và ba bạn Hê-bơ-rơ, Nô-ê, Giô-na… trong từng trường hợp đều nhằm bày tỏ sự giải cứu kỳ diệu của Đức Giê-hô-va. Trong một số trường hợp người ta tìm thấy chân dung của người quá cố. Vào năm 1853 DeRossi phát hiện một phòng ngủ nhỏ khép bằng một phiến đá hoa, trên đó có khắc chữ:
Marcus Antonius Rastutus đã làm ngôi mộ này cho chính mình, là người tin
cậy vào Chúa.
SAFAD
Hay Zefat, là một trong bốn "thành phố thánh" của người Do-thái, được cho là thành phố mà Chúa Giê-xu nhắc đến khi Ngài nói "một cái thành ở trên núi thì không khi nào bị khuất được" (MaMl 5:14). Thành phố uốn lượn hùng vĩ trên đỉnh núi Safad, cách Ti-bê-ri-át 16 dặm về phía tây bắc và cách mực nước biển Ga-li-lê 3400feet.
Trong thành phố có những đường phố hẹp, những đợt bậc thang dốc, nhà quét vôi trắng với bao lơn phía ngoài, nhà hội với các ký hiệu phù chú huyền bí trên đó. Xung quanh nơi này là những đồn điền lớn trồng Ô-li-ve và vườn nho sai trái. Vào một ngày quang đãng, từ thành phố nầy có thể nhìn rõ ràng phần lớn Ga-li-lê thượng và hạ, luôn cả biển Ga-li-lê. Vào thời huy hoàng của các vương triều Y-sơ-ra-ên và Giu-đa, nó được gọi là Isafet hay Zefat, có nghĩa là "nơi canh phòng", bởi vì tại đây lửa hiệu được đốt lên để loan báo về sự mọc lên của vàng trăng mới. Sự kiện này trước tiên được tuyên bố ở Giê-ru-sa-lem trên núi Ô-li-ve, rồi sau đó chuyển tiếp từ điểm cao nầy đến điểm cao khác, cho đến khi lửa hiệu của Safad được dùng làm tín hiệu cho cả vùng bắc Palestine.
Safad khơi dậy thái độ tôn kính trong lòng người Do-thái. Đó là một trong những nơi lánh nạn của các ra-bi cổ đại sau khi Giê-ru-sa-lem thất thủ và lần thất trận đầy cay đắng của Bar Kochba tại Bitter (có nghĩa là đắng) vào năm 132 SC. Vì là nơi ẩn dật của các học giả, nó trở thành trung tâm của trường phái Talmud, một trung tâm về toàn bộ kiến thức và truyền thuyết của Do-thái giáo và triết học thần bí của người Do-thái. Có lẽ quyển Midrash Ha Zohar, Sách Sáng Chói (quyển kinh về thần bí học) theo Simon ben Yochai, thì một ra-bi người Tây ban Nha đã biên tập quyển sách tại đây vào năm 160 SC. Đây cũng là chỗ ở của Joseph Caro, tác giả của Ahulchan Aruch, bộ luật cuối cùng được soạn hẳn hoi của người Do-thái.
Học trò của ông là ra-bi Jacob Berov, đã nỗ lực tái thiết lập Palestine như là một trung tâm phong chức cho các ra-bi.
Thơ văn Do-thái đã hồi sinh tại Safad, tại đây Alkabetz đã viết thánh thi chiều Sa-bát, "Bạn tôi hãy đến gặp tân lang', một bài ca về tái thiết Si-ôn.
Safad được Thập Tự Quân xây công sự vào thế kỷ 12 nhưng bị Saladin đánh chiếm vào 1188. Sau đó nó bị Templars chiếm lại và giữ trong 16 năm.
Vào thế kỷ 16, Safad trở thành trung tâm nhập cư người Do-thái từ Tây Ban Nha và nơi gặp gỡ để học tập về triết học thần bí Do-thái. Vào năm 1578, các ra-bi đã thành lập tại đây nhà in đầu tiên của vùng Palestine. Vào 1607 tại Safad được coi là có 300 ra-bi, 18 trường đào tạo ra-bi và 21 nhà hội. Bởi lẽ Safad là nơi đặt các trường đào tạo ra-bi vĩ đại, Safad đã dành được tiếng tăm lớn giữa vòng người Do-thái, như là một trong 4 thành phố thánh của Y-sơ-ra-ên.
Nhà thần bí Do-thái có một thời đã hết sức nổi bật tại Safad, trong quyển sách thiêng của họ là Zohar, trong sách nói rằng Đấng Mê-si-a sẽ xuất hiện tại Ga-li-lê thượng. Issac Luria nổi bật trong số người thần bí Do-thái như là con người phi thường và thiên tài, và vẫn còn là một nhân vật nổi bật trong truyền thuyết Safad. Niềm mơ ước của nhà thần bí học nầy là làm cho phong trào Đấng Cứu Thế được thực hiện một cách lạ lùng trong Shabbathae Zevi, và cũng đã mang lại nhiều kết quả trong những năm gần đây khi niềm mơ ước được trở lại Palestine đã dấy động tâm cang của người Do-thái.
Một trận động đất tại Safad vào 1765 khiến hầu hết dân cư bị chết, nhưng thị trấn Safad được tái định cư nên vào đầu thế kỷ 19, có 4000 người Do-thái cư ngụ ở đây. Không may là một trận động đất khác đã xảy ra vào 1836, một lần nữa cướp đi gần hết dân số trong cộng đồng nầy. Kể từ thảm họa ấy, thị trấn Safad không còn là niềm kiêu hãnh của người Do-thái, và chỉ mới phồn vinh trở lại vào những thập niên gần đây dưới chính quyền Y-sơ-ra-ên.
SAMARIA
Thủ đô của vương quốc bắc Y-sơ-ra-ên, toạ lạc trên một ngọn đồi cao 300feet, cách Giê-ru-sa-lem 42 dặm về phía bắc. Vị trí nầy được khai quật vào năm 1908-1910 bởi các Tiến sĩ G.A.Reisner và Clarence S.Fisher thay mặt đại học Harvard, và một lần nữa vào 1931-1933, sau đó bởi J.W.Crowfoot vào năm 1935.
Cấp độ cư ngụ (I,II) có ý nghĩa quan trọng nhất là của vua Ôm-ri, và con trai ông là A-háp, Ôm-ri đã giành được ngọn đồi và xây dựng thủ đô của mình trên đó (IVua 1V 16:24). A-háp xây dựng một cung điện tráng lệ cho chính ông và hoàng hậu Giê-sa-bên.
Các nhà khai quật tìm thấy nền của cung điện Ôm-ri, và cái nền lớn hơn trong đống đổ nát của cung điện A-háp trên đỉnh ngọn đồi Sa-ma-ri. Ngay bên trong tường bắc của cung điện, họ khám phá vài ngàn mảnh vụn ngà voi, nhiều cái đã bị lửa thiêu rụi. Khoảng 30-40 ngà voi được tìm thấy trong tình trạng được bảo tồn cực kỳ hoàn hảo. Trên một số ngà voi có hình hoa sen, sư tử, quái vật đầu đàn bà mình sư tử, các tượng thần Isis và Horus, cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của Ai-cập vào Y-sơ-ra-ên vào thời ấy.
Bộ sưu tập ngà voi gồm có những miếng khắc chạm với đủ loại kích cỡ và hoa văn. Một số hình tròn, một số hình thuẫn với phù điêu thấp, và những cái khác thì có bóng mờ hay "tác phẩm châm xuyên" (??) Một số miếng ngà voi được cắt, giát màu, những mảnh khác được phủ vàng hoặc khảm đá màu thiên thanh. Các nhà khai quật nghĩ rằng lúc nguyên thủy những mảnh ngà voi ấy được lắp vào ngai vua, vào giường, vào trường kỷ, bàn, tủ, và có lẽ cũng ở trong những tấm ván tường hay ván trần nhà của cung điện. Tất cả những khám phá nầy đưa ra tính chắc chắn của lời kể trong IVua 1V 22:39, liệt kê căn nhà ngà voi như là một trong những thành tựu lớn nhất của A-háp - đó là căn nhà ông ta xây cho chính ông và hoàng hậu Giê-sa-bên khó chìu của ông. Những ngà voi ấy cũng xác nhận lời tuyên cáo của tiên tri A-mốt:
Khốn thay cho những kẻ ăn ở nể trong Si-ôn, và cho những kẻ tưởng mình an
ổn trên núi Sa-ma-ri…Các ngươi nằm ngủ trên giường ngà và duỗi dài trên ghế dài mình… (AmAm 6:1, 4).
…Những nhà bằng ngà voi sẽ bị phá, và những nhà lớn sẽ bị hủy diệt, Đức
Giê-hô-va phán vậy (AmAm 3:15).
