Từ huyền nhiệm thiên thượng bây giờ chúng ta quay sang sự biểu hiện thế
hạ. Sau khi đã thấy hội thánh, Thân Thể, trong mối tương quan của họ với Chúa,
bây giờ chúng ta suy nghiệm các mối liên hệ loài người của hội thánh. Ngày nay
thời kỳ đã chín muồi để chúng ta tự hỏi, các chi thể tác nhiệm lẫn nhau như thế
nào?
Hầu như về mọi sứ đồ, chính Phao-lô là người đầu tiên có quan niệm coi
Jesus và dân Ngài như một Thân Thể và các chi thể liên hệ. Chắc chắn đây là một
cái nhìn đặc biệt về hội thánh do ông đề ra. Sau hết mọi sự, điều đó vốn cột
chặt với chính sự hối cải và kêu gọi của ông, chứa đựng trong các lời đầu tiên
của Chúa phán cùng ông: “Ta là Jesus mà ngươi đang bách hại” (Sứ 9:5). Bắt bớ
những kẻ tin là bắt bớ Jesus. Đụng chạm các môn đồ Ngài là đụng chạm Ngài. Các
lời nầy đã báo trước sự khải thị vĩ đại sẽ được ban cho Phao-lô về huyền nhiệm
của hội thánh. Chúng đã bảo cùng ông đôi điều mới mẻ về Chúa tức đôi điều mà
mãi đến khi đó không nhiều hơn sự hiểu ngầm trong các lời tuyên bố Ngài khi còn
trên trái đất.
Nhưng Chúa đã không lìa bỏ sự việc ở đó với Phao-lô. Ngài đã không cho
phép ông ở đó với huyền nhiệm thiên thượng. Ngay sau đó đã có mệnh lệnh đưa
xuống cho các kết quả thực tiễn về một sự khải thị như vậy. “Hãy chỗi dậy, vào
thành phố, và sẽ tỏ cho người những gì phải làm”. Sẽ tỏ cho ngươi. Ngoại trừ
các môn đồ đó mà ông đã quyết tâm chống đối, Phao-lô bất lực, ông sẽ không bao
giờ biết. Chính Chúa sẽ không tỏ cho ông, những gì phải làm, trừ nền tảng của
hội thánh sinh động. Đối với một sự kêu gọi và sứ mạng cá thể suông, Ngài sẽ
không cho mượn sự trợ lực của Ngài. Vì chủ nghĩa cá nhân là tội lỗi, nó làm
thiệt hại Thân Thể của Đấng Christ.
Nên Phao-lô đã đến
Đamách, và tiếp theo là ông phải chờ đợi nhiều giờ. Lúc đầu không có ai
đã đến. Chỉ sau 3 ngày tối tăm cuối cùng một người đã đến – và thậm chí vậy,
ông ta chỉ là “một môn đồ”. Do việc Luca dùng danh hiệu đơn sơ nầy chúng ta phải kết luận rằng,
dù là một nhân vật kỉnh kiền và tôn trọng, Anania chỉ là một anh em thường,
không có gì đặc biệt về anh ta để giúp anh có tư cách làm người giúp đỡ vị sứ
đố vĩ đại, được chỉ định của Hội thánh. Nhưng chính tại đây sự huyền nhiệm của
Hội thánh phải trở nên thực tiễn cho Phao-lô.
Và cũng về phần mình, Anania, người đã biết Saulơ của
Tạt sơ qua tiếng đồn xấu và đã có mọi lý do để sợ ông ta, bây giờ phải đưa ra
sự biểu hiện thực tiễn đối với một phép lạ của ân điển thần thượng trong chính
lòng ông ấy.
“Người nầy” của ông trở nên “anh Phao-lô” (Sứ 9:13,17).
Jesus đã giết chết sự thù hiềm và mọi nỗi sợ hãi của ông ấy đã có.
Theo các giới hạn anh em đối với anh em, các lời chào
đơn sơ của Anania diễn ta sự nhìn nhận của Hội thánh phổ thông đối với một chi
thể khác của Đấng Christ, còn hành động đơn sơ của ông đã minh chứng tình trạng
hiệp nhất mới tìm được của hai người nầy ở dưới một sự xức dầu đơn độc. Trong
một Linh, họ đã ban cho và nhận lãnh các huấn thị mà đã do Đức Chúa Trời qui
định có một hậu quả toàn cầu (Sứ 22:14 –16).
Trong các tác phẩm của mình, Phao-lô đưa ra cho chúng
ta hai quan điểm khác nhau phần nào về Thân Thể, một trong Êphesô và cái kia
trong I Côrinhtô. Về một quan điểm, Hội thánh trong các nơi thiên thượng, các
kia thấy hội thánh đã được trồng vững chãi trên trái đất. Trong Êphêsô, Hội
thánh– toàn bộ - là Thân-Thể. Song le đối với các tín đồ Côrinh tô, Phao-lô có
thể viết: “anh em là Thân Thể của Đấng Christ, và là các chi thể của nhau” (I
Cô 12:27). Như nhiều người làm, nếu chúng ta coi thơ Ê phê sô như là một thơ
luân lưu, điều này có thể giúp đỗ tại sao, đang khi suy nghĩ theo các giới hạn
rộng rãi, phổ thông chính Phao-lô bận rộn về Hội thánh của Đấng Christ, trong
khi ở I Côrinh tô, vào lúc nầy đang viết cho hội thánh tại một thành phố Hi lạp
đặc biệt, ông bày tỏ cho chúng ta rằng Thân-Thể đang tác nhiệm trong một tình
thế nào đó trên trái đất, và đang làm như vậy theo đường lối một Thân-Thể tác
nhiệm.
Tôi cho điều đó là lời giải thích về một câu nhỏ bé,
có ý nghĩa trong I Cô 12:21 “mắt không thể nói với tay rằng: ta chẳng cần đến
mầy, đầu cũng không thể nói với chân rằng: ta chẳng cần đến bay”. Chúng ta phải
thận trọng đừng hiểu lầm Phao-lô ở đây. Thân-Thể của Đấng Christ, hoặc phổ
thông trên trời hay có tính cách địa phương trên đất, đều chỉ có một. Đầu,
chính mình Đấng Christ (Êph 4:15). Không thể có nhiều “đầu” địa phương trên
đất, của các hội thánh, hay một khi có như vậy sẽ có bè phái trong Thân-Thể, và
Phao-lô gợi ý rằng điều đó không thể có. Đúng ra trong I Cô. ông đang dùng phép
ẩn dụ về một thân-thể con người để mình họa các quyền tắc thực tiễn của tình trạng
tương liên và tác nhiệm, nhờ đó Thân-Thể thiên thượng và vĩnh cữu của Đấng
Christ không thể miễn trừ với phần nhỏ nhất của các chi thể Ngài, nên ông khẳng
định, không chi thể đơn độc nào có thể bước đi mà không có chi thể khác trợ
giúp.
