Kinh Thánh: Mác 8:27-9:13
ĐIỂM
NỔI BẬT CỦA PHÚC ÂM MÁC
Trong 8:27-9:13, chúng ta có khải thị về huyền nhiệm của
Thân Vị Chúa, về sự chết và phục sinh của Ngài. Có thể nói rằng những gì được
ghi nhận ở đây là điểm nổi bật nhất của Phúc Âm Mác. Ở đây, phần tường thuật của
Phúc Âm này đạt đến cao điểm.
Trong chương 8, Cứu Chúa-Nô Lệ đã chữa lành một người
mù ở Bết-sai-đa. Trong trường hợp chữa lành này, Chúa đã làm nhiều điều hơn
trong bất cứ trường hợp nào khác. Chẳng hạn như trường hợp chữa lành đầu tiên
trong Phúc Âm Mác là chữa lành bà gia của Phi-e-rơ. Việc chữa lành này được thực
hiện dễ dàng. Chúa chỉ đến với bà và cầm tay đỡ dậy. Rồi cơn sốt rét lìa bà và
bà phục vụ họ (1:31). Từ sự chữa lành đầu tiên ấy, sách tiến từng bước cho đến
chương 7, chúng ta thấy tấm lòng con người bị phơi bày, tình trạng bên trong của
con người bị phơi bày.
Sau khi phơi bày tình trạng tấm lòng con người, Chúa
Jesus bày tỏ rằng Ngài là bánh, là nguồn cung ứng sự sống của chúng ta. Ngài
không những là Đức Chúa Trời tha thứ mà còn là Thầy Thuốc, Chàng Rể, Đa-vít
ngày nay và Đấng Giải Phóng. Ngài cũng vừa là Đấng Nuôi Dưỡng và vừa là Bánh.
Sau khi Chúa bày tỏ chính là Bánh nuôi dưỡng chúng ta ở
bề trong, chúng ta đến phần ghi lại về những sự chữa lành thực hiện một cách đặc
biệt. Chúng ta có trường hợp chữa lành tai và lưỡi của người điếc và câm, và
cũng có trường hợp chữa lành mắt của người mù. Sau những trường hợp chữa lành cụ
thể này, có thể nói rằng chúng ta có một con người trọn vẹn với các cơ quan được
chữa lành cách cụ thể. Bây giờ người này đã chuẩn bị và đủ tư cách để nhận lãnh
khải thị về Thân Vị Đấng Christ cùng với sự chết và phục sinh của Ngài.
Vì mục đích bày tỏ Thân Vị, sự chết và phục sinh của
Ngài, Chúa Jesus đem các môn đồ khỏi lĩnh vực tôn giáo để đến Sê-sa-rê Phi-líp.
Khi đang đi trên đường, Ngài hỏi các môn đồ rằng: “Người ta nói Ta là ai?”
(8:27). Sau khi họ trả lời, Chúa hỏi họ thêm: “Con các ngươi thì nói Ta là ai?”
