Một người cầu nguyện không những cần có một linh đúng đắn
mà các phần khác của hồn người ấy cũng cần phải bình thường. Nếu muốn học tập để
cầu nguyện đúng đắn, chúng ta cần điều chỉnh toàn thể mình. Cần nhận thức rằng
chúng ta là những người sa ngã và không một phần nào của bản thể chúng ta là
lành mạnh hoàn toàn. Đừng bao giờ nghĩ rằng mọi nan đề của bản thể chúng ta đã
được giải quyết bởi sự tái sinh. Vấn đề không đơn giản như thế. Mặc dầu sự tái
sinh làm cho linh chúng ta sinh động, nhưng các phần khác của bản thể chúng ta
vẫn chưa tuyệt đối nga thẳng hay đúng đắn. Vì vậy, chúng cần được sửa lại.
Chính vỉ tâm trí chúng ta vẫn chưa đúng đắn nên Kinh Thánh bảo rằng một người
được cứu cần phải được đổi mới trong tâm
trí. Sự đổi mới này hầu như bao gồm mọi vấn đề liên quan đến sự điều chỉnh tâm
trí. Tuy nhiên, Kinh Thánh cũng bảo chúng ta rằng: «Hãy vui với kẻ vui, khóc với
kẻ khóc: (La. 12:15). Đây là vấn đề về sự điều chỉnh tình cảm. Một số người
không có tình cảm đúng đắn. Họ không vui khi mà lẽ ra họ phải vui, cũng không
khóc khi mà lẻ ra họ phải khóc. Tình cảm như vậy là không thích hợp nếu người ấy
muốn làm một Cơ-đốc nhân bình thường. Nấu cần thiết phải có một tình cảm được
điều chỉnh cho bước đi con đường của chúng ta thì huống chi việc có một tình cảm
được điều chỉnh cho sự cầu nguyên lại cần thiết càng hơn là dường nào.
Cầu nguyện làcon người đến trước mặt Đức Chúa Trời với
cả bản thể mình để tham dự vào một vấn đề nghiêm túc. Nếu trong bản thể anh em
có phần nào không đúng đắn thì anh em không thể là người cầu nguyện đúng đắn,
bình thường và thích đáng. Chẳng hạn như tình cảm anh em được thể hiện là không
đúng đắn vì anh em chỉ thích lời cầu nguyện phấn khích và ồn ào. Tất cả những
gương mẫu về cầu nguyện Kinh Thánh đều cho thấy rằng mỗi người cầu nguyện đều
có một linh ngay thẳng, tâm trí tỉnh táo và tình cảm của họ đã được huấn luyện
và điều chỉnh.
Nói chung, những nhà giáo dục hiện đại hầu như chú ý đến
việc giáo dục tâm trí con người. Hiếm khi họ để ý đến việc nuôi dưỡng tình cảm
con người. Dù học có nuôi dưỡng tình cảm nhưng sư nuôi dưỡng đó thường bởi những
phương tiện âm nhạc đồi trụy và thô thiển. Dưới ảnh hưởng như vậy, tỉnh cảm của
con người thậm chí càng trở nên không đúng đắn hơn. Do đó, chúng ta có thể nói
rằng sự giáo dục của con người cùng với mọi phương pháp của nó đã không chú ý đến
vấn đề điều chỉnh tình cảm cách đúng đắn. Tình cảm con người cũng là một phần
bên trong con người vốn rất sa ngã và đã bị hư hoại rất nhiều. Chúng ta phải thừa
nhận rằng nhiều lỗi lầm, các tội phạm và những điều bại hoại không nhất thiết
là công việc của tâm trí con người. Thay vào đó, chúng là sản phẩm của tình cảm,
là điều lừa dối chúng ta khiến chúng ta làm nhiều điều không đúng đắn. Vì vậy,
nếu muốn làm một Cơ-đốc nhân đúng đắn cũng như làm một người cầu nguyện trước mặt
Đức Chúa Trời, chúng ta không những cần chú ý đến vấn đề tâm trí như được đề cập
trong chương trước, mà cũng phải xem xét vấ đề tình cảm đúng đắn.