Do đó trong I Cô rinh tô, chúng ta thấy toàn thể sự
việc được đối xử mà không có liên hệ rất nhiều với mục đích thần thượng như với
trách nhiệm con người. Điều thứ nhất là cốt yếu, vì không ai đã có thể tác
nhiệm nếu không có điều đó, nhưng vấn đề là chúng ta có đang đem điều đó xuống
đây và áp dụng nó vào chỗ chúng ta đang sống ngày nay chăng?
Nan đề thì hầu như phải có cả hai điểm trên. Dễ chấp
nhận phương diện của Ê phê sô, quan điểm thiên thượng về những gì Đức Chúa Trời
sẽ có. Các rối loạn của chúng ta bắt đầu ở I Cô. Vì người có ý hướng thuộc linh
cho thơ tín hoàn toàn quá thực tiễn, và vì cớ như vậy, chúng luôn luôn có nguy
cơ là né tránh các sự khó khăn khi áp dụng điểm đó. Họ tìm cách tránh né cực
đoan của khâu diễn dịch, né bằng chứng hiễn nhiên sẵn dành của các sự thực hành
Tân ước, một khuôn mẫu hay hệ thống ngu dại hiển nhiên về nếp sống hội thánh và
rồi theo điều đó cách hèn hạ như tên nô lệ. Họ cũng chỉ biết rõ điều nầy sẽ sản
xuất một bản sao không có sự sống cho cái ban đầu lịch sử đó. Nên thay vì họ
hầu như dán chặt mặt mình cách độc chiếm nơi Hội thánh thiên thượng vinh diệu
được phô diễn trong Ê phê sô, lại chỉ ngã vào sự sai lầm. Đó là giìn giữ khải
tương cho rất “thuộc linh” mà hầu như trở nên, nếu không nói là hoàn toàn,
tưởng tượng.
Song le I Cô 12 là một khúc rất đơn giản, và có lẽ chỉ
vì cớ nó quá đơn giản nên nhiều người lạc sai ý nghĩa của nó. Những gì có ở đây
không có tính cách thiên thượng và song le được biểu hiện trên trái đất. Sự
khải thị về Thân-Thể trong các nơi thiên thượng tự phát được định ý xuất phát
thành các kết quả rất thực tiễn, và chính các kết quả nầy được minh định ở đó.
Nguyên tắc của Đức Chúa Trời là nguyên tắc của sự nhục
hóa. Chúng ta cẩn thận dùng từ liệu nầy. Chúng ta thiếu khôn ngoan nếu vượt quá
xa trong sự song hành giữa Hội thánh và Chúa hóa thân của họ. Đức Chúa Trời
khao khát – thực ra đối với Ngài điều nầy nhiều hơn một khát vọng, đó là một
nhu cầu thần thượng – biểu lộ sự sống thiên thượng trong một sự biểu hiện thế
hạ, không ở trong các thiên sứ hay các linh, nhưng trong loài người, không như
đôi điều mơ hồ và tưởng tượng nhưng trong một hình thức thiết thực và thực
tiễn. Được sống trong các nơi thiên thượng trong Ê phe sô là phước hạnh, nhưng
hãy nhớ chính vị sứ đồ mà đã viết thư Ê Phe sô thì cũng đã viết thơ Cô rinh tô.
Thuộc tính của Đức Chúa Trời đòi hỏi rằng Hội thánh Ngài, phổ thông, thuộc
linh, thiên thượng, phải có sự biểu hiện thế hạ trong các hội chúng địa phương,
thành lập tại các chỗ không kém tối tăm hơn thành phố ngoại bang của Cô rinh
tô. Vì cớ có sự biểu hiện thế hạ nầy, loài người sẽ luôn luôn đủ sẵn sàng bước
vào đưa theo các ý kiến của họ, và có một tay trong các sự sắp xếp. Họ nói để
giảm bớt: “đôi khi chúng ta phải có tính cách thế hạ”. Nhưng I Cô 12 bày tỏ
rằng thậm chí trong một khung cảnh thế hạ như vậy, hội thánh vẫn cứ vận hành
theo các nguyên tắc của Thân-Thể thiên thượng. Vì hội thánh địa phương không
phải là một mẫu bề ngoài suông, đó là một sự biểu lộ thiết thực của Đấng Christ
trong trái đất ngày nay. “Anh em là Thân-Thể của Đấng Christ”. Tại Cô rinh tô
đây, các anh em, các tín đồ Cô rinh tô được gọi là toàn thể Thân-Thể trong thể
yếu.
-Tiếp lấy trách nhiệm-
Nên chúng ta quay qua I Cô 12 và sự giải bày của
chương này về nếp sống tác nhiệm của Thân-Thể. Nếu chúng ta nhìn kỹ vào phần từ
câu 12 trở đi của chương nầy, tôi nghĩ chúng ta có thể phân biệt 4 định luật
cai trị nếp sống của Thân-Thể.
Luật thứ nhất ở trong câu 15 và 16. “Nếu chân rằng:
“Vì ta chẳng phải là tay, nên ta không thuộc về Thân,” thì chẳng phải bởi đó mà
chân không thuộc về Thân đâu. Nếu tai
rằng: “Vì ta chẳng phải là mắt, nên ta không thuộc về Thân,” thì cũng chẳng phải
bởi đó mà tai không thuộc về Thân đâu”. Nói cách khác, anh em phải tác nhiệm
như chúng ta là chi thể gì, chớ không phải vì anh em thích làm gì. Vì cớ anh em
không phải là ai khác, đó không phải là lập trường để từ chối làm chính anh em
! Dù chơn nói, “Tôi đã định ý làm cho bàn tay, và vì cớ tôi không có thể, tôi
sẽ khước từ bước đi”. Sự khước từ như vậy phát xuất từ một tấm lòng so sánh, và
chỉ có cá nhân chủ nghĩa ưa so sánh.
Thói quen tạo ra các sự so sánh nầy khải thị một điều,
chúng ta đã chưa thấy Thân-Thể của Đấng Christ. Vì xin cho tôi biết, chân hay
tay, chi thể nào tốt hơn? Khi nào anh em đến chỗ suy nghĩ như vậy, không còn
đường lối nào để so sánh chúng. Tác nhiệm của chúng trong thân-thể loài người
đều khác biệt, và mỗi một điều cần yếu ngang nhau ở đó. Vì cớ đó nhiều người
thu hẹp ban tứ của Đức Chúa Trời. Vì cớ họ không thể làm chi thể đặc biệt mà họ
khâm phục, họ từ chối tiếp lấy chỗ của họ. Hay họ nghĩ mọi chức vụ đều bắt đầu
và chấm dứt bằng chức vụ lời công cộng, và vì cớ họ không có ân tứ để tác nhiệm
theo đường lối công cộng, họ không làm gì cả.