Tại tận cùng phía bắc của sân cung điện A-háp, các nhà khai quật tìm thấy vị trí của một cái ao bằng xi-măng, mà họ nghĩ rất có thể chính là "ao Sa-ma-ri" mà A-háp đã rửa chiếc xe ngựa vấy máu ở đó (IVua 1V 22:38). Trong một căn buồng kho của cung điện họ tìm thấy "mảnh sành khắc chữ Sa-ma-ri" nổi tiếng gồm vài trăm mảnh sành khắc chữ bằng mực. Còn có thể đọc khá rõ khoảng 63 mảnh được khắc bằng chữ Hê-bơ-rơ. Đó là những ký hiệu liên quan đến việc đóng thuế bằng dầu và rượu của cá nhân gửi đến kho của hoàng cung. Một số quản gia có tên trong Kinh Thánh như A-háp, Sê-ba, Nim-si, A-hi-nô-am, Gô-me.
SARDIS
Một trong bảy thành phố được đề cập trong sách Khải huyền, là thủ đô của vương quốc Lydia nổi tiếng. Nó cách phía đông Smyrna 50 dặm, trên sườn phía nam của thung lũng Hermus phì nhiêu, là nơi mà sông Pactolus ra khỏi núi Tmolus.
Vườn trái cây rộng lớn, kỹ nghệ dệt, nhà máy đá quý và sự trù phú của Sạt-đe nhờ vào sự đãi vàng từ cát của sông Pactolus đã làm Sạt-đe trở thành một trong những thành phố hải đảo giàu nhất và hùng mạnh nhất của thế giới cổ đại. Tương truyền rằng đồng tiền đầu tiên đã được đúc tại đây, và Croesus (Kré-sus) là nhà thống trị nổi tiếng của Sạt-đe vào thế kỷ 6 TC, giàu đến nỗi kể từ thời đó có câu nói "giàu như Croesus."
Sạt-đe bị Cyrus đánh chiếm vào năm 546 TC, sau đó bị A-lịch sơn đánh chiếm vào 334 TC, rồi bị trận động đất tàn phá vào 17 TC. Người La-mã tái thiết Sạt-đe, đã chuyển sang Cơ-đốc giáo vào thế kỷ 1 SC. Sạt-đe tồn tại cho đến khi Tamerlane càn quét khắp nước vào năm 1402 và hầu như tàn phá cả xứ. Chỉ một làng nhỏ có tên Sart nằm gần địa điểm của thành phố cổ.
Đại học Princeton khai quật Sạt-đe đầu tiên dưới sự chỉ đạo của Giáo sư H.C.Btler vào năm 1909 và tiếp tục trong năm mùa cho đến khi bị Thế Chiến I làm gián đoạn. Vào 1958 Đại học Harvard và Cornell phối hợp với Học Viện Nghiên Cứu Đông Phương của Hoa Kỳ dưới sự chỉ đạo của Giáo sư Haufmann và Giáo sư Detweiler.
Cho đến nay các khám phá gồm có tường, cổng, tượng, câu khắc, đồng tiền, đá quý, bình đựng dầu thơm, đồ sành, cây đèn nến bằng đồng thiếc, đầu sư tử bằng đồng thiếc, một sân vận động, hai nghĩa trang, vệ thành……(?) và một số tòa nhà khá nguy nga. Trong đó có một nhà hội rộng 60feet, dài 270feet.
Công trình kiến trúc đường bệ nhất là đền thờ Artemis, nữ thần tượng trưng cho sự sinh nở, là chị sanh đôi của Apollo. Trong vùng nầy, nữ thần ấy đôi lúc được đề cập đến như là thần Cybele. Đền được xây vào thế kỷ 4 TC để tỏ lòng tôn kính thần, và chắc chắn phải là một kiến trúc tráng lệ, có kích thước 163 x 327feet. "Lối đi thiêng liêng" dẫn lên một lối vào mà hai bên là tượng những sư tử trong tư thế sẵn sàng.
Nhiều cư dân tại Sạt-đe trở thành Cơ-đốc nhân vào thế kỷ 1 SC, và một hội thánh thịnh vượng đã trưởng thành tại đây. Hội thánh đã bị phê phán, hoặc ít nhất là lời khuyến cáo có tính xây dựng và nêu đích danh Chúa Giê-xu Christ thông qua người khải thị là sứ đồ Giăng "…Ta biết công việc ngươi, ngươi có tiếng là sống, nhưng mà là chết. Hãy tỉnh thức! Và làm cho vững sự còn lại…(KhKh 3:1-6).
Lời khuyến cáo ắt hẳn đã được tiếp thu đầy đủ, bởi vì những nhà khai quật tìm thấy dấu thánh giá được khắc nhiều nơi trong đền thờ, cho thấy rằng Cơ-đốc nhân đã tiếp quản đền thờ và biến nó thành nhà thờ Cơ-đốc giáo, như họ đã từng làm với các đền thờ tại Ai-cập và các nơi khác.
Khoảng thế kỷ 4SC, đền thờ ấy bị bỏ hoang, các Cơ-đốc nhân xây một nhà thờ ở góc đông nam của đền thờ. Đó là một kiến trúc bằng gạch, còn trong tình trạng bảo tồn rất tốt lúc được phát hiện. Chỉ có phần mái nhà là không còn. Muốn đi vào nhà thờ phải đi qua bục cao của ngôi đền, và bàn thờ trên bục ấy vẫn còn.
SHECHEM
Toạ lạc gần ngôi làng Balatah cận đại, phía bắc xa lộ, trong một thung lũng đẹp giữa núi Ê-banh và núi Ghê-ri-xim.
Đây là địa điểm đầu tiên mà Áp-ra-ham đã đến viếng Palestine (SaSt 12:6-7). Gia-cốp cùng gia đình đến Si-chem và lập một bàn thờ và đào một cái giếng (SaSt 33:18-20). Anh em của Giô-sép đã chăn chiên tại đây, Giô-sép cũng được chôn nơi đây (Gios Gs 24:32). Cũng tại đây Giô-suê tập trung các chi phái của Y-sơ-ra-ên, Rô-bô-am lên ngôi vua, đất nước quân chủ bị chia cắt, và Giê-rô-bô-am thành lập cung điện hoàng gia của ông (IVua 1V 12).
Việc khai quật đầu tiên tại đây do Carl Watzinger thực hiện vào 1907-1909, sau đó là Ernest Sellim vào 1913 và 1934. Kể từ 1956, công việc khai quật được Đoàn Thám Hiểm Khảo Cổ Drew - McCormick tiến hành dưới sự chỉ đạo của Tiến sĩ G.Ernest Wright, và bởi những người khác.
Nhiều thời gian, công sức và tiền bạc được dốc vào cuộc khai quật thành phố naỳ, nhiều nhà khảo cổ trẻ tuổi đã được đào tạo tại đây. Nhiều nhà khảo cổ dày dạn kinh nghiệm như Tiến sĩ O.R.Sellers, Tiến sĩ Bull, và những người khác với sự hỗ trợ của Tiến sĩ Wright. Cổng, tường, đền thờ và rất nhiều đồ gốm, đồng tiền, công cụ cũng như những món đồ nhỏ khác được phát hiện, và xác nhận một cách đáng kể về mặt lịch sử, cả phương diện thế tục lẫn Kinh Thánh.
Các nhà khai quật tìm thấy tàn tích của một bức tường lớn có từ Thời Đại Đồ Đồng Thiếc Giữa (thời Áp-ra-ham và Gia-cốp), trong bức tường có một cổng vào rất có khả năng là nơi mà Hê-mô và con trai của ông là Si-chem đã tham vấn các vị lãnh đạo của thành phố về vấn đề quan hệ của họ với Gia-cốp và người của Gia-cốp (SaSt 34:20-24). Bên trong thành phố là một công trình xây dựng đồ sộ với những bức tường dày 15feet, bao quanh một diện tích 33 x 39 feet, bên trong người ta tìm thấy hai dãy cột chống đỡ trần nhà, và có thể là tầng hai. Lối vào hướng về đông nam, và hiển nhiên là hai bên có hai tháp công sự. Nó được xây vào Thời Đại Đồ Đồng Thiếc Muộn, và tồn tại cho đến thời kỳ các quan xét. Tại đây, các nhà khai quật nghĩ rằng chắc chắn là tháp Si-chem mà A-bi-mê-léc đã đốt cháy cùng với "một ngàn người đàn ông và đàn bà" của thành phố tị nạn ở đó (Cac Tl 9:46-49). Gần đó họ tìm thấy một đền thờ lớn, được nhận định là đền Baal-berith.
