Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

John Nelson Darby (1800-1882)

John Nelson Darby sinh ngày 18 tháng 11 năm 1800 mất ngày 29 tháng 4 năm 1882. Ông là nhà truyền giảng người Ai-len và là người có ảnh hưởng rất lớn trên Hội Anh Em. Ông cũng là tác giả của bản dịch Kinh Thánh với tựa đề “Kinh Thánh: Bản Dịch Mới từ nguyên ngữ bởi J.N.Darby” từ tiếng Hy lạp và Hebrew. Ông cũng là tác giả của quyển “Đề cương các sách Kinh Thánh”.


J
ohn Nelson Darby sinh tại Westminster, London. Gia đình ông vốn là nông dân tại lâu đài Leap, quận của Vua xứ Ai-len. Ông là cháu trai của Đô đốc Henry D'Esterre Darby và tên lót của ông được đặt theo tên của Lãnh Chúa Nelson là cha đỡ đầu và cũng là bạn của gia đình ông.

Darby được giáo dục tại trường Westminter và trường Cao Đẵng Ba Ngôi ở Dublin nơi mà ông tốt nghiệp với tấm bằng Huy hiệu Vàng Kinh Điển năm 1819. Ông tham gia vào hội luật sư nhưng ông cảm thấy làm luật sư không đúng đắn với niềm tin cơ đốc của mình. Sau đó, ông chọn theo con đường làm mục sư thuộc Anh quốc tại Ai-len. Năm 1825, ông được chỉ định làm mục sư thành lập Hội thánh Ai-len.

Năm 1827 ông tham dự buổi nhóm bẻ bánh tại bàn của Chúa cùng với những người khác. Năm 1828 ông từ bỏ chức vị mục sư của mình. Lúc ấy ông vẫn còn giữ một chân của mình với hội thánh quốc gia khi vẫn tham dự cách không chính thức các buổi nhóm bẻ bánh bàn của Chúa. Tuy vậy Chúa vẫn chiếu sáng trên ông và mở cho ông thấy lẽ thật về Hội thánh. Ông đã viết một bài luận với tựa đề là: “Xem xét về bản chất và sự hiệp nhất của Hội thánh của Christ” (1828). Đó được xem như là quyển sách đầu tiên được Hội Anh Em xuất bản.
Hầu hết các sử gia về lịch sử Hội thánh đều xem Darby như là nhà lãnh đạo sự chuyển động thời kỳ đầu của Hội Anh Em.


Trước hết, đây không phải là một sự hiệp một có tính cách hình thức của các nhóm tự xưng [theo kiểu] bề ngoài như người ta mong đợi; thật đáng ngạc nhiên khi có những người biết suy nghĩ thuộc Cải Chánh giáo lại ước muốn điều đó: trái lại, tôi thì quan niệm rằng một hội đoàn như vậy không thể được xem là hội-thánh của Đức Chúa Trời. Đó chỉ là bản sao của sự hiệp nhất theo kiểu [Giáo Hội Công Giáo] Rô-ma; chúng ta phải có sự sống của hội-thánh và quyền năng của Lời đã bị đánh mất và sự hiệp một của sự sống thuộc linh đã bị loại bỏ hoàn toàn... Sự hiệp một đích thực phải là sự hiệp một của Linh và được thực hiện bởi sự hành động của Linh... Không một sự nhóm lại nào không bao gồm tất cả con cái của Đức Chúa Trời trong nền tảng trọn vẹn của vương quốc của Con mà lại có thể tìm được ơn phước đầy trọn, vì sự nhóm lại đó không nghĩ đến ơn phước ấy — ấy là vì đức tin của sự nhóm họp ấy không bao gồm điều đó... Hễ nơi nào có hai ba người nhóm lại với nhau trong danh Ngài thì danh Ngài được ghi [nhớ] ở đó để ban phước cho...