Điều đó chính xác như tình trạng được miêu tả trong ẩn
dụ của Jesus về các con người có các ta lâng (Math 25:14-30). Có một tôi tớ có
5 ta lâng, người khác hai, nhưng toàn bộ sự nhấn mạnh trong thí dụ đặt vào
người một ta lâng. Nguy cơ của anh em một ta lâng là chôn ta lâng mình. “Vì tôi
không nhận được 5 hay 2 ta lâng, tôi có thể làm gì với 1 ta lâng chớ? Vì tôi
không thể cung phụng theo một đường lối nổi bật, há tôi thực sự không có hữu
ích gì sao? Vì các anh em khác rất có khả năng hướng dẫn trong sự cầu nguyện và
làm hòa điệu cho buổi nhóm cầu nguyện, tôi không thể chiếm một chỗ nổi bật, vì
vậy hoặc tôi có chiếm một nào có quan hệ gì đâu?
Nhưng thí dụ dạy rằng nếu hai có thể trưởng tiến thành
bốn và 5 thành 10 thì một có thể lớn lên
thành hai. Nhờ tác nhiệm mà chúng ta khám phá sự sống. Hội thánh không đang
chịu thiệt hại nhiều từ sự cự nổi bật của các chi thể 5 ta lâng, nhưng từ sự
thối lui của các chi thể 1 ta lâng. Sự sống của toàn Thân-Thể bị ngăn cản và
bần cùng hóa bởi sự chôn cất các ta lâng đơn độc đó.
Nếu chúng ta đã một lần nhận biết Thân-Thể thiên
thượng, chúng ta sẽ rất hoan hỉ có bộ phận nhỏ bé nhất trong đó. Dĩ nhiên khước
từ tác nhiệm vì cớ chúng ta chỉ có một ta lâng, có thể bày tỏ rằng chúng ta chỉ
có các khát vọng và tham vọng ở ngoài ý chỉ của Đức Chúa Trời, hay tồi tệ hơn,
một sự bất mản đối với ý chỉ ấy. Nhưng không, nếu Ngài vui lòng làm cho tôi trở
nên một chi thể lớn hơn hết, hãy ngợi khen Chúa! Trái lại nếu Ngài chọn lựa làm
cho tôi thành chi thể nhỏ nhất, hãy ngợi khen Ngài như vậy. Tôi hoàn toàn thỏa
mản với sự chọn lựa của Ngài, và sẵn sàng tác nhiệm trong lành vực do Ngài qui
định, và nếu tôi chấp nhận ân tứ Ngài và sử dụng nó, một có thể lớn lên thành
hai, và rất nhanh chóng sẽ có năm hay mười.
Phao-lô đã viết: “hãy giục giả kẻ nhát gan” (I Tê
5:14), còn lời dịch trực tự là: “kẻ có hồn nhỏ bé”. Chúng ta nên khuyến khích
người một ta lâng, không vì cớ tầm quan trọng của ân tứ người, sau hết nó không
thật quá lớn– nhưng vì cớ Đức Thánh Linh nội trú trong anh ta. Lập trường trông
mong cùa anh ta phải là chính Đức Chúa Trời. Một trong các đồng bạn của tôi,
trước khi anh ta được tái sinh, đã được các bạn bè của anh cho là đần độn cách
kỳ lạ, đích thực hầu như là ngu đần. Song le khi Đức Chúa Trời đã nắm lấy đời
sống anh và Đức Thánh Linh đã bắt đầu hành động trong anh, trong vòng hai năm
anh đã bày tỏ các dấu hiệu trở nên – mà bây giờ anh đang là – một trong các
giáo sư kinh thánh rất có ân tứ nhất tại Trung Hoa.
Nên định luật thứ nhất để tác nhiệm là chúng ta dùng
những gì chúng ta đã được ban cho. Chúng ta không thể bàu chữa chính mình và
nói, “tôi không cần ở đây”. Chúng ta cũng sẽ không tìm kiếm sự bồi dưỡng thuộc
linh bằng cách lấy kinh thánh, các tập ghi chú và rút lui về một địa điểm yên
tỉnh để chuẩn bị cho vài chức vụ tương lai nào, nếu khi làm vậy, chúng ta đang
né tránh một trách nhiệm hiện tại. Thân-thể vật lý của chúng ta có thể nhờ đó
được bồi dưỡng, nhưng linh chúng ta thì không. Không, qui luật là phải luôn
luôn phục sự anh em khác bởi những gì chúng ta có trong tay, và đang khi chúng
ta làm vậy sẽ khám phá rằng chính chúng ta được nuôi dưỡng. Hãy hồi tưởng câu
chuyện của Jesus ở bên giếng. Ngài đã đói, vì Ngài đã sai các môn đồ mình mua
thực phẩm, và đã khát, vì Ngài đã xin phụ nữ Samari cho uống nước. Nhưng khi
các môn đồ trở lại, Ngài đã có thể không đòi ăn. Ngài đã được củng cố vì thi hành
ý chỉ Đức Chúa Trời khi cung phụng cho một tâm hồn cần kíp.
Sự tương giao của Thân-Thể luôn luôn là hai chiều:
nhận lãnh và ban phát. Chỉ muốn tiếp nhận không phải là tương giao. Chúng ta có
thể không làm các giảng sư, nhưng song le khi chúng ta đến để thờ lạy chúng ta
mang những gì mình có. Phải có sự giúp đỡ của các anh em ngồi trên ghế dài cho
tòa giảng. Ngồi và ngước lên sẽ không kiến hiệu. chúng ta phải cho các anh em
khác uống, không hẳn bằng sự rao giảng, nhưng có lẽ bằng sự cầu nguyện im lặng.
Và nếu chúng ta phải ngồi và lắng nghe, chúng ta phải ở đó trong tâm linh, chớ
không ở chỗ nào khác! “Cứ đợi cho đến khi ta đến” thật là một lãnh vực của chức
vụ chúng ta phải nắm lấy tại nơi chúng ta ở lớn là đường nào! Phần công tác
được ủy thác cho chúng ta vì Thân Thể, nên không có chỗ nào cho sự ghen tị của
các anh em khác. Chúng ta không thể đưa ra các sự so sánh, và phàn nàn anh em
chúng ta, “Đức Chúa Trời dùng anh và Ngài không dùng tôi”, một số anh em chúng
ta sẽ thích làm Phierơ và vực các hồn người chăng? Chúng ta nên nhớ, mười một
người đã cùng đứng lên với Phierơ. Phierơ vốn là phát ngôn nhân, nhưng ông đã
không bao giờ có thể dám nói, tôi đã vực (chinh phục) các hồn đó”.
Nên mọi chi thể của Thân Thể đều có một chức vụ, và
mọi chi thể đều được kêu gọi tác nhiệm trong chỗ do Chúa ấn định. Chức vụ đó
không tạo sự khác biệt cho người làm công tác, nếu vinh quang thuộc về Ngài.