SHILOH
Ngày nay gọi là Seilun, toạ lạc 10 dặm phía bắc Bê-tên "và phía đông con lộ đi từ Bê-tên đến Si-chem" (Cac Tl 21:19). Đó là nơi mà Y-sơ-ra-ên dựng lên hội mạc ngay sau khi họ vào Ca-na-an. Tại đây cậu Sa-mu-ên được phong chức trước mặt Chúa và trở thành vị tiên tri đầu tiên của người Hê-bơ-rơ.
Đúng như lời mô tả của tiên tri Giê-rê-mi, người Phi-li-tin đánh bại Y-sơ-ra-ên vào 1050 TC, cướp lấy Hòm Giao Ước, và bỏ rơi thị trấn ấy chìm đắm trong quên lãng. Cuối cùng, bị lửa thiêu rụi khoảng 450 năm sau đó.
"Thế thì, hãy đi đến chỗ ở cũ của ta tại Si-lô, là nơi trước kia ta đã gửi danh ta
mà xem, vì tội ác của dân Y-sơ-ra-ên ta, ta đã làm cho nó thể nào" (Gie Gr 7:12)
Người Đan Mạch khai quật Si-lô vào các năm 1922, 1926, 1927 và 1931 dưới sự chỉ đạo của Tiến sĩ Aage Smith, ông tìm thấy những tàn tích có từ thế kỷ 13 đến 11 TC, nhưng chẳng có tàn tích nào trong thời kỳ từ 1050 - 300 TC. Điều nầy tương xứng với ghi chép trong Kinh Thánh nói rằng Si-lô đã bị người Phi-li-tin tàn phá sau trận đánh của Ebenezer và việc cướp lấy Hòm Giao Ước (ISa1Sm 4:10-11).
Ở tận phía bắc mô đất các nhà khai quật tìm thấy một sân trong hình bốn cạnh đục từ đá, 80 x 120feet, mà họ tin rằng đó là địa điểm của hội mạc cổ xưa mà Sa-mu-ên đã ngủ trên đó và nghe tiếng Chúa gọi. Tuy vậy, sau đó vị trí nầy lại được xác định là tàn tích của những tòa nhà thuộc thời kỳ Byzantine (323 - 636 SC). Sau đó người ta đi đến kết luận là các Cơ-đốc nhân ắt hẳn đã xây một nhà thờ lớn trên cái nền của nhà hội và nơi thánh của người Hê-bơ-rơ. Các học giả Palestine nhất trí rằng "Tất cả những điều khám phá bởi người Đan Mạch tại Si-lô hoàn toàn khớp với những gì được ám chỉ trong Cựu Ước." Các khai quật trong tương lai có lẽ sẽ khám phá vị trí chính xác và nền của nơi thánh hội mạc, nếu các Cơ-đốc nhân đã thực sự không xây nhà thờ trên cái nền ấy.
SIDON
Thành phố của người Phê-ni-xi được khám phá đầu tiên, từ lâu được biết đến nhờ vào cảnh đẹp, sự phì nhiêu của bình nguyên, cũng như chất lượng và chủng loại đa dạng của cây ăn quả, Bởi lâu đời nên nó có nhiều đống đổ nát nhưng chỉ một số ít nơi đã được khai quật.
Vào năm 1855, một số ngôi mộ được phát hiện, một vài nơi trong số ấy còn những quách, có quách rất đẹp, bằng đá bazab đen của Eshmunazar, vua của Si-đôn trong thế kỷ 5 TC. Quách dài hơn 8feet, có khắc 990 chữ trên nắp. Câu khắc bằng chữ Phê-ni-xi, gồm phần lớn là thông tin về ông và sự kiện tại nơi chôn cất của ông (nguyên văn là giường mai táng) không có vàng, vì vậy sự nguyền rủa sẽ đến với bất cứ ai - dù là vua quan hay dân dã - mở cái quách ấy ra, cuối cùng là ông và gia đình đã dựng lên những đền thờ cho các thần như Át-tạt-tê (Ashtoreth), Esmuno (Dagon) và Ba-anh của Si-đôn. Nổi tiếng hơn trong số quách nói trên là một quách to, đẹp, bằng đá hoa, trên đó điêu khắc hai cảnh của cuộc đời A-lịch-sơn đại đế. Một cảnh là cuộc săn sư tử có sự tham gia của A-lịch-sơn, và cảnh kia là một trận chiến, trong đó ngựa, kỵ sĩ, lính bộ nổi lên trên cái nền óng ánh của đá hoa thiên nhiên. Cả điêu khắc và loại sơn đều là các tuyệt tác Hy-lạp, cái quách ấy được xếp hạng là một trong những cái tốt nhất từng được phát hiện, được gọi là "quách đá hoa vĩ đại của A-lịch-sơn"; mặc dù người ta giả định trong quách là thi hài của một quan chức cao cấp dưới triều A-lịch-sơn hay của tổng đốc thành phố Si-đôn.
Tuy thế, điều đáng quan tâm chính yếu về khảo cổ của Si-đôn lại nằm trên những mảnh vỡ của lề đường khảm tại phía bắc một cái gò có hàng triệu vỏ sò ốc bị vỡ (người ta lấy phẩm nhuộn màu tím từ vỏ sốc ấy), ở phía tây nam nghĩa trang nổi tiếng trên bình nguyên về phía đông nam, và đống hư tàn lớn của lâu đài Thập Tự Quân. Ernest Renan, một học giả Pháp, khai quật tại đây vào năm 1860, nhưng chỉ làm được "tấm bản đồ thành phố của người chết", khám phá những đồng tiền cổ, và vài phát hiện nhỏ. Ông nghi ngờ rằng ông đã đến "muộn tới 50 năm."
SILOAM
Ao Si-lô-ê, là nơi Chúa Giê-xu bảo người mù đến rửa, nằm tại thung lũng Tyropoeon, tại nơi thấp hơn của máng nước ngầm của Hezekiah (địa đạo Si-lô-ê) dẫn nước vào thành phố từ suối Gibon (Suối phun Trinh Nữ). "Dòng nước Si-lô-ê chảy dịu" (EsIs 8:6) chỉ về dòng nước chảy qua địa đạo 1770feet đồ vào ao, được gọi là Si-lô-ê bởi ao đối diện với thung lũng Kidron từ làng Si-lô-ê. Nước ao được người Giê-ru-sa-lem sử dụng nhiều vì họ xem đó là nước thánh.
Việc khai quật được tiến hành tại đây từ 1896-1897 do Quỹ Thám Hiểm Palestine thực hiện theo dấu vết của 34 bậc thang đi xuống ao. Phần chính của cầu thang được xây bằng đá cứng, nối với nhau rất khớp được đặt trên những miếng đá nhỏ và vữa vôi, nhưng phần kia của cầu thang thì được đục từ đá thiên nhiên và mặt bậc thang "được chà rất bóng bởi dép". Đường nét của ao cổ xưa cho thấy nó có kích thước lớn gấp đôi ao hiện nay.
Các nhà khai quật cũng tìm thấy đống đổ nát được bảo tồn tốt của một nhà thờ do nữ hoàng Eudocia xây tại đây vào thế kỷ thứ 5, và đống đổ nát của tu viện được xây vào thế kỷ 11. Tháp Si-lô-ê, sụp và làm chết 18 người (LuLc 13:4) có lẽ nằm trong khu vực nầy nhưng chưa có gì chắc chắn.
SODOM và GOMORRAH
Hầu hết chuyên gia đều coi đống đổ nát của những thành phố này - nếu thực sự là còn - thì phải ngập dưới dòng nước cạn, trong khu vực Biển Chết, phía nam bán đảo Lisan. Tất cả truyền thuyết địa phương còn giữ lại bởi người bản xứ đều đồng ý về vị trí nầy. Josephus nói rằng Biển Chết trải dài từ Giê-ri-cô cho đến tận Zoar (B.T; IV.VIII.4), và sử gia Cơ-đốc giáo là Eusebius, thuộc thế kỷ 4, xác nhận những truyền thuyết và bổ sung rằng ở đó có một tiền đồn La-mã. Trong nhà thờ Medeba của người Hy-lạp, người ta cũng tìm thấy một bản đồ ghép, có từ thế kỷ thứ 5 hay 6, ghi Zoar ở góc đông nam của Biển Chết.
Vào năm 1924, một đoàn thám hiểm hỗn hợp của Thần Học Viện Pittsburgh - Xenia và Học Viện Nghiên Cứu Đông Phương của Hoa Kỳ, do các Tiến sĩ Wright và Kyle dẫn đầu, thám hiểm vùng lãnh thổ tận phía nam của Biển Chết để xác định vị trí của Sô-đôm, Gô-mô-rơ và thành Xoa. Họ tìm thấy đống đồ nát của thành Xoa thuộc thời kỳ Byzantine và Ả-rập; nhưng họ tin rằng vị trị của Xoa đã bị ngập nước do mực nước Biển Chết dâng lên trước đó.
