Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

BẢY LINH--9


KHẢI THỊ LÀ MỘT QUYỂN SÁCH
VỀ SỰ NGỢI KHEN

Trong kỳ phát hành trước, chúng ta thấy rằng Khải
Thị là một quyển sách sự sống. Trong sứ điệp này, chúng
ta sẽ thấy rằng đó là một quyển sách ngợi khen. Trong
Khải Thị 5:8-14, có các lời ngợi khen ở đầu sách, rồi trong
Khải Thị 19:1-8, lại có các lời ngợi khen ở cuối sách. Và ở
giữa, trong Khải Thị 7:9-12, 14:1-3, 15:2-4, cũng như ở
những chỗ khác, cũng có các lời ngợi khen. Khải Thị thật
sự là một quyển sách ngợi khen.


NGỢI KHEN CHRIST

Tại sao có nhiều lời ngợi khen trong sách Khải Thị?
Chính yếu là vì Christ. Christ đã giành chiến thắng,
Christ chiến thắng và Christ xứng đáng. Vì vậy mọi vật
trong cõi thiên thượng, trên đất, bên dưới đất và trong
biển đều đang ngợi khen Christ. Nếu mọi sự trong toàn vũ
trụ phải ngợi khen, vậy còn hội thánh thì sao? Hội thánh
có nên im lặng không? Cơ Đốc giáo ngày nay nghèo nàn
biết bao! Không chỉ những điều trong cõi thiên thượng,
không chỉ những điều trên đất, mà thậm chí những điều ở
bên dưới đất và trong biển cũng đang ngợi khen. Còn
chúng ta thì sao? Chúng ta phải dẫn đầu để ngợi khen hơn
nữa! Chúng ta thấy Cơ Đốc giáo ngày nay sai trật biết bao.
Họ xây dựng các nhà thờ và tòa nhà hội thánh bằng cửa
kính màu và làm cho cái được gọi là nơi thờ phượng của
mình trở nên tối tăm. Khi anh em bước vào những nơi
này, trời quá tối và mái nhà quá dốc đến nỗi anh em sợ
mở miệng. Loại kiến ốc này giữ miệng anh em ngậm lại.
Anh em đã từng ở trong một nhà thờ Công Giáo chưa? Nó
đơn giản làm cho anh em sợ đến nỗi phải im lặng. Ai làm
điều này? Chính Satan!


Nhiều Cơ Đốc nhân nói về 1 Corinth 12, nhưng họ đã
bỏ sót ba câu đầu. Câu 1 nói đôi điều về việc trở nên thuộc
linh, và câu 2 nói rằng khi những người Corinth còn là
người Ngoại Bang, họ bị dẫn đến các thần tượng câm. Mọi
người thờ thần tượng đều là những người thờ phượng câm.
Từ câm trong câu này không có nghĩa là họ ngu ngốc, mà
có nghĩa là họ không tạo ra tiếng động. Các thần tượng
câm có những người thờ phượng câm. Mọi người thờ thần
tượng đều im lặng. Một lần kia tôi đã thấy hàng trăm
người thờ các thần tượng mà không có bất cứ tiếng nói
nào; tất cả họ đều câm nín và im lặng. Tôi cũng thấy các
hội thánh Công Giáo tại nhiều nơi. Tôi khám phá ra rằng
mọi người thờ thần tượng trong các hội thánh Công Giáo
cũng đều câm nín. Họ đi đến một số ảnh tượng và đốt nến
mà không nói tiếng nào. Họ cũng câm nín và im lặng.

Cơ Đốc giáo dạy dỗ dân chúng rằng họ phải im lặng
khi thờ phượng Đức Chúa Trời. Có bất cứ lập trường thuộc
Kinh Thánh nào cho điều này không? Công Vụ 2:47 nói
rằng hội thánh ban đầu đang ngợi khen Đức Chúa Trời.
Anh em có thể ngợi khen Đức Chúa Trời cách im lặng
không? Theo một ý nghĩa, anh em có thể cầu nguyện với
Đức Chúa Trời cách im lặng, nhưng tôi không tin rằng anh
em có thể ngợi khen Đức Chúa Trời cách im lặng. Ai có
thể ngợi khen mà không thốt lên đôi điều? Anh em có
thấy sự quỷ quyệt của kẻ thù không?