I. VỊ TRÍ CỦA TÌNH
CẢM
Tình cảm là một phần của hồn và được xếp dưới tâm trí và
ý chí. Nói cách khác, tình cảm cần ở dưới sự kiểm soát của ý chí và tâm trí.
Chúng ta thường nói rằng không nên làm theo cảm xúc của mình. Điều này có nghĩa
là chúng ta không nên nhường chỗ cho tình cảm, mà tình cảm phải phải phục tùng
sự cai trị của tâm trí tỉnh táo và ý chí đúng đắn. Nếu tình cảm chiếm vị trí
cao nhất và cai trị mọi sự, chúng ta khó biết mình đã đi lệch bao xa. Khi vui,
chúng ta có thể bay vút đến từng trời thứ ba. Khi đau buồn, thậm chí chúng ta
không muốn sống nữa. Nhưng với một người bình thường, dù là người giàu tình cảm,
thì những tình cảm đó hoàn toàn được kiểm soát bởi tâm trí của người ấy. Cả
trong Kinh Thánh lẫn trong đời sống hằng ngày, chúng ta có thể thấy rằng một
người đúng đắn là người mà tình cảm của người ấy hoàn toàn ở dưới sự kiểm soát
của những khả năng này, một người như vậy càng bình thường và đúng đắn. Nếu
tình cảm của người nào không ở dưới sự cai trị của tâm trí và ý chí, thì tình cảm
đó giống như xe hơi không có thắng. Vừa mới chạy thì liền gây tai nạn. Hơn nữa,
vì không ở dưới sự điều khiển nên khó nói được nó sẽ gây tai hại như thế nào.
Đây là vấn đề rất nguy hiểm. Do đó, vị trí của tình cảm là phải ở dưới sự kiểm
soát của tâm trí và ý chí.
II. TÌNH CẢM CHỪNG
MỰC
Chúng ta thường nói rằng người này dạt dào tình cảm, còn
người kia thì chẳng có tình cảm và bởi đó lạnh lùng như gỗ đá. Thưa anh chị em,
chúng ta cần thấy rằng quá dat dào tình cảm xúc là sai, còn quá lạnh lùng trong
tình cảm cũng sai. Cả hai đều thái quá. Người đúng đắn là người có chừng mực
trong khi dễ chịu, lúc tức giận, khi vui lúc buồn. Dù vui hay buồn, người ấy đều
có mức ổn định. Người ấy cười, nhưng chỉ cười ở một chừng mực nào đó. Người ấy
cười, nhưng chỉ cười ở một chừng mực nào đó. Người ấy khóc và buồn thì cũng chỉ
ở một chùng mực nào đó. Tình cảm của người ấy là chừng mực và quân bình.
Cách đây 30 năm trong một buổi nhóm ở một hội thánh, tôi
thấy một vài trường hợp tình cảm thái quá. Khi những anh chị em này cầu nguyện,
mức độ phấn khích của một vài người trong họ không thể tả được. Họ la hét, vỗ
tay, cười và run lên. Trên thực tế, họ đã cười đến mức điên dại. Khó tìm thấy một
từ ngữ nào trong tự điển để mô tả cảnh tượng đó. Tôi cũng thấy một người khóc
theo cách hoàn toàn không thể tưởng tượng được. Dù ai đó có cha hay mẹ mình qua
đời cũng không khóc thét bằng cái giọng đó. Người ấy khóc với nỗi đau khổ cực kỳ
đến nỗi khiến người khác cảm thấy ớn lạnh. Đây là những biểu hiện của những cảm
xúc không đúng đắn, thái quá. Trong 2Cô-rin-tô chương 5, Phao-lô bảo rằng chúng
ta phải cuồng trước mặt Đức Chúa Trời nhưng phải có tâm trí tỉnh táo trước mặt
con người (c.13). Điều này là để điều chỉnh và kiểm chế tình cảm của chúng ta.
