Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Blaise Pascal "Pensées" Tư Tưởng Cho Thời Đại Chúng Ta



mountainlakemoonrise2.jpg
Khi tôi còn đi học ở trung học và đại học, cái tên Blaise Pascal cứ thỉnh thoảng lại đến với những môn học của tôi như  toán, vật lý, xác suất...Rồi khi học ở Berkeley, Mục Sư Earl Palmer của nhà thờ tôi đi, thưòng hay nhắc tới Blaise Pascal vì Pascal là một trong những anh hùng của ông, không phải vì ông là một nhà toán học, vật lý gia, ... nhưng còn là một tư tưởng gia Cơ Đốc có ảnh hưởng sâu đậm đến triết lý Cơ Đốc của thời đại hôm nay.  Nhờ vậy tôi mới biết được một khía cạnh khác đầy thích thú của Blaise Pascal và về đời sống thuộc linh của ông.


  Tôi biết được câu nói nỗi tiếng trong quyển sách có tựa đề "Pensées" của Pascal "The heart has its own reason, which reason does not know. A thousand things declare it."  Nhưng có lẽ quý thính giả đọc giả biết đến một câu nói khác của Pascal mà chúng ta đã nghe từ thời tiểu học, "Con người là một cậy sậy, nhưng là một cây sậy biết suy nghĩ." Những tư tưởng này càng khiến tôi muốn biết thêm về đời sống đi với Đức Chúa Trời của Pascal và mối liên hệ thuộc linh giữa ông với Đức Chúa Jesus Christ. 


Pascal được sanh ra vào ngày 19 tháng Sáu năm 1623 tại Clemont, Pháp Quốc, và di chuyển đến Ba-lê năm 1631. Mẹ của ông mất sớm khi ông mới lên ba tuổi, và ông được người cha nuôi nấng.  Cha ông là một nhà toán học đáng nễ trọng, và đích thân lo việc giáo dục cho ông.

japa6325_small.jpg
Ông được thừa hưởng năng khiếu toán của cha.  Năm 1640, vào lúc Pascal lên 16 tuổi, ông phát hành một đề tài toán học về thành phần của hình nón, làm cho một nhà toán học khác là René Descartes nói rằng phải làm một toán học gia kinh nghiệm mới giải thích được như vậy.  Vào khoảng năm 1642 và năm 1646 Pascal phát minh ra một máy tính để giúp cha ông trong việc tính thuế má.  Sau đó, ông sáng chế ra ống tiêm chích, cải thiện hóa máy áp suất của Torricelli, và sáng chế máy ép dầu, một dụng cụ đặc căn bản trên một định luật mà chúng ta thường gọi ngày nay là "luật áp suất của Pascal".  Ông cũng nghiên cứu đề tài vật lý về chân không, và nỗi tiếng cho phép tính sát xuất.

Nhưng có gia tài lớn lao mà Pascal để lại cho nhân loại không phải là những đóng góp cho khoa học, mà biện giải của ông cho Cơ Đốc Giáo nói chung, và mối tương giao giữa con người với Đức Chúa Trời, và mối liên hệ tối cần của mỗi người với Đấng Christ.

Mặc dầu có quá khứ là người theo Công Giáo, những biến cố xẩy ra cho ông vào năm ông 31 tuổi đã đưa đẩy ông đến gần gũi với Đấng Christ, chớ không phải là Đức Mẹ,  Pascal không có chú tâm đến việc biện minh cho Cơ Đốc Giáo như là một hệ thống niềm tin, nhưng động lực của ông là truyền giáo.  Ông muốn thúc đẩy mọi ngưuời tin Đấng Christ.

Phải nói Pacal đã đi trước thời đại của ông.  Peter Kreef, một triết gia hiện đại và là một biện giáo gia Cơ Đốc nói rằng, Pascal là con người của thời đại chúng ta.   Ông nói rằng, "Pascal đi ba thế kỷ trước thời đại của ông" Một trong những mục tiêu của người biện giải Cơ Đốc là dùng biện giải để làm một dụng cụ cho việc truyền bá Tin Lành.  Tuy nhiên,  khi làm như vậy, rất là dễ dàng đi vào lãnh vực của ý tưởng và không bao giờ chạm trán người vô tín với điều cần thiết để đặt niềm tin của họ vào Đấng Christ.

Một nhà biện giải không có dấp phải lỗi lầm này là Blaise Pascal, một nhà toán học, khoa học gia, sáng chế gia, và nhà biện giải Cơ Đốc vào thế kỷ thứ mười bảy.  Đấng Christ và sự cứu chuộc của Ngài là trọng tâm của việc biện giài của Pascal. 

