Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

ĐƯỜNG LỐI HỘI THÁNH--4 A


SỰ HIỆP NHẤT CỦA HỘI THÁNH

(Cuộc đàm luận với các anh chị em ở Thượng Hải vào
06/03/1951, được phát hành trong tập san Cánh Cửa Mở,
ngày 15/04/1951).

Nan đề quan trọng, rõ ràng nhất ngày nay có lẽ là
sự hiệp nhất của hội thánh. Ngày nay chúng ta phải
nhìn thấy đường lối hiệp nhất và cách bước đi trong sự
hiệp nhất.
Theo sự hiểu biết của tôi, có bốn loại hiệp nhất. Trong
bốn loại hiệp nhất khác nhau này, chúng ta phải tìm ra
một loại để bước đi như con cái Đức Chúa Trời. Chúng ta
phải sáng tỏ loại nào là phù hợp với ý muốn của Đức Chúa
Trời, là thuộc linh, là đường lối đúng đắn cho hội thánh và
là loại mà chúng ta phải nhận lấy. Chúng ta phải học tập
từ chối các loại còn lại. Khi nhìn thấy một loại thuộc về
Đức Chúa Trời, chúng ta phải từ chối những loại không
thuộc về Đức Chúa Trời.


Bốn đường lối này là gì? Thứ nhất, có sự hiệp nhất
của Công Giáo La Mã; thứ hai, sự hiệp nhất “thuộc linh”;
thứ ba, sự hiệp nhất của hội thánh trong địa phương; và
thứ tư, sự hiệp nhất của các cộng đoàn độc lập. Chúng ta
hãy xem xét từng loại một.

SỰ HIỆP NHẤT CỦA CÔNG GIÁO LA MÃ

Các Hội Thánh trong Thời Các Sứ Đồ
Là Địa Phương

Trong thời các sứ đồ, các hội thánh được phân chia
theo các địa phương. Tôi nghĩ vấn đề này rất sáng tỏ. Hội
thánh ở Rome, hội thánh ở Corinth, hội thánh ở Ephesus,
hội thánh ở Philippi, hội thánh ở Laodicea, và hội thánh ở
Colossae đều được phân chia theo địa phương. Hội thánh
trong mỗi địa phương đều có sự quản trị độc lập của riêng
mình. Vì vậy, trong Kinh Thánh, Công Vụ 14:23 nói với
chúng ta “hai người đã chỉ định các trưởng lão cho họ
trong mỗi hội thánh”, và Titus 1:5 bảo chúng ta rằng các
trưởng lão được chỉ định “trong mỗi thành phố”. Các
trưởng lão là vì hội thánh và hội thánh ở trong một thành
phố. Do đó các trưởng lão là vì hội thánh trong một thành
phố. Hội thánh nhận lấy thành phố làm đơn vị; nếu
không, các trưởng lão trong một thành phố sẽ chăm lo cho
nhiều hội thánh hoặc các trưởng lão trong một hội thánh
sẽ chăm lo cho nhiều thành phố. Vì vậy, ranh giới của một
thành phố tương đương với ranh giới của hội thánh, và
ranh giới của hội thánh tương đương với ranh giới của sự
quản trị của các trưởng lão. Điều này rất sáng tỏ.

Các hội thánh ban đầu không hình thành nên một hội
thánh liên hiệp lớn hơn. Trong thời các sứ đồ, Kinh Thánh
công nhận sự hiện hữu của “các hội thánh” trên đất này,
nhưng không hiệp nhất các hội thánh này thành “một hội
thánh”. Có “các hội thánh” nhưng không có sự hiệp nhất
thành một hội thánh số ít. Đây là lý do tại sao Paul viết
cho những người Corinth: “Các hội thánh của Đức Chúa
Trời cũng không” (1 Cor. 11:16). Ngày nay khi con cái Đức
Chúa Trời nói về hội thánh, họ luôn luôn nói về “hội
thánh của Đức Chúa Trời”, không phải về “các hội thánh
của Đức Chúa Trời”. Trong quan niệm của mình, chúng ta
luôn luôn hợp nhất các hội thánh thành một hội thánh; vì
vậy chúng ta nói về “hội thánh” chứ không phải “các hội
thánh”. Nhưng trong tâm trí của các sứ đồ, có các hội
thánh riêng rẽ; vì vậy, họ nói về “các hội thánh của Đức
Chúa Trời”. Các sứ đồ không hiệp nhất các hội thánh trên
đất thành một hội thánh; nếu không cụm từ “các hội
thánh của Đức Chúa Trời” này sẽ không hiện hữu. Hãy
nhớ rằng 1 Corinth 11 và 14 luôn luôn nói về “các hội
thánh”, nghĩa là các hội thánh của Đức Chúa Trời trên đất
là địa phương. Họ không kết hợp tất cả các hội thánh của
Đức Chúa Trời trên đất thành một hội thánh. Đây là tình
trạng trong suốt thời các sứ đồ.

Lịch Sử của Sự Thay Đổi

Sau các sứ đồ, hội thánh bắt đầu thay đổi. Các hội
thánh ở những thành phố lớn tự phát bắt đầu trở nên có
quyền lực. Một thành phố lớn tự nhiên có dân số đông
hơn; bởi đó các hội thánh ở những thành phố lớn hơn trở
nên có quyền lực hơn các hội thánh ở các thành phố hay
các làng mạc nhỏ. Các hội thánh ở những thành phố lớn
có khuynh hướng sáp nhập các hội thánh ở những thành
phố và làng mạc nhỏ hơn để chúng trở nên các vệ tinh.
Các thành phố lớn trở nên trung tâm, trong khi các thành
phố nhỏ hơn trở nên các đồ phụ tùng xung quanh chúng.
Kết quả là có các sự thay đổi không chỉ trong tổ chức mà
còn trong sự quản trị của hội thánh. Ban đầu, có một số
trưởng lão trong một hội thánh. Các hội thánh ở các làng
mạc hoặc ở các thành phố nhỏ cũng có các trưởng lão
riêng. Tuy nhiên, sau khi các sứ đồ qua đi, một nhóm
người trong hội thánh ban đầu ủng hộ giáo lý là quyền
bính của các sứ đồ đã được ủy thác cho các trưởng lão hoặc
các giám mục đại diện cho các sứ đồ. Điều này được thực
hiện ra từ sự kính trọng các sứ đồ. Vì tôn trọng nhóm sứ
đồ đầu tiên, nên họ không sẵn lòng bổ nhiệm bất cứ ai
khác làm sứ đồ. Họ không đám sử dụng danh hiệu sứ đồ.
Sau đó, họ chỉ định một người từ giữa vòng nhiều
trưởng lão trong thành phố lớn làm giám mục. Ban đầu,
tất cả các trưởng lão đều là giám mục; mỗi người đều là
một giám mục. Thuật ngữ trưởng lão chỉ về chính thân vị
còn thuật ngữ giám mục chỉ về chức vụ của người ấy.
Nhưng dần dần, giữa vòng nhiều trưởng lão, một người
được chọn ra làm giám mục, là người không chỉ trở nên
đầu của các trưởng lão trong một địa phương mà còn là đầu
của các trưởng lão trong các hội thánh vệ tinh.