Hơn nữa, sự hiệp một là vinh quang của hội-thánh, còn sự hiệp một mà để bảo vệ và thúc đẩy những quyền lợi riêng của chúng ta thì không phải là sự hiệp một của hội-thánh, nó chỉ là sự liên minh và phủ nhận bản chất cùng hi vọng của hội-thánh. Sự hiệp của hội-thánh là sự hiệp một của Linh, và chỉ có thể ở trong những điều của Linh, do đó chỉ có thể được hoàn thành trong những con người thuộc linh...

Vậy thì dân của Chúa phải làm gì? Hãy để họ chờ đợi Chúa và chờ đợi theo sự dạy dỗ của Linh Ngài, trong sự đồng hóa theo ảnh tượng của Con Ngài bởi sự sống của Linh. Hãy để họ đi con đường mình bằng cách theo dấu chân bầy nếu họ biết nơi nào mà Người Chăn Hiền Lành đang cho bầy ăn lúc giữa trưa."

Trong một chỗ khác, Darby nói:


Vì bàn của chúng ta là bàn của Chúa, không phải của chúng ta, nên chúng ta tiếp nhận tất cả những ai Đức Chúa Trời tiếp nhận, là tất cả những tội nhân đáng thương chạy đến với Chúa để tìm nơi ẩn náu, không phải an nghỉ trong chính họ nhưng chỉ trong Christ mà thôi.
Darby đã đi khắp Châu Âu và Anh Quốc trong những năm 1830 và 1840 và đã thành lập rất nhiều hội thánh thuộc Hội Anh Em. Ông đưa ra 11 bài luận về “Sự hy vọng của Hội thánh” tại Geneva năm 1840. Các bài luận này khẳng định danh tiếng của ông trong việc là nhà giải kinh hàng đầu thời đó.

Năm 1948 Darby tham gia vào một cuộc tranh luận dữ dội về tính đúng đắn của phương thức về việc gìn giữ các tiêu chuẩn chung trong việc xử lý các sự khác biệt trong hội thánh. Kết quả là Hội Anh Em chia rẽ thành Hội Anh Em Mở Rộng (Open Brethren) và Hội Anh Em Chuyên Biệt (Exclusive Brethren). Sau đó, Darby trở thành người có ảnh hưởng nhất trong Hội Anh Em Chuyên Biệt mà còn được gọi là Hội Anh Em Darby (Darbyite Brethren).

Darby có 5 chuyến đi truyền giảng sang Nam Mỹ từ năm 1862 đến 1877. Ông công tác chủ yếu tại New England, vùng Ontario và Hồ Lớn (Great Lakes). Và ông cũng từng đi từ Tonronto đến Sydney băng qua San Francisco, Hawaii và New Zealand.
Ông xuất bản nhiều tác phẩm thuộc linh và một số bài thơ và thánh ca. Trong số đó thánh ca “Người của những sự buồn khổ” (Man of sorrows) là nổi tiếng nhất.
Darby cùng với các tác phẩm thuộc linh của mình đã có ảnh hưởng lớn đối với các thế hệ cơ đốc nhân sau này đặc biệt là Charles Henry Mackintosh, Panton, Margaret E. Barber, Watchman Nee và Witness Lee…


Xin mời thưởng thức bài thánh ca cũng khá nổi tiếng của ông.

My HeartSong
Oh, the joy of having nothing;
being nothing, seeing nothing;
but the living Christ in Glory
and being careful for nothing

Ồ vui thay, không còn sở hữu
không còn nắm giữ
không nhìn thấy
những chi ngoài Đấng Christ
sinh động, vinh quang
nào còn chi vương vấn hay bận tâm!


Oh the joy of having nothing;
being nothing, seeing nothing;
but the living Christ in Glory
and HIS interest down here on earth


Ồ vui thay, không còn sở hữu
không còn nắm giữ
không nhìn thấy
những chi ngoài Đấng Christ
sinh động, vinh quang
Điều Ngài quan tâm chúng ta dự phần!

(J. N.Darby)