Mathio 3:13, “Thế rồi Đức Giê-su
từ Ga-li-lê đến cùng Giăng tại sông Giô-đanh để nhận phép báp-tem” BDM 2002
Mathio 3:13 “Khi ấy Jêsus từ
Ga-li-lê đến cùng Giăng tại Giô-đanh đặng chịu người làm báp-têm” BNC 1952
Hê- bơ- rơ 2:9, “Nhưng chúng ta
thấy Jêsus, là Đấng chịu làm thấp kém thiên sứ một ít, vì đã chịu khổ sở của sự
chết” BNC 1952
Mathio 28:19, “vậy khi đã đi, hãy
môn đồ hóa các dân vào trong danh của Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh”
(nguyên văn)
Khải huyền 22: 17, Đức Linh và Cô Dâu nói: hãy đến…”
(nguyên văn)
Dẫu biết rằng văn tự làm cho chết
và tôi vẫn còn nhớ lời khuyên của sứ đồ Phao-lô, “kẻ đó tự-phụ và không hiểu gì
cả; nhưng kẻ đó có một sự thích thú không lành mạnh trong các câu hỏi gây
tranh-cãi và các tranh-chấp về chữ (lời lẽ)., từ đó dấy lên sự ganh-tị, sự
xung-đột, lời nói sỉ nhục, các sự hoài-nghi xấu-xa” (1 Tim 6:4 TKTC).
Nhưng tôi không có ý định tranh
cãi vô ích về lời lẽ, chỉ muốn biện luận về cách dịch Kinh thánh sai lầm của
nhiều trường phái, cả đến các trường phái Anh ngữ.
Sáng thế kí 2: 16-17 TKTC, trước
tiên Chúa phán riêng cùng A-dam, “Từ bất cứ một cây nào trong vườn, ngươi cũng
có thể ăn tự-do; nhưng từ cây cho sự hiểu biết về tốt và xấu, ngươi sẽ không được
ăn từ nó, vì trong ngày ngươi ăn từ nó, chắc-chắn ngươi sẽ chết". Có lẽ được
chồng truyền khẩu lời đó không chính xác, hay vì nghe không rõ, không hiểu hết,
mà bà Ê-va lặp lại cách sai trật cùng con rắn: “Từ trái các cây của vườn, chúng
ta có thể ăn; nhưng từ trái của cái cây ở giữa vườn, Đức Chúa TRỜI đã phán:
‘Các ngươi sẽ chẳng được ăn từ nó, hoặc đụng nó, e rằng các ngươi chết.’ (Sáng
3: 2-3 TKTC).
Khi so sánh hai câu trên, chúng
ta thấy bà Ê-va đã chuyển dịch Lời Chúa cách sai trật lắm rồi. Tôi nói đây là vết
xe đổ mà hầu hết các người dịch Kinh thánh ngày nay đã bước theo. Vì không hiểu
thấu Lời Chúa hay cố ý diễn ý nên họ dịch sai Kinh thánh rất nhiều.
Sự việc dịch sai Kinh thánh rất
bao la, hôm nay tôi chỉ bàn luận một ít về hai Danh hiệu của Chúa mà người ta
đã dịch sai, dịch thiếu sót, là Đức Giê-su và Đức Linh.
Tôi có đọc một quyển sách hiếm có
bàn về giá trị và cách sử dụng mạo từ (article) trong tiếng Hi lạp, rồi xem qua
các bản dịch Kinh thánh trên https://www.biblegateway.com/,
và xem lại các bản dịch Việt văn, tôi nhận thấy hầu hết các bản dịch đều dịch
sai hoặc dịch thiếu sót mạo từ “The” trước chữ “Giê-su” và trước chữ “Linh”.
1/ Đức Giê-su-
Kho tàng mạo từ của Việt ngữ rất
phong phú và đa dạng còn chữ Hi lạp chỉ có chữ Ho mà Anh văn dịch là The. Việt
văm ccco1 các từ ngữ như: tầm, niềm, đấng, nhà, đức, nỗi…. để thay cho chữ “the”
tùy theo văn cảnh. Người Việt luôn luôn
nói đức Phật, đức Khổng phu tử, đức Trần hưng Đạo cách cung kính v.v.. cho nên
chúng ta đừng bao giờ nói “Giê-su” cách trơ trọi và bất kính như vậy được.
Tôi có xem kinh văn Công giáo, họ
dịch nhất quán “Đức Giê-su”. Còn các bản kinh văn Việt ngữ, khi thì dịch “Jesus” trơ trọi, có bản dịch dư
thừa là “Đức Chúa Giê-su” như bản Truyền thống, Bản Hiệu đính 2010….—vì chữ
“Chúa“ là Adonai Cựu ước và Kurios của Tân ước, thì không thể dùng bữa bãi được.
Chỉ có bản BDM 2002 dịch chính xác “Đức Giê-su” từ đầu chí cuối kinh Tân ước.
Theo nguyên văn Hi lạp, chữ “ὁ Ἰησοῦς (Ho Iēsous), phần nhiều xuất hiện
trong 4 sách phúc âm, nên được dịch cung kính sát nghĩa là “Đức Giê-su”, trừ một
vài chỗ đặc biệt diễn tả nhân tính của Chúa như Hê bơ-rơ 2: 9 BNC, chúng ta phải
dịch là: “Nhưng chúng ta thấy Jêsus, là Đấng chịu làm thấp kém thiên sứ một ít,
vì đã chịu khổ sở của sự chết” mới đúng ý nghĩa.
2/ Đức Linh-
Đức Linh được tạm gọi là Ngôi thứ
ba trong Đức Chúa Trời Tam nhất (The triune God). Danh “Đức Thánh Linh” chỉ xuất
hiện trong 4 sách Phúc âm và Công vụ, nhưng qua các thư tín danh nầy chuyển
thành “Đức Linh” (The Spirit).
Theo nguyên văn Hi lạp là ὁ πνεῦμα
(Ho Pneuma)— dịch sát là Đức Linh. Nếu khi nào Pneuma không có Ho đứng phía trước,
thì Pneuma đó phải được dịch là “in spirit” - “trong linh”—tâm linh, nhân linh
của tín nhân. Thí dụ xem Ê-phê-sô 2:22, 3:5, 5:18, 6:18; Khải huyền 1:10, 4:2,
17:3 và 21: 10 theo nguyên văn Hi lạp.
The Spirit, nhưng nếu để chữ
“Linh” đứng trơ trọi có vẻ bất kính, nên nhiều bản Việt Văn dịch sai là Thánh Linh. Tôi chỉ thấy hầu hết các bản
Kinh thánh Việt Văn dịch là “Linh”, chưa thấy bản nào dịch là “Đức Linh” theo
đúng nguyên văn Hi lạp cả.
Bà Ê-va đã sửa đổi Lời Chúa, ông Y sác đã thay
đổi mệnh lệnh Chúa truyền, ma quỷ đã bóp méo kinh văn trong Thi thiên 91 để cám
dỗ Chúa Giê-su. Ngày nay có nhiều mục tử giảng Kinh thánh lệch lạc, vài nhà
lãnh đạo thế giới toan sửa đổi Lời Đức Chúa Trời. Con rắn đã cố ý giải nghĩa
sai trật lời Chúa cho bà Ê-va để hủy hoại bà. Nguyện xin Chúa cứu chúng ta
thoát khỏi những người cố ý sửa đổi Lời Kinh Thánh như vậy.
Minh Khải 17-02-2020-