Đây là cách các sự thay đổi bất ngờ xuất hiện: Thứ
nhất, hội thánh trong một thành phố lớn làm cho tất cả
các hội thánh trong các thành phố và làng mạc nhỏ trở
nên vệ tinh của nó. Sau đó, một trưởng lão đứng đầu được
bổ nhiệm ra từ hội thánh lớn, tự nhiên trở nên trưởng lão
đứng đầu của các hội thánh vệ tinh. Người ấy được gọi là
giám mục. Đây là danh hiệu được tìm thấy trong Kinh
Thánh, nhưng bây giờ chức năng gắn liền với nó đã không
giống như điều ở trong Kinh Thánh nữa. Trong Kinh
Thánh, các trưởng lão là các giám mục. Paul gọi các trưởng
lão ở Ephesus lại và nói: “Hãy để ý đến chính anh em và
cả bầy, mà Thánh Linh đã đặt anh em làm giám mục giữa
vòng họ” (Công 20:17, 28). Các giám mục trong Kinh
Thánh là số nhiều; các trưởng lão cũng là số nhiều. Nhưng
ngày nay, một người được chọn từ giữa vòng nhiều trưởng
lão để trở nên giám mục. Chỉ có một người là giám mục
trong khi những người còn lại là trưởng lão, không phải
giám mục. Các trưởng lão không còn có quyền bính của
một giám mục nữa. Các địa phương nhỏ hơn được hiệp
nhất với nhau và được phó cho sự cai trị của một giám mục
này. Một người được lập nên để cai trị nhiều hội thánh và
vấn đề về các khu vực dấy lên.

Sự phát triển này không dừng lại chỉ ở mức độ đó.
Trong cùng một thời gian này, Đế Quốc La Mã xâm
chiếm cả thế giới. Giữa vòng nhiều hội thánh, hội thánh
ở thành phố Rome trở nên rất lớn. Thành phố này không
chỉ rộng lớn mà còn là thủ đô. Dân chúng khắp thế giới
đến Rome để gặp Caesar. Ban đầu, một giám mục cai trị
nhiều nơi, dẫn đến hội thánh khu vực. Khi thành phố
Rome trở nên nổi bật, nó bắt đầu tuyên bố: “Chúng tôi là
thủ đô và Caesar sống ở giữa vòng chúng tôi.” Cho nên,
giám mục trong hội thánh Rome không chỉ cai trị trên
các trưởng lão của hội thánh tại Rome mà còn trên các
trưởng lão ở khu vực xung quanh Rome. Người ấy không
chỉ trở nên đầu của các trưởng lão trong toàn bộ đế quốc
mà đặc biệt hơn còn đứng đầu các giám mục của các khu
vực khác. Đây là giáo hoàng, sản phẩm của trật tự thứ
bậc đi lên trong hình thức hệ thống thứ bậc. Ngày nay, ý
nghĩa của giám mục trong nhiều giáo phái là “giám thị”.
Đứng đầu của tất cả các giám thị như vậy là giáo hoàng.
Lý do mọi người có tham vọng trở nên giám mục ở Rome
là vì một khi trở nên giám mục ở Rome, người ấy tự phát
là giám mục của cả thế giới và đứng đầu của tất cả các
trưởng lão trên thế giới. Một khi trở nên giám mục ở
Rome, người ấy lập tức trở nên giáo hoàng, và đại diện
cho Christ. Trào lưu này tiếp tục cho đến khi phát triển
cách hoàn toàn trọn vẹn vào thế kỷ thứ tư. Vào lúc đó,
“các hội thánh” như được ký thuật trong Kinh Thánh
không còn hiện hữu nữa; bấy giờ chúng là “một hội
thánh”. Các hội thánh trên khắp thế giới trở nên một
hội thánh. Từ ngày đó trở đi, “các hội thánh của Đức
Chúa Trời” như được đề cập đến trong Kinh Thánh (1
Cor. 11:16) không còn hiện hữu và được đề cập đến nữa.
“Các hội thánh của các thánh đồ” như được đề cập đến
trong 1 Corinth 14:33 cũng không còn nghe nói tới nữa,
không còn được đề cập đến và không còn hiện hữu nữa.
Tất cả đều trở nên thành phần của một hội thánh La Mã
và tất cả các hội thánh trên khắp thế giới đều trở nên
các nhánh của La Mã. Không còn các hội thánh gắn liền
với các địa phương nữa.
Có nền tảng Kinh Thánh nào cho sự phát triển này
không? Giả sử, nền tảng Kinh Thánh là sự kiện các con
cái Đức Chúa Trời phải là một. Vì Chúa chỉ có một hội
thánh trên đất nên họ nghĩ rằng họ phải được hiệp nhất
làm “một hội thánh”. Tuy nhiên, họ quên rằng Kinh
Thánh nói về “các hội thánh”.


Không Ai Dám Phá Vỡ “Sự Hiệp Nhất”
Chúng ta phải chú ý đến một tình trạng thắng thế sau
khi Hội Thánh Công Giáo La Mã ra đời. Chúng ta biết thể
nào Hội Thánh La Mã đầy dẫy các tà giáo, thần tượng, sự
ô uế và tội lỗi. Vậy tại sao trong một ngàn một trăm năm
không có anh chị em nào trong hội thánh đứng lên xử lý
tình trạng? Lẽ nào các anh chị em không nhìn thấy các tà
giáo? Lẽ nào họ không nhìn thấy các thần tượng? Lẽ nào
họ không nhìn thấy các tội lỗi ô uế?

Trong một ngàn một trăm năm sau thế kỷ thứ tư, chắc
chắn có một số người nhìn thấy các tà giáo, thần tượng và
tội lỗi ô uế, nhưng không ai dám xử lý chúng! Họ sợ rằng
một khi xử lý những điều này, họ lập tức phá vỡ “sự hiệp
nhất”. Họ nói: “Hội thánh là một. Nếu chúng ta bắt đầu xử
lý các thần tượng, hội thánh sẽ bị chia rẽ”. Họ cảm thấy
rằng tội thờ thần tượng là rất lớn, nhưng tội hủy hoại sự
hiệp nhất thậm chí còn lớn hơn. Vì vậy, mặc dù từ chối sự
thờ thần tượng nhưng họ không nói ra. Họ sợ nói ra có thể
hủy hoại sự hiệp nhất. Họ biết về các tà giáo và họ biết về
các thần tượng; hơn nữa, họ ghét tà giáo và họ ghét thần
tượng. Nhưng họ còn ghét phá hủy sự hiệp nhất hơn. Vì
vậy, họ đơn giản tránh các tà giáo và thần tượng; họ
không dám gợi lên bất kỳ lời lẽ, sứ điệp hoặc hành động
nào có thể hủy hoại sự hiệp nhất. Trong thời gian một
ngàn một trăm năm, không ai có bất cứ chuyển động nào;
họ tiếp tục gìn giữ sự hiệp nhất của hội thánh.
Vào thời Cải Chánh, Martin Luther không có ý tưởng
về việc hình thành một hội thánh khác. Ông nghĩ rằng
việc làm một điều như vậy sẽ là một trọng tội. Vì vậy, ban
đầu, ý tưởng của ông là cải thiện Hội Thánh Công Giáo La
Mã; ý tưởng hình thành một hội thánh khác không ở
trong tâm trí ông. Chính sức ép không thể tránh khỏi của
lịch sử đã đem đến sự hình thành một hội thánh khác.