Không có tình cảm chừng mực, anh em không thể cầu nguyện
cách đúng đắn. Có tình cảm thái quá là không đúng và thiếu tình cảm cũng không
đúng. Trong các buổi nhóm, một số anh chị em cầu nguyện giống như người máy. Họ
cầu nguyện mà không có chút biểu lộ gì và nghe y như một cái máy đánh chữ.
Trong khi tình trạng mà chúng tôi vừa mô tả cho thấy tình cảm thái quá, thì
tình trạng như tình trạng này bày tỏ sự thiếu tình cảm. Cả hai đều là tình trạng
của tình cảm không chừng mực.
Đừng bao giờ xem điều này là chuyện nhỏ. Tại Bê-tha-ni,
khi Chúa Jesus thấy tình trạng của Ma-ri cùng những người Do-Thái và suy nghĩ về
cái chết của La-xa-ơ thì Ngài khóc. Câu ngắn nhất trong Kinh Thánh này cho
chúng ta thấy rằng Chúa có tình cảm. Tuy nhiên, khi khóc Chúa không kêu gào với
ý định làm cho những người xung quanh Ngài có cảm giác ớn lạnh xương sống. Kinh
Thánh chỉ nói như vầy: «Jesus khóc» (Giăng 11:35). Bởi đọc Lời ký thuật này anh
em có thể nói rằng Ngài là Người có tình cảm rất chừng mực. Một trường hợp
khác, khi tẩy sạch đền thờ, Ngài đã bện một cái roi bằng dây, đuổi hết thảy
chiên, bò và đổ bàn của những kẻ đổi bạc. Chúng ta có thể nói rằng ngày hôm đó
Ngài nổi giận phừng phừng. Nhưng anh em không thể tìm thấy dấu hiệu nào trong
Kinh Thánh cho thấy rằng vào ngày đó Chúa Jesus đã tạo ra một đống hỗn độn
trong đền thờ bởi việc Ngài phá đổ mọi điều trong đó. Với một số anh em, nếu họ
không nổi giận, mọi sự thật tốt đẹp; nhưng một khi tức lên rồi, họ tạo ra tình
trạng hỗn độn bằng cách đập phá mọi thứ: nào cửa sổ, bình trà,v.v… Ô, tình cảm
của Chúa Jesus thật chừng mực làm sao! Nếu anh em và tôi muốn làm những Cơ-đốc
nhân bình thường thì tình cảm của chúng ta cần phải chừng mực. Dù chúng ta vui
hay buồn, tình cảm của chúng ta phải ở trong một chừng mực nào đó.
III. TÌNH CẢM LÀNH
MẠNH
Tình cảm của con người không những phải chừng mực mà còn
phải lành mạnh. Chừng mực là vấn đề về mức độ, trong khi lành mạnh là vấn đề về
bản chất. Tất cả anh em điều biết điều chúng tôi muốn nói qua từ «lành mạnh». Với
một số anh chị em, khi họ cười, đó là một cái cười nham hiểm và khi họ buồn rầu,
đó là một nỗi buồn giả tạo. Cảm xúc dễ chịu, giận hờn, vui buồn của họ đều không
lành mạnh. Cũng vậy, nếu người nào chỉ biết cười mà không biết khóc và không hề
tức giận thì rất có khả năng người ấy là một Cơ-đốc nhân giả tạo. Kinh Thánh
nói: «Giận nhưng chớ phạm tội» (Êph. 4 26). Nếu một người phạm tội trong
lúc giận thì cơn giận của người ấy là không lành mạnh và gian ác. Có người khóc
hay cười cách đúng đắn, nhưng có người lại khóc hay cười cách không lành mạnh,
không đúng đắn. Tất cả nhũng cảm xúc không lành mạnh này là những chướng ngại
cho sự cầu nguyện. Vì vậy, nếu muốn làm người cầy nguyện bình thường, chúng ta
cần có một tình cảm vừa chừng mực lành mạnh.
