Kinh văn Phi
1:2,10; 3:7; 4:10; 5:5,10,12, II Phi. 1:2, 3:1
Tất cả các câu kinh thánh trên trích từ 9
phần của I và II Phi.-e rơ. Chữ “ân điển”đã được dùng trong mỗi một của 9 phần
này. Nói cách khác tất cả 9 phần này đều luận về sự việc ân điển. Phi e rơ đã
chỉ viết 8 chương, nhưng trong tất cả các chương này ông đã đề cập “ân điển” 9
lần.
Định nghĩa ân điển:
Ân điển là một chữ dịu ngọt. Tôi tin đây là
một của các tên tốt hơn hết mà một chị em nào đã có thể có. Nhưng ân điển là
gì? Nói theo cách loài người ân điển là đôi điều đã được ban cho từ sự thương
yêu, song le không có giá nào cả. Nếu anh em không yêu tôi, anh em sẽ không ban
gì cho tôi. Vì vậy, quà tặng cho tôi là một dấu hiệu của tình yêu thương của
anh em đối với tôi. Ân điển là một vài điều ban phát từ tình yêu, nếu tôi đã
phải cho anh một chiếc đồng hồ vì cớ tôi đã yêu anh, đây sẽ là ân điển nếu tôi
đã phải bảo anh em nơi nào tôi để có được đồng hồ giá hạ, đó sẽ không phải là
ân điển, ân điển là điều được ban cho như là biểu hiện của tình yêu ở bên
trong, miễn phí tổn và dĩ nhiên không giảm giá.
Bây giờ chúng ta hãy thấy tầm quan trọng ý
nghĩa này cho điều Đức Chúa Trời ban ân điển cho chúng ta. Từ trong tình yêu
của Ngài, ân điển của Ngài đối với chúng ta là gì? Nhiều người chúng ta sẽ nói
rằng đó là Đấng Christ. Tôi không muốn nói rằng điều này không đúng, nhưng khi
chúng ta nói rằng ân điển là Đấng Christ, chúng tôi có một ý gì? Một số người
tưởng rằng Đức Chúa Trời rất yêu đứng thế giới đến nổi Ngài đã ban cho sự cứu
rỗi, cứu chuộc hay tiêu tùng cho những ai tin Ngài. Họ tin rằng một ngôi nhà
tốt, một chiếc xe hơi đẹp, một người vợ đẹp, một người chồng tốt hay một vài
đứa con vâng lời là ân điển. Họ bảo Đức Chúa Trời thật yêu chúng ta đến nổi
Ngài đã ban cho chúng ta nhiều điều tốt lành như ân điển, nhưng đây không phải
là ân điển, vì đây không phải là điều Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta trong
thực tế
Một thân vị
thần thượng
Rồi Đức Chúa Trời đã ban gì cho chúng ta
trong thực tế? Đó không phải là một điều vật chất hay cứu rỗi, cứu chuộc, thiên
đàng suông, nhưng một thân vị thần thượng. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta
một thân vị và thân vị này là chính ân điển đối với chúng ta. Nhiều anh em
chúng ta đã làm Cơ Đốc nhân trải nhiều năm, nhưng chúng ta đã không bao giờ coi
rằng Đấng Christ là chính ân điển mà Đức Chúa Trời đã ban cấp trên chúng ta.
Khi họ có được một việc làm, nhiều người cảm tạ Đức Chúa Trời vì ân điển của
Ngài. Số khác, khi họ nhận được cấp bằng đại học, họ cảm tạ Đức Chúa Trời vì ân
điển này. Nhưng hiếm có bao giờ họ nói Đức Chúa Trời ơi cảm tạ Ngài vì ban Đấng
Christ cho con. Đây là một ân điển dường bao! “nếu chúng ta đã không bao giờ
nói vậy, chúng ta phải bắt đầu nói điều đó nhiều lần một ngày “Ôi Đấng Christ
đã được ban cho tôi! Một ân điển đường
bao! Một ân điển đường bao !”