Theo một ý nghĩa, các sự phục vụ của hội thánh Cơ
Đốc ngày nay hầu hết đều là một sự thờ phượng câm. Họ
có các mục sư giảng sứ điệp, và thính giả ngồi nghe. Mọi
người đều biết cách lắng nghe, nhưng rất ít người biết cách
ngợi khen Đức Chúa Trời. Họ không có bất kỳ sự ngợi
khen thuộc linh nào; điều họ có là các bản độc tấu theo
hình thức và tiết mục đặc biệt của dàn đồng ca. Chúng ta
cần đọc lại sách Khải Thị. Nếu trong mọi lĩnh vực của cả
vũ trụ, mọi người đều đang ngợi khen, thì tại sao chúng ta
phải giữ im lặng? Tôi e rằng nhiều Cơ Đốc nhân sẽ ngạc
nhiên về việc nhiều điều trong vũ trụ có thể ngợi khen,
còn họ thì không quen ngợi khen.

HAI LOẠI BUỔI NHÓM

Giả sử tất cả chúng ta bước vào nơi nhóm họp theo
cách im lặng: mọi người đều ngồi cách im lặng chờ người
hướng dẫn bài hát đề nghị thánh ca; rồi mục sư dâng lên
một lời cầu nguyện và đưa ra một bài giảng; sau đó có một
bài kinh tạ ơn và chúng ta giải tán. Anh em có thích loại
nhóm họp này không? Anh em có thể nói rằng anh em
không biết cách ngợi khen, nhưng ít nhất anh em có thể
nói: “Ô Chúa! Amen! Halellujah!” Ít nhất anh em có thể hô
la: “Ngợi khen Chúa!” Và mọi người đều có thể hát rằng
Jesus là Chúa! Trong hai loại buổi nhóm này, anh em
thích loại nào hơn? Và anh em nghĩ Chúa thích loại nào
hơn? Anh em thích loại buổi nhóm huyên náo hơn hay anh
em thích buổi nhóm im lặng hơn? Bất kể anh em tuyệt đối
lắng nghe bao nhiêu, hầu hết đều không làm thỏa mãn và
làm tươi mới; hầu như không có gì nuôi dưỡng. Nhưng càng
nói: “Ô Chúa, Amen, Halellujah! Ô Chúa, Amen,
Halellujah!”, anh em càng được thỏa mãn. Anh em càng
hát điều này, anh em càng được tươi mới và nuôi dưỡng.

Tại sao vậy? Đó là vì anh em đang vận dụng linh mình để
tiếp xúc Chúa. Chúa không phải là một ý tưởng hay một
giáo lý. Chúa là Linh ban sự sống, và Linh là hơi thở.
Christ là Linh được tăng cường, hơi thở gấp bảy. Ngài
không chờ chúng ta hiểu Ngài; Ngài đang chờ chúng ta hít
Ngài vào. Càng nói: “Ô Chúa, Amen, Halellujah! Ô Chúa,
Amen, Halellujah!”, chúng ta càng hít Ngài vào. Điều này
thật sự tốt cho linh chúng ta và cũng thật sự tốt cho Ngài.
Chúng ta có thể cảm thức sự làm thỏa mãn, tưới nước, làm
tươi mới, và nuôi dưỡng bên trong.

CƠ QUAN SAI TRẬT

Chúng ta đơn giản cần biết cách vận dụng linh mình!
Chúng ta được dạy dỗ là phải hiểu biết, lắng nghe và biện
biệt. Chúng ta được dạy dỗ là phải vận dụng tâm trí mình.
Theo cách này, Chúa không phải là Linh, mà là một bộ
giáo lý. Đây là lý do tại sao Cơ Đốc giáo ngày nay quá chết
chóc. Chúng ta phải tin chắc rằng Chúa đã xoay thời đại
này từ các giáo lý chết chóc sang Linh sống động gấp bảy.
Ngợi khen Chúa!