Luther chỉ muốn cải thiện Hội Thánh Công Giáo La Mã;
ông không có ý định hình thành một hội thánh mới.
Ở đây chúng ta nhìn thấy một điều: Hội Thánh Công
Giáo La Mã tin vào sự hiệp nhất của hội thánh khắp thế
giới. Nó tin rằng chỉ có một hội thánh được hiện hữu trên
khắp thế giới. Đây là lý do tại sao trong lịch sử rất dài của
Rome, con cái Đức Chúa Trời về cơ bản đã quên rằng “các
hội thánh” là số nhiều trong Kinh Thánh. Họ chỉ muốn hội
thánh ở số ít. Thậm chí khi Luther được dấy lên, ông cũng
chỉ nhìn thấy một hội thánh được hiệp nhất trên đất. Ông
không thấy rằng Đức Chúa Trời có các hội thánh trong
Kinh Thánh. Do đó, sự hiệp nhất được gìn giữ là một điều
gì đó được biểu lộ trong một hội thánh—hội thánh phổ
thông, thế giới, quốc tế. Bất kể hội thánh này đứng ở đâu,
nó luôn luôn là Hội Thánh La Mã. Ở Thượng Hải, đó là
Hội Thánh La Mã; Ở Moscow đó là Hội Thánh La Mã; ở
London đó là Hội Thánh La Mã; ở Berlin đó cũng là Hội
Thánh La Mã. Bất kể ở đâu, đó vẫn luôn luôn là Hội
Thánh La Mã. Nó không tự gọi mình là Hội Thánh La Mã;
danh hiệu đúng đắn của nó là Hội Thánh Công Giáo, Hội
Thánh Phổ Thông. Chúng ta gọi nó là Hội Thánh La Mã
vì chúng ta biết nó ra từ La Mã. Nó tự gọi mình là Hội
Thánh Công Giáo vì nó được hợp nhất và phổ thông; nó
bao gồm mọi người. Ở Trung Hoa, nó được gọi là Hội
Thánh Công Giáo. Từ công giáo trong tiếng Latin đơn giản
nghĩa là phổ thông và tổng quát, không có sự phân biệt về
dòng giống hay khu vực. Bất kể ở đâu, nó vẫn luôn luôn là
một—một ở Anh, một ở Nhật, và một ở Nga. Hễ ra từ La
Mã, nó được gọi là Hội Thánh Công Giáo. Kết quả là, chỉ
có “một hội thánh” trên đất.

Chúng ta phải nghiên cứu Kinh Thánh cách cẩn thận
và chính xác trước mặt Đức Chúa Trời để xác định hội
thánh trên đất có phải là một hội thánh hay không. Nếu
chỉ có một hội thánh thì chúng ta phải nói rằng hội thánh
địa phương là sai trật, và thậm chí nhiều giáo phái trong
Cải Chánh cũng phải xưng nhận rằng họ sai trật. Nếu chỉ
có một hội thánh, tất cả chúng ta phải trở lại La Mã; nếu
không, chúng ta sai trật. Vì vậy, chúng ta phải nghiên cứu
Kinh Thánh để thấy mình có sai trật hay không.
Tôi biết có một số người bạn Cải Chánh nói rằng hội
thánh trên đất là một và các hội thánh của chúng ta trong
các địa phương khác nhau là sai trật. Theo họ, hội thánh
luôn luôn là một. Xin lưu ý rằng lời của họ kết án họ. Nếu
hội thánh là một thì không có lý do gì cho bất cứ giáo phái
nào hiện hữu. Nếu hội thánh là một thì bất kể ở đâu, nó
phải là Hội Thánh La Mã. Theo số lượng, Hội Thánh La
Mã là lớn nhất; theo lịch sử, nó là hội thánh lâu đời nhất;
theo tổ chức, nó là một. Nếu chỉ có một hội thánh tức là
nếu hội thánh của Đức Chúa Trời hoặc hội thánh của
Christ phải là số ít, thì đây sẽ là đường lối theo Kinh
Thánh. Tất cả chúng ta phải trở lại La Mã. Tuy nhiên,
Kinh Thánh không dạy dỗ điều này.

Trong thế kỷ qua, John H. Newman, cùng thời với J.
N. Darby, là một tu sĩ người Anh nổi tiếng. Ông không chỉ
sùng đạo mà còn có một tâm trí tuyệt hảo và đã viết nhiều
sách. Ông được xem là một trong những người nổi tiếng
nhất trong Hội Thánh Anh Quốc giáo. Thánh ca “Hãy dẫn
dắt, hỡi ánh sáng nhân từ” là do ông sáng tác. Ông tin
rằng chỉ có một hội thánh trên thế giới, vì vậy ông phát
động phong trào trở về La Mã trong Hội Thánh Anh giáo.
Tất nhiên, ông không thành công, vì Khải Thị 2 và 3 bày
tỏ cách sáng tỏ rằng Sardis không thể trở lại Thyatira.
Ông nghĩ rằng lìa khỏi Hội Thánh Anh Quốc giáo và gia
nhập Hội Thánh La Mã là hợp lý vì chỉ có một hội thánh.
Sau khi được tiếp nhận như một thành viên của Hội
Thánh La Mã, ông được thăng cấp lên làm hồng y giáo chủ
của Anh Quốc. Hồng Y giáo chủ là cấp bậc sau giáo hoàng.
Ông không chỉ là giám mục mà còn là hồng y giáo chủ.
Chỉ có một hồng y giáo chủ ở Anh Quốc; ông là tổng giám
mục của một khu vực rộng lớn. Khi giáo hoàng qua đời,
giáo hoàng mới được chọn từ giữa vòng các hồng y giáo
chủ. Nhiều người bày tỏ sự hối tiếc cho Newman nhưng
đọc sách của ông, tôi cảm thấy khởi đầu của ông phù hợp
với kết cuộc của ông. Tôi không nói rằng ông đúng, nhưng
hành vi của ông tương xứng với giáo lý của ông. Ông tin
vào một hội thánh; vì vậy ông trở lại La Mã. Một người
không nên tin vào một hội thánh nhưng vẫn ở lại trong
các giáo phái. Một người không nên thừa nhận rằng hội
thánh là một nhưng lại là mục sư trong Hội Thánh Anh
Quốc giáo hoặc là trưởng lão trong Hội Thánh Cải Chánh.
Newman hoàn toàn nhất quán và không mâu thuẫn. Kết
cuộc của ông hòa hợp với khởi đầu của ông. Về điều này,
nhiều người trong các giáo phái không thể sánh với ông.

Kinh Thánh Nói:
“Các Hội Thánh của Đức Chúa Trời”

Kinh Thánh có bao giờ nói rằng chỉ có một hội thánh
trên đất không? Không! Kinh Thánh bày tỏ cho chúng ta
rằng Đức Chúa Trời thiết lập các hội thánh trên đất, tức
là một hội thánh trong mỗi địa phương. Đây là một vấn đề
quan trọng mà chúng ta phải chú ý trước mặt Đức Chúa
Trời: Trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời không bao giờ
hiệp nhất các hội thánh trong nhiều địa phương lại thành
một hội thánh.

Chúng ta có bằng chứng cho điều này không? Có!
Chúng ta sẽ xem xét vấn đề này từ ba hướng. Thứ nhất,
sau khi La Mã đánh bại quốc gia Do Thái, Judea bị thay
đổi từ một quốc gia thành một tỉnh của La Mã. Nhiều hội
thánh, mỗi hội thánh trong một địa phương, hiện hữu
trong khu vực, tỉnh của Judea. Khi Kinh Thánh nói về các
hội thánh Judea, lời không nói hội thánh ở Judea, nhưng
“các hội thánh” ở Judea (1 Thes. 2:14). Chúng ta có bao giờ
nhìn thấy tầm quan trong của từ các hội thánh không?
Mặc dù tất cả các hội thánh đã hiện hữu trong một tỉnh
nhưng không có một hội thánh tỉnh. Nếu có một hội thánh
tỉnh thì điều đó sẽ được ký thuật là hội thánh ở Judea,
không phải các hội thánh ở Judea. Vì Kinh Thánh nói về
chúng như các hội thánh ở Judea, nên điều đó có nghĩa là
có nhiều hội thánh riêng rẽ, không phải hiệp nhất nhiều
hội thánh lại thành một hội thánh Judea. Không có một
điều như hội thánh hiệp nhất.