IV. TÌNH CẢM TINH TẾ
Tinh tế có nghĩa là cao quí, mịn màng và lịch sự. Tình cảm
của Cơ-đốc nhân cần phải có văn hóa chứ không hoang dại. Người ấy lịch sự, dù
vui hay buồn. Anh em có thể cảm nhận người ấy rất lịch sự và đáng yêu ngay cả
khi buồn hay giận. Đây là những lĩnh vực mà tình cảm cần được điều chỉnh. Một số
anh chị em thực sự hòa nhã và lịch sự khi họ có quan hệ tốt với anh em, nhưng một
khi tức giận họ giống như các quỉ ra từ vực sâu không đáy. Điều này chứng tỏ rằng
tình cảm của họ thực sự không tinh tế chút nào. Thậm chí một số người trông rất
đáng sợ khi họ bị kích động, vì họ cư xử cách hoang dại, buông thả. Điều này có
nghĩa là tình cảm của họ không được điều chỉnh. Bởi sự sống của Chúa, anh em và
tôi cần tự rèn luyện mình để ngay cả trong lúc tức giận cũng có sự tinh tế. Xin
nhắc lại rằng, tình cảm cần phải tinh tế để có lời cầu nguyện đúng đắn.
V. TÌNH CẢM ÔN NHU,
ĐƯỢC KIỂM CHẾ
Ôn nhu có nghĩa là ôn hòa và tôn trọng. Được kiểm chế có
nghĩa là có thể hạn chế chính mình. Vì vậy, ôn nhu và được kiểm chế có nghĩa là
tình cảm của anh em phải luôn tôn trọng, lịch sự và ở dưới sự tự chủ. Đừng khóc
mà không kiểm chế và đừng đánh mất tính bình thường. Dù khóc, nhưng anh em vẫn
phải tôn trọng lịch sự, kiểm soát và kiềm chế chính mình. Hơn nữa, đừng cho
phép chính mình không được kiểm chế khi tức giận. Khi luyện tập những cảm xúc của
mình, anh em hãy ôn nhu, lễ phép và lịch sự, được kiểm chế và hạn chế. Đây
không chỉ là vấn đề có chừng mực, lành mạnh và tinh tế. Sự tinh tế đơn giản có
nghĩa là tình cảm của một người như vậy thì rất lịch sự và dễ thương. Ôn nhu và
tự kiểm chế có nghĩa là ngoài tính lịch sự tự chủ, tự hạn chế.
Tại sao chúng ta cần dùng những từ như vậy? Đó là vì tình
cảm là một vấn đề rất tinh tế. Đề cập đến những điểm rất tinh tế này là rất cần
thiết để điều chỉnh tình cảm của chúng ta. Một Cơ-đốc nhân bình thường không giống
như người gỗ. Đúng ra, người ấy đầy tình cảm, luôn có vẻ mặt vui tươi với người
khác và chừng mực, lành mạnh, tinh tế, tôn trọng, lịch sự, biết tự kiểm chế và
tự chủ.
Đôi khi tình cờ anh em gặp một anh em hay một chị em nào
đó là người không có tình cảm. Người ấy không bao giờ cười hay khóc. Loại người
như vậy giống như một cục nước đá hay cục đá. Người ấy không ôn nhu cũng không
biết kiểm chế. Vào dịp khác, anh em có thể gặp một anh em hay chị em mà tình cảm
của họ thật mất trật tự và phóng túng giống như tóc không chải vào buổi sáng. Cả
tiếng cười lẫn tiếng khóc của người ấy là một đống hỗn độn-không ôn nhu, không
được kiểm chế, cũng không có văn hóa. Những tình cảm như vậy là những trở ngại
lớn cho sự cầu nguyện của chúng ta. Nếu muốn học cầu nguyện, chúng ta cần học
những bài học này về tình cảm.