Chúng ta phải quay qua Ngài để lượng định địa vị do Ngài ban cho chúng ta và
tẩu thoát vì hi vọng có thể nghỉ việc. “Tôi đã sợ hãi, chạy đi và đã giấu ta lâng
Ngài dưới đất”. không thể có vinh quang trong chiều hướng đó.
-CHẤP NHẬN
SỰ GIỚI HẠN-
Luật tác nhiệm thứ hai được tìm thấy trong các câu 17
và 18 “Ví bằng cả thân đều là mắt, thì sự nghe ở đâu? Nếu cả thân đều là tai,
thì sự ngửi ở đâu? Nhưng nay Đức Chúa
Trời tuỳ ý Ngài đã sắp đặt các chi thể từng một ở trên thân.” nguyên tắc đề ra
ở đây là, trong nếp sống chung của chúng ta, chúng ta luôn luôn phải nhường chỗ
cho các anh em khác tác nhiệm
Nơi cách mộc mạc, đừng nổ lực làm mọi sự và tự anh em
làm mọi sự. Theo các cảm thức của mình, không ai lại khao khát thấy toàn Thân-Thể
chỉ tác nhiệm theo một đường lối đơn độc. Toàn Thân-Thể đều là mắt, thì không
hợp lý, và con mắt làm toàn thể công tác của toàn thể cũng không hợp lý như
vậy. Chúa đã ấn định sự khác biệt nhau trong Thân-Thể, một cái tai và một cái
mũi cũng như một con mắt và một cái tay không có sự đồng hóa và chắc chắn không
có 1 cơ quan đơn độc nào độc quyền. Do đó, nếu nguyên tắc trước đây dành cho
các anh em kéo lê ở phía sau, nguyên tắc này dành cho các anh em tiến tới quá
nhiều, muốn làm toàn Thân-Thể. Tôi lặp
lại, lời cho họ là đừng nổ lực hành động, hay làm mọi sự, anh em không phải là
mọi sự.
Có những anh em mà khi họ đến một buổi nhóm cầu
nguyện, họ chỉ có thể tự mình cầu nguyện, họ không thể lắng nghe các anh em
khác. Họ sẵn sàng hướng dẫn nhưng không muốn được hướng dẫn trong sự cầu
nguyện. Họ muốn các anh em khác lắng nghe và nói “A men”, nhưng họ không thật
kiên nhẫn lắng nghe và nói “A men” cùng những gì người khác cầu nguyện. Họ muốn
sự đóng góp riêng của họ phải là ánh sáng cao của của buổi nhóm. Họ là các
người theo cá nhân chủ nghĩa, thậm chí khi cầu nguyện với các anh em khác.
Trong khi đàm đạo họ cũng là các người cá nhân chủ
nghĩa. Họ chỉ có thể nói chuyện về họ và công tác của họ. Họ không thể lắng
nghe đang khi công tác của các anh em khác được nói đến, mà không nói xen vào
bằng những lời về chính họ. Họ thiếu hụt khả năng tiếp nhận. Cá nhân chủ nghĩa
là một đặc chất buồn khổ của công tác Cơ Đốc. Nó có nghĩa rằng công tác chúng ta,
chức vụ chúng ta, trở nên quá quan trọng đến nổi chúng ta không lưu tâm đến
những gì các anh em khác đang làm.
Có nhiều sự hư hỏng và mất mát giữa vòng các chi thể
của Đấng Christ ngày nay, vì có một số anh em chúng ta, tức là các đầy tớ có
kinh nghiệm của Đức Chúa Trời lại không sẵn sàng để cho các anh em khác tác
nhiệm. Chúng ta đã được Chúa ban cho một chức vụ, và vì lý do nầy chúng ta nghĩ
chúng ta phải tự mình gánh trọn trách nhiệm, chớ không để các anh em khác phải
được phát biểu và trưởng tiến. Chúng ta đã không hiểu rằng thực ra khi làm như
vậy, chúng ta đang ngăn trở sự phát triển của các anh em đó. Lỗi lầm nầy là một
nguồn gốc có kết quả của sự thất vọng và thậm chí sự chia rẻ, và các hiệu quả
xấu của nó không chấm dứt ở đó.
Vì chúng ta hãy giả định rằng tôi đối đầu một
điểm giáo lý mà tôi không thể thấy. Câu đáp, và nhận thấy chính mình lẫn vào sự
rối loạn về điều đó. Tôi phải làm gì? Tôi có nỗ lực tự quyết định, hay tôi phải
đến chi thể mà ân tứ đặc biệt của anh ta từ Đức Chúa Trời là có đủ khả năng dạy dỗ và làm sáng
tỏ, để hướng dẫn chúng ra khỏi các đám sương giáo lý? Nếu tôi làm cách thứ nhất,
tôi đã mở đường cho một sự dị biệt về giáo lý, vì chính tại điểm nầy các sự dị
biệt về giáo lý đa khai sinh. Thay vì tin cậy Chúa giải quyết nhan đề của tôi
xuyên qua chi thể có ân tứ dạy dỗ của Ngài, và vì vậy để cho chi thể khác tác
nhiệm cho tôi trong sự việc nầy, tôi đã làm mọi sự khiến cho hai chúng tôi tìm
cách dạy dỗ cách khác nhau và thậm chí dạy các điều đối nghịch. Thí dụ, nếu là
một nhà giảng phúc âm, tôi cũng cứ tiếp tục dạy dỗ các người mới hoán cải của
tôi, loại lôn xộn nầy rất có thể xảy ra. Thay vì tôi phải phụng sự, và rời khi
tác nhiệm đã xong, đứng tránh và nhường chỗ anh em khác. Vì nguyên tắc đầu tiên
của Thân-Thể là “người thì trồng và kẻ thì tưới, đều là một” (I Cô 3:8).
Là một chi thể, tôi phải được chuẩn bị nhận
lãnh những gì chi thể khác đã ban phát. Chính tôi phải sẵn sàng chịu giới hạn.
Hội thánh có cầu nguyện chăng? Tôi phải sẵn sàng im lặng và nhường chỗ cho các
lời cầu nguyện “yếu ớt” hơn. Tôi có ân tứ rao giảng chăng? Tôi phải học tập
ngồi và lắng nghe các anh em khác. Dù mức lượng tôi nhỏ hay rộng lớn, là một
chi thể tôi không dám đi quá điều đó, vì dấu vết của thập tự giá ở trên mọi
điều gì quá kích thước, mọi điều gì không dính dấp đối với Thân Thể. Tôi phải
hoàn toàn sẵn sàng chịu giới hạn đối với lãnh vực của tôi, và nhường cho các
anh em khác phụng sự trong các lãnh vực của họ. Tôi phải sung sướng vì các anh
em khác tác nhiệm hướng về tôi, và tiếp nhận sự giúp đỡ do họ cung phụng cho
tôi.