Thứ hai, chúng ta có thể xem xét Galatia, không phải
là một thành phố mà là một tỉnh giống như Judea. Khi
Kinh Thánh nói về Galatia, lời không bao giờ nói “hội
thánh” ở Galatia, mà là “các hội thánh ở Galatia” (1 Cor.
16:1), không phải hội thánh ở thể số ít, mà là các hội
thánh ở thể số nhiều. Điều này bày tỏ cho chúng ta rằng
nhiều hội thánh không liên kết lại ở Galatia để hình
thành một hội thánh. Đó vẫn là các hội thánh.
Thứ ba, trong thời gian đó, tỉnh lớn nhất là Asia.

Chúng ta có thể thấy tất cả các hội thánh quan trọng đều
ở Asia: Ephesus ở Asia, Colossae ở Asia, và Laodicea
Asia. Chúng ta không nên xem xét rằng Laodicea không
đủ tốt vì Kinh Thánh không đưa ra một lời tường trình tốt
về hội thánh đó trong Khải Thị. Thật ra, Laodicea rất tốt
vào ban đầu, và đó là một nơi rất rộng lớn. Nhiều hội
thánh hiện hữu ở Asia (1 Cor. 16:19), nhưng chúng không
được hiệp nhất lại làm hội thánh tại Asia; đúng hơn; Khải
Thị 1:4 nói về “bảy hội thánh ở Asia”. Vì vậy, không có
một hội thánh được hiệp nhất trong Kinh Thánh. Các hội
thánh trong một tỉnh không hiệp nhất, và các hội thánh
trong cả thế giới cũng không hiệp nhất. Kinh Thánh
không bao giờ chỉ tỏ rằng các hội thánh trong một tỉnh
phải hiệp nhất thành một hội thánh, các hội thánh trong
một đất nước phải hiệp nhất thành một hội thánh, hoặc
các hội thánh trong một châu lục phải hiệp nhất thành
một hội thánh. Không có một hội thánh như vậy trong
Kinh Thánh. Không có một sự chỉ tỏ nào rằng các hội
thánh trên khắp thế giới phải hiệp nhất thành một hội
thánh. Công Vụ không bao giờ nói về một điều như vậy.
Hơn nữa, Paul nói gì khi ông phát ngôn về hội thánh
trong các Thư Tín? Thí dụ, trong 1 Corinth ông nói về “các
hội thánh của Đức Chúa Trời” (11:16) và “tất cả các hội
thánh của các thánh đồ” (14:33), tức là ông không nói về
một hội thánh, mà về nhiều hội thánh. Hội thánh bao gồm
tất cả các thánh đồ không phải là hội thánh mà là các hội
thánh của các thánh đồ. Ba bốn anh chị em trở nên một
hội thánh ở đây, và ba bốn anh em trở nên hội thánh ở
kia. Đó là các hội thánh của các thánh đồ. Kinh Thánh
không dùng cụm từ hội thánh của Đức Chúa Trời khi chỉ
về các hội thánh trên đất; lời không dùng cụm từ hội
thánh của các thánh đồ. Kinh Thánh nói rõ ràng về các
hội thánh của Đức Chúa Trời và các hội thánh của các
thánh đồ. Rõ ràng Đức Chúa Trời không có ý tưởng về việc
hiệp nhất tất cả các hội thánh thành một hội thánh.

Để Đức Chúa Trời làm một điều gì đó, trước hết Ngài
phải hoàn thành hai công tác: Giáo lý phải được rao giảng,
và các sứ đồ phải thực hiện điều đó. Không có bất cứ giáo
lý nào về việc hiệp nhất các hội thánh. Tôi đã nghiên cứu
Kinh Thánh nhiều lần, nhưng tôi chưa từng thấy một giáo
lý nào trong đó chỉ tỏ rằng chỉ có một hội thánh trên đất.
Các sứ đồ cũng không công tác đối với một điều như vậy.
Chúa muốn các sứ đồ vâng phục hoàn toàn; Ngài không để
họ có ý kiến riêng và tự hành động. Đối với Chúa, mọi sự
đều được các sứ đồ thực hiện trong sự vâng phục; vì vậy,
họ đủ tiêu chuẩn làm sứ đồ. Nếu họ tự hành động theo ý
kiến riêng của mình, Đức Chúa Trời sẽ không công nhận
các công tác của họ là công tác của Ngài vì có một khoảng
cách tồn tại giữa họ. Đức Chúa Trời yêu cầu họ phải hoàn
toàn vâng phục và dâng mình triệt để. Khi đó Đức Chúa
Trời mới công nhận những gì họ làm là công tác của riêng
Ngài. Các sứ đồ không hiệp nhất các hội thánh trên đất
thành một hội thánh. Chúng ta không có một khuôn mẫu
như vậy của các sứ đồ, chúng ta cũng không có một sự dạy
dỗ theo Kinh Thánh như vậy.

Nếu Đức Chúa Trời dự định hiệp nhất tất cả các hội
thánh trên đất thành một hội thánh to lớn, đồ sộ, thì tại
sao Ngài không làm một điều như vậy qua bàn tay của
những người như Peter, James, John và Paul? Tại sao Ngài
chờ đợi ba hoặc bốn trăm năm để hoàn thành điều này
qua giáo hoàng? Tôi tin vào khuôn mẫu của Peter và Paul,
nhưng không tin khuôn mẫu của giáo hoàng. Tôi tin vào
những điều được thực hiện bởi Peter và Paul, nhưng không
tin vào những điều được thực hiện bởi giáo hoàng. Tôi tin
vào các sứ đồ tuyệt đối cho Chúa, nhưng không tin vào các
giáo hoàng. Chúng ta tuyệt đối không thể đi theo họ. Đây
là lý do tại sao tôi không tin vào một điều như là Hội
Thánh của Christ ở Trung Hoa. Hội thánh là địa phương.
Chỉ có “các hội thánh” của Christ ở Trung Hoa, chứ không
có “Hội Thánh” của Christ ở Trung Hoa. Các anh em ơi,
anh em có nhìn thấy sự khác biệt không? Chỉ có các hội
thánh ở Trung Hoa, chứ không có hội thánh ở Trung Hoa,
hiện hữu. Phải có một hội thánh ở Thượng Hải, một hội
thánh ở Thiên Tân. Có thể có 8.000 hoặc 9.000 hội thánh
trên khắp đất nước Trung Hoa, nhưng tuyệt đối không thể
làm cho chúng trở nên một hội thánh ở Trung Hoa.
Chúng ta nhìn thấy một điều ở đây: Kinh Thánh tuyệt
đối không chứa đựng khuôn mẫu hay lệnh truyền nào về
việc kết hợp tất cả các hội thánh trên đất thành một hội
thánh chính thức, có tổ chức. Trái lại, tất cả các khuôn
mẫu và sự dạy dỗ trong Kinh Thánh đều bày tỏ rằng các
hội thánh là địa phương và là số nhiều.