VI. TÌNH CẢM YÊN
TĨNH
Tình cảm yên tĩnh có nghĩa là tình cảm đó vẫn cứ êm ả.
Yên tĩnh có nghĩa là thanh thản; cả hai gần như đồng nghĩa. Rất dễ để một người
giàu tình cảm sôi sục trong những cảm xúc của mình; vì vậy, người ấy phải học tập
làm lắng dịu tình cảm mình. Yên tĩnh trong ý nghĩa này không có nghĩa là yên lặng;
đúng ra, có nghĩa là điềm tĩnh hay ổn định. Chẳng hạn, với một số người, khi nghe
một vài tin vui nào đó, họ trở nên quá phấn khích và không còn có thể cầu nguyện
được nữa. Không những không thể cầu nguyện mà thậm chí họ không thể ngồi yên
trong nhà. Điều này có nghĩa là họ không có tình cảm điềm tĩnh. Một số người
không thể cầu nguyện sau khi mất bình tĩnh hay nổi giận; điều này cũng cho thấy
một tình cảm bị quấy rối.
Chúng ta thường nghĩ rằng chúng ta không thể cầu nguyện
vì tâm trí bị quấy rối. Thực ra, rất dễ thắng sự quấy rối tâm trí. Nếu có thể
duy trì tình cảm yên tĩnh, chúng ta sẽ không bị tác động dù ai đó bên cạnh
chúng ta nói gì. Nhưng một khi tình cảm của chúng ta bị khuấy động, sẽ rất khó
để chúng ta bước vào linh để cầu nguyện. Đôi khi điều này có thể tiếp diễn
trong nhiều ngày trước khi chúng ta có thể cầu nguyện lại.
Tình cảm bị quấy rối sẽ ảnh hưởng bất lợi đến đời sống cầu
nguyện của chúng ta. Khi vui, một số người kêu la và cười trong lời cầu nguyện
thậm chí quên ăn. Nhưng khi không vui, họ có thể ngưng cầu nguyện một tuần. Đời
sống cầu nguyện của họ không thể nói trước được, hoàn toàn ở dưới sự kiểm soát
của tình cảm. Một người có tình cảm không yên tĩnh như vậy không thể cầu nguyện.
Vì thế, chúng ta cần luyện tập tính yên tĩnh.
VII. TÌNH CẢM ĐƯỢC
KIỂM SOÁT
Tất cả những bài học đã đề cập trước đây đều vì mục đích
kiểm soát tình cảm. Kiểm soát tình cảm không có nghĩa là tình cảm trở nên sự giả
vờ. Tình cảm vẫn rất thật. Tiếng cười của nhà ngoại giao hoàn toàn là tiếng cười
giả dối và sự cảm thông của ông đối với người khác cũng không thật. Khi nói
tình cảm được kiểm soát thì chúng ta không muốn nói đến tình cảm giả dối của
nhà ngoại giao. Đúng ra, tình cảm là thật nhưng nó phải được điều chỉnh, không
sống sượng, hoang dại, phóng túng hay không có giới hạn. Như vậy, tình cảm được
kiểm soát thì được hạn chế, được điều chỉnh và chịu kỷ luật. Nếu không học những
bài học này về tình cảm thì đời sống cầu nguyện của chúng ta sẽ rất khó kéo
dài.
VIII. TỈNH CẢM THUỘC
LINH
Nếu tình cảm của anh em
được điều chỉnh để có chừng mực, tinh tế, ôn nhu, được kiểm chế, yên
tĩnh và được kiểm soát thì anh em sẽ có thể đem toàn bộ tình cảm đến chỗ thuận
phục linh. Khi đó tình cảm sẽ được linh cai trị. Tình cảm anh em sẽ không xúc động
cách độc lập mà sẽ chịu trùm đầu hoàn toàn trước mặt linh, cho phép linh làm đầu.