-QUÍ TRỌNG CÁC ANH EM KHÁC-
Thứ ba, chúng ta đến các câu 21 và 22: “Mắt
không thể nói với tay rằng: “Ta chẳng cần đến mầy,” đầu cũng không thể nói với
chân rằng: “Ta chẳng cần đến bay.” Trái
lại, chi thể nào của Thân xem ra bộ yếu hơn thì lại cần càng hơn.”. Nói cách
đơn giản, chúng ta đừng bao giờ tìm cách cắt bỏ chi thể khác. Chúng ta đừng
nghĩ, chúng ta có thể hành động theo khả năng của Đầu và phân phối cho các chi
thể. Sự yếu đuối hay tình trạng thô lỗ trong một chi thể cũng không cho phép
chúng ta cắt bỏ anh ta. [ Dĩ nhiên có một điều như vậy, tức kỷ luật trong hội
thánh, khi có tội lỗi. Về điều này chúng tôi sẽ nói sau, nhưng điều đó không
được trình bày ở đây]. Chúng ta không dám nói cùng anh em khác, “tôi không cần
anh”. Đúng ra chúng ta nên khám phá chúng ta có thể học nhiều bao nhiêu từ các
chi thể mà chúng ta sẽ không quí trọng theo cách thiên nhiên. Thường chúng ta
có thể phải kêu gọi sự cầu nguyện giúp đỡ từ các anh em mà chúng ta có thể thậm
chí có xu hướng khinh bỉ. Thảm thay, chúng ta cảm thấy sẵn sàng biết bao để
chúng ta tự hạ giá chính mình và đánh mất địa vị thuộc linh của mình vì làm như
vậy. Song le Chúa khẳng định rằng Ngài có một chỗ dành cho, và có thể dùng,
thậm chí kẻ yếu ớt hơn hết trong các chi thể của Ngài.
Mấy năm trước, một lần kia tôi đối diện một
nan đề lớn trong đời sống. Điều đó liên quan toàn thể vấn đề trang bị cá nhân
bằng Đức Thánh Linh để phụng sự. Tôi vừa ở dưới một cảm thức sâu xa là cần điều
này, và cũng có vài lộn xộn trong tâm trí về giáo lý. Song le đang khi tôi cầu
nguyện hầu như Chúa không sẵn sàng hoặc trả lời các vấn đề của tôi hay bày tỏ
cho tôi con đường bước vào kinh nghiệm. Tôi biết Ngài đã có đôi điều nhiều hơn
nữa cho tôi, nhưng tôi không với tới, và tôi cảm thấy bằng mọi cách tôi phải
sáng tỏ về điều này hay tôi không thể tiến lên. Tôi không phóng đại khi nói
rằng toàn bộ chức vụ của tôi tùy thuộc vào sự quân bình đó.
Tôi bận rộn trong thời gian rao giảng phúc âm
tại một vùng xa xôi của xứ sở, cách biệt các tôi tớ khác của Đức Chúa Trời mà
tôi nghĩ tôi sẽ không đạt được tri thức nào về Chúa khi ở đó. Tôi đã được Ngài
sai đến đó, và chắc chắn có nhu cầu hay tình trạng sẵn sàng lắng nghe của dân
chúng. Nhưng có vài điều thiếu hụt. Sự rao giảng của tôi không có quyền năng,
và do đó đã rất có ít kết quả. Song le điều Đức Chúa Trời đã tìm cách ban cho
tôi hầu như tôi đã không thể nhận lãnh. Tôi đã không thể vượt qua một mình, khi
ấy điều tôi cần trên hết mọi sự là sự tương giao.
Nhưng tôi phải tìm sự tương giao ở đâu? Thực
ra đã có một nhóm tín đồ đơn sơ ở đó, dân bản xứ, tôi đã lưu lại giữa vòng họ,
nhưng tôi cảm thấy họ đã biết rất ít về Chúa đến nỗi chắc chắn họ đã không thể
giúp tôi trong nan đề lớn mà tôi đang đối diện. Thậm chí họ đã hiếm có một nền
tảng đầy đủ nhờ đó cầu nguyện cách thông minh cho tôi trong việc này, và chắc
chắn không đủ đưa tôi vượt qua. Tôi đã quên Thân-Thể!
Cuối cùng tôi đã đến một ngõ bí. Đã không còn
cách nào trừ ra mời họ vào, nếu tôi không từ bỏ và ra đi hoàn toàn. Vậy theo
yêu cầu của tôi các anh em đơn sơ đó đã đến cùng tôi để giúp đỡ nhu cầu của
tôi. Tôi đã kể cho họ điều gì tôi đã gặp trong sự khó khăn, và họ đã cầu nguyện–
và đang khi họ cầu nguyện, ánh sáng đã bừng lên! Sự việc đã không cần giải
thích. Việc đó đã được thực hiện , và đã được thực hiện theo một đường lối như
vậy và đã không bao giờ cần được lặp lại. Dòng phước hạnh đã tuôn đổ kể từ ngày
đó trở đi.
Vâng! Đức Chúa Trời sẽ thường đem chúng ta
đến các chỗ nơi đó chúng ta không thể vượt qua một mình. Vì đời sống mà xác
quyết rằng: “Đức Chúa Trời và tôi là đủ”, thực sự chỉ đang ngăn trở Ngài. Ngày
đó Chúa đã dạy tôi thế nào các chi thể đó của Thân-Thể mà hầu như yếu đuối hơn
lại đích thực là rất quý báu đối với Ngài.
-GIỮ GÌN SỰ
HIỆP NHẤT-
Và thứ tư, câu 24 và 25, “Đức Chúa Trời đã
tháp (trộn) Thân-Thể với nhau, ban vinh dự dồi dào hơn cho phần nào thiếu hụt,
hầu sẽ không có bè phái trong Thân-Thể nhưng hầu cho các chi thể sẽ có cùng sự
chăm sóc với nhau”. Tại đây điều mà vị sứ đồ nói để kết luận là chúng ta phải
cương quyết khước từ bè phái. Điều đó hoàn toàn không được phép. Ý chỉ thần
thượng là sẽ không được có bè phái trong Thân-Thể.
Trong các chương trước, chúng tôi đã nói về
sự hiệp nhất theo các giới hạn tổng quát. Hội thánh như được thấy trên trời,
không thể được phân chia. Ngợi khen Đức Chúa Trời, hội thánh là một đến đời
đời, vâng nhưng có thể có các sự tấn công bất thần vào sự hiệp nhất đó trong
hội thánh trên đất về sự sống thiên thượng của mình, Thân-Thể không thể đụng
chạm được, nhưng trong tác nhiệm của nó trên đất, điều thật đáng buồn là nó có
thể được đụng chạm và thậm chí bị cắt xẻo, như tình trạng Hội thánh Cô rinh tô
bày tỏ minh bạch. Phao-lô lên án tình trạng các sự việc như vậy bằng các ngôn
từ xác định.