Nếu tôi là một người tìm kiếm Đức Chúa Trời, tôi
không thể gia nhập Hội Thánh Công Giáo La Mã. Đó là
một tổ chức thế tục, một tổ chức mà trong đó tất cả các
hội thánh trên khắp thế giới được kết hợp thành một hội
thánh. Trong một hội thánh này, giáo hoàng hành động
như một vị hoàng đế, và các hồng y giáo chủ hành động
như các hoàng tử trong mỗi quốc gia. Vì họ là một tổ chức
của thế giới nên chúng ta không thể gia nhập. Khi chúng
ta nói với các anh chị em trong các địa phương khác nhau
về sự hiệp nhất của hội thánh, chúng ta phải nói với họ
rằng sự hiệp nhất của chúng ta không phải là sự hiệp nhất
của Hội Thánh Công Giáo La Mã. Ngày nay trên đất này,
có sự hiệp nhất là sự hiệp nhất của Hội Thánh Công Giáo
La Mã. Điều này sẽ không hiệu quả vì nó không thuộc về
Đức Chúa Trời. Theo lịch sử, đây là một điều gì đó được
thực hiện bởi con người; đó không phải điều Đức Chúa Trời
muốn chúng ta có.

SỰ HIỆP NHẤT THUỘC LINH

Ngày nay, có một loại hiệp nhất thứ hai có thể được
tìm thấy trên khắp thế giới, và nó được gọi là sự hiệp
nhất “thuộc linh”. Định nghĩa của sự hiệp nhất thuộc linh
này là gì và nó bắt nguồn từ đâu?

Các Quốc Giáo

Ban đầu, Công Giáo La Mã là quốc giáo của Đế Quốc
La Mã. Thuật ngữ quốc giáo có một định nghĩa rất thú vị:
nó có nghĩa là tôn giáo của một quốc gia. Quốc gia, vua
hoặc hoàng đế chỉ định một tôn giáo như vậy cho người
dân. Nói cách khác, một khi một người được sinh ra làm
dân của một quốc gia, người ấy trở nên thành viên thuộc
tôn giáo của quốc gia đó. Nếu một người là công dân La
Mã, thì người ấy tự động gia nhập tôn giáo La Mã. Hoặc
một người không có quốc tịch và vì vậy không có tư cách
làm thành viên trong tôn giáo của bất kỳ quốc gia nào,
hoặc người ấy được sinh ra làm công dân của một quốc gia
và bởi đó là thành viên tôn giáo của quốc gia đó. Dù muốn
hay không, người ấy cũng phải tham gia vào tôn giáo đó.
Đây không phải là vấn đề để cho người ấy có quyền quyết
định; điều đó được quyết định bởi hoàng đế. Nếu người ấy
lệ thuộc vào quốc gia vì sinh kế của mình thì người ấy phải
tham gia vào tôn giáo của quốc gia.

Sau khi Đế Quốc La Mã chấp nhận Công Giáo La Mã
như quốc giáo, số thành viên của Hội Thánh Công Giáo
La Mã trở nên bằng với dân số của Đế Quốc La Mã.
Trước đây, các thành viên của hội thánh chỉ bằng số
người được tái sanh và baptism qua sự ăn năn. Tuy
nhiên, bây giờ, không ai cần gia nhập hội thánh cách
thực chất nữa. Hễ một người được sinh ra trong đất nước
đó và cha người ấy là một người La Mã thì người ấy đủ
tiêu chuẩn trở nên thành viên của tôn giáo La Mã. Người
ấy không cần kinh nghiệm sự tái sanh. Cha tôi là người
Hoa, và tôi được sinh bởi cha mình. Không nhất thiết tôi
phải được nhập quốc tịch để trở nên người Hoa, vì tôi là
người Hoa bẩm sinh. Đây là tình huống trong Hội Thánh
Công Giáo La Mã; một khi một người được sinh ra là
người La Mã, thì người ấy là một thành viên của Hội
Thánh Công Giáo La Mã. Một người được sinh ra bởi xác
thịt bây giờ có thể trở nên “con” Đức Chúa Trời. Điều này
hoàn toàn thay đổi lời trong John 1:12-13. Việc được sinh
bởi Đức Chúa Trời hoặc tiếp nhận Chúa Jesus trở nên
không cần thiết. Thay vì vậy, việc được sinh bởi huyết,
bởi ý muốn của xác thịt, và bởi ý muốn của con người là
tất cả những gì cần thiết. Hễ một người là người La Mã,
thì người ấy là một thành viên của Hội Thánh Công Giáo
La Mã. Đây là Hội Thánh Công Giáo La Mã.

Cải Chánh Giáo Ban Đầu Cũng Là Một Quốc Giáo

Khởi đầu của phong trào Cải Chánh, Martin Luther
chỉ muốn cải cách Hội Thánh Công Giáo La Mã; ông
không chờ mong hình thành một hội thánh mới. Sự hình
thành một hội thánh mới không phải do các nguyên nhân
tôn giáo, mà là do các nguyên nhân chính trị. Vì giáo
hoàng La Mã cai trị cả thế giới thậm chí hoàng đế cũng e
sợ ông. Theo giáo hoàng, các hoàng đế cai trị thân thể loài
người còn ông cai trị hồn loài người. Cho dù thân thể giáo
hoàng bị hoàng đế cai trị, nhưng hồn của hoàng đế bị giáo
hoàng cai trị. Kaiser là người theo chủ nghĩa đế quốc vĩ đại
nhất, nhưng ông không thể làm gì chống lại giáo hoàng;
giáo hoàng cai trị ông. Nếu giáo hoàng đóng cửa vương
quốc thiên thượng lại, không ai có thể bước vào, kể cả một
vị vua. Trên thực tế, giáo hoàng cai trị cả thế giới. Do đó,
các vị vua của tất cả các quốc gia rất sợ ông. Họ là vua,
nhưng một người nào đó cai trị họ. Họ là vua, nhưng một
người nào đó ở trên họ là vua của họ. Giáo hoàng là người
cai trị tối cao của cả thế giới.

Khi Luther được dấy lên để cải cách hội thánh, các vị
vua nhận ra rằng có một cách để họ tự phân rẽ với La
Mã. Họ không muốn giáo hoàng cai trị hồn họ; họ muốn
tự cai trị. Họ muốn một hội thánh khác, một hội thánh
không được cai trị bởi giáo hoàng. Trong một số điều, các
lệnh truyền họ ban ra có thể bị giáo hoàng thay đổi. Giáo
hoàng có thể ban hành một lệnh truyền khác, và dân
chúng không dám không vâng phục, vì sự bất phục đối
với giáo hoàng đồng nghĩa với việc hồn họ sẽ đi địa ngục.
Luther được dấy lên và tận dụng cơ hội này. Ông đã rao
giảng sự biện minh bởi đức tin, tức là mỗi người có quyền
đi đến với Đức Chúa Trời. Có nhiều vua và hoàng tử chờ
Luther tiến tới và sẵn lòng hỗ trợ quân lực cho ông. Giáo
hoàng cố gắng đàn áp những người cải chánh bằng vũ
lực. Để đáp lại, các vua nắm lấy cơ hội đưa quân ra chiến
đấu, và cuộc chiến rất khốc liệt. Sau đó, không chỉ có sự
phân rẽ về giáo lý mà còn có sự phân rẽ khỏi Hội Thánh
Công Giáo La Mã. Kết quả là gì? Những ai theo sự dạy
dỗ của Luther trở nên thành phần của Hội Thánh Đức
Quốc ở Đức, Hội Thánh Hà Lan ở Hà Lan, và Hội Thánh
Anh Quốc ở Anh. Ban đầu, Đế Quốc La Mã bao gồm cả
thế giới. Đức, Hà Lan, và Anh là các vương quốc nhỏ bên
trong nó. Bây giờ, Đức có Hội Thánh Lutheran riêng, Hà
Lan có hội thánh Cải Chánh Hà Lan riêng, và Anh có
Hội Thánh Anh Quốc giáo riêng. Đây cũng là các hội
thánh quốc gia, chỉ nhỏ hơn Hội Thánh La Mã.

