Đọc: Ê-sai 22:1 “Gánh nặng về trũng của sự hiện thấy
(khải tượng)”
Từ ngữ "gánh nặng" ở đây chỉ có nghĩa là một trọng tải hoặc trọng
lượng khi một người có thể mang. Vì vậy, các tiên tri cảm thấy những gì Chúa đã
bày tỏ cho họ là cái gì đó đè nặng lên họ và thường áp đảo họ.
“Nhân sao Chúa khiến tôi thấy sự gian ác, và Ngài nhìn xem sự
ngang trái? Sự tàn hại bạo ngược ở trước mặt tôi; sự tranh đấu cãi lẫy dấy lên?”
( Habacúc 1:3)
Chức năng tiên tri được đưa vào hoạt động tại một thời điểm khi mọi việc
không tốt với dân chúng và công việc của Đức Chúa Trời, khi sự suy thoái diễn
ra; khi mọi thứ đã bị mất tính chất riêng biệt thần thượng của họ; khi có một sự
thiếu hụt hoặc hội tụ các nét đặc sắc mà Đức Chúa Trời đã không bao giờ có ý
định. Tiên Tri, về nguyên tắc, là một người đại diện, trong chính mình và khải
tượng của ông, là phản ứng của Đức Chúa Trời hoặc về một xu hướng nguy hiểm
hoặc một độ lệch tích cực. Ông đứng trên lập trường đầy đủ của Đức Chúa Trời và
xu hướng phá vỡ đụng đến ông. Điều mà tạo thành chức năng tiên tri này là sự
nhận thức thuộc linh, sáng suốt, và cái nhìn sâu sắc. Tiên Tri nhìn thấy, và
ông nhìn thấy những gì người khác không nhìn thấy. Đó là tầm nhìn và khải này
không chỉ là của một công tác đại sự, một "công việc", một sự mạo
hiễm; nó là một trạng thái, một điều kiện. Nó không phải dành cho công việc có
liên quan như vậy đến ông, nhưng cho trạng thái thuộc linh mà làm Chúa bị ô nhục
và đau buồn.
Quan năng phân biệt thuộc linh như vậy làm cho nhà tiên tri thành một người
rất cô đơn, và mang lại cho ông tất cả những lời cáo tội rằng ông thiểu số, cực
đoan, lý tưởng quá, không cân bằng, kiêu ngạo thuộc linh, và thậm chí cả ly
giáo (chia rẽ). Ông đã tạo ra nhiều kẻ thù cho chính mình. Đôi khi ông không
được biện minh là đúng mãi cho đến sau khi ông đã rời khỏi hiện trường trên thế
hạ mà có lời chứng của ông. Tuy nhiên, nhà tiên tri là công cụ giữ gìn cho tư
tưởng đầy đủ của Chúa mãi sống động, và duy trì khải tượng mà không có nó, dân
chúng đã cam chịu số phận của sự tan rã .
Trong khi sự việc như vậy thường là một cá nhân mà Chúa đã ký thác tư tưởng đầy
đủ hơn của Ngài và làm thành chiếc bình tiên tri của ông, mà cũng rất thường xuyên là một tập thể dân
của Ngài, trong đó ông đã được đại diện cách hoàn toàn hơn. Những tập thể như
vậy được nhìn thấy nằm rải rác qua nhiều thời đại. Họ đã là những chiếc ình phản
ứng của Chúa. Như vậy, chắc chắn, họ là "những người đắc thắng" của “thời kỳ cuối cùng”. Tất cả khối lượng Cơ Đốc
nhân có thể được tiếp lấy quá nhiều những cái bề ngoài và những đường lối được
chấp nhận của Cơ Đốc giáo; quá hài lòng thuộc linh với cái kém cỏi; quá bị ràng
buộc bởi truyền thống và ràng buộc bởi trật tự được thành lập.
Chúa không thể làm điều nào của Ngài cách đầy đủ với họ bởi vì Ngài không
đưa rượu mới của Ngài vào bầu da cũ; bầu da sẽ bùng nổ và sự sống bị lãng phí,
không được bảo tồn cho mục đích nhất định. Ngài thấy chính mình Ngài bị hạn chế
bởi một trật tự, trong khi có thể đã là đúng ngay tại một thời điểm nhất định
và trong một thời gian nhất định nào đó để thực hiện chứng cớ của Ngài lên đến
một điểm nhất định, nhưng bây giờ vẫn là sự ràng buộc cố định, và vì thiếu một
tình trạng điều chỉnh chủ yếu trong mục đích đầy đủ hơn của Ngài là không thể
thực hiện.
Cũng như vậy với Do Thái giáo, và cũng trở thành như vậy với Cơ Đốc giáo, và
cũng cứ như vậy với nhiều công cụ hữu hiệu mà đã được Ngài sử dụng rất nhiều.
Không có sự kết thúc với chúng ta ở đây, và điều đó nguy hiểm cho lợi ích của Chúa để kết luận
rằng, bởi vì Chúa đã hướng dẫn và đã đưa ra một mô hình tại một thời điểm nào
đó, điều đó bị coi là đầy đủ và có tính cuối cùng và phải duy trì. Mỗi phần nhỏ
của sự mặc khải mới sẽ kêu gọi có sự điều chỉnh, nhưng mặc khải phải chờ đợi
một cảm giác sự cần thiết để ít nhất là làm cho có tình trạng sẵn sàng chịu
điều chỉnh.
Chúa cần điều gì thực sự đại diện cho tư tưởng có thể là đầy đủ nhất của
Ngài, và không phải chỉ có những người chỉ làm một công việc tốt. Nhưng phải
trả giá; và đây là "gánh nặng của thung lũng khải tượng".
T. Austin-Sparks