Trong I Phi. 5:12 Phi-e rơ nói: đây là ân
điển chân thật của Đức Chúa Trời”. Điều này ngụ ý rằng những điều người ta cho
là ân điển thì không phải là ân điển thật. Chỉ Đấng Christ là ân điển thật. Nếu
không, Phi e rơ sẽ không sử dụng chữ “chân thật” để định nghĩa ân điển. Đây là
ân điển thật của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời đã ban nhiều điều cho nhân
loại, Ngài đã ban cho các từng trời, địa cầu, ánh sáng mặt trời, sự sáng, không
khí, thực phẩm và nước. Đức Chúa Trời đã ban miễn phí tất cả các điều này cho
chúng ta như một quy luật, chúng ta phải kể tất cả các điều này như ân điển.
Chúng ta không phải trả một điều gì cho không khí chúng ta hô hấp. Do đó, điều
này đã có thể được kể như ân điển nhưng trong Phi lip 3:8 Phao-lô bảo chúng ta
rằng mọi điều gì ở ngoài Đấng Christ không phải ân điển, nhưng là phẩn. Ông nói
rằng để chiếm hữu Đấng Christ, ông phải kể mọi sự khác là phẩn. Chữ “phẩn” ám
chỉ rác rưởi phải ném ra ngoài và các con chó ăn đến. Đối với Phao-lô mọi điều
khác hơn Đấng Christ chỉ là rác rưởi bị ném ra ngoài và được các con chó ăn
đến. Mọi điều chúng ta có thể kể như ân điển đều là rác rưởi! Chỉ có một điều
trong toàn thể vũ trụ không phải là rác
rưởi. Đó là Đấng Christ. Đấng Christ không phải là rác rưởi, Ngài tuyệt diệu
thuần khiết.
Đầy dẫy ân
điển
Trong Tân Ước, chính ân điển mà đã được khải
thị thì không gì khác hơn thân vị thần thượng này. Đây là điều Giăng bảo chúng
ta trong phúc âm của ông “ban đầu có Lời, và Lời đã ở cùng Đức Chúa Trời và Lời
là Đức Chúa Trời lời đã trở nên xác thịt đóng trại giữa chúng ta, đầy ân điển
và chân lý và từ trong sự đầy dẫy của Ngài mà chúng ta đều nhận cả và ân điển
gia trên ân điển” (Giăng 1:1, 14,16). Giăng không bảo chúng ta rằng lời đã trở
nên xác thịt và đóng trại giữa chúng ta đầy các giáo lý và giáo điều. Lời mà đã
trở nên xác thịt đã đầy ân điển! Ân điển chỉ là thân vị hằng sống của Jêsus. Jêsus
đã là một người bé nhỏ, ngoại mạo rất đơn sơ. Nhưng một thân vị như vậy thì
không thực đơn giản. Ngài đã là Lời hồi ban đầu. Ngài đã là chính Đức Chúa Trời
đã sáng tạo các từng trời và trái đất, Ngài là Đấng đã nhục hóa để làm một con
người cư trú với chúng ta và thân vị diệu kỳ này mà cư trú với chúng ta đầy dẫy
ân điển. Từ trong sự đầy dẫy của Ngài chúng ta đều nhận tất cả, chỉ là ân điển
gia trên ân điển. Vì vậy ân điển là Đức Chúa Trời đã nhục hóa để làm phần hưởng
của chúng ta. Ân điển là Đức Chúa Trời tam nhất như là sự vui hưởng của chúng
ta. Ân điển thật sự là một loại vui hưởng. Chúng ta đã tiếp nhận được sự vui
hưởng gia trên sự vui hưởng.