Jebel Usdum (gò Sô-đôm) một ngọn núi bằng muối tinh thể, dài 5 dặm và cao 300feet dọc theo bờ tây nam của Biển Chết, có tên như vậy vì người ta tin rằng Sô-đôm ở gần cạnh nó.
Tiến sĩ George Adam Smith nói về đống hư tàn của Sô-đôm và Gô-mô-rơ như sau:
Tại đây là nơi xảy ra sự phán xét khủng khiếp nhất về tội lỗi của conngười. Ngọn lửa được ném xuống Sô-đôm và Gô-mô-rơ trong toàn bộ lịch sử Kinh
Thánh. Đó là sự phán xét tội lỗi rõ ràng và công bình. Câu chuyện được thuật
lại trong Sáng Thế Ký, được nhắc lại trong Phục Truyền Luật Lệ Ký bởi A-mốt, Ê-sai, Giê-rê-mi, Ê-xê-chi-ên, Ca-thương và Sô-phô-ni. Chúa chúng ta dùng câu chuyện ấy hơn một lần - như là hình ảnh về sự phán xét mà Ngàisẽ giáng xuống thành phố nào không vâng theo sự rao giảng, và chúng ta cảm nhận ngọn lửa đang táp vào má chúng ta (Mat Mt 10:15; 11:24; LuLc 10:12; 17:29). Phao-lô, Phi-e-rơ, Giu-đe đã đề cập đến nó. Trong sách Khải Huyền, thành phố tội lỗi - theo cách gọi thuộc linh - là Sô-đôm.Tuy đống đổ nát đã mất tích nhưng ngọn lửa thảm họa vẫn còn tiếp tục cháy!
SUSA (SHUSHAN)
Cách 200 dặm về phía đông Ba-by-lôn, là thủ đô của Ê-lam cổ (Susiana), sau đó trở thàh thủ đô mùa đông của các vua Ba Tư. Đó là nơi xảy ra các sự kiện Kinh Thánh vào thời Đa-ni-ên, Nê-hê-mi, hoàng hậu Ê-xơ-tê và vua A-suê-ru (Xerxes).
Người Pháp bắt đầu khai quật ở đây vào năm 1852 dưới sự chỉ đạo của W.K. Loftus, năm 1884 được tiếp tục bởi M.Dieulafoy, sau đó là Jacques de Morgan và những người khác đã tiếp tục công trình. Đống đổ nát có 4 khu và choán diện tích 4900 acres vì vậy công việc khai quật không biết kéo dài đến bao giờ!
Dieulafoy và vợ ông đã khám phá pháo đài cung điện mà tác giả E-xơ-ra gọi nó là "thành trì Su-sa", diện tích khoảng 123 acres và nổi lên cao hơn so với thành phố xung quanh nó, gồm nơi đặt ngai vua, hoang cung, hậu cung cùng nội viện, sân chầu, ngự viên, cột tháp, cầu thang, bục cao, một số lối đi có mái vòm. Nơi đặt ngai vua là đại sảnh có nhiều cột, diện tích gần 4046m2, khoảng 36 cột - mỗi hàng 6 cột - các cột điêu khắc hình bò đực quỳ đấu lưng với nhau, những đà bằng gỗ hương bách Li-ban đặt trên những cây cột đồ sộ. Tại phòng này có tổ chức các buổi yến tiệc và tổ chức các nghi lễ quốc gia được mô tả trong chương 1 của sách Ê-xơ-tê. Sàn đại sảnh được lát đá hoa đỏ, lam, trắng, đen như được mô tả trong sách Ê-xơ-tê. Hoàng hậu Ê-xơ-tê xinh đẹp đã bước đi uyển chuyển trên sàn đá hoa nầy khi liều mạng sống để xin ơn vua giải cứu dân tộc bà; bà đã bước lại gần ngai vua có tán che màu đỏ tía, dừng lại trước tấm thảm chỉ có vua mới được đặt chân lên đó.
Phía trước đại sảnh là hoa viên, nơi vua đã từng bước chân chậm rãi tới lui suy nghĩ về hành vi xấu xa của Ha-man. Cạnh đó là cung vua điêu tàn và hậu cung cũng trong tình trạng ấy, hai khu nhà nầy nằm cạnh nhau. Cổng vua là nơi Mạc-đô-chê từng ngồi. Và trong đống đổ nát, Dieulafoy thậm chí tìm thấy một viên súc-sắc hình chữ nhật, trên đó khắc số 1,2,5,6. Vói viên súc sắc nầy, họ gieo để quyết định vận mệnh như Ha-man đã làm để định ngày tàn sát người Do-thái.
Viên súc-sắc đã gây ấn tượng mạnh đối với Dieulafoy, và ông đã làm một mô hình theo tỉ lệ xích của cung điện khổng lồ ấy mà trong đó đã diễn ra nhiều sự kiện trong sách Ê-xơ-tê, và ông đặt mô hình ấy trong Viện Bảo Tàng Louvre tại Paris. Với sự phục chế như vậy, ta có thể xác định dễ dàng vị trí của Cổng Vua, nơi mà Mạc-đô-chê đã ngồi, nội viện đối diện với cung điện vua, nơi mà Ê-xơ-tê có thể đến mà không bị cấm, ngoại viện là nơi Ha-man đến hỏi xin vua để treo cổ Mạc-đô-chê; và ngự viên là nơi vua đến suy nghĩ và nguôi cơn thạnh nộ đối với Ha-man. Vì vậy chúng ta có thể phục hồi các cấu trúc xung quanh cung điện và có thể làm quen với nhiều sự kiện xảy ra ở đó, và thấy được sự chính xác lạ lùng của sách Ê-xơ-tê.
Vào năm 1901 các nhân viên của de Morgan tìm thấy ba mảnh vỡ bằng đá diorite đen, khi ghép lại hình thành một bia có khắc chữ với đỉnh tròn, cao 2,26m (7feet 5inches) và được chứng minh là Bộ luật của vua Hammurabi. Trên đỉnh bia là một phù điêu nổi thấp cho thấy Shamash là thần mặt trời, đang trong tư thế trao bộ luật cho vua Hammurabi. Bên dưới hình điêu khắc là bộ luật dài, khắc bằng chữ hình nêm, và gồm khoảng 282 điều luật viết thành 3000 dòng; 248 điều luật vẫn còn trong tình trạng bảo tồn khá tốt, trong khi đó từ năm đến bảy cột của bản văn ở dưới đáy của mặt trước đã bị xóa mất trước khi tấm bia được phát hiện. Pere Jean Vincent Scheil, một chuyên gia lỗi lạc người Pháp về A-si-ri, đã dịch và xuất bản Bộ Luật trong vòng ba tháng. Chẳng mấy chốc Bộ Luật ấy được công nhận là một trong những tài liệu pháp lý quan trọng nhất thời cổ mà chúng ta có được.
Bộ Luật được mở đầu bằng một đoạn dài dòng, trong đó Hammurabi tỏ ý tôn kính các vị thần đất và tự coi mình là "hoàng tử kỉnh kiền và kính sợ thần linh, là người ra lệnh khắc bia rồi dựng nó nơi công cộng" để người mạnh không ức hiếp kẻ yếu, công lý phải lưu hành trên đất. Bộ Luật của Hammurabi được dành cho mọi người trong vương quốc - cho thường dân cũng như quan xét là người quyết định các vụ kiện. Chú ý lời kêu gọi làm yên lòng dân trong đoạn mở đầu của Bộ Luật:
Hãy để cho bất cứ ai là người bị ức hiếp có một cớ để trình diện trước điều
luật của ta, vua của công lý, và sau đó đọc kỹ bia khắc của ta, chú ý đến lời
nói quý báu của ta, mong nguyện bia khắc của ta sẽ minh oan cho người ấy.
Nguyện người ấy hiểu được vụ kiện của mình; nguyện người ấy được an lòng
vững dạ.
Trong Bộ Luật, phần tiếp theo là pháp chế chỉ đạo hầu hết mọi khía cạnh trong sinh hoạt người dân, chứ không chỉ mang tính chất tôn giáo.
Việc khám phá ra bia là một điều quan trọng nổi bật đối với mọi người, nhất là đối với học giả Kinh Thánh. Trước hết, nó là bằng chứng củng cố tính xác thực của luật Môi-se. Các nhà phê bình tin rằng nghệ thuất viết và khoa học về luật đã có từ thời ban sơ của lịch sử mà ta chưa biết được, nhưng đây là bằng chứng không thể chối cãi là ai ai cũng biết bia khắc lẫn Luật Môi-se đã có nhiều thế kỷ trước Môise. Thêm nữa, có sự tương đồng, thậm chí có sự tương đương đáng chú ý giữa một số điều luật của Hammurabi với luật Môi-se trong sách Giao Ước chẳng hạn, khi trích dẫn luật về gây thương tích đối với con người, điều luật 206 của Hammurabi nói rằng:
Nếu một người đàn ông trong cuộc gây gổ đã vô tình gây thương tích người
khác bằng cục đá hay quả đấm, làm cho kẻ bị thương phải nằm liệt giường,
`thì kẻ gây thương tích phải bồi thường tổn thất về thời gian cũng như tiền
khám bệnh.
