Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2018

VUA GIÔ-RAM NƯỚC GIU-ĐA



(1 Các vua 22: 50; 2 Các vua 8:16-24; 2 Sử kí 21.)
“Đừng theo con đường khiến cho vua chúa bị bại hoại”—Châm ngôn  31:3b.
Tên “Giô-ram”có nghĩa là : “đuợc Đức Gia Vê tôn cao”.
Trong số bảy người con của Giô-sa-phát, Giô ram là con trai cả; và Giô sa phát đã trao vương quốc cho ông, "bởi vì ông ấy là người con đầu" Có vẻ như, từ 2 Vua 8:16, Giô sa phát cho Giô ram cùng làm vua với ông trên ngai vàng trong suốt cuộc đời còn lại của minh. Có lẽ Giô sa phát thấy trước và lo sợ những gì có thể xảy ra sau cái chết của mình; và để có thể ngăn chặn bất kỳ thảm hoạ nào như vậy, ông cố gắng cho ngai vàng được bảo đảm tốt cho Giô ram trước khi ông tắt thở. Và để xoa dịu sáu người con trai còn lại của mình, “Vua cha ban cho họ nhiều của cải bằng bạc và vàng, những báu vật, cùng với các thành kiên cố trong xứ Giu-đa”. Có lẽ, tất cả họ không phải là con cái của một người mẹ, vì hai người trong số họ mang chính xác cùng tên— A-xa-ria. Điều này sẽ tạo sự bất đồng, và đó là một cảnh báo cho tất cả mọi người thấy Giô sa phát kết thúc những tháng ngày còn lại của mình với đám mây bão tố đang đe doạ treo trên ngôi nhà của ông.