(c.29). Ở điểm này, Phi-e-rơ đã thấy khải tượng Jesus là Đấng Christ, và tuyên
bố “Ngài là Đấng Christ”
Khải thị được ban cho tại Sê-sa-rê Phi-líp là bước cao
nhất, đỉnh cao nhất trong sách Mác. Trước khi các môn đồ được Chúa đem đến
Sê-sa-rê Phi-líp, mắt họ đã được chữa lành. Vì vậy, họ có thị lực không phải để
thấy những điều tầm thường hay vật chất nhưng để thấy những điều huyền nhiệm,
thần thượng. Đặc biệt là mắt của họ được mở ra để thấy Đấng Christ, sự chết bao–
hàm– tất– cả và sự phục sinh kỳ diệu của Ngài. Trong lĩnh vực của những điều
huyền nhiệm, thần thượng này thì khải thị về Đấng Christ và sự chết cùng sự phục
sinh là điều trên hết
MỘT
HUYỀN NHIỆM
ĐỐI
VỚI CON NGƯỜI THIÊN NHIÊN
Lĩnh vực của những điều huyền nhiệm thần thượng thì
hoàn toàn bị che giấu đối với con người thiên nhiên. Như Phao-lô cho chúng ta
biết trong 1 Cô – rin – tô chương 2 rằng người thiên nhiên không thể hiểu được
những điều trong lãnh vực này: “Vả, những người thuộc hồn không những sự thuộc
về Linh của Đức Chúa Trời, bởi sự ấy là ngu dại cho người, người cũng chẳng có
thể biết được, vì phải biện biệt sự ấy cách thuộc linh” (c.14). Người thuộc hồn
là người thiên nhân, người đang sống trong hồn chứ không phải trong tâm linh. Một
người như vậy không nhận lãnh những điều thuộc về Linh của Đức Chúa Trời. Trái
lại, họ phủ nhận những điều ấy
Chúa Jesus là một huyền nhiệm đối với người thiên
nhiên và tâm trí thiên nhiên. Thậm chí ngày nay một số học giả Do Thái vẫn đang
nghiên cứu Jesus là ai. Họ đang nghiên cứu về sự đóng đinh của Ngài. Vì Thân Vị
Đấng Christ, sự chết và sự phục sinh của Ngài là những vấn đề cao nhất trong
lĩnh vực của những điều huyền nhiệm, thần thượng, nên thậm chí một số giáo sư
Cơ-đốc cũng như các học giả người Do Thái đã không thấy được khải tượng về những
điều ấy
NUÔI
DƯỠNG VÀ CHỮA LÀNH
Chúng ta không nên xem Phúc Âm Mác chỉ là một quyển
sách gồm các câu chuyện. Phúc Âm này thuật lại Chúa Jesus là Cứu Chúa-Nô Lệ phục
vụ tội nhân là như thế nào. Sự phục vụ này bắt đầu từ chương 1 và tiếp tục đến
chương 7 là chương Chúa phơi bày tình trạng tấm lòng con người. Chúng ta có thể
nói rằng trong Mác chương 7, Cứu Chúa-Nô Lệ cư xử như một nhà giải phẫu, vì
Ngài mở tấm lòng chúng ta ra và phơi bày tình trạng của nó
Trong chương 7, chúng ta thấy Chúa không những là
chuyên gia giải phẫu thần thượng mà cũng là Đấng nuôi dưỡng chúng ta bằng chính
Ngài là Bánh. Điều này cho thấy rằng nhu cầu căn bản của chúng ta là bánh, là
nguồn la nguồn cung ứng sự sống. Cứu Chúa-Nô Lệ không những chữa lành, phục hồi
và đem chúng ta chữa lại tương giao với Đức Chúa Trời mà cũng nuôi dưỡng chúng
ta, và Ngài nuôi chúng ta bằng chính Ngài là Bánh. Chính Ngài là nguồn cung ứng
sự sống của chúng ta.
Trước hết, chúng ta kinh nghiệm Chúa nuôi dưỡng chúng
ta bằng chính Ngài là Bánh. Kết quả của việc được Ngài nuôi dưỡng là chúng ta tự
phát kinh nghiệm sự chữa lành của Ngài cách đặc biệt: Ngài chữa lành đôi tai điếc,
chiếc lưỡi câm và cặp mắt mù lòa của chúng ta.