Luật Môi-se với sự phạm tội tương tự đã ghi như sau:
"Khi hai người đánh lộn nhau, người nầy đánh người kia bằng đá hay là đấm cú, không đến nỗi phải chết, nhưng phải nằm liệt giường, nếu đứngdậy chống gậy đi ra ngoài được, người đánh đó sẽ được tha tội. Nhưng chỉ
phải đền tiền thiệt hại trong mấy ngày nghỉ, và nuôi cho đến khi lành mạnh"(XuXh 21:18-19).
Tính tương tự giữa các điều luật nầy với một vài điều luật khác khiến cho một số học giả khó tính nào đó đưa ra lý thuyết cho rằng Luật Môi-se trong Kinh Thánh là bắt nguồn phần lớn từ Bộ Luật của Hammurabi. Thế nhưng sau nhiều khai quật kỹ lưỡng hơn, các học giả đã bỏ lý thuyết nầy, và các nguồn nghiên cứu khác cho biết vào thời cổ đại tại nhiều nước khác cũng có bộ luật. Thậm chí có bộ luật còn xa xưa hơn cái bia khắc của Hammurabi. Lương tâm nhân loại từ lâu đã cho họ biết phải trái và công lý là tiêu chuẩn thỏa đáng nhất cho sự cư xử giữa người với người.
Luật Môi-se thì cao hơn so với bộ luật Hammurabi, hoặc so với bất cứ bộ luật cổ nào, bởi lẽ do tiêu chuẩn luân lý cao của Luật Môi-se. Luật này nhấn mạnh đến động cơ tình thương, cả với Thượng Đế lẫn con người, Luật này đòi hỏi sự cư xử nhân đạo hơn đối với nô lệ, giá trị lớn lao hơn được đặt vào đời người, và tôn trọng hơn đối với phụ nữ. Nhưng về cơ bản, Luật Môi-se cao hơn bởi nó đưa ra tiêu chuẩn cao về đạo đức so với các bộ luật khác. Môi-se đã dạy dỗ về sự thật của tội lỗi và trách nhiệm của con người đối với Đức Chúa Trời về phương diện tội lỗi; một sự thật mà Hammurabi lẫn các nhà làm luật khác đã hoàn toàn không thể lĩnh hội. Bộ luật Hammurabi hoàn toàn chỉ là dân sự và hình sự, trong khi đó thì luật Môi-se có tính chất nghi thức, tôn giáo và hết sức thuộc linh - trong tất cả bộ luật của mọi thời đại thì phương diện thuộc linh chính là tính độc đáo của Luật Môi-se.
TAANACH
Nằm trên mép của bình nguyên Armageddon, ở giữa đường của Mê-ghi-đô và Jenin, được Giáo sư Ernst Sellin khai quật vào 1901-1904, ông đã lần ra dấu vết của bốn cấp độ cư ngụ của mô đất (hay gò), cấp độ xưa nhất có từ năm 2500 đến 1700 TC, cho thấy nó là một thành phố có tầm quan trọng vào lúc Áp-ra-ham đến Ca-na-an.
Sau khi trở về từ Ai-cập, cuối cùng người Hê-bơ-rơ chiếm lấy Taanach (Cac Tl 1:27) và là một trong những thành phố tiếp liệu của người Hê-bơ-rơ dưới thời cai trị của Đa-vít và Sa-lô-môn (IVua 1V 4:12). Hiển nhiên là Sa-lô-môn đã để một số ngựa và xe ngựa của ông tại đây, điều ấy được chứng minh bằng một sự thật là các nhà khai quật tìm thấy những dãy cọc bằng đá có lỗ để buộc ngựa, sau đó họ cũng tìm thấy chuồng ngựa - giống như cái được phát hiện ở Mê-ghi-đô, Ghê-xe, Hazor và những thành phố chiến lược khác của Palestine. Các bức tường của đền thờ Am-môn tại Thê-be có ghi rằng Taanach là một trong những thành phố bị vua Shishak (Sheshonk I) đột kích vào lúc ông ta xâm lược Palestine vào năm 922 TC.
TADMOR
Người La-mã gọi nó là Palmyra nằm trên sa mạc Sy-ri, trong một ốc đảo phì nhiêu 120 dặm đông bắc Đa-mách. Nó được xây dựng, hoặc đúng hơn là có lẽ xây dựng lại như là một tiền đồn bởi vua Sa-lô-môn để dùng cho việc thương mại và quốc phòng (IISu 2Sb 8:4) và có thời nó trở nên nổi tiếng như là một quan ải phồn thịnh, vì hầu hết các thương nhân đến từ Mê-sô-bô-ta-mi đều phải kinh qua nơi này và nộp thuế.
Thành phố đạt đến đỉnh cao huy hoàng và sự hùng mạnh dưới triều vua Odenathus (255-267 SC) và hoàng hậu Zenobia kế vị ông. Câu chuyện về La-mã thèm thuồng cảnh giàu có của Tadmor, bà ta đã chiến đấu cho thành phố nhưng chỉ giữ nó cho đến năm 273 SC, là một trong những câu chuyện hay trong lịch sử.
Đống đổ nát hùng vĩ dài hơn 1 dặm của Taanach đã làm sửng sốt nhiều khách tham quan trong thế kỷ qua. Nổi bật nhất là phần còn sót lại của các bức tường, dãy cột đá vôi màu hồng nhạt, một cống nước, và Đền Mặt Trời nổi tiếng của nó.
TAHPANHES
Ngày nay được gọi là Tell Defneh, nằm trên châu thổ Ai-cập, gần hồ Manzaleh, chín dặm phía tây kênh đào Suez. Sau trận tàn phá Giê-ru-sa-lem vào 586 TC, Nê-bu-cát-nết-sa đã bổ nhiệm quan tổng đốc Galaliah cai quản những phần còn lại của xứ Giu-đa. Chẳng bao lâu ông bị ám sát. Sợ rằng Nê-bu-cát-nết-sa sẽ trả thù, Johannan là lãnh tụ còn sống sót của nhân dân, đã bỏ chạy cùng với số người còn lại sau cuộc thảm sát, gồm có Giê-rê-mi đến Tác-pha-nết (Gie Gr 40:5; 41:1-3; 43:5, 7). Sau đó chẳng bao lâu liền có lời phán của Chúa, tiên đoán sự lật đổ của Ai-cập, rồi đến lời tiên tri tại Tác-pha-nết.
Những học giả khắt khe từ lâu bác bỏ đó là lời tiên tri của Giê-rê-mi và một lời tiên tri tương tự khác do tiên tri Ê-xê-chi-ên tuyên bố (29:19; 30:10) đã được thực hiện, bởi các ghi chép trong lịch sử thế tục không hề nói đến sự xâm lăng của Nê-bu-cát-nết-sa vào Ai-cập. Tình huống nầy thay đổi sau khi có sự phát hiện một phiến đá chữ hình nêm gồm nhiều mảnh vỡ, ngày nay nó ở trong Viện Bảo Tàng Anh, nói rằng Nê-bu-cát-nết-sa thực sự đã thực hiện một chiến dịch quân sự đối địch với Ai-cập vào năm trị vì thứ 37 của ông, tức năm 568 TC. Mặc dù phần lớn phiến đá đã bị mất và sự ghi chép kết quả của chiến dịch đã làm trọn lời tiên tri, không thể nghi ngờ gì về sự thành công mạo hiểm quân sự của Nê-bu-cát-nết-sa.
Tác-pha-nết có vai trò trong lời tiên tri của Giê-rê-mi, được Flinders Petrie khai quật vào 1886 trong một mô đất được người Ả-rập địa phương gọi là Cung Điện Của Con gái Do-thái. Ông khám phá một phức hợp bục cao ở phía trước đống đổ nát của một lâu đài trông giống nơi đồn trú, mà ông cho đó là "Cung Điện của Pha-ra-ôn." Cạnh đó, ba câu khắc chữ hình nêm của Nê-bu-cát-nết-sa đã được người Ả-rập phát hiện, nhưng các tảng đá có thật mà Giê-rê-mi đã ẩn núp thì vẫn chưa được tìm thấy.