Đó là tất cả các kết quả của liên minh do mưu tính sai lầm của ông với ngôi nhà bất kỉnh của A-háp, và những gì ông gieo, bởi dự đoán đáng sợ, thì ông phải gặt hái. Và hậu tự của ông đã thực sự gặt hái, theo một cách khủng khiếp nhất.
 "Khi Giô-ram lên ngôi kế vị vua cha thì củng cố thế lực bằng cách dùng gươm giết tất cả các em và một số thủ lĩnh của Y-sơ-ra-ên" (2 Sử 21:4) Ông đã kết hôn với em gái của một "kẻ giết người" (2 Các vua 6:32- là vua Giô ram, con của A háp), và như một hệ quả tự nhiên, ông ta sớm nhúng tay mình trong máu. “Giô-ram lên ngôi vua khi được ba mươi hai tuổi, và cai trị tám năm tại Giê-ru-sa-lem. Vua đi theo đường lối của các vua Y-sơ-ra-ên như nhà A-háp đã làm, vì vua cưới con gái A-háp làm vợ. Vua làm điều ác dưới mắt Đức Giê-hô-va”
Sự suy đồi quyền lực một khi xảy ra, thì các nước láng giềng không chậm nhận thức, và tận dụng. “Trong đời Giô-ram, dân Ê-đôm phản nghịch cùng Giu-đa, và lập vua lên cho mình. Bấy giờ, Giô-ram qua Xai-rơ, đem theo hết thảy xe binh mình. Người chỗi dậy ban đêm, hãm đánh quân Ê-đôm, và các quan cai xe lính họ vẫn vây chung quanh người. Quân lính người thoát khỏi về trại mình.  Ấy vậy, dân Ê-đôm phản nghịch, chẳng suy phục dân Giu-đa cho đến ngày nay. Đồng một lúc ấy, Líp-na cũng phản nghịch” (2 Kings 8: 20-22)
Thái độ của ông đối với sự thờ thần tượng là sự đảo ngược chính xác đối với cha của ông. “Người cũng lập những nơi cao trong các núi Giu-đa, xui cho dân cư thành Giê-ru-sa-lem thông dâm, và khiến cho dân Giu-đa lầm lạc.  Đấng tiên tri Ê-li gởi thư cho Giô-ram, mà nói rằng: Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Đa-vít, tổ phụ ông, đã phán như vầy: Bởi ngươi không đi theo đường lối của Giô-sa-phát, cha ngươi, lại cũng chẳng đi theo con đường của A-sa, vua Giu-đa, nhưng đã đi theo đường lối của các vua Y-sơ-ra-ên, xui cho người Giu-đa và dân cư thành Giê-ru-sa-lem thông dâm y như nhà A-háp đã làm vậy, và cũng đã giết các em ngươi về nhà cha của ngươi, là những người tốt hơn ngươi,  nầy Đức Giê-hô-va sẽ giáng họa lớn trên dân ngươi, trên con cái ngươi, trên các vợ ngươi, cùng trên các tài vật của ngươi;  còn chính mình ngươi sẽ bị bịnh trong gan ruột càng ngày càng nặng cho đến nỗi gan ruột tan rớt ra” (2 Sử kí 21:11-15).   
Chức vụ và lĩnh vực lao tác của tiên tri Ê li, dường như chỉ dành riêng cho mười chi phái, vương quốc Israel. Nhưng tôi tớ nầy của Đức Chúa Trời được dùng ở đây đã đưa một sứ điệp cho vua Giu-đa. Như lời đã được nói  tiên tri cho Giô ram, lời đó đã xảy ra.
"Giô-ram lên ngôi vua khi được ba mươi hai tuổi, và cai trị tám năm tại Giê-ru-sa-lem. Vua qua đời chẳng ai thương tiếc. Người ta chôn cất vua trong thành Đa-vít, nhưng không đặt trong lăng tẩm của các vua”. Ông ta là một trong những vị vua không được yêu mến nhất của Giu đa. Tên của ông có nghĩa “được Đức Giê-hô-va tôn cao”, nhưng vì sự gian ác của minh, ông ta bị đẩy xuống ngôi mộ ô nhục. Ông đã tiếp lấy vương quốc khi nó đã dấy lên đến vinh quang cao nhất kể từ thời của Sa-lô-môn, và để vương quốc lại, sau một triều đại tám năm ngắn ngủi, với những chữ "Y-ca-bốt" (vinh quang lìa khỏi) viết bằng chữ to trên vương quốc đó.
Câu châm ngôn, “Nhưng một người phạm tội phá hủy biết bao điều tốt lành” (Truyền 9:18), đã được minh chứng đáng buồn trong cuộc đời không được phước của Giô-ram.
Lao tác suốt đời của một số người sùng kính Đức Chúa Trời có thể dễ dàng và nhanh chóng bị hủy hoại bởi một số tội nhân như vậy. Chúng ta thấy điều này được minh họa trong trường hợp của Phao-lô. Sau khi ông ra đi, “những muông sói dữ tợn” đã xen vào giữa bầy chiên mà đã được ông lao tác khó nhọc tụ tập; cũng có những người phát sinh từ trong họ, "nói những lời bội nghịch, dẫn dụ môn đồ theo họ".
Và ngay cả trước khi tử đạo, ông viết về, "những kẻ thù của thập tự giá Đấng Christ", và bắt buộc phải nói, "tất cả đều tìm kiếm lợi riêng của mình, không ai tìm kiếm những điều của Giêsu Christ”. Ngoài ra, ông trối lại "tất cả mọi người ở A-si đều bỏ ta". Và người ta chỉ có thể so sánh các tác phẩm của những giáo phụ Hi Lạp sớm nhất với các tác phẩm của vị sứ đồ, để xem sự lìa bỏ lẽ thật của Cơ Đốc giáo là có tính lan tràn cùng đầy đủ là dường nào. “Tuy vậy, nền tảng vững bền của Đức Chúa Trời vẫn còn đứng, có ấn chứng nầy: “Chúa biết kẻ thuộc về Ngài” lại: “Phàm ai xưng danh Chúa, thì hãy lìa khỏi sự bất nghĩa” (2 Ti-mô-thê 2:19).
Ôi Chúa ơi, đừng để con trở thành “kẻ ác” như vua Giô -ram đã “phá hủy công việc của Đức Chúa Trời” (Rô-ma 14:20).
-
Giô-ram Nam quốc ác gian thay,
Tàn nhẫn giết huynh đệ thuở nay;
Cai trị theo lời khuyên bố vợ,
Ruột gan rớt chết chẳng toàn thây.
S.T.