Tất cả chúng ta phải học tập ngợi khen. Chúng ta hãy
ca hát, ngợi khen Ngài và quên đi tâm trí mình. Chúng ta
phải thường xuyên nói hoặc hát: “Ô Chúa, Amen,
Halellujah! Ô Chúa, Amen, Halellujah!” Đây là sự vận
dụng linh. Càng nói: “Ô Chúa, Amen, Halellujah!”, chúng
ta càng hít Ngài vào. Trong quá khứ, chúng ta đã dùng sai
cơ quan. Chúng ta đã dùng tâm trí thay vì dùng linh để
tiếp xúc Chúa. Nhưng John 4:24 nói: “Đức Chúa Trời là
Linh: và ai thờ phượng Ngài phải thờ phượng trong linh…”
Trong quá khứ, chúng ta không thờ phượng Đức Chúa Trời
trong linh, mà trong tâm trí. Bây giờ Chúa muốn xoay
chúng ta từ tâm trí sang linh, từ các giáo lý sang Linh. Vì
vậy, tất cả chúng ta phải học cách vận dụng linh mình để
ngợi khen Chúa. Đây là cơ quan đúng đắn để chúng ta thờ
phượng Đức Chúa Trời.

Chúa là sự sống, và sự sống ở trong Linh và sự sống
Linh. Linh được gọi là “Linh của sự sống” (Rome 8:2).
“Những lời Ta phát ngôn với ngươi đều là linh và sự sống”
(John 6:63). Khi đụng chạm Linh, chúng ta đụng chạm sự
sống. Sự sống ở trong Linh, và Linh giống như không khí.
Từ Hy Lạp cho “Linh” là pneuma, và từ này cũng có nghĩa
là không khí. Ngày nay, Chúa là pneuma thiên thượng,
thần thượng đối với chúng ta. Ngài là không khí, hơi thở,
và chỉ có một cách để nhận hơi thở vào—hít thở. Nếu cố
gắng học tập, lắng nghe hay hiểu biết hơi thở, chúng ta sẽ
không có gì cả. Christ không phải là Cơ Đốc giáo, Ngài
không phải là một tôn giáo hay một bộ giáo lý. Ngài là
Linh ban sự sống. Ngài là Linh gấp bảy, và như Linh,
Ngài là không khí thần thượng, hơi thở thiên thượng để
chúng ta hít thở.

ĐƯỢC CỨU BẰNG CÁCH KÊU CẦU

Rome 5:10 nói rằng chúng ta sẽ được cứu bởi sự sống
của Chúa, và Rome 10:13 nói rằng ai kêu cầu danh Chúa
sẽ được cứu. Nếu đặt hai câu này lại với nhau, chúng ta
thấy rằng chúng ta được cứu bằng cách kêu cầu. Trước đây,
tôi nghĩ rằng Rome 10:13 chỉ dành cho những người vô tín.
Từ khi đã được cứu rồi, tôi không cảm thấy rằng tôi cần
câu này. Theo một ý nghĩa, chúng ta đã được cứu rồi,
nhưng theo một ý nghĩa khác, chúng ta vẫn cần được cứu.
Thí dụ, chúng ta vẫn cần được cứu khỏi tính khí của mình.
Điều đó có thể liên tục là một sự rắc rối đối với chúng ta.
Vậy làm thế nào chúng ta có thể được cứu khỏi tính khí
của mình? Chúng ta có thể được cứu, không phải bởi sự
chết của Chúa, mà bởi sự sống của Ngài. Và làm thế nào
chúng ta có thể được cứu bởi sự sống của Chúa? Đó là bằng
cách “Ô Chúa, Amen, Halellujah! Ô Chúa, Amen,
Halellujah! Ô Chúa, Amen, Halellujah!” Đây là bí quyết tốt
nhất để đắc thắng tính khí của chúng ta. Ai kêu cầu danh
Chúa sẽ được cứu! Hãy kêu cầu!