THEBES
Thủ đô của Ai-cập thượng, toạ lạc khoảng 48 dặm phía nam của thành phố Cairo hiện nay. Người Ai-cập biết đến nơi này như là No-Amon, tức là thành phố Amon, bởi theo họ thì nguyên thủy đó là trung tâm thờ A-mon, cùng với Mut là nữ thần mẹ, và Khonus là thần mặt trăng. Ba thần nầy hình thành bộ ba Theban, và quyền lực của Amon lớn dần bởi vì người ta đã đồng nhất Amon với Ra là thần mặt trời cổ đại dưới tên AmonRa, vua của muôn thần.
Đối với thế giới cổ đại, Thê-be là biểu tượng của sự huy hoàng, và ngày nay nó là đống hư tàn vĩ đại nhất mà nhân loại được biết đến.
Cũng giống như Ba-by-lôn cổ, Thê-be được chia cắt bởi một con sông Nile. Ở phía đông của Nile có thành phố thuộc thủ đô - đất của người sống. Tại đây trên một bình nguyên rộng và màu mỡ là hàng dặm đường sá chật ních người và xe ngựa. Những đại lộ nầy được gọi theo địa vị của gia đình cư ngụ tại đó; có biệt thự cho quý tộc và cung điện cho vua. mỗi căn nhà đều bao bọc bằng vườn hoa có tường. Gần cảng thì có những căn nhà thuộc thương mại và tòa nhà cho ngành vận tải, mà các thương nhân từ châu Á, Hy-lạp và biển Aegea đã đến đây. Nhưng các đền thờ thì cao nhất so với tất cả các kiến trúc khác, trong số ấy, đền Amon và đền Luxor là đồ sộ nhất. Hai đền này được nối liền bằng một đại lộ có lát rộng 76feet và dài 1,25 dặm, mang tên Đại lộ Sphinxes (đại lộ quái vật đầu người mình sư tử). Một trong hai bên đường có cây cọ, và những vườn hoa đẹp với cây cỏ, nhưng ở lề giữa của đại lộ thì hầu như toàn là tượng quái vật mình sư tử có đầu người hoặc đầu dê đực, gần 500 tượng ở mỗi bên.
Đền Amon (ngày nay mang tên đền Karnak) rộng 338feet và dài 1200feet - cái đền lớn nhất. Đền có diện tích 200 acres được bao quanh bằng tường đá tương truyền cao tới 80feet.
Đền Luxor, toạ lạc tại cực nam của Đại lộ Sphinxes, được dùng để thờ Amon Mut và Khonsu. Cổng của đền được hình thành bằng bức tường cửa tháp có nền dày và cao 80feet, rộng 200feet, mặt tường được tô "các cảnh chiến tranh sinh động" mô tả chiến tranh thời cổ. Tổng chiều dài của đền là 852feet, trong khu cực nam là nơi chí thánh, tại đó họ tiến hành những nghi thức kỳ lạ, thường là huyền bí, đặc trưng cho việc thờ lạy thần Amon, Mut, Konsu và các thần khác.TÂY THÊ-BE , nằm trên bờ đối diện của sông Nile, mà phần lớn là thành phố của người chết. Lúc sinh thời, đại đa số dân chúng sống ở đông Thê-be, vì vậy lúc qua đời, họ được đưa qua bờ tây sông Nile bằng đò, nơi đó xác của họ được sửa soạn, đặt trong mộ, quách đá, kim tự tháp và mồ mả ở sườn đồi. Một vùng trông giống công viên dài ba dặm, trải ra giống một tấm thảm khổng lồ đến tận lối vào của vách đá Li-bi hiểm trở, mọc cao tới vài trăm feet và được đục như tổ ong tới nhiều dặm để dùng làm nơi chôn người chết của tầng lớp quý tộc và công dân trong thành phố qua nhiều thế kỷ. Tại hai nơi của Thành phố người chết tràn ngập suốt từ ngọn núi hẹp đi vào Thung lũng Mộ Hoàng Hậu hẻo lánh ở phía nam, và Thung Lũng Mộ Vua ở phía bắc. Tại đây, trong khoảng 2 thế kỷ, các nhà khảo cổ đã khám phá mộ và buồng đục từ đá sâu ở bên trong vách đá. Cái ngắn nhất mà họ khám phá được chỉ dài 53feet, còn đường hầm dẫn vào mộ của Seti I kéo dài tới sườn núi khoảng 470feet. Nó có nhiều phòng, các bức tường của phòng thì phủ đầy các cảnh họa hay điều khắc đầy ấn tượng.
Trong các ngôi mộ của vua (Pha-ra-ôn) được tìm thấy, thì ngôi mộ của vua Tut (Tutankhamen) được chứng tỏ là giàu và đáng nghiên cứu nhất. Nơi chôn cất vua là một dãy phòng gồm 4 ngăn. Hai ngăn đầy ắp xe ngựa, bàn ghế, tủ rất đẹp, những chiếc hộp lạ mắt, những cái rương sơn rất sắc sảo, những cái két khảm chứa đầy vải lanh mịn và lụa, vô số quần áo sang trọng, được cho là của hoàng tộc đương thời. Một áo bào trang trí công phu có tới gần 50 ngàn hột châu; tất cả quai dép của lính gác ở ô cửa được trang trí bằng vàng ròng. Carter để ra ba tuần làm việc cực lực để xem xét, tu sửa, trông nom những món đồ tìm thấy trong rương bằng gỗ mà thôi, theo ông Carter thì bên ngoài cái rương "vượt xa mọi thứ mà Ai-cập đã sản xuất." Nhiều cái rương còn chứa đá quý, viên ngọc, sản phẩm đẹp bằng đồng thiếc, những tấm ngọc trai, và vàng thì hầu như khắp chỗ.
Phòng thứ ba là "phòng châu báu", ô cửa phòng này được canh gác bởi một tượng chó sói bằng gỗ mun và vàng, đó là thần Anubis, đang trong tư thế sẵn sàng trên đỉnh một cái hòm đựng thánh cốt đẹp. Đằng sau tượng là những cái hộp, rương đựng thánh tích, những mô hình thuyền, xe ngựa và cái két gỗ ba tầng, đóng đinh bằng vàng và khảm đồ sứ. Báu vật không có sở hữu chủ của phòng này là một cái rương có dạng rương đựng thánh tích gắn trên một xe trượt bằng gỗ. Chiếc xe trượt được phủ bằng một gờ của rắn mang bành linh thiêng giát bằng vàng, được canh giữ ở cả bốn góc bằng một nữ thần mà các cánh tay của nữ thần giang ra ôm lấy rương trong tư thế che chở. Khi lật lớp phủ ngoài, người ta phát hiện một chiếc xe trượt nhỏ hơn được phủ bằng một màn phủ bằng vải lanh. Bên dưới là một rương bằng thạch cao tuyết hoa trong suốt. Bên trong rương đẹp này có bốn quan tài giát vàng thu nhỏ chứa phủ tạng của vua. Cái rương thánh tích này không những tiêu biểu cho đỉnh cao thành tựu về nghệ thuật của các thợ kim hoàn và đá quý Ai-cập, mà còn là vật nhắc nhở đến hòm giao ước trang trí lộng lẫy được Môi-se và các nghệ nhân Hê-bơ-rơ làm trước đó hơn một thế kỷ tại núi Si-nai.
Phòng mộ vẫn đẹp hơn. Trong đó có bốn cái rương đựng thánh tích, cái nầy lồng trong cái kia, mỗi cái "đều giống nhau về kiểu dáng và thậm chí còn sắc sảo hơn về tay nghề." Khi Carter mở niêm xi và giật lùi cái then của cánh cửa cuối cùng, ông thấy một cái quách to lớn bằng thạch anh vàng cònnguyên vẹn, chẳng khác gì những bàn tay kỉnh kiền vừa rời khỏi quách. Quách được phủ bằng những câu khắc có tính chất tôn giáo và các bức tranh tôn giáo, phía trên là cái nắp hòm đẹp bằng đá granit màu đỏ sẫm. Ở bốn góc của quách có phù điêu nổi thấp của bốn vị nữ thần đang đứng, đó là Isis, Nephthys, Neith và Selket, họ duỗi ra những cánh tay bảo vệ và cánh "như thể ngăn cản mọi kẻ xâm nhập với ý đồ quấy rầy vị vua đang ngủ trong quách". Bên dưới nắp quách nặng 2500 pounds và vải liệm bằng vải lanh là một hình nộm bằng vàng đẹp lộng lẫy của vị vua trẻ, choán đầy bên trong quách. Hai cánh tay đặt chéo trên ngực, và các bàn tay thì cầm gậy quyền và trượng quyền, đầu gậy và trượng được trang trí bằng đá thiên thanh. Quanh trán hình nộm có một vòng hoa là lễ dâng từ biệt của hoàng hậu trẻ dành cho chồng. Cái quan tài đẹp tinh xảo bao quanh một quan tài thứ nhì, cũng có dạng xác ướp và đẹp tựa cái thứ nhất. Bên trong quan tài thứ nhì là quan tài cuối cùng, bằng vàng ròng, trang hoàng bằng đá quý. Quan tài dạng xác ướp này nặng khoảng 1800 pounds và không tài nào xác định được giá trị bằng tiền.