Vậy điều gì là bí quyết của sự hiệp nhất thực
tiễn. Đây là hai tuyên bố về điều đó. “Vì trong một Linh chúng ta đều đã được
báp tên vào một Thân-Thể hoặc dân Do Thái hay Hi Lạp, hoặc nô lệ tự do và đều
đã được làm cho uống một Linh” (Ico6r. 12:13) “có một Thân Thể và một Linh”
(Eph 4:4). Điều hai câu này khải thị là sự liên quan giữa Thân-Thể và Linh.
Thực tế ẩn giấu, Linh có sự đối chiếu riêng để biểu lộ, Thân-Thể. Thân-Thể là
một vì Linh là một. Vì hãy nhớ Thánh Linh là một thân vị và anh em không thể phân
chia một thân vị. “Đức Chúa Trời đã trộn
Thân-Thể với nhau”, vì cớ một Thân-Thể phải là một sự biểu lộ của Linh. Luôn
luôn có sự hiệp nhất trong một Linh. Thực sự thần thượng thì chắc chắn. Vấn đề
duy nhất là chúng ta có luôn luôn chuyên cần gìn giữ sự hiệp nhất chăng? (Eph
4:3)
Trước khi nói thêm đôi lời về Đức Thánh Linh
và Thân-Thể, chúng ta hãy tự nhắc nhở rằng khởi điểm cho sự hiệp nhất thuộc
linh là sự sống. Anh em có thể đã quan sát rồi về bốn nguyên tắc chúng tôi đã
liệt kê ở trên mà thực ra không được diễn tả như các mệnh lệnh. Trong I Cô 12,
chúng xuất hiện trong hình thức của các tuyên bố Thân-Thể giống như cái
gì. Chúng miêu tả Thân-Thể theo các giới
hạn của các sự biểu lộ tự phát của sự sống và sự trưởng tiến trong một thân-thể
con người. Điều này có ý nghĩa và nó giúp chúng ta suy nghĩ đến một đặc chất
quan trọng của sự sống, đó là sự cảm thức.
Mọi sự sống động vật đều có cảm thức riêng,
nhưng đặc biệt điều này đúng với sự sống từ Đức Chúa Trời. Nơi nào có sự sống
nơi đó có sự cảm thức, một nhà sinh vật học không có cách nào nắm lấy sự sống
như một điều riêng biệt, trao cho chúng ta để rờ đến và ngắm nhìn, hay không có
cách nào để chúng ta thấy sự sống. Song le mọi người sẽ đồng ý rằng, vì cớ sự
cảm thức hệ trong của chúng ta, chúng ta biết mình có sự sống. Thật không nghi
ngờ chúng ta ở trong mọi điều mà chúng ta sống.
Chính điều này cũng đúng với sự sống mới. Dù
sự sống mà Đức Chúa Trời ban cho không thể được điều dụng hay nhìn thấy, chắc
chắn chúng ta có thể cảm thức nó. Chúng ta biết sự sống mới vì cớ nhờ nó một
cảm thức mới mẻ đã được thức tỉnh trong tôi. Khi một người được tái sanh, anh
ta tiếp nhận sự sống mới từ Đức Chúa Trời. Làm sao anh ta biết anh ta đã tiếp
nhận sự sống đó. Làm sao bất cứ ai trong chúng ta biết chúng ta sở hữu sự sống
mới? Chúng ta biết bởi một cảm thức mới mẻ của sự sống. Nếu sự sống ở đó, cảm
thức sẽ ở đó và sẽ sớm tự biểu lộ, hướng về Đức Chúa Trời, hướng về tội lỗi.
Nếu chúng ta phạm tội, có sự buồn rầu. Chúng ta mất đôi phần bình an và vui vẻ.
Điều này minh chứng sự hiện diện của sự sống. Vì cớ sự sống Đức Chúa Trời ghét
tội lỗi, trong tôi đã có một cảm thức hướng về tội lỗi. Khi một người liên tục
cần ai đó chỉ tỏ các tội lỗi của anh cho anh ta, nếu không anh ta không tự mình
ý thức được, dù có thể anh ta có muốn nghe, khi ấy càng nghi ngờ hoặc anh sở hữu
sự sống chăng.
Ngày nay chúng ta nhấn mạnh nhiều về sự sống,
nhưng điều đó không đủ. Chúng ta cũng nhấn mạnh sự cảm thức về sự sống. Một hữu
thể vô cảm thức ít có bằng chứng hiểu nhiên về sự sống. Đừng hiểu lầm mà nghĩ
rằng sự sống như một sự trừu tượng. Sự sống cụ thể và thiết thực. Trong lòng
một người hoặc sự sống có mặt hay vắng mặt, còn sự cảm thức sự sống minh xác
cho hiệu diện của nó. Sự cảm thức nầy cũng không có tính cách tiêu cực suông
hướng về tội lỗi. Nó cũng có tính cách tích cực phước hạnh đối với Đức Chúa
Trời. Linh Chúa làm chứng với tâm linh chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức
Chúa Trời – nhưng lời nói dân chúng không ích gì. Hoặc họ biết sự sống, hay họ
không biết. Nếu họ sở hữu sự sống Đức Chúa Trời, họ biết được bởi Linh. Đáng
buồn là nhiều anh em trình lên các lời cầu nguyện mà không cảm thức tội lỗi hay
có tình yêu dành cho Đức Chúa Trời gì cả. Có thể miêu tả chúng như các lời cầu
nguyện của thiên sứ, vì chúng không mang dấu vết lời cầu nguyện của con cái Đức
Chúa Trời.
Nhưng nếu những gì chúng tôi nói là đúng với
sự sống của cá nhân, nó cũng chính xác với sự sống của Thân-Thể. Những ai chiếm
hữu sự sống đều chiếm hữu nó chung với các anh em khác, và không ai biết Thân-Thể
đều cảm thức về tính chất tập thể của sự sống ấy. Vì Thân-Thể không chỉ là một
nguyên tắc hay một giáo lý, nhưng cũng bao hàm một cảm thức. Đang khi chúng ta
cảm thức sự sống mới, nên nếu chúng ta ở trong Thân Thể, hẳn nhiên chúng ta
cũng phải cảm thức sự sống của Thân Thể.
Một số hành động hướng về ThânThể cũng nhiều
như dân chúng quyết định yêu kẻ thù mình vì cớ đó là một bổn phận Cơ Đốc nhân,
hay không nói dối vì điều đó sai. Nhưng điều rất quan trọng là chúng ta có nói
dối hay không, nhưng điều quan trọng hơn nữa là hoặc chúng ta có bối rối ở bên
trong chăng. Cảm thức bề trong về Đức Chúa Trời và cảm thức bề trong về tội lỗi
là nền tảng của Cơ Đốc giáo, các điều nầy không phải là các qui luật bên ngoài.