Chúng ta đừng nghĩ rằng tính khí của chúng ta là
chuyện nhỏ. Nó nhỏ, nhưng gây rắc rối. Để tôi hỏi anh em
một câu. Anh em có thể nói rằng anh em không nổi nóng
trong bảy ngày qua không? Tôi e rằng anh em không thể
nói như vậy. Vì vậy, chúng ta đừng nghĩ rằng tính khí của
chúng ta tầm thường. Điều đó gây rối cách thực tiễn.
Nhưng tôi có bí quyết để đắc thắng tính khí. Chính bằng
cách nói: “Ô Chúa, Amen, Halellujah! Ô Chúa, Amen,
Halellujah!” Hễ khi nào tính khí nhỏ bé đến quấy rầy anh
em, đừng cố đắc thắng nó. Anh em không thể đắc thắng
nó, nhưng anh em có thể nói: “Ô Chúa, Amen, Halellujah!”
và tính khí ra đi. Anh em không nổi nóng, nhưng tính khí
của anh em ra đi.

Chồng và vợ, cha mẹ và con cái là những người giúp
đỡ tốt nhất của Ma Quỷ để khuấy động tính khí của chúng
ta. Nhưng hễ khi nào những người yêu dấu này đang cố
hết sức theo cách này, chúng ta phải nói từ sâu bên trong:
“Ô Chúa, Amen, Halellujah! Ô Chúa, Amen, Halellujah!”
Hãy thử đi. Đây không phải là mê tín. Kinh Thánh bảo
chúng ta trong 2 Sử Ký 20:22 rằng khi dân chúng bắt đầu
ngợi khen Chúa, thì Chúa sai phục binh chống lại kẻ thù.
Khi chúng ta ngợi khen Chúa bằng cách nói: “Ô Chúa,
Amen, Halellujah!” phục binh sẽ được sai đến.

Trong Thi Thiên 8:2, từ “sức lực” cũng có thể được
dịch là “ngợi khen”. Vì vậy, câu đó có thể được đọc theo
cách này: “Ra từ miệng của trẻ sơ sinh và con đang bú,
Ngài đã thiết lập sự ngợi khen, vì cớ kẻ thù Ngài, để
Ngài có thể làm nín lặng kẻ thù và kẻ báo thù”. Chúa đã
thiết lập sức lực bằng sự ngợi khen trong miệng của trẻ
sơ sinh và con đang bú. Chính điều này làm nín lặng kẻ
thù. Điều đó không chỉ đánh bại kẻ thù, mà còn khiến kẻ
thù ngậm miệng!

Vì vậy, chúng ta phải học tập ngợi khen. Bí quyết để
đắc thắng mọi tình trạng là ngợi khen. Anh em có thể nói
rằng anh em không biết đường lối của Chúa dành cho anh
em. Không cần biết. Chỉ hãy ngợi khen Chúa: “Chúa ơi, tôi
không biết đường lối của Ngài, tôi không biết, Chúa ơi.
Halellujah! Tôi không biết, Chúa ơi. Amen! Ô Chúa, Amen,
Halellujah! Tôi đơn giản không biết, Chúa ơi. Nhưng Chúa
ơi, Ngài biết. Halellujah!” Nếu ngợi khen Chúa theo cách
này trong vòng 15 phút, anh em sẽ sáng tỏ. Nếu anh em
cảm thấy cô đơn, đừng cố gắng cầu nguyện bằng cách cầu
xin sự hiện diện của Chúa. Chỉ hãy nói: “Ô Chúa, Amen,
Halellujah! Ô Chúa, Amen, Halellujah! Ô Chúa, Amen,
Halellujah!” Trong chưa tới 5 phút, anh em sẽ có cảm thức
rằng Chúa ở với anh em. Anh em có thể có được mọi sự chỉ
bởi bốn từ này: “Ô Chúa, Amen, Halellujah!” Và đôi khi,
thậm chí tốt hơn nên hát bốn từ này! Bất cứ điều gì anh
em cần, sự ngợi khen này sẽ đem điều đó đến cho anh em.
Cơ Đốc giáo thật đáng thương! Họ có các vấn đề phức tạp
với nhiều sự dạy dỗ và triết lý “thuộc linh” để vận dụng
tâm trí. Nhưng ngợi khen Chúa! Đường lối của Ngài thật
đơn giản, thực tiễn, phong phú, sống động, làm tươi mới và
nuôi dưỡng. Chúng ta có thể dùng hàng trăm từ để mô tả
điều đó! “Ô Chúa, Amen, Halellujah! Ô Chúa, Amen,
Halellujah!”