Bất cứ ai có cha mẹ là người Anh đều trở nên thành
viên của Hội Thánh Anh Quốc giáo. Giây phút mà một
người ra khỏi tử cung của người mẹ, tự động người ấy là
thành viên của Hội Thánh Anh Quốc giáo. Đây là lý do
đằng sau việc baptism cho trẻ sơ sinh. Một đứa bé sơ sinh
cần phải đăng ký trong hội thánh. Vì là người Anh nên
người ấy tự động là thành viên của Hội Thánh Anh Quốc
giáo. Không cần phải tin. Đó chỉ là vấn đề đăng ký. Nếu
được đăng ký, người ấy là một thành viên. Một người có
thể được sinh ra là người Anh và là một Cơ Đốc nhân cùng
một lúc. Sau đó, khi các hội thánh tư nhân được dấy lên,
các thành viên phải lìa khỏi Hội Thánh Anh Quốc giáo.
Các thành viên của các hội thánh tư nhân này được gọi là
“những người bất đồng”, nghĩa là họ bất đồng khỏi hội
thánh quốc gia. Ban đầu họ ở trong hội thánh quốc gia,
nhưng khi họ muốn bước ra, trước hết họ phải lìa khỏi hội
thánh quốc gia để gia nhập một hội thánh khác. Nếu một
người muốn gia nhập Hội Thánh Giám Lý, thì trước hết
người ấy phải lìa khỏi Hội Thánh Anh Quốc giáo. Họ là
những người bất đồng, nếu không họ đã không bước ra.

Sản Sinh Giáo Lý Về Hội Thánh Thấy Được
Và Không Thấy Được

Tại điểm này, có một nan đề dấy lên. Vì cả Hội Thánh
Công Giáo La Mã lẫn Hội Thánh Cải Chánh đều là các hội
thánh quốc gia, nên tự nhiên chúng chứa đựng nhiều người
chưa được cứu. Một người không thể được cứu bởi sự sinh
ra. Nếu một người có thể được cứu bởi sự sinh ra, thì chúng
ta chỉ phải làm cho Cơ Đốc giáo trở thành quốc giáo của
Trung Hoa thì tất cả những người Hoa sẽ là Cơ Đốc nhân.
Việc trở nên Cơ Đốc nhân bởi sự tái sanh sẽ trở nên
không cần thiết. Tuy nhiên, điều này là không thể. Được
sinh ra là một điều, còn được sinh lại là một điều hoàn
toàn khác. Kết quả của một sự thực hành như vậy là tất cả
các hội thánh quốc gia đều đầy dẫy những người chưa được
cứu. Cảm tạ Đức Chúa Trời, cũng có nhiều người được cứu.
Nhưng những người chưa được cứu, bất kể học vấn và bối
cảnh của họ như thế nào thì vẫn chưa được cứu.

Khi đó có một nan đề: Hội Thánh Anh Quốc giáo có
phải là hội thánh không? Nếu đó là hội thánh, làm thế
nào có nhiều người chưa được cứu trong đó? Chắc chắn đây
là một điều rất kỳ lạ! Trong hội thánh này có nhiều người
vô tín. Làm thế nào có thể như vậy được? Kết quả là có
một giáo lý về hội thánh sản sinh. Theo giáo lý này, có
hai loại hội thánh: thấy được và không thấy được, tức là
một hội thánh có hình thể và một hội thánh không có
hình thể. Trong giáo lý này, hội thánh được nói đến trong
Kinh Thánh được xem là không thấy được và thuộc linh,
còn hội thánh trên đất được xem là thấy được và có một
hình thể. Trong hội thánh thấy được có thể có Cơ Đốc
nhân giả, còn trong hội thánh thuộc linh, mọi người đều
chân thật. Các anh em ơi, chúng ta biết rằng tất cả các
giáo lý đều có một nguồn gốc. Giáo lý về hội thánh thuộc
linh, tức là giáo lý về hội thánh thấy được và không thấy
được, được sản sinh như chúng ta đã đề cập. Vì con người
đã đem vào nhiều tín đồ giả, nên tất nhiên hội thánh thấy
được trở nên không đáng tin cậy. Vì tất cả những người
Anh đều rơi vào một cái lưới nên phải có “cá tốt” và “cá
xấu”. Điều này là sai trật. Kinh Thánh dạy dỗ rằng hội
thánh là Thân Thể Christ và Christ là Đầu của hội thánh;
bởi đó chỉ có các tín đồ mới có thể là hội thánh. Làm thế
nào có những người vô tín trong hội thánh? Vì nhiều người
vô tín đầy dẫy hội thánh nên có thể làm gì khác hơn là
sản sinh ra một giáo lý về hai loại hội thánh, một hội
thánh thấy được không đáng tin cậy và một hội thánh
không thấy được là chân thật? Không thể tránh được việc
loại giáo lý này được sản sinh. Thực chất là để biện minh
cho sự hiện hữu của chúng; nếu không, chúng không thể
tiếp tục. Các anh em ơi, anh em có nhìn thấy điểm này
không? Chính bởi hoàn cảnh bắt buộc mà loại giáo lý này
được sản sinh. Hội thánh thấy được trở nên quá lơi lỏng;
bất cứ điều gì cũng có thể được tìm thấy trong hội thánh
đó. Kết quả là một giáo lý như vậy buộc phải được sản
sinh.