Phúc âm Giăng tiếp tục bày tỏ cho chúng ta
thế nào thân vị diệu kỳ này giới thiệu chính mình Ngài cho người dân khác nhau
Ngài giới thiệu chính mình Ngài như nước, Ngài giới thiệu chính Ngài như thực
phẩm, Ngài phán rằng Ngài là nước sự sống và bánh sự sống. Do đó Ngài đã bảo
dân chúng ăn Ngài và uống Ngài. Sau khi phục sinh Ngài đã trở lại với các môn
đồ và đã hà hôi trên họ. Phúc âm này khải thị thân vị này đang sẵn dành cho
chúng ta biết bao. Chúng ta có thể uống Ngài. Chúng ta có thể ăn Ngài vì chúng
ta có thể hô hấp Ngài. Đây là ân điển thật của Đức Chúa Trời. Chúng ta đừng bao
giờ kể các điều vật chất là ân điển. Ân điển thật không gì khác hơn Đức Chúa
Trời tam nhất là sự vui hưởng của chúng ta
Ân điển được
gia bội
Bây giờ chúng ta phải đến chín phương diện của
ân điển mà Phi e rơ đã đề cập trong các thư tín của ông “Nguyện xin ân điển và
bình an càng thêm lên (gia bội) cho anh em (I Phi. 1:2) Phao-lô đã không bao
giờ nói như vậy. Phao-lô nói nhiều lần “nguyện ân điển ở cùng anh em”, nhưng
Phi e rơ cầu nguyện hầu ân điển được gia bội cho chúng ta. Đó không phải là
cộng thêm cho chúng ta, nhưng gia bội cho chúng ta. Điều diệu kỳ cho ân điển là
có thể gia bội cho chúng ta. Tôi sợ chúng ta đã đánh giá ân điển Đức Chúa Trời
trải nhiều năm, song le chúng ta đã không bao giờ ghi nhận được rằng ân điển có
thể được gia bội đối với chúng ta. Trong toán học tính nhân thì làm cho thêm nhiều
hơn toán cộng. Nên có một sự gia tăng thật sự của ân điển. Nhiều người chúng ta
đã nếm ân điển, nhưng chúng ta phải nếm ân điển trong một đường lối gia bội. Ân
điển có thể được gia bội đối với chúng ta.
Tuy nhiên, chúng ta cần tìm thấy làm thế nào
ân điển có thể được gia bội đối với chúng ta. Đường lối tốt nhất là phải ghi
nhận thượng hạ văn của những câu mà điều này được đề cập.
Đọc I Phi. 1:2-3. Trước hết mọi sự, Phi e rơ
nói rằng chúng ta là sự tuyển lựa của Đức Chúa Trời, rồi chúng ta được thánh hóa
bởi Đức Thánh Linh và được rảy huyết bằng huyết của Đấng Christ. Điều này khiến
chúng ta được Đức Chúa Trời sinh đẻ. Sự gia bội của ân điển đi chung với 4
điều: sự tuyển lựa của Đức Chúa Trời, sự cứu chuộc bởi huyết Ngài, sự thánh hóa
của Đức Thánh Linh và sự tái sinh của Cha. Sự cứu chuộc là bởi Đức Chúa Trời,
còn sự tuyển lựa là bởi Đức Chúa Trời, Cha; sự thánh hóa là bởi Đức Chúa Trời
Linh. Đây là Đức Chúa Trời Tam Nhất đang truyền đạt chính Ngài vào trong chúng
ta
Mọi người ngày nay đều thích được tuyển lựa.
Tất cả chúng ta muốn được tuyển lựa, hoặc ở học đường, cộng đồng hay trong nước
của chúng ta. Không ai thích làm số 2, chúng ta đều muốn được chọn là số 1,
nhưng chúng ta không theo đuổi sự tuyển lựa này. Chúng ta đã được tuyển lựa
rồi. Chúng ta đã được tuyển lựa trước sáng thế bởi sự biết trước của Đức Chúa
Trời. Ở thật xa trong cõi vĩnh cửu quá khứ, Đức Chúa Trời đã nhìn thấy chúng ta
rồi. Không một ai trong chúng ta có ở đây hôm nay như một tai nạn ngẫu nhiên.
Trong cõi vĩnh cửu quá khứ, Đức Chúa Trời, Cha đã tuyển lựa chúng ta rồi. Đức
Chúa Trời, Con đã đến trong cõi thời gian để chết cho chúng ta trên thập tự giá
và cứu chuộc chúng ta, rồi Đức Chúa Trời Linh đã đến để thánh hóa chúng ta. Vào
lúc đó, chúng ta đã không còn là một tội nhân nữa, nhưng một thánh đồ.