ĐẤNG
CHRIST
CÙNG
VỚI SỰ CHẾT VÀ PHỤC SINH CỦA NGÀI
Chúng ta cần sắp xếp các phần khác nhau của Phúc Âm
Mác lại như xếp các mảnh rời của trò chơi xếp hình. Khi từng mảnh rời được xếp
lại với nhau, chúng ta thấy được bức tranh. Trong Phúc Âm Mác, chúng ta thấy
chân dung của những người được Đức Chúa Trời chọn. Những người này được chữa
lành không chỉ theo cách tổng quát như
bà gia của Phi-e-rơ, người phung, người bại mà còn theo cách cụ thể
trong các cơ quan nghe, nói và nhìn. Những trường hợp chữa lành cụ thể này có liên quan đến sự xức
dầu của Chúa được tượng trưng bằng nước miếng Ngài. Một khi những người được chọn
này được nuôi dưỡng do nhận lãnh nguồn cung ứng sự sống – tức Chúa là Bánh của
họ - các cơ quan của họ được chữa lành. Kết quả là họ có thể nghe, nói và thấy.
Những cơ quan của họ đang thi hành chức năng cách đúng đắn. Vì vậy ở điểm này, Cứu
Chúa-Nô Lệ đã đem họ đến Sê-sa-rê Phi– líp, đến một nơi có bầu không khí thuộc
linh trong sáng.
Chúng tôi đã chỉ ra rằng tại Sê-sa-rê Phi– líp, Chúa
Jesus nói với các môn đồ về chính Ngài. Khi nói chuyện với họ, Ngài mở ra cho họ
lãnh vực của những huyền nhiệm, thần thượng. Ít nhất là một trong các môn đồ của
Ngài nhận biết Ngài là Đấng Christ. Tuy nhiên, người này nhìn thấy Thân Vị Đấng
Christ chỉ trong một giới hạn nào đó. Người ấy đã không thấy điều gì về sự chết
và phục sinh của Đấng Christ. Vì lý do này, Chúa tiếp tục nói với các môn đồ rằng
Ngài sẽ bị đóng đinh và sau khi chết, Ngài sẽ sống lại. Khi nói về sự chết và
phục sinh của Ngài, Chúa mở lĩnh vực của những điều huyền nhiệm và thần thượng
ra thêm nữa. Ngài tỏ cho các môn đồ thấy không những về Thân Vị của Ngài mà còn
khải thị cho họ về sự chết tuyệt diệu và sự phục sinh lạ lùng của Ngài.
SỰ
THAY THẾ BAO– HÀM– TẤT– CẢ
Bây giờ chúng ta đến một vấn đề trọng yếu. Chúng ta cần
thấy rằng theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, ngoại trừ chính Ngài, mọi điều
trong vũ trụ cần phải được thay thế. Đấng Christ cùng với sự chết và phục sinh
của Ngài là sự thay thế duy nhất trong vũ trụ. Ngài là sự thay thế toàn bộ, bao
hàm– tất– cả. Đấng Christ cùng với sự chết và phục sinh của Ngài thay thế mọi
người và mọi điều không phải là chính Đức Chúa Trời. Ngài thay thế Môi-se, Ngài
thay thế E-li và Ngài thay thế chúng ta. Ngài thay thế bản ngã của chúng ta,
Ngài thay thế hồn và tâm trí của chúng ta. Đấng này thay thế mọi người khác, mọi
vật khác và mọi vấn đề trong toàn vũ trụ. Đó là lý do chúng ta nói Ngài là sự
thay thế toàn bộ và bao– hàm– tất– cả
Khi Chúa Jesus khải thị cho các môn đồ về vấn đề sự chết
và phục sinh của Ngài, có lẽ họ bối rối. Đặc biệt là Phi-e-rơ đã không hiểu, và
ông đi quá xa đến mức trách Chúa (c.32). Sau đó, Chúa khiển trách Phi-e-rơ. “Ở
Sa-tan, hãy lui ra đằng sau Ta! Vì tâm trí ngươi chẳng chăm về việc Đức Chúa Trời,
song chăm về việc loài người” (c.33). Chúa tiếp tục phán rằng: “Hễ ai muốn theo
Ta, thì hãy từ chối mình, vác thập tự giá mình mà theo Ta” (c.34). Anh em có biết
từ chối mình có nghĩa là không? Từ chối mình là được thay thế bằng Đấng Christ
Ở đây, dường như Chúa muốn nói, đặc biệt với Phi-e-rơ
rằng: “Vì người đã thấy Đấng Christ nên ngươi cần được Ngài thay thế. Ngươi phải
bị gạt sang một bên và để Đấng Christ trở thành chính ngươi. Ngươi cần phải từ
chối mình và được Đấng Christ thay thế”
ĐƯỢC
THAY THẾ BỞI
ĐẤNG
CHRIST QUA SỰ CHẾT VÀ PHỤC SINH
Làm thế nào để cho chúng ta được thay thế bởi Đấng
Christ? Chúng ta có thể được Ngài thay thế chỉ qua sự chết và phục sinh của
Ngài. Ở ngoài sự chết và phục sinh của Ngài, Đấng Christ sẽ không thể nào thay
thế chúng ta; chúng ta cũng không thể được Ngài thay thế. Sự thay thế này chỉ
có thể được thực hiện qua sự chết và phục sinh của Đấng Christ
Cần nhận thức rằng chúng ta phải từ chối chính mình.