Những người ủng hộ giáo lý này đã trích dẫn đoạn
Kinh Thánh nói rằng Satan đã gieo cỏ lùng sau khi Chúa
gieo hạt giống. Lời nói rằng chúng ta không nên nhổ bỏ
cỏ lùng, nhưng “hãy để cả hai cùng tăng trưởng” (Matt.
13:24, 30). Những người nói rằng hội thánh không thấy
được và thuộc linh bao gồm những người được sinh lại,
giữa vòng họ không ai là giả dối. Nhưng trong hội thánh
thấy được, có cỏ lùng, là điều không nên nhổ bỏ. Nhiều
anh chị em đọc đoạn này nghĩ rằng điều này đúng, có
một sự khác biệt giữa hội thánh không thấy được và thấy
được. Họ không nhận thức rằng một điều ác như vậy
không bao giờ có thể được che đậy bởi giáo lý về các hội
thánh không thấy được và thấy được. Những người này
làm cho hội thánh trở nên quá bao hàm. Chúa Jesus nói
về lúa mì và cỏ lùng cùng tăng trưởng trong thế giới
(Matt. 13:38), không phải trong hội thánh! Vì hội thánh
được mở rộng bằng thế giới nên tự nhiên cỏ lùng được
bao gồm trong hội thánh. Cho nên, cách duy nhất để giải
thích cho hội thánh là nói rằng có hội thánh có hình thể
và hội thánh không hình thể. Đúng là những người này
công nhận Hội Thánh Anh Quốc giáo quá lớn. Nhưng có
một hội thánh khác, hội thánh trong Kinh Thánh, chỉ
bao gồm những người thuộc linh và được tái sanh.
Tình trạng của các hội thánh trên đất trong Khải Thị
2 và 3 là gì? Đó là bảy chân đèn vàng. Một chân đèn vàng
là gì? Đó là nơi ánh sáng chiếu sáng ra. Khi ở trên đất,
Chúa Jesus nói: “Hãy để ánh sáng của các ngươi chiếu
sáng trước mặt người ta”. Nếu ánh sáng chiếu sáng mà
người ta không thể thấy thì còn công dụng gì nữa (Matt.
5:16)? Tối nay, chúng ta có thể ở đây vì có ánh sáng thấy
được. Chúng ta sẽ làm gì nếu nó không thấy được? Một
ánh sáng không thấy được là một chuyện lố bịch, một
chuyện lố bịch lớn. Làm thế nào có một ánh sáng không
thấy được? Hơn nữa, nếu ánh sáng thấy được, nó phải có
một hình thể; nó không thể không có hình thể. Ánh sáng
mà không có hình thể là một sự lừa dối. Hội thánh trên
đất phải được con người nhìn thấy. Kinh Thánh không có
ý tưởng về một hội thánh là ánh sáng không thấy được.
Nhưng ngày nay, hội thánh được nói đến không liên hệ
đến việc đặt ngọn đèn dưới cái đấu, mà liên hệ đến việc
chiếu ra ánh sáng không thấy được từ chân đèn! Lời Chúa
Jesus nói với chúng ta đã đủ rõ ràng rồi. Ngài nói: “Các
ngươi là ánh sáng của thế giới. Vì một thành phố tọa lạc
trên núi không thể bị che khuất” (Matt. 5:14). Điều này
thấy được, không phải không thấy được. Chúa muốn chúng
ta được biểu lộ trên đất và được người ta nhìn thấy.
Vì vậy chúng ta phải thấy rằng cái được gọi là hội
thánh thấy được thật ra là thế giới. Vì một số người cứ
khăng khăng gọi đó là hội thánh nên họ giải thích rằng có
một hội thánh khác bên trong hội thánh bên ngoài này.
Tuy nhiên, hội thánh được nói đến trong Lời Đức Chúa
Trời là một hội thánh ra khỏi thế giới và phân rẽ với thế
giới. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể công nhận sự hiện hữu của
hội thánh thuộc linh, không phải hội thánh bên ngoài.


Nan đề ngày nay là có nhiều anh chị em nghĩ rằng sự
hiệp nhất giữa vòng các Cơ Đốc nhân là sự hiệp nhất
“thuộc linh”. Theo sự hiệp nhất thuộc linh này, có một số
người trong hội thánh là thuộc linh và một số người thì
không. Do đó, trong mỗi hội thánh, có một phương diện
bên ngoài và phương diện bên trong. Với sự hiệp nhất
thuộc linh, một nhóm anh em thuộc linh có thể có sự tương
giao với một nhóm anh em thuộc linh khác, và tất cả họ có
thể là một với nhau. Tôi muốn chỉ ra rằng lý do có nhu cầu
về loại hiệp nhất thuộc linh này là vì có một số người
thuộc thế giới. Nếu mọi người đều được sản sinh bởi lời
Đức Chúa Trời, thì vấn đề sự hiệp nhất thuộc linh sẽ
không bao giờ dấy lên.

Vấn đề này rất quan trọng vì nó đụng đến một nan
đề cơ bản. Nếu anh em hỏi một người nào đó có bao
nhiêu người chưa được cứu trong giáo phái của người ấy,
thì người ấy có thể nói là khoảng phân nửa trong số họ.
Nhiều giáo phái có thể nói với anh em rằng họ rất vui
sướng nếu một trong mười người được cứu. Các giáo phái
này không khác mấy với hội thánh quốc gia. Họ giống
như củ hành có nhiều lớp có thể bị bóc ra. Điều họ có ý
muốn nói là chín lớp bên ngoài không có ý nghĩa gì cả;
chỉ có trung tâm mới đáng kể. Chắc chắn, nguyên tắc của
các giáo phái vẫn là nguyên tắc của hội thánh quốc gia vì
nhiều người giữa vòng họ không thuộc về Chúa. Vì lý do
này, sự tương giao của họ buộc phải bị giới hạn trong
những người thuộc linh, không phải cả hội thánh. Nếu cả
hội thánh tương giao với nhau, nhiều người vô tín sẽ
tham dự vào. Để có sự tương giao thuộc linh, không thể
bao gồm cả hội thánh. Nhưng Kinh Thánh bao gồm cả
hội thánh như ranh giới của sự tương giao. Vì tình trạng
của hội thánh tối tăm và ranh giới hội thánh mập mờ
nên có nhu cầu về sự tương giao “thuộc linh”.


Ngày nay, nhiều loại hội thánh lập dị hiện hữu trên
thế giới vì nhiều người không phải là Cơ Đốc nhân được
đem vào giữa vòng họ. Vì nhiều người vô tín và Cơ Đốc
nhân giả ở trong “hội thánh”, nên các Cơ Đốc nhân trong
các hội thánh này phải duy trì một sự tương giao không
thấy được; tất cả các sự tương giao của họ đều không thấy
được. Họ nói rằng họ có sự tương giao của tấm lòng, và
lòng họ liên hiệp với nhau. Để tôi nói điều này: Chính nhu
cầu về loại tương giao này là một sai lầm. Chúng ta phải
hiểu và thấy rõ điều này. Nhu cầu về sự hiệp nhất “thuộc
linh” hiện hữu chỉ vì vị trí sai trật. Nếu chúng ta đứng
đúng vị trí, chúng ta đã là một rồi. Nếu hội thánh đúng
đắn, thì hội thánh không thể thấy được trở nên hội thánh
thấy được và sẽ không cần có sự tương giao không thấy
được. Chúa nói rằng hội thánh là chân đèn, nhưng họ nói
rằng ánh sáng chiếu ra chỉ là ánh sáng không thấy được.
Điều này thật kỳ lạ. Loại tương giao thuộc linh và hiệp
nhất thuộc linh này được sản sinh bởi sự pha trộn những
người vô tín trong hội thánh.