Trong quan tài thứ ba là xác ướp của vua. Trên mặt vua có bức chân dung bằng vàng của vua, quanh xác ướp của vua là 143 món đồ mà hầu hết là vàng hoặc đá quý.
THESSALONICA
Thành phố thứ nhì của châu Âu được nghe sứ điệp Tin Lành qua Phao-lô, có lẽ cũng là nhà thờ đầu tiên nhận thư tín của Phao-lô, ngày nay thành phố này có tên là Salonica. Toạ lạc tại xa lộ quân sự lớn ở phía bắc từ Ý đi về phía đông (ngày nay có tên là đường Egnation); đó là một trung tâm quân sự chiến lược và thương mại vào thời của Phao-lô.
Trong ấn bản gốc bằng tiếng Hy-lạp của sách Công Vụ Các Sứ Đồ (17:6, 8), Lu-ca cho chúng ta biết viên chức đứng đầu thành phố được gọi là quan án. Trong nhiều năm các học giả khắt khe đã giải thích rằng thuật ngữ hay tước hiệu này không tìm thấy trong tài liệu văn học Hy-lạp, vì vậy Lu-ca đã nhầm lẫn khi sử dụng từ ngữ ấy.
Tuy nhiên, sau đó người ta đã tìm thấy tước hiệu ấy trong nhiều câu khắc tại các đống đổ nát khác nhau ở Tê-sa-lô-ni-ca, nổi bật nhất trong số đó là ở vòm cổng Vardar bắc qua đường Egnation, tại cổng tây đi vào thành phố. Một đoạn của câu khắc đọc như sau:
Trong thời Quan Án, Sosipatros, con trai của Cleopatra và Lucius Pontius Secundus Publius Flavius Sabinus, Demetrius, con trai của Faustus, Demetrius của Nicopolis, Zoilos, con trai của Parmenio, và Meniscus Gaius Agilleius Poteitus…
Đoạn câu khắc trên ghi tên của sáu quan chức trong thành phố, họ là người đứng đầu "hội đồng nhân dân."
Chắc chắn là Phao-lô và Lu-ca đã đi qua cái cổng vòm này và chú ý đến câu khắc. Lu-ca đã viết một cách chính xác về những quan tòa địa phương - gọi họ bằng tước hiệu mà hiển nhiên là chỉ sử dụng ở vùng ấy mà thôi.
Cổng vòm đã bị đập phá trong một vụ bạo loạn vào năm1867, sau đó người Anh đã giành được câu khắc, hiện nay câu khắc ấy đang ở trong Viện Bảo Tàng Anh.
TIRZAH
Ngày nay được nhận định là một mô đất lớn mang tên Tell el Farah, nằm về phía đông bắc Nablus khoảng 7 dặm. Một khoảng thời gian sau khi phân cắt đất nước quân chủ, Giê-rô-bô-am biến thành phố này thành kinh đô của vương quốc ông (IVua 1V 14:17), nhưng sau khi ông qua đời thì thành phố ấy gánh chịu một lịch sử nhiễu nhương trong nhiều năm liền. Ôm-ri bao vây và đánh chiếm nó vào năm 884 TC, rồi trị vì trong sáu năm tại đây, sau đó dời kinh đô đến Sa-ma-ri.
Pere de Vaux của Trường Kinh Thánh Dominica Giê-ru-sa-lem đã khai quật tại đó trong nhiều mùa sau năm 1949, khám phá bốn thời kỳ tương ứng với lịch sử Kinh Thánh của Tiệt-sa. Thời kỳ I (thuộc cấp độ III trong mô đất) kết thúc bất thình lình vào khoảng thời Ôm-ri đánh chiếm nơi này. Trong thời kỳ của Ôm-ri các sơ đồ nhà gốm có sân và khá quan trọng. Mỗi sơ đồ tiêu biểu cho một gia đình Y-sơ-ra-ên. Những toà nhà hành chánh to lớn chứng tỏ là mới xây và chưa hoàn tất, các nhà khai quật nghĩ rằng việc nầy nói lên rằng Ôm-ri đã bỏ nơi này và dời kinh đô về Sa-ma-ri.
Cấp độ thành phố thứ nhì thuộc về thời A-mốt và Ô-sê. Có một sự tương phản mạnh về nhà - nhiều căn nhà nghèo, nhưng cũng có những căn nhà có dấu hiệu giàu có và phô trương. A-mốt nói về thế hệ nầy như sau: "Vì các ngươi hiếp đáp kẻ nghèo và đòi họ nộp thuế lúa mì, vậy nên những nhà bằng đá vuông nầy mà các ngươi đã xây nên, các ngươi sẽ không ở được. Các ngươi đã trồng những vườn nho ngon ngọt, nhưng sẽ không uống rượu nó" (AmAm 5:11); "Y-sơ-ra-ên đã quên Đấng tạo mình, và dựng những cung đền; Giu-đa đã thêm nhiều các thành bền vững. Nhưng ta sẽ sai lửa trên các thành nó, và lửa ấy sẽ thiêu cháy cung đền nó" (OsHs 8:14).
Các nhà khai quật cho rằng trận phá hủy thành phố xảy ra vào 723 TC, lúc ấy Tiệt-sa bị đánh chiếm và thị trấn bị người A-si-ri phá hủy. Một thị trấn khác đã mọc lên trên đống đổ nát của Tiệt-sa nhưng mức độ phồn vinh thì không bao giờ trở lại như xưa.
TROAS
Là thành phố mà tại đây Phao-lô đã thấy khải tượng một người Ma-xê-đoan đến xin ông: "Hãy đến Ma-xê-đoan cứu giúp chúng tôi" (Cong Cv 16:6-11), nằm cách tây nam thành phố cổ Troy một quãng ngắn (thành Troy trong tác phẩm Iliad và Odyssey của Homer).
Đống đổ nát của Trô-ách bị cướp lấy vào mục đích xây dựng cao ốc, nhưng tàn tích các bức tường, nhà hát, đền thờ, sân vận động vẫn còn lưu lại khá nhiều. Những thứ nầy là bằng chứng cho tầm quan trọng của thành phố, nhưng người ta không tìm thấy gì cho biết chính xác nơi Phao-lô đã thấy khải tượng.
TYRE
Hải cảng nổi tiếng nhất của vùng đất Kinh Thánh cổ đại, toạ lạc 20 dặm phía nam Si-đôn, trên một hòn đảo cách đất liền 3/4 dặm. Ty-rơ có hai cảng, phía bắc và phía nam, các bức tường của Ty-rơ cào vời vợi, nhất là về phía đất liền.
Tại đây các nghệ nhân đã làm đồ đồng thiếc, đồ bạc, và các phẩm vật mỹ thuật khác, cũng tại đây sản xuất thuốc nhuộm màu đỏ tía làm cho Ty-rơ nổi tiếng. Các thương nhân Ty-rơ buôn bán với nhiều hòn đảo của Địa Trung Hải và thậm chí với các hòn đảo Anh quốc xa xôi. Ty-rơ trở nên "một thành phố tiếng tăm, là chỗ của người đi biển ở" (Exe Ed 26:17).
Các vua chúa và quân nhân của nhiều nước đã đến bao vây Ty-rơ nhưng đều không thể chiếm thành phố, mãi đến năm 333 TC, A-lịch-sơn đại đế bao vây 7 tháng mới chiếm được nó. Nhưng Ty-rơ đã trổi dậy từ từ và trở thành một trung tâm thương mại của thời La-mã. Tuy vậy thì trong những thế kỷ gần đây, nơi này trở nên bé nhỏ. Các hải cảng đã dần dần tàn lụi và trở nên "một chỗ người ta phơi lưới" (Exe Ed 26:14)
UR
Ngày nay được biết dưới tên gọi là Tell Mugheir (gò nhựa rải đường), nằm 140 dặm phía nam của vị trí Ba-by-lôn cổ và 150 dặm tây bắc vịnh Ba-tư. Đống hư tàn chính của U-rơ choán một diện tích 150 acres, được khai quật bởi J.E.Taylor (1854), H.R.Hall (1919) cà C.Leonard Woolley (1922-1934).