Khi linh vui, tình cảm vui. Khi linh đau buồn, tình cảm đau buồn. Hễ khi nào
linh chuyển động, tình cảm cũng chuyển động. Tình cảm luôn luôn đi theo linh.
Chỉ khi tình cảm lành mạnh, có chừng mực, tinh tế, ôn nhu, được kiểm chế, yên
tĩnh và có thể luyện tập tự chủ thì tình cảm có thể được linh điểu khiển. Vào
lúc này, tình cảm trở nên tình cảm thuộc linh.
Thưa anh chị em, tôi tin rằng nếu anh chị em không có
thành kiến và sẵn sàng bình tĩnh những điểm này, anh chị em sẽ khám phá rằng
nguyên nhân của vô số nan đề trong đời sống thuộc linh của anh chị em là ở nơi
tình cảm. Tại sao anh chị em không thể cầu nguyện lâu? Tại sao đời sống thuộc
linh của anh chị em trước mặt Đức Chúa Trời không bình thường lắm mà đột nhiên
trồi rồi đột nhiên sụt? Đó là vì tình cảm của anh chị em không được điều chỉnh
để trở nên có chừng mực, lành mạnh, tinh tế, ôn nhu và được kiểm chế, yên tĩnh
và luôn ở dưới sự kiểm soát. Anh chị em không thể làm cho tình cảm thuận phục sự
dẫn dắt của linh. Tình cảm của anh chị em mang tính cá nhân chủ nghĩa và đang
thống trị linh. Bản thể anh chị em liên tục bị quấy rối bởi tình cảm. Do đó, để
trở nên một người cầu nguyện đúng đắn, tình cảm phải chịu khuất phục linh, cho
phép linh chiếm vị trí thứ nhứt. Như thế, anh chị em sẽ có thể duy trì đời sống
cầu nguyện bình thường.
IX. TÌNH CẢM VÀ
LINH
Ở đây, chúng ta sẽ xem xét chức năng của tình cảm và mối
liên hệ của tình cảm với linh. Chúng ta biết rằng tình cảm là cơ quan mà bởi đó
con người biểu lộ chính mình. Tâm trí cung cấp cho con người phương cách biểu lộ
bằng cách làm cho con người biết cách biểu lộ chính mình, nhưng chính tình cảm
của con người mới trực tiếp biểu lộ chính người ấy. Cũng vậy, Đức Chúa Trời biểu
lộ chính Ngài ở một chừng mực đáng kể từ linh qua tâm trí chúng ta, nhưng ở một
mức độ lớn hơn, Ngài biểu lộ chính Ngài qua tình cảm của chúng ta.Khi một người
cầu nguyện, chính là khả năng của tình cảm trực tiếp nói lên gánh nặng trong
linh. Chẳng hạn, Thánh Linh có thể ban cho anh em cảm xúc buồn rầu và ăn năn,
nhưng anh em bỏ qua cảm xúc buồn rầu đó và vẫn cười nói vui vẻ. Thế thì làm sao
anh em có thể thốt ra lời cầu nguyện buồn rầu đó? Bởi điều này, chúng ta có thể
thấy tình cảm là quan trọng thể nào đối với linh. Sự biểu lộ của con người ở
nơi tình cảm, và sự biểu lộ của Đức Chúa Trời chủ yếu được thực hiện qua tình cảm
của chúng ta. Một người không có tình cảm không cách gì để biểu lộ linh hay Đức
Chúa Trời. Vì thế, người nào sống trước mặt Đức Chúa Trời và cầu nguyện thì cần
phải có tình cảm, thậm chí tình cảm dạt dào. Tất cả những ai lạnh như đá trong
tình cảm thì không bao giờ có thể thuộc linh.