Sản Sinh Nhiều Giáo Phái

Cái nhìn này tạo ra hai nan đề; chúng ta chỉ nhìn
thấy nan đề từ quan điểm của hội thánh quốc gia; bây giờ
chúng ta phải nhìn thấy từ quan điểm của những người
bất đồng, nhiều người trong số họ không tán thành với
hội thánh quốc gia. Họ không chỉ không tán thành mà
còn đứng lên chống đối các sai sót của hội thánh quốc
gia. Đó là những người thuộc hội Baptist, Trưởng Lão, và
Giám Lý. Những người thuộc hội Giám Lý nghĩ rằng việc
rao giảng có thể được thực hiện ở khắp mọi nơi. Là
những người bất đồng, họ trỗi dậy và hình thành các hội
thánh để duy trì lẽ thật dựa trên sự bất đồng của họ. Do
đó, Hội Thánh Baptist, Hội Thánh Trưởng Lão, Hội
Thánh Giám Lý, Hội Thánh Quaker (một nhóm của Hội
Anh Em), và về sau hàng ngàn nhóm nữa, dấy lên. Ở
Anh, họ được gọi là những người bất đồng. Ở Đế Chế
Nga, hội thánh quốc gia được gọi là Hội Thánh Chính
Thống Nga, và các nhóm còn lại là bè đảng. Tất cả các
anh em này trỗi dậy vì lẽ thật. Đây là một điểm tốt!
Chúng ta cảm tạ Đức Chúa Trời về điều này. Tuy nhiên,
đáng tiếc là họ cố gắng duy trì lẽ thật của Đức Chúa Trời
bằng cách thiết lập các hội thánh mới, bởi đó khiến hội
thánh của Đức Chúa Trời bị chia thành hàng ngàn phần.
Sau đó, tình huống dần dần thay đổi. Trong thế hệ
đầu hiện hữu, cả hai bên tranh cãi rất nhiều. Thí dụ, Giám
Lý tranh cãi dữ dội với Hội Thánh Anh Quốc. Tuy nhiên,
trong thế hệ thứ ba và thứ tư, việc tranh cãi giảm bớt và
không có nhiều sự khác biệt giữa họ. Trước đây, họ không
chào mừng nhau và thông công với nhau, nhưng ngày nay
thậm chí họ còn cùng cầu nguyện chung. Thí dụ, Hội
Thánh Cơ Đốc Liên Hiệp, ban đầu ở trong Hội Thánh
Giám Lý, đòi hỏi rằng những người thuộc Hội Thánh Giám
Lý phải chấp nhận giáo lý về sự chữa lành thần thượng.
Họ tranh cãi về vấn đề này nhiều đến nỗi về sau họ tách
riêng ra. Bây giờ trong thế hệ thứ ba, họ không còn tranh
cãi nữa. Ban đầu, các sự khác biệt là rất lớn, nhưng bây
giờ không còn lớn nữa. Tuy nhiên, một số người ở Hội
Thánh Cơ Đốc Liên Hiệp tin vào việc đổ ra của Thánh
Linh và nói tiếng lạ. Họ lìa khỏi để thiết lập Hội Thánh
Ngũ Tuần. Ban đầu, có các sự tranh cãi khốc liệt giữa vòng
họ, nhưng bây giờ điều đó không còn thành vấn đề nữa.

Ngày nay, tất cả các hội thánh này đều đã được hình
thành. Một số người hình thành Hội Thánh Baptist vì cớ
sự baptism, một số người hình thành Hội Thánh Lutheran
vì cớ Luther, một số người hình thành Hội Thánh Giám Lý
vì cớ Wesley, và một số hình thành Hội Truyền Giáo Phúc
Âm Liên Hiệp vì cớ Simpson. Tuy nhiên, trong kinh
nghiệm, không có hội thánh nào được hình thành dựa trên
một giáo lý. Trong Kinh Thánh, không có một trường hợp
nào cho thấy một giáo lý đặc biệt cho phép thiết lập một
hội thánh. Theo sứ đồ Paul, các giáo lý mà người ta tranh
cãi mạnh mẽ nhất không phải là các nan đề chính yếu.
Trong Rome 14, Paul nói một người giữ ngày này trong khi
người khác giữ ngày kia cũng không sao. Một số người có
thể vì ngày này, trong khi những người khác vì ngày kia,
và những người khác nữa có thể vì cả hai ngày (cc. 5-6).
Những người này yếu đức tin. Nhưng họ không được chia
rẽ bởi các giáo lý. Một số người không ăn mặn vì họ yếu
đức tin, nhưng họ cảm thấy ổn khi ăn chay (c. 2). Paul
không hình thành một hội thánh ăn chay, cũng không
hình thành một hội thánh ăn mặn. Một số người ăn chay
và một số người ăn mặn. Paul nói không ai trong số họ
được tạo ra bất cứ nan đề nào; chúng ta phải tiếp nhận
những người mà Chúa đã tiếp nhận vì Đức Chúa Trời đã
tiếp nhận họ (Rome 14:3). Nếu ăn chay, người ấy là một
anh em; nếu ăn mặn, người ấy vẫn là một anh em. Nếu giữ
ngày này, người ấy là một anh em; nếu giữ ngày kia, người
ấy vẫn là một anh em. Không có gương mẫu nào trong
Kinh Thánh về việc hình thành một hội thánh theo giáo
lý.

Theo Kinh Thánh, hội thánh được hình thành như thế
nào? Chỉ có một đòi hỏi trong Rome 14: “Hãy tiếp nhận…
vì Đức Chúa Trời đã tiếp nhận người ấy” (cc. 1, 3). Chúng
ta phải tiếp nhận bất cứ ai mà Đức Chúa Trời tiếp nhận.
Chúng ta tiếp nhận người ấy vì Đức Chúa Trời đã tiếp
nhận người ấy. Người ấy có sự sống của Đức Chúa Trời.
Trước đây, người ấy là một tội nhân, nhưng bây giờ người
ấy đến với Chúa. Câu hỏi duy nhất chúng ta cần phải hỏi
là người ấy có tiếp nhận Chúa hay không. Nếu có thì
không cần nói thêm gì nữa. Còn về hành vi của người ấy
như là một Cơ Đốc nhân, chúng ta phải giúp người ấy bằng
các sự dạy dỗ của Kinh Thánh, nhưng không thể từ chối
người ấy và đặt người ấy bên ngoài hội thánh. Một số
người tin vào sự baptism rảy nước; họ tốt hơn những người
không hề baptism gì cả. Hội Cứu Thế Quân không rảy
nước và nhóm Quaker cũng không. Một số người baptism
bằng cách xoa vài giọt nước; những người khác baptism
bằng cách dìm mình. Philip và hoạn quan đi xuống nước
(Công 8:38), và Chúa Jesus ra khỏi nước (Matt. 3:16). Việc
đi xuống và ra khỏi phải có ý nói đến sự baptism bằng
cách dìm mình. Tuy nhiên, một số người chỉ dìm bàn tay
của họ trong nước chứ không phải cả thân thể. Theo Kinh
Thánh, chúng ta phải được dìm mình. Ngày nay, một số
người baptism bằng cách xoa nước. Chúng ta không nên
bảo họ rằng họ thuộc về một hội thánh “xoa nước”. Chúng
ta không thể thiết lập một hội thánh theo giáo lý. Bất kể
baptism bằng cách dìm mình hay xoa nước, chúng ta cũng
chỉ có thể hỏi: “Các anh em này đã được Đức Chúa Trời
tiếp nhận chưa? Các anh em này đã được cứu chưa?” Nếu
họ đã được cứu, thì bất kể họ có xoa nước hay không, họ
vẫn đứng trước mặt Đức Chúa Trời. Làm thế nào chúng ta
có thể không tiếp nhận họ? Nếu chúng ta sẽ dành cả cõi
đời đời ở với họ, làm thế nào ngày hôm nay chúng ta có
thể không tiếp nhận họ? Làm thế nào chúng ta có thể mỗi
người đi con đường riêng của mình vì chúng ta không thể
chấp nhận các sự thiếu hụt của nhau? Điều này không nên
như vậy! Kinh Thánh bày tỏ rằng hội thánh bao gồm tất
cả những người mà Chúa đã tiếp nhận.

Hơn nữa, trong Rome 14, Paul nói: “Bây giờ hãy tiếp
nhận người yếu đức tin”, đừng từ chối. Chúng ta nhận ra
rằng anh em này yếu đuối, nhưng chúng ta không được từ
chối người ấy; đúng hơn, chúng ta phải tiếp nhận người ấy.
Chúng ta thường mắc sai lầm bởi xem xét rằng người ấy
chỉ có thể đi theo chúng ta nếu đức tin của người ấy mạnh
mẽ như chúng ta. Thay vì vậy, chúng ta cần thấy rằng
chúng ta phải tiếp nhận những người yếu đức tin. Nếu
chúng ta từ chối họ, cùng lắm chúng ta chỉ có thể không