Nhưng điều này chưa hết, chúng ta đã được
tuyển lựa, cứu chuộc, thánh hóa và rồi tái sinh. Đức Chúa Trời đã sinh chúng
ta. Sinh đẻ là phải truyền đạt trọn vẹn hữu thể của anh em vào trong một người
khác. Tôi đã được cha tôi sinh ra, nên ông đã truyền đạt mọi sự ông là gì vào trong
tôi. Nếu anh em có gương mặt một người Caucase, vì cớ anh em đã được một người
cha Caucase sinh ra, nhưng ngợi khen Chúa, tất cả chúng ta đều có một Cha thần
thượng! Ngài đã sinh đẻ chúng ta, và vì vậy tất cả mọi điều Ngài là gì đều đã
được truyền đạt vào trong chúng ta. Bây giờ chúng ta là các con cái Đức Chúa
Trời. Cha chúng ta là bất cứ điều gì, đều đã được truyền đạt vào trong chúng
ta. Chúng ta không chỉ thánh khiết,
nhưng cũng thần thượng. Tôi có thể khoe khoang cùng mọi người rằng tôi có tính
cách thần thượng. Theo dáng mạo, tôi thuộc phàm nhân, nhưng hiện thực ở bề
trong tôi thuộc thần thượng. Tôi đã được Cha thần thượng của tôi sinh ra, và
Ngài là những gì thì đều đã được truyền đạt vào trong tôi. Chúng ta thần thượng
vì cớ thân vị thần thượng đã được sinh vào trong bản thể chúng ta. Đây là tại
sao chúng ta là các con cái Đức Chúa Trời. Chúng ta không phải là các con nhận
nuôi. Chúng ta là các con do sinh đẻ.
Nhờ sự sinh đẻ của Cha mà chúng ta đã tiếp
nhận được đôi điều. Khi Đức Chúa Trời đã sinh chúng ta, Ngài đã truyền đạt mọi
sự Ngài là gì vào trong chúng ta. Chúng ta đã thực sự tiếp nhận đôi điều gì đó.
Đây là ân điển không có tổn phí, điều đó miễn phí. Ở đây chúng ta có thể có sự
gia bội của ân điển.
Sự hiệu đến
của ân điển
Trong phương diện thứ hai, Phi e rơ nói “về
sự cứu rỗi đó các tiên tri đã hỏi tra và đã tìm tòi cách cẩn thận, họ đã nói
tiên tri về ân điển sẽ đến cùng anh em” (I Phi. 1:10) tại đây Phi e rơ đang nói
rằng không chỉ chúng tôi, các tín đồ đang rao giảng ân điển diệu kỳ này cho anh
em, nhưng thậm chí các vị tiên tri của cựu ước, trước hết hỏi tra sau đó đã dự
ngôn rằng ân điển này sẽ đến cùng anh em. Đó không phải là một sự vật đến cùng
anh em, nhưng một thân vị. Ân điển là một thân vị diệu kỳ mà về Đấng đó các
tiên tri đã dự ngôn sẽ đến cùng chúng ta. Ngài đã đến. Ngài đã đến cùng Phi e
rơ, Ngài đã đến cùng Giăng và Ngài đã đến cùng tôi. Ngài cũng đã đến cùng anh
em. Đây là ân điển, ân điển là thân vị thần thượng đã đến cùng chúng ta. Với
thân vị thần thượng này, chúng ta có sự cứu chuộc, cứu rỗi, tha thứ các tội lỗi,
xưng nghĩa bởi đức tin, sự thánh hóa, sự tái sanh, và mọi sự trưởng thành trong
sự sống. Tất cả các điều thiên thượng, thánh khiết, thuộc linh này đều đã được
bao hàm khi thân vị này đã hiện đến cùng chúng ta. Với một thân vị này, chúng
ta đã nhận được mọi sự. Đây là ân điển mà đã đến cùng chúng ta.