Chúng ta đừng bao giờ nhìn vào chính mình. Chúng ta
không tốt để ngợi khen. Chỉ có Christ xứng đáng. Hãy
nhìn vào Ngài! Ngài xứng đáng! Chiên Con xứng đáng để
nhận được mọi lời ngợi khen, vinh hiển, sự tôn trọng và
phước hạnh. Việc ngợi khen theo cách này không chỉ là
thực phẩm, mà còn là thuốc. Điều đó không chỉ nuôi
dưỡng, mà còn chữa lành.

HỘI THÁNH BẰNG VÀNG

Hãy nhìn vào Christ và nhìn vào hội thánh. Đừng nói
rằng hội thánh nghèo nàn. Không, hội thánh bằng vàng.
Nếu anh em nói rằng hội thánh nghèo nàn, không sớm thì
muộn anh em cũng thua cuộc. Nếu không phải hôm nay,
thì ngày mai hoặc ngày mốt. Một ngày kia, hội thánh sẽ
bằng vàng. Tôi đã nói về tiên tri Ngoại Bang Balaam, là
người được Balak thuê để rủa sả dân Đức Chúa Trời. Vào
lúc đó, dân Đức Chúa Trời thật sự là một tình trạng hỗn
độn, và Balak nghĩ rằng vì cớ tình trạng nghèo nàn của họ
nên đó là cơ hội tốt để tiên tri Balaam rủa sả họ. Sau đó,
Balaam cố gắng rủa sả họ, nhưng khi mở miệng, ông nói:
“Ngài (Đức Chúa Trời) không trông thấy điều tội lỗi trong
Jacob” (Dân 23:21). Điều đó không lạ sao? Đức Chúa Trời
nói qua miệng của Balaam rằng Ngài không nhìn thấy bất
kỳ tội nào giữa vòng dân Israel. Balak bực tức, vì ông nghĩ
rằng dân Israel đầy dẫy tội, nhưng Balaam nói rằng Đức
Chúa Trời không trông thấy bất kỳ tội nào giữa vòng họ.
Khi đó, Balaam được đem đến một điểm nhìn khác và được
yêu cầu rủa sả họ lại. Balak nghĩ rằng nếu ông cho thêm
tiền, lần này Balaam sẽ rủa sả họ. Nhưng Balaam mở
miệng và nói: “Ô Jacob, các lều trại của ngươi tốt lành biết
bao!” (Dân 24:5). Đừng nói rằng dân Đức Chúa Trời là một
sự hỗn độn. Một ngàn năm đối với Chúa như một ngày.
Một ngày kia, Ngài sẽ làm chọ họ trở nên bằng vàng.
Đừng nói rằng hội thánh ở Los Angeles nghèo nàn. Anh
em phải nói rằng hội thánh ở Los Angeles thật sự bằng
vàng!

Vào lúc sách Khải Thị được viết ra, tôi tin rằng Sứ Đồ
John rất thất vọng. Vào lúc đó, hầu hết các hội thánh địa
phương đều bị suy thoái và nghèo nàn, còn ông bị lưu đày
trên đảo Patmos. John chắc hẳn đã thất vọng và buồn
phiền về tình trạng trong các hội thánh địa phương.