Nổ lực sống theo nguyên tắc Thân Thể sẽ có giá trị rất ít trừ khi chúng ta cảm
thức rằng có đôi điều sai trật khi chúng ta không sống như vậy. Một phía thì
nói, còn phia kia là thấy, sự cảm thức bề trong là thấy mà không cần nói. Nếu
ánh sáng thần thượng có thể đem lại cho lòng chúng ta cảm thức về Đức Chúa Trời
và về tội lỗi chống nghịch Đức Chúa Trời, ánh sáng ấy cũng có thể mang lại một
cảm thức tương tự về Thân Thể, và về hạnh kiểm đang chống Đấng Christ, Đầu của Thân
Thể. Ánh sáng từ Đức Chúa Trời đánh thức trong Phao-lô một cảm thức về Thân Thể,
và bày tỏ cho ông rằng ông đang chống đối Jesus qua các chi thể của Ngài. Không
có được cảm thức phát xuất từ sự khải thị và sự sống, mọi sự điều trống rỗng.
-Thương yêu lẫn nhau-
Bây giờ tôi cố gắng minh họa sự vận hành của
quan năng nầy mà tôi gọi là “Sự cảm thức Thân Thể” – Sịnh nhạy cảm đối với Thân
Thể Đấng Christ. Trước hết nó hoạt động trong sự việc thương yêu. “Chúng ta
biết rằng chúng ta đã vượt khỏi sự chết mà vào sự sống là vì chúng ta thương
yêu các anh em” (I Giăng 3:14). Tất cả những ai là chi thể của Thân Thể đều
thương yêu. Điều nầy đáng kể. Không cần đợi đến khi được tuyền lệnh. Họ yêu thương
cách tự phát, dù họ có nghĩ đến hay không. Có thể họ cần lời khuyến khích,
nhưng ấy là để dấy động những gì họ có rồi. Tôi nhớ một người bạn bảo tôi thế
nào khi con đầu lòng được đặt vào tay anh, lòng anh tự phát trào dâng tình
thương đối với con ấy. Không cần ai bảo anh rằng người cha có bổn phận phải yêu
con mình. Anh ta nhận thấy đã có tình thương ấy. Cũng như vậy, bất luận một anh
em là ai, ngay khi anh em biết anh ta là Cơ Đốc nhân, lòng anh em tự phát yêu thương
anh ta chăng? Đây là cảm thức về Thân Thể.
Nó cũng hoạt động hướng về sự chia rẽ. Về
phương diện thương yêu nó năng động và tích cực, về phương diện chia rẽ nó thụ
động và tiêu cực, Đối với những ai đã thực sự khám phá được ý nghĩa của Thân
Thể, mọi sự chia rẻ và mọi điều gây chia rẽ điều đáng ghét cực độ. Đối với họ,
tạo ra sự phân biệt giữa các Cơ Đốc nhân là đã bước vào một thế giới xa lạ. Tìm
vinh quang trong các hệ phái có đúng hay không, những ai nhận biết Thân Thể của
Đấng Christ điều biết rằng điều đó không thể. Linh bè đảng, dù được truyền thống và sự thông dụng biện minh,
người chiếm hữu sự sống sẽ sớm phủ nhận.
Lại nữa, các bè đảng các nhóm đối lập trở nên
quá thông dụng giữa vòng các Cơ Đốc nhân ngày nay. Có thể có 1 đoàn thể 20 tín
đồ, do Linh sinh ra, nhóm lại quanh Chúa. Một anh em khác đến họp, lôi kéo bớt
ra ngoài một bè đảng mới, độc lập. Đó không phải là Thân Thể, và không thể trở
nên Thân Thể được. Nhờ biết tình trạng hiệp nhất trong Ngài, khi chúng ta bị
lôi kéo làm như vậy, há chúng ta không cảm thức sai lầm sao? Nếu chúng ta không
có cảm thức sai, chắc chắn chúng ta thiếu hụt điều gì rồi. Nếu Thân Thể có ý nghĩa
đối với tôi, mọi sự chia rẽ ở trong hay ngoài đều ghê tởm cả. Thậm chí khởi sự
tạo sự chia rẽ cũng làm thiệt hại sự bình an bề trong của chúng ta. Chúng ta
biết mình không thể tiến lên. Cảm thức về một sự sống không cho phép làm như
vậy, và đó là câu giải đáp đầy đủ.
Đây không phải là giáo lý, nhưng cảm thức
sinh động về sự tương giao của chúng ta trong Đấng Christ, và đây là điều rất
quý báu. Sự sống tự phát đến cùng chúng ta, nó đánh thức trong chúng ta một cảm
thức càng gia tăng và sâu nhiệm hơn về chỗ chúng ta thuộc về. Chúng ta không
còn có thể sống một nếp sống Cơ Đốc nhân tự kỷ lưu tâm và tự túc. Bản chất luôn
luôn đi riêng của con bướm nhường chỗ cho bản tính con ong, luôn luôn vận hành
từ tổ, luôn luôn hoạt động cho tập thể chớ không cho chính mình. Cảm thức Thân
Thể có nghĩa chúng ta thấy chỗ đứng riêng của mình trước mặt Đức Chúa Trời,
không như các đơn vị cô lập nhưng là các chi thể của nhau.
Các đơn vị không hữu dụng đặc biệt, không vận
dụng chức vụ, có thể dễ thiếu sót. Hoặc họ có mặt hay không, kẻ khác không lưu
tâm. Nhưng các chi thể khác hẳn. Họ không thể thụ động trong Thân Thể, họ không
dám đứng như khán giả. Không ai có hại nhiều như các khán giả. Hoặc chúng ta có
dự phần các việc công cộng hay không đều không quan hệ, chúng ta phải sống làm
sao để khi chúng ta vắng mặt anh em đều thấy mất mát. Chúng ta không thể nói:
“tôi không đáng kể”. Chúng ta không dám tham dự các buổi nhóm như các khách qua
đường, còn các anh em khác tác nhiệm. Chúng ta là Thân Thể Ngài, và các chi thể
riêng, nên khi mọi chi thể làm tròn sự cung phụng mình, sự sống sẽ tuôn đổ.
Vì mọi sự đều cột chặt với sự sống và căn
nguyên của sự sống. Đầu là nguồn sự sống của Thân Thể, làm hại nó, mọi chuyển
động và phối hợp sẽ đình chỉ. Một thân hình không có đầu không có sự sống cũng
như cảm thức sự sống. Là các chi thể của Đấng Christ, chúng ta nhận sự sống mới
từ Ngài, nhưng sự sống đó ở trong Con, không phải là điều chúng ta có thể lấy
đi theo mình khi tách rời Ngài. Chúng ta rời khỏi Đấng Christ chốc lát, chúng
ta sẽ không có sự sống. Chúng ta biết rõ thế nào thậm chí một bóng tối giữa
chúng ta và Ngài cũng có thể ngăn chặn sự tuôn đổ của sự sống trong chốc lát.
Vì sự sống của chúng ta ở trong Ngài, chúng ta không sở hữu điều gì trong chính
mình. Những ai có sự sống có Chúa Con.