Ân điển của sự
sống
Bây giờ chúng ta đến phương diện thứ ba trong
I Phi. 3:7 “cũng vậy, các anh em, các ông chồng, hay theo sự tri thức mà sống
với vợ mình, kính nể nàng, như bình yếu đuồi, mà vẫn là cáu kẻ cùng thừa kế ân
điển của sự sống, hầu cho sự cầu nguyện của anh em khỏi bị ngăn trở”. Câu này
chủ yếu quan hệ đến các chị em, các chị em là cái bình yếu đuối hơn, long le họ
là các người đồng thừa kế ân điển của sự sống. Thực sự đây là một từ liệu rất
quý báu “các người đồng thừa kế ân điển của sự sống” ân điển là đôi điều của sự
sống, và chúng ta là các người thừa kế ân điển này. Trong kinh thánh, sự sống
đơn giản là chính mình Đấng Christ. Sự sống là Đức Chúa Trời tam nhất đã được phân phát vào trong chúng
ta. Rồi ân điển sự sống là gì? Đó là Đức Chúa Trời tam nhất, Ngài là sự sống,
đang ngự vào trong chúng ta để làm sự sống của chúng ta. Nhờ điều này chúng ta
có thể lại thấy rằng ân điển không phải là vài sự vật gì đó. Ân điển là thân vị
thần thượng đang ngự vào trong chúng ta, làm sự sống của chúng ta để cho chúng
ta vui hưởng. Đây là ân điển của sự sống và chúng ta đã thừa hưởng ân điển này.
Nên chúng ta là các người đồng thừa kế ân điển của sự sống.
Câu này cũng đề cập rằng chúng ta là các cái
bình. Chúng ta là các người thừa kế để thừa hưởng và là các cái bình để chứa
đựng. Chúng ta là các người thừa kế để thừa hưởng ân điển của sự sống và đồng
thời chúng ta là các bình để chứa đựng ân điển của sự sống. Chúng ta cần thừa
hưởng và chứa đựng ân điển sự sống. Nhiều người chúng ta đã thừa hưởng đôi điều
gì đó từ cha mẹ hay ông bà của chúng ta, chúng ta đã trở nên các người thừa kế
một vài ký thác trong ngân hàng, hay một phần tài sản, nhưng ngày nay tất cả
chúng ta đã thừa hưởng đôi điều và chúng ta đã thừa hưởng điều đó với nhau.
Chúng ta là các người đồng thừa kế ân điển của sự sống. Đức Chúa Trời tam nhất
tự truyền đạt chính Ngài vào trong chúng ta như các cái bình để cho chúng ta vui
hưởng. Đây là ân điển của sự sống và chúng ta, các người đồng thừa kế. Chúng ta
là các người đồng thừa kế ân điển sự sống và cơ nghiệp này được gia bội cho
chúng ta.
-Các quản gia của ân điển-
I Phi. 4:10 đề cập phương diện thứ tư: “Mọi
người phải theo ân tứ mình đã được mà phụng sự lẫn nhau, như cái quản gia tốt
của ân điển muôn mối của Đức Chúa Trời”. Chúng ta là các quản gia của ân điển.
Chúng ta là các người thừa kế để thừa hưởng và là các quản gia để phục sự bằng
ân điển. Một quản gia là một người phục sự. Chúng ta không chỉ là các người thừa
kế ân điển, nhưng cũng là các quản gia phục sự các anh em khác bằng ân điển.
Trong sứ điệp này tôi đang phục sự anh
em bằng ân điển, vì tôi đang tìm cách làm một quản gia tốt của ân điển muốn mối
của Đức Chúa Trời. Tất cả chúng ta nên làm các quản gia tốt của ân điển này. Nó
không chỉ dành cho một ít người. Tất cả các chi thể của Thân Thể phải học tập
làm các quản gia tốt của ân điển da diện của Đức Chúa Trời. Nếu anh em cung
phụng sự sống cho tôi, tôi cũng phải cung phụng sự sống cho anh em. Nếu tôi phục
sự anh em bằng ân điển, rồi anh em phải phục sự tôi bằng ân điển. Hãy đơn giản
nói, “ngơi khen Chúa” thì tốt, nhưng không đa diện, tốt nhất, đó chỉ là ân điển
một mặt, chúng ta phải học tập phục sự ân điển đa diện cho các kẻ khác, chúng
ta không chỉ là các người thừa kế ân điển của Đức Chúa Trời, nhưng cũng là các
quản gia, phục sự bằng ân điển này cho các kẻ khác.
Chúng ta cần nhận thức rằng chúng ta là các
người thừa kế ân điển sự sống biết bao nhiêu! Cơ nghiệp này đó là chỉ chính
mình Đấng Christ là chính ân điển cho chúng ta, cần được gia bội. Đây là tại
sao chúng ta kêu cầu danh Chúa và đọc cầu nguyện lời. Ấy là theo đường lối này
mà chúng ta tiếp lấy Chúa vào trong chúng ta càng hơn, càng thêm và ân điển
được gia bội. Rồi chúng ta sẵn sàng làm các quản gia của ân điển cho các anh em
khác.