Pascal Tư Tưởng Cho Thời Đại Của Chúng Ta



Trong việc phân tách loài người, Pascal tập trung đến hai khía cạnh mâu thuẩn về bản ngả hư đốn của loài người. Loài người vốn cao quý lẫn tồi tệ.  Cao quý vì loài người được tạo dưng theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời; tồi tệ vì loài người sa ngã và bị xa cách Thượng Đế.  Nhưng qua những dòng chữ thiết tha, Pascal nói rằng:

Loài người kỳ dị làm sao! Loài người là một tạo vật khác thường, loài người ngu xuẩn quá, hổn tạp quá và lại mâu thuẫn quá chừng, nhưng lại là tạo vật phi thường!  Loài người bị xét đoán trong mọi vấn đề, nhưng lại chỉ là một loài sâu yếu đuối. Loài người chất chứa cho mình chân lý, mà lại đắm chìm trong nghi ngờ và lỗi lầm. Loài người được vinh danh nhưng lại là cặn bã của vũ trụ.

japa6229_small.jpg
Vã lại, Pascal nói rằng, chúng ta biết chúng ta hư đồi.  Nhưng vì sự nhận thức rõ rệt này chúng ta chứng tỏ rằng chúng ta thật vĩ đại. Pascal nói rằng ‘Rất là quan trọng cho mỗi chúng ta biết mình là ai.' Ông nói, ‘Thật là nguy hiểm cho một người biết Thượng Đế mà lại không biết con người xấu xa tội lỗi của mình, và biết sự xấu xa tội lỗi của mình mà lại không biết đến Đấng Cứu Chuộc, Đấng có thể giải phóng mình khỏi tội lỗi."  Như vậy, sứ điệp của chúng ta là có một Thượng Đế nhân loại có thể nhận biết, và vì sự hư đồi tội lỗi của loài người mà loài người không còn xứng đáng với Ngài nữa."  Đó là sự sữa soạn cho nhân loại được nghe về Đấng Cứu Chuộc, Đấng đó làm sự giải hoà giữa nhân loại và Đấng Tạo Hóa.



Pascal nói rằng tận trong tâm khảm của mỗi người, họ nhận ra có một điều gì bất ỗn trong con người họ, nhưng chúng ta từ chối hay không chịu ngừng lại một chút để suy nghĩ về nan đề của chúng ta.  Ông nói:

Con người nhận thấy không có điều gì không thể chịu đụng nỗi khi ở trong trạng thái hoàn toàn yên nghỉ, không say mê, không nghề nghiệp, không thú tiêu khiển, không có sự cố gắng.  Rồi con người đó phải đương đầu với sự vô dụng của hắn, sự cô đơn, sụ thiếu thốn, sự lệ thuộc, tình trạng không tự lực được, cùng sự trống rỗng.  Và cùng một lúc, trong tận cõi sâu thẫm của tâm hồn chán chường, nỗi u sầu, tủi nhục, oán giận, thất vọng đỗ dồn vào người đó.

Theo Pascal có hai cách để người ta tránh suy nghĩ đến những điều đó: tiêu khiển và thờ ơ.  Về vấn đề tiêu khiển vui chơi, ông nói rằng chúng ta lắp vào khoảng trống của thời gian với những hoạt động hoàn toàn vô ích chỉ đơn giản để tránh né việc phải đương đầu với sự thật phủ phàng, sự hư đồi của chúng ta.  "Bản chất bất hạnh tự nhiên của sự hư mất và sự yếu đuối của chúng ta quá khủng khiếp," ông nói, "không có điều gì có thể làm chúng ta trấn an khi chúng ta suy nghĩ về điều đó...Do đó, điều duy nhất cho con người làm là giải khuây để hắn không phải nghĩ đến hoàn cảnh của mình."  Công ăn việc làm, cờ bạc, và giải trí là những thí dụ làm chúng ta bị bận rộn trong tình cảnh này.

Về tình trạng thờ ơ, câu hỏi chúng ta thưòng hỏi là ‘Sau cái chết có gì?'  Cuộc đời chỉ ngắn vọn vẹn vài chục năm, nhưng cái chết thì vĩnh viễn.  Tình trạng sau cái chết phải trở nên quan trọng, phải không?  Nhưng thái độ của con người ta là: Bởi vì tôi không biết tôi đến từ đâu, nên tôi không biết tôi đi về đâu.  Một điều tôi biết chắc là khi tôi lìa cõi trần này tôi sẽ bị chìm đắm trong quên lãng, hay bị rơi vào tay của Đức Chúa Trời đang giận dữ, không biết tôi sẽ bị rơi vào một trong hai việc này trong cõi đời đời.  Đó là tâm trạng của tôi, quá éo le và vô vọng.  Điều duy nhất tôi có thể kết luận là tôi phải sống những cỏi ngày không dám suy nghĩ đến việc gì sẽ xẩy ra cho tôi!!!

Pascal lấy làm kinh hoàng khi người ta suy nghĩ cách này, và ông muốn cảnh tỉnh người ta ra khỏi cơn sững sờ và làm họ suy nghĩ về cõi đời đời.  Vì thế, tình trạng của nhân loại là khởi điểm của ông để chuyển hướng nhân loại về sự hiểu biết Đức Chúa Trời Chân Thật