Điều này không có nghĩa là nếu anh em dạt dào tình cảm
thì tự động anh em là thuộc linh. Trái lại, tình cảm dạt dào của anh em sẽ khiến
anh em trở nên hỗn độn. Để thuộc linh mà không trở nên hỗn độn thì tình cảm của
anh em cần phải có chừng mực, lành mạnh, tinh tế, ôn nhu, được kiểm chế, yên
tĩnh, được kiểm soát, thuộc linh và dạt dào. Nếu người nào học được tất cả những
bài học này thì tình cảm người ấy sẽ hoàn tàn hữu ích và quí giá. Tình cảm cũng
sẽ trở nên khá thành thạo trong việc biểu
lộ Đức Chúa Trời cũng như biểu lộ linh. Người như thế là người đã học được nhiều
hơn về sự cầu nguyện, và Đức Chúa Trời có thể được biểu lộ càng hơn qua người ấy.
Bởi nghiên cứu lịch sử Hội Thánh và đọc tiểu sử của những
người thuộc linh, anh em sẽ thấy rằng tất cả những người thuộc linh này đều đầy
dẫy tình cảm. Một người càng thuộc linh, tình cảm của người ấy càng phong phú.
Trong Kinh Thánh có một tiên tri khóc tên là Giê-rê-mi. Ông nói: «Mắt ta tuôn
nước mắt» (Ca. 1:16) và «mắt tôi chảy dòng nước» (Ca. 3:48). Ông thực sự là một
tiên tri khóc. Cảm xúc để khóc thì rất nặng trĩu trong ông. Nhưng khi đọc Sách
Giê-rê-mi, anh em có thể cảm nhận rằng mặc dù ông khóc, nhưng tình cảm của ọng
đã được rèn luyện. Tình cảm đau buồn và đổ nước mắt của ông biểu lộ những cảm
xúc đau buồn trong lòng của Đức Chúa Trời. Mặc dù Đức Chúa Trời đau lòng và bị
tổn thương vì cớ dân Ngài, nhưng Ngài phải tìm một ai đó trên đất này có những
cảm xúc như vậy. Và khi Linh của Ngài đến trên người đặc biệt này và đặt những cảm
xúc đó trong linh ông, khi ông sẽ biểu lộ cảm xúc đau buồn của Đức Chúa Trời từ
những tình cảm của ông. Nếu Giê-rê-mi là
một tiên tri vui vẻ và phấn khởi, hẳn Đức Chúa Trời sẽ không thể dùng ông. Vì vậy,
để Đức Chúa Trời có thể được biểu lộ cách đầy đủ qua anh em, anh em cần có tình
cảm thuộc linh.
X. TÌNH CẢM VÀ SỰ CẦU
NGUYỆN
Từ chín điểm trên, chúng ta có thể thấy rằng chỉ khi tình
cảm của chúng ta được rèn luyện đến mức tình cảm có thể được linh sử dụng thì
tình cảm ấy mới có thể hữu ích trong sự cầu nguyện. Lê-vi Ký 10:6-9 nói rằng
khi các con trai của A-rôn, tức Na-đáp và A-bi-hu dâng lửa lạ và bị chết trước
mặt Đức Chúa Trời, Môi-se bảo A-rôn và hai con trai còn lại của ông rằng: «Các
ngươi chớ để đầu trần và chớ xé áo mình» và bởi đó đã cấm họ không được biểu lộ
bất cứ cảm xúc nào. Và họ đã làm theo lời Môi-se. Nếu lúc đó A-rôn khóc và để đầu
trần, hẳn ông sẽ không thể làm thầy tế lễ thượng phẩm nữa. Đây không phải là một
điều dễ. A-rôn không phải là không đau buồn, nhưng ông phải kiểm soát tình cảm
của mình đến mức ông có thể hữu ích cho Đức Chúa Trời.
XI. TÌNH CẢM CỦA SỰ
CẦU NGUYỆN
Nếu tình cảm của người nào mà đã được điều chỉnh đến mức có
mười điểm trên thì tình cảm của người ấy được rèn luyện đến mức như vậy, người ấy
có thể trở thành người cầu nguyện trước mặt Đức Chúa Trời.