Nếu một anh em bị lung lạc lìa bỏ sinh hoạt hội
thánh, chúng ta phải cầu nguyện cho anh ấy, tìm kiếm sự dẫn dắt của Chúa. Sau
khi tương giao với anh em khác, chúng ta có thể đi đến và thăm anh ta. Đây là
lúc học tập làm các quản gia của ân điển ở trong chúng ta. Vì vậy, đang khi
chúng ta nói chuyện với anh ấy, chúng ta phải vận dụng ân điển đang ở bên trong
chúng ta. Chúng ta không nên làm như một vị thẩm phán kết tội anh ta, nhưng một
quản gia đang cung phụng ân điển cho anh ta. Rồi một cái gì đó sẽ được truyền
đạt vào trong anh em này. Chúng ta không nên nói nhiều, nhưng anh ta sẽ được
chúng ta nuôi dưỡng,chăm sóc và phục sự bằng ân điển. Đây là ý nghĩa của việc
làm một quản gia thiết thực của ân điển đa diện thuộc Đức Chúa Trời. Chúng ta
cần sự vận dụng này không chỉ khi đi thăm các anh em, nhưng cũng trong các buổi
nhóm. Chúng ta nên đến các buổi nhóm, vì đã có ân điển đã gia bội bên trong
chúng ta xuyên qua sự vận dụng linh mình. Rồi khi chúng ta đứng dậy để đưa ra
lời làm chứng, chúng ta sẽ phục sự các anh em khác bằng ân điển. Chúng ta không
nên nói quá nhiều. Có thể chúng ta chỉ nói “anh em ơi, tôi thích chứng tỏ Chúa
Jesus là thân ái dường bao đối với tôi trong hai ngày qua”. Trong một lời chứng
ngắn ngủi như vậy, tất cả các chi thể của hội thánh sẽ cảm thức rằng một cái gì
đó đang xuất phát từ trong chúng ta để nuôi nấng, tưới nước, an ủi, và củng cố
họ. Đây là khâu phục sự các anh em khác như một quản gia của ân điển muôn mối
của Đức Chúa Trời. Halelugia, chúng ta là các người thừa kế ân điển này, và
chúng ta cũng là các quản gia của ân điển.
-Sự ban phát
ân điển-
Có ba phương diện của ân điển được đề cập
trong I Phi e rơ chương 5. Trước hết, mọi sự Phi e rơ nói “Đức Chúa Trời chống
cự kẻ kiêu ngạo và ban ân điển cho kẻ khiêm nhường” (I Phi. 5:5). Nếu chúng ta
kiêu ngạo, chúng ta sẽ không bao giờ
phải học tập hạ mình và khuất phục lẫn nhau. Khuất phục chính mình đối với các
anh em có nghĩa là hạ mình và hạ mình đơn giản là làm mình trống không. Là cái
bình, chúng ta cầu trống không, vì chúng ta càng làm trống không, chúng ta sẽ
càng được đầy dẫy ân điển.
-Đức Chúa Trời
của mọi ân điển-
Trong chương này, Phi e rơ cũng đề cập “Đức
Chúa Trời của mọi ân điển” (I Phi. e rơ) nhưng Đức Chúa Trời của mọi ân điển,
Đấng đã gọi chúng ta đến vinh quang vĩnh cửu của Ngài bởi Christ Jesus. Sau
khi anh em tạm chịu khổ ít lâu, khiến
cho anh em hoàn hảo, kiên cố, củng cố và ổn định”. Ở đây, Phi e rơ bảo chúng ta
rằng ấy là Đức Chúa Trời của mọi ân điển, Đấng sẽ làm hoàn hảo chúng ta, củng
cố chúng ta và ổn định chúng ta. Ngày nay Đức Chúa Trời của mọi ân điển này là
Đức Chúa Trời tam nhất Đấng đã được phân phát
vào trong chúng như sự sống của chúng ta và cho sự vui hưởng của chúng
ta. Thân vị thần thượng như là ân điển mà đang vận hành trong chúng ta, sẽ hoàn
hảo chúng ta, củng cố chúng ta, thiết lập chúng ta và ổn định chúng ta. Một Đức
Chúa Trời của ân điển là dường nào!