Nhưng ông nghe một tiếng lớn và ông đã xoay lại và thấy
bảy chân đèn vàng. Không có điều gì bất khiết, mọi chân
đèn đều bằng vàng. Anh em có thể tin được rằng tất cả các
hội thánh địa phương đều bằng vàng không? Chúng ta
phải tin như vậy. Một ngày kia, không sớm thì muộn, sẽ
có một tiếng lớn trong cõi thiên thượng nói rằng Babylon
đã sụp đổ và vợ của Chiên Con đã sẵn sàng. Chúa sẽ thực
hiện điều đó. Chúng ta phải hoàn toàn tin chắc rằng mọi
sự sẽ lạ lùng. Đừng trở nên thiển cận. Chúng ta phải học
tập có sự nhìn thấy trước. Chúng ta cần sự nhìn thấy trước
để thấy rằng các hội thánh địa phương sẽ bằng vàng và
được biến đổi. Chúng ta hãy ngợi khen Chúa về Christ và
chúng ta cũng hãy ngợi khen Ngài về hội thánh. Chúng ta
có một điều gì đó để ngợi khen về và chúng ta có một điều
gì đó để ngợi khen với.

Chúng ta càng nói hội thánh nghèo nàn, thì hội thánh
sẽ càng trở nên nghèo nàn hơn trong mắt chúng ta. Nhưng
chúng ta phải quên đi điều mình nghĩ cũng như cảm thấy
và đặt sự tin cậy nơi Chúa! Chúng ta phải có sự nhìn thấy
trước trong Chúa rằng tất cả các hội thánh địa phương
trong mọi địa phương đều tốt lành. Tất cả chúng ta phải
học tập ngợi khen Chúa theo cách này.

KÊU CẦU VÀ NGỢI KHEN

Lời nói rằng: “Vì ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu”
(Rome 10:13). Và Lời cũng nói: “Chúa của mọi người thì
giàu có đối với mọi kẻ kêu cầu Ngài” (Rome 10:12). Đừng
nghĩ rằng kêu cầu là cầu nguyện. Vậy thì kêu cầu là gì?
“Ô Chúa, Amen, Halellujah!” Và sự kêu cầu còn hơn cả
điều này. Giả sử nhà anh em đang cháy. Anh em có cầu
nguyện không? Anh em sẽ đi đến nhà hàng xóm và yêu
cầu người ấy vui lòng làm một điều gì đó để giúp anh em
sao? Đó là ý nghĩa của sự cầu nguyện. Vậy thì kêu cầu là
gì? “Cháy! Cháy! Cháy! Cháy!” Hễ khi nào tính khí của
tôi bị khuấy động, tôi thường cầu nguyện: “Chúa ơi, hãy
giúp tôi đừng nổi nóng.” Nhưng cuối cùng, hầu như tôi
luôn luôn nổi nóng. Nhưng bây giờ khi tính khí của tôi bị
khuấy động, tôi chỉ nói: “Ô Chúa, Amen, Halellujah! Ô
Chúa, Amen, Halellujah!” và tính khí của tôi ra đi. Chúng
ta phải học tập kêu cầu. Đây không phải là một cuộc gọi
đường dài; đây là một cuộc gọi địa phương, và đường dây
luôn luôn mở. Chúng ta phải học tập kêu cầu Chúa,
không chỉ cầu nguyện.
Và chúng ta cũng phải học tập ngợi khen Chúa. Kêu
cầu thì tốt hơn cầu nguyện, và ngợi khen thì tốt hơn kêu
cầu. Sự kêu cầu tốt nhất là ngợi khen và sự ngợi khen là
sự kêu cầu tốt nhất và sự hít thở tốt nhất.

Chúa đã xoay chuyển thời đại. Chúng ta đừng cũ kỹ
nữa; chúng ta phải từ bỏ đường lối cũ. Tôi không biết
đường lối mới là gì, nhưng nguyên tắc là như vầy: trong
đường lối mới, sự dạy dỗ và rao giảng không phải là điều
chính yếu. Việc vận dụng linh mới là điều chính yếu, bằng
cách ngợi khen, cầu nguyện hoặc làm chứng. Đây là lý do
tại sao sách cuối cùng của Kinh Thánh là một quyển sách
ngợi khen. Trong thời đại cuối cùng này, chúng ta phải là
các hội thánh ngợi khen, và tất cả các buổi nhóm của
chúng ta phải là các buổi nhóm ngợi khen.