Taylor khám phá một bộ phận của tháp miếu khổng lồ hay còn gọi là Ziggurat (Núi trời) đi lên bằng ba chặng cao tới 70feet. Trong bốn góc của tháp miếu có bốn hốc mà trong đó có tảng đá hình trụ có khắc chữ hay còn gọi là viên đá góc biên bản, cho biết tên thành phố, người sáng lập thành phố, và những ai tái thiết Ziggurat từ thời này qua thời khác. Trong một căn buồng chất đống rác rưởi của một ngôi đền gần đó là một nơi cất giấu các phiến đá chữ hình nêm. trên một phiến đá trong số ấy, vua Nabonidus (556-536 TC) kể về việc xây dựng và sửa chữa tháp miếu khổng lồ từ thời này qua thời khác. Cũng có lời cầu nguyện với thần mặt trăng là Nannar, cho bản thân và cho người con trai trưởng là Bên-xát-sa để ông nầy "tránh xa tội lỗi" và "hài lòng với sự dư dật của cuộc sống." Những câu khắc này và các câu khắc khác xác minh lời ký thuật trong Kinh Thánh về Bên-xát-sa.
Hall dọn sạch mặt tây nam của tháp miếu hùng vĩ và phô ra nhiều hơn về khu vực đền thờ.
Woolley hoàn tất việc khai quật xung quanh tháp miếu khổng lồ và các đền thờ trong khu vực thiêng liêng, sau đó tiếp tục cho đến khi ông dọn sạch 4 dặm vuông của thành phố thời Áp-ra-ham. Ông phát hiện cầu tàu rộng lớn, nhiều tòa nhà thương mại, và vô số căn nhà hai tầng với sân, suối phun, lò sưởi, hệ thống vệ sinh. Nhà nguyện để thờ phượng thì có rải rác khắp nơi trong khu dân cư, cũng như trường học và những bảng đất sét - chứng tỏ rằng họ dạy đọc, viết, số học, văn phạm, lịch sử. Người ta tìm thấy một phòng lưu trữ về hồ sơ đền thờ, cho biết rằng tôn giáo, bao gồm các sự thờ phượng trong đền thờ, được duy trì bởi hiến tế của cư dân và các thương nhân.
Những khám phá gây xúc động mạnh là ở trong nghĩa trang. Những ngôi mộ hoàng gia chứa rất nhiều món đồ làm bằng vàng, bạc, đá màu thiên thanh, bằng các vật liệu kém quý giá hơn. Trong một số ngôi mộ có từ 60-80 hài cốt của vệ sĩ, bảo vệ, nhạc công, những người hầu cận mà họ đã phải chịu chết để tiếp tục hầu vua và hoàng hậu ở thế giới người chết!
Vật khám phá có ý nghĩa quan trọng nhất đối với những người nghiên cứu Kinh Thánh là một địa tầng đất sét sạch và cát có nước, dày 8feet, với dấu hiệu cư ngụ bên trên và dưới - cho thấy "một sự đứt đoạn xác định trong tính liên tục của nền văn hóa địa phương." Về điều nầy một nhà khai quật đã nói: "Không có sự dâng nước sông bình thường nào có thể để lại nước trong bờ đất sét nầy… trận lụt lắng động lại ở bờ ắt hẳn phải có một kỷ lực chưa hề có trong lịch sử địa phương… không còn nghi ngờ gì về trận Đại Hồng Thủy thời Nô-ê trong lịch sử Kinh Thánh và là truyền thuyết của người Sumeria đã phủ lên khu vực nầy."
ZAREPHATH
Sau đó được biết như là Sa-rép-ta, nằm cách Si-đôn 8 dặm về phía nam, trên một bình nguyên nhỏ nhưng hấp dẫn gần bờ biển. Tên nầy có nghĩa là những căn nhà nấu chảy" nói rằng đó là nơi của những cái lò - một trung tâm chính sản xuất đồ thủy tinh của Phê-ni-xi.
Đống hư tàn của Zarephath, chẳng hạn như những cây cột gãy, những đống xỉ sắt, và mảnh vỡ rải rác của các tòa nhà đổ nát, trải dài tới một dặm hoặc hơn dặm dọc bờ biển. Zarephatha chắc hẳn đã là một thành phố khá sầm uất, nhưng ngày nay không còn ai cư ngụ ở đó cả, Một làng mới tên là Sa-rép-ta cách 2 dặm trong đất liền dưới bóng che của những ngọn đồi.
ZION
Núi Si-ôn là ngọn đồi thấp hơn ở phía đông Giê-ru-sa-lem, được biết qua tên gọi Ophel (IISu 2Sb 27:3 33:14;). Sau đó, khi núi Mô-ri-a trở thành ngọn đồi đền thờ và hòm giao ước được mang từ thành Đa-vít đến đền thờ, thì tên của ngọn núi được thay đổi (IVua 1V 8:1; IISu 2Sb 5:2). Núi nầy trở thành Si-ôn - nơi có ý nghĩa quan trọng nhất trong số tất cả các nơi thiêng liêng đối với tiên tri và những người khác trong những thế kỷ ấy.
Ê-sai đã nói về Si-ôn như sau: "Trên khắp nơi núi Si-ôn, trên khắp các hội nó, Đức Giê-hô-va sẽ dựng lên một đám mây bọc khói trong ban ngày, và ngọn lửa soi sáng trong ban đêm" (EsIs 4:5).
Và Giê-rê-mi đã nói: "Sẽ có ngày, những kẻ canh trên các núi Ép-ra-im kêu rằng: Hãy chổi dậy, chúng ta hãy lên núi Si-ôn, đến cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta." (Gie Gr 31:6)
Về núi Si-ôn, Xa-cha-ri đã nói: "Đức Giê-hô-va vạn quân có phán như vầy: Ta đã nổi ghen vì Si-ôn bởi một cơn ghen lớn, ta đã nổi ghen vì nó bởi cơn tức giận lớn. Đức Giê-hô-va phán như vầy: Ta đã xây lại cùng Si-ôn, và ta sẽ ở giữa Giê-ru-sa-lem, Giê-ru-sa-lem sẽ được gọi là thành chân thật, núi của Đức Giê-hô-va vạn quân sẽ được gọi là núi thánh." (XaDr 8:2-3).
Sách Jubilees cũng nhắc đến đồi Mô-ri-a, tại đó đã có ngôi đền, như là núi Si-ôn.
Trong các đoạn Kinh Thánh, Si-ôn tương đương với Giê-ru-sa-lem, là thủ đô tôn giáo của dân sự Đức Chúa Trời (EsIs 28:16 RoRm 9:33).
ZOAN
Theo Kinh Thánh thì nó được xây sau Hếp-rôn khoảng 7 năm (Dan Ds 13:22) là một thành phố kho của hoàng gia Ai-cập, toạ lạc 18 dặm tây nam Damietta, gần cửa của nhánh đông sông Nile. Người Hy-lạp gọi nó là Tanis, và hiển nhiên là các vua Hykos đã gọi nó là Avaris và các vua này đã biến nó thành thủ đô của họ cho đến khi Amosis I đánh chiếm vào năm 1580 TC.
Địa điểm của Xô-an nay được gọi là San el-Hagar và được khai quật bởi Mariette vào năm 1860, bởi Petrie vào 1884 và bởi P. Montet vào 1929. Họ tìm thấy nhiều pho tượng, một số tượng quái vật đầu người đàn bà mình sư tử, và đống hư tàn rộng lớn của một đền thờ rất vĩ đại. Trong đền thờ này có một bia khắc có đề tên của Rameses II (1290 - 1224 TC). Ông đã mở rộng và làm đẹp ngôi đền và thành phố, nhưng để tương xứng với luận điệu phô trương thường hay có của mình, ông nói rằng ông đã "xây" nơi ấy và gọi nó là Per-Rameses (Nhà của Rameses). Người ta cũng tìm thấy tại đây một tượng khổng lồ bằng đá granít mà Rameses làm cho chính bản thân. Qua việc đo lường các mảnh vỡ, Tiến sĩ Petrie tính toán rằng pho tượng phải cao tới 92 feet - một pho tượng cá nhân cao lớn nhất người ta biết được.
ZORAH
Quê hương của Sam-sôn, người lực sĩ (Cac Tl 13:2, 25; 16:31) ngày nay được gọi là Sur'ah, toạ lạc 15 dặm phía tây Giê-ru-sa-lem, trên một ngọn đồi cao sừng sững phía bắc Thung lũng Sorek.
Người Hồi giáo có một miếu thờ kiên cố, xây bằng đá tại đây để tưởng niệm Sam-sôn. Miếu này thường được nói đến như là "nhà của Sam-sôn." Gần đó là một bàn thờ đá đáng chú ý, được xây giống như là người Hê-bơ-rơ xây một bàn thờ trong thời các quan xét. Nhiều chuyên gia có thẩm quyền tin rằng đây có thể là bàn thờ mà Ma-nô-a dâng một lễ thiêu, và thiên sứ bay "lên trên trời" trong ngọn lửa (Cac Tl 13:19-20).