-Ân điển chân
thật-
Lần đề cập thứ ba về ân điển trong I Phi. 5
là về “ân điển chân thật của Đức Chúa Trời”. “Tôi đã viết vắn tắt, khuyên lơn
và chứng tỏ rằng đây là ân điển chân thật của Đức Chúa Trời, anh em đứng trong
đó (I Phi. 5:12). Chúng ta đã thấy đôi điều về điều này. Nên rất nhiều điều mà
dân chúng coi là ân điển thì không phải là ân điển chân thật của Đức Chúa Trời.
Ân điển chân thật của Đức Chúa Trời không gì khác hơn là Đức Chúa Trời tam nhất
như sự sống của chúng ta bên trong chúng ta. Đây là ân điển, chúng ta đứng
trong đó.
-“Theo đúng
như”-
Chúng ta đã đề cập 7 phương diện của ân điển
trong I Phi. e rơ. Đang khi chúng ta nhìn vào II Phi e rơ, chúng ta thấy thêm 2
phương diện . Lần nữa, Phi e rơ nói: “ân điển được gia bội cho anh em”. “Ân
điển và bình an được gia bội cho anh em xuyên qua sự thống biết Đức Chúa Trời
và Chúa Jesus chúng ta, theo đúng như quyền năng thần thượng của Ngài đã ban cho chúng ta mọi sự quan hệ đến sự
sống và sự kỉnh kiền, bởi sự thông biết Đấng đã lấy chính vinh hiển và mỹ đức
của Ngài mà gọi chúng ta, cũng bởi đó Ngài đã ban cho chúng ta các lời hứa rất
quý báu quá lớn, hầu nhờ đó anh em có thể làm các người dự phần bản chất thần
thượng, đã thoát khỏi sự hư hoại, ở trong thế giới do tư dục” (II Phi. 1:2-4).
Ở đây chúng ta thấy rằng ân điển được gia bội cho chúng ta theo đúng với quyền
năng thần thượng, đã ban cho chúng ta mọi sự thuộc về sự sống và sự kỉnh kiền.
Theo điều này, ân điển đã được gia bội, có rất nhiều điều mà quyền năng thần
thượng đã ban cho chúng ta mà thuộc về sự sống của sự kỉnh kiền, nhưng chúng ta
không có thì giờ để đề cập về chúng bây giờ. Tuy nhiên theo các điều này mà ân
điển được gia bội cho chúng ta.
Rồi câu theo sau bảo rằng chúng ta phải làm
các người dự phần bản chất thần thượng, chúng ta là các người dự phần của đôi
điều thần thượng, vì cớ điều gì đó của thần thượng đã được phân phát vào trong
chúng ta. Đây là thế nào ân điển đã được gia bội. Theo như quyền năng thần
thượng đã ban cho chúng ta mọi sự thuộc về sự sống và sự kỉnh kiền và điều đó
nhờ sự dự phần bản chất thần thượng.
-Trưởng tiến
trong ân điển-
Phương diện cuối cùng của ân điển được Phi e
rơ đề cập trong câu cuối cùng của sách thứ hai: “nhưng hãy trưởng tiến trong ân
điển và trong sự tri thức về Chúa chúng ta và cứu Chúa Jesus Christ, nguyện
vinh quang thuộc về Ngài bây giờ và đời đời. A men” (II Phi. 3:18). Phi e rơ
bảo chúng ta trưởng tiến trong ân điển. Điều này minh chứng rằng ân điển không
phải là các điều vật chất. Ân điển là điều sinh động, chúng ta có thể trưởng
tiến trong đó. Bây giờ chúng ta sáng tỏ rằng đây chỉ là thân vị thần thượng, tức
chính là Đức Chúa Trời Tam Nhất mà đã được truyền đạt vào trong chúng ta như sự
sống của chúng ta và cho sự vui hưởng của chúng ta. Đây là ân điển chúng ta
trưởng tiến, trong đó. Nguyện Đức Chúa Trời ban cấp cho tất cả chúng trưởng
tiến trong ân điển.
W.L.