Vì vậy Đức Chúa Trời không bảo chúng ta nắm
vững các chi thể đồng bạn của mình, nhưng “bám chặt lấy Đầu”. Đây là đường lối
tương giao. Vì Đấng Christ không bị chia rẽ, Ngài là một. Hãy bám chặt Ngài,
rồi chúng ta sẽ nhận thấy trào dâng một tình yêu thương tự phát trong lòng mình
đối với mọi người có cùng sự sống.
Tình trạng hiệp nhất thuộc về Đấng Christ,
không thuộc về chúng ta. Vì cớ chúng ta thuộc về Ngài, vì vậy chúng ta là một.
Thí dụ, nếu nói chúng tôi có sự tương giao với một anh em vì cớ chúng tôi giống
anh ta là vi phạm tình trạng hiệp nhất vì tập trung sự tương giao vào chính
mình. Dù theo thiên nhiên chúng ta không tiếp lấy một số anh em cách sẵn sàng
như số anh em khác, nhưng nếu điều này gây ảnh hưởng sự tương giao của chúng ta
thì chỉ là bày tỏ nền tảng sai trật của nó. Hay chúng ta làm cái gì đó cho một
anh em, và rồi than phiền vì sự vô ơn của anh ta chăng? Điều đó chỉ có thể có
vì cớ chúng ta đã tìm kiếm lời cám ơn, chớ không vì cớ Đấng Christ, chớ không
phải vì Đức Chúa Trời quá yêu chúng ta. Động cơ chúng ta sai lầm, vì cớ mối
tương quan của chúng ta với Đầu có khiếm khuyết.
“ Bám chặt” các chi thể sẽ đưa đến tình bằng
hữu cô lập. Thân Thể không có chỗ nào cho các điểm này. Nếu một Cơ Đốc nhân say
mê một anh em khác, đến nỗi tình bằng hữu bệnh hoạn phát triển, chắc chắn không
bao lâu sau đó mối liên hệ của họ sẽ phát sinh ra nhóm đối lập. Vì sự tương
giao “theo xác thịt” chỉ dựa trên một nền tảng sai lầm và tất nhiên đem lại sự
buồn rầu. Khi hai chi thể bám nhau cách độc chiếm, chúng ta sợ rằng tình yêu
thương họ biểu hiện không từ Đức Chúa Trời. “Thương nhiều lẫn nhau” phải ở
trong lĩnh vực của Thân Thể, và vì vậy có Đấng Christ làm trung tâm, nếu không
sẽ sai lầm. Nguyện Đức Chúa Trời cứu chúng ta khỏi các sự chọn lựa thiên nhiên
chưa bị đóng đinh, và giúp chúng ta bước theo Thánh linh trong các điều này.
Sự xức dầu của Linh là ban tứ của Đức Chúa
Trời cho mọi con đỏ trong Đấng Christ (I Giăng 2:18-20,27). Khi chúng ta tiếp
nhận Đấng Christ là Đầu, chúng ta nhận sự xức dầu – không có điều đó chúng ta
chưa thực sự hiệp nhất với Ngài (La mã 8:9). Giăng bày tỏ cho chúng ta sự xức
dầu này như một điều bề trong, thậm chí chuyển đạt cho các con đỏ đó trong Đấng
Christ sự dạy dỗ của Linh “về mọi sự”, không chỉ về Thánh kinh. Tôi có ngụ ý
gì? Chúng ta hãy dùng một sự minh họa thực tiễn. Giả sử tôi muốn biết có nên đi
Hong Kong chăng. Làm sao tôi quyết định? Tôi
nên tìm một câu kinh thánh chăng? Hay lời khuyên của bạn bè? Hay tôi dùng tâm
trí để quyết định đúng hay sai chăng? Không, như chúng tôi đã thường nói, nền
tảng của sự sống chúng ta không phải là “tốt hay xấu” nhưng là sự xức dầu.
“Linh có ở trong điều này chăng? Lòng tôi trống không hay đầy dẫy khi đến gần điều
này”. Đây không phải là vấn đề cảm xúc hay so sánh, nhưng là sự tham vấn về
phía Đức Chúa Trời: Linh có làm chứng cho sự sống chăng? Ngài có xác quyết cho
tôi vì Cha vui lòng trong bước đi này chăng? Đó là sự trắc nghiệm an toàn. Vì
trong khi con đường chúng ta chọn có thể hoàn toàn sai, nhưng điều thực đáng kể
là Linh chuyển động theo lối đó.
Đây là tính đơn giản của sự sống con cái Đức
Chúa Trời. Không cần hỏi tra nhiều. Bất phục tùng sự xức dầu sẽ rất sớm gây cho
chúng ta tình trạng tương giao gãy đổ với Chúa, trong khi chí hướng về Đức
Thánh Linh luôn luôn là sự sống và bình an (La mã 8:6)
Vì cớ Linh là một, khi các con cái Ngài
chuyển động, nên không có nan đề nào về sự tương giao. Vì Thân Thể chỉ biết một
luật – đó là luật của sự xức dầu. Các qui luật đều hữu ích trong xã hội, nhưng
không tốt trong Thân Thể. Hệ phái Phan si là các người theo chủ nghĩa cơ bản vì
họ theo sát văn tự cựu ước. Họ sống theo văn tự, họ biết mọi luật lệ. Còn đối
với chúng ta, điều gì cảm xúc thì làm. Nhưng tri thức về các luật lệ này có cho
phép chúng ta như trường hợp Saulơ của Tatsơ đã dập tắt tiếng của Đức Thánh
Linh chăng? Ông đã biết luật pháp, điều đó thật, nhưng ông đã không biết gì về
con người trên trời (Sứ 7:55-56). Dập tắt Linh là bóp nghẹt chính cảm thức về sự
sống chung của chúng ta, là Người Thiên Thượng. Tàn phá mối liên hệ của chúng
ta với Đầu cũng kinh khiếp như gây ảnh hưởng cho hệ thần kinh của tứ chi khiến
cắt đứt tứ chi đó đối với sự kiểm chế kiến hiệu từ các trung tâm cao hơn. Giống
như Sanlơ, chúng ta sẽ sớm thở hơi ngăm đe và tàn sát.
Sinh hoạt tương giao của Saulơ đã bắt đầu khi
ông thưa “Lạy Chúa! tôi sẽ làm gì? ” Đó là bí quyết bám chặt Đầu và vâng phục Đấng
Christ xuyên qua Linh. Theo Đức Linh là khuất phục Chúa Jesus trong mọi sự.
Linh sẽ không bao giờ ép buộc sự vâng phục đó nơi các chi thể, nhưng những ai
sống theo sự xức dầu sẽ luôn luôn tự khuất phục cách hoan hỉ và tự phát đối với
Đấng Christ, và đang khi vâng phục, họ sẽ khám phá tình trạng hiệp nhất của
họ./.
W.N.