“Lương
nhân tôi ở giữa đám con trai
Như
cây bình bát ở giữa những cây rừng” (Nhã Ca 2:3).
Bản Truyền Thống
1926 dịch là “cây bình bát”. Trong tiếng Hê-bơ-rơ, nó là Tappuach. Từ ngữ nầy
chỉ xuất hiện 6 lần trong Cựu Ước. Sáu chỗ xuất hiện cũa chữ nầy là Nhã ca
2:3,5; 7:8; 8:5; Châm 25:1; Giô ên 1:12. Trong quyển phù dẫn Kinh thánh của
mình, ông Young dịch chữ nầy là quince — cây mộc qua. Trái mộc qua dùng làm mứt
để ăn và ngâm rượu để uống. Các dân tôc ở vùng cao Việt Bắc dùng rượu táo rừng
trong tình yêu nam nữ. Có người dịch chữ nầy là cây “thanh yên”, thuộc họ nhà
cam. Trái thanh yên lớn hơn trái chanh, nhưng nhỏ hơn trái cam, vỏ mỏng, nhiều
hương thơm, còn tàn cây là bóng râm lớn.
Tôi tạm chấp nhận
chữ “cây táo. Ở đây người yêu đánh giá
Đấng Christ như nguồn dự trữ phong phú., Đấng cung cấp đúng giờ cho nàng. Nàng
được thỏa thích với sự thỏa mãn của nàng trong sự an nghỉ (ngồi xuống) dưới
chân Đấng christ như cái tán che phủ trong ban ngày (bóng mát- Esai 4:5-6; 2
Cor. 12: 9) và với việc nàng nếm biết Ngài như sự cung cấp dịu ngọt, đúng giờ
(trái ngọt).
Minh Khải 7-4-2014