Thái độ của chúng ta nên là sẵn sàng được thay thế. Cũng cần thấy rằng sự thay
thế này đã được chuẩn bị cho chúng ta và sự thay thế này là Đấng Christ. Theo lời
của Phao-lô trong Ga-la-ti 2:20 thì chúng ta không còn sống nữa nhưng Đấng
Christ sống trong chúng ta
Khi sống, chúng ta sống theo tấm lòng hư hoại của
mình. Chúng ta sống theo chính mình và bên trong chúng ta có một tấm lòng gian
ác. Nếu muốn được giải cứu khỏi những điều gì chúng ta có trong chính mình, khỏi
tấm lòng gian ác, chúng ta cần phải từ chối chính mình. Từ chối chính mình thật
ra có nghĩa là được Đấng Christ thay thế qua sự chết và phục sinh của Ngài
Sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá bao gồm chúng
ta. Điều này có nghĩa là khi Ngài chết, chúng ta cùng chết với Ngài. Bây giờ
chúng ta cần phải nhận biết sự kiện này và áp dụng vào đời sống. Thấy mình đã bị
đóng đinh với Đấng Christ và áp dụng sự kiện này vào đời sống mình là vác thập tự.
Vì vậy, vác thập tự có nghĩa là thừa nhận rằng mình đã bị kết liễu bởi sự chết
của Đấng Christ và áp dụng sự kết liễu này cho chính mình. Khi chúng ta áp dụng
như vậy, sự sống phục sinh sẽ xuất hiện
Trong nếp sống hằng ngày của chúng ta, Đấng Christ bị
đóng đinh và phục sinh là Linh ban– sự- sống. Thực tại của sự phục sinh của Đấng
Christ thật ra là Linh ban – sự - sống. Bất cứ khi nào chúng ta áp dụng thập tự
giá của Đấng Christ thì Linh ban – sự - sống là thực tại phục sinh của Đấng
Christ sẽ bước vào để trở thành sự thay thế thật sự của chúng ta. Khi ấy, chúng
ta có thể nói rằng “Tôi đã bị đóng đinh với Đấng Christ. Tôi không còn sống nữa
– Đấng Christ sống trong tôi”
ĐIỀU
ĐỨC CHÚA TRỜI MUỐN
Anh em đã nhìn thấy những gì được khải thị trong 8:27-
9:13 chưa? Ở đây, chúng ta có khải thị về Thân Vị Đấng Christ cùng với sự chết
và phục sinh của Ngài. Ồ, tất cả chúng ta cần thấy điều này! Tôi e rằng một số
người trong chúng ta đã không nhìn thấy các vấn đề trọng yếu về Thân Vị bao hàm–
tất– cả của Đấng Christ, sự chết tuyệt diệu và sự phục sinh lạ lùng của Ngài. Nếu
thấy những điều đó, chúng ta sẽ nói “A-men! A-men về Đấng Christ! A-men về sự
chết của Đấng Christ! A-men về sự phục sinh của Đấng Christ! A-men về sự kết liễu
của tôi! Vì tôi đã bị kết liễu nên tôi không còn sống nữa mà Đấng Christ sống
trong tôi. Đấng Christ là sự thay thế toàn bộ trong vũ trụ này. Đức Chúa Trời
không muốn Môi-se, Đức Chúa Trời không muốn Ê-li, và Đức Chúa Trời không muốn
tôi trong những gì tôi là. Tôi nói A-men về sự kiện Đức Chúa Trời chỉ muốn Đấng
Christ”
Đức Chúa Trời không muốn bất cứ điều gì chúng ta là
trong chính mình. Ngài không muốn xác thịt chúng ta, và Ngài không muốn tấm
lòng chúng ta trong tình trạng hư hoại của nó. Đức Chúa Trời chỉ muốn Christ vì
Đấng Christ là sự thay thế duy nhất, bao– hàm–tất– cả
Trong 9:7, Đức Chúa Trời tuyên bố: “Nầy là Con yêu dấu
của ta, hãy nghe Người!”. Chúng ta cần phải nghe Ngài, không nghe chính mình.
Chúng ta không nên lắng nghe tâm trí, tình cảm và ý chí của mình. Chúng ta
không nên lắng nghe những gì mình suy nghĩ, tưởng tượng hoặc yêu thích. Chúng
ta phải lắng nghe Đấng Christ. Đấng Christ là con Yêu Dấu của Đức Chúa Trời, Đấng
Yêu Thích của Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng thay thế mọi người và mọi điều. Vì vậy,
Ngài nên có mọi chỗ trong nếp sống chúng
ta. Mọi sự trong đời sống chúng ta nên được dâng cho Ngài.
SỐNG
CHRIST
QUA
SỰ CHẾT VÀ PHỤC SINH CỦA NGÀI
Là Đấng thay thế chúng ta, Đấng Christ đã bị đóng
đinh. Trên thập tự giá, Ngài đã chết một cái chết bao– hàm– tất– cả, một cái chết
bao hàm chúng ta và kết liễu chúng ta. Sau khi chết một cái chết như vậy, Đấng
Christ đã phục sinh. Bây giờ trong sự phục sinh, Ngài là Linh ban sự sống trở
nên thực tại của sự sống chúng ta. Khi chúng ta áp dụng sự chết của. Ngài làm sự
kết liễu của mình, Linh có đủ cơ sở để làm cho Đấng Christ trở nên thật đối với
chúng ta. Khi ấy chúng ta vui hưởng sự thay thế thật sự. Kết quả là chúng ta có
thể tuyên bố rằng chúng ta đã bị đóng đinh với Đấng Christ và chúng ta không
còn sống nữa nhưng Đấng Christ sống trong chúng ta. Thậm chí chúng ta có thể đồng
thanh với Phao-lô rằng: “Đối với tôi sống là Christ” (Phil.1:21). Trong mọi sự,
dù chết hoặc sống, chúng ta đều sống Christ và tôn đại Ngài (Phil.1:20)
Để có thể giải nghĩa những câu này từ các chương 8,9 của
Phúc Âm Mác, chúng ta cần 14 Thư tín của Phao-lô. Với sự giúp đỡ của các Thư
tín này, chúng ta có thể thấy bức tranh trong tám chương rưỡi đầu của sách Mác.
Nguyện chúng ta được ấn tượng sâu sắc về bức tranh này đến nỗi không bao giờ
quên được! Ngợi khen Chúa, bức tranh này bao gồm chúng ta. Chúng ta đang ở
trong một lãnh vực thần thượng, sống Christ qua sự chết và phục sinh của Ngài.
Thật tuyệt diệu biết bao! Ngợi khen Chúa về điểm nổi bật này trong Phúc Âm Mác;
trong sách đó, chúng ta có khải thị về Đấng Christ cùng với sự chết và phục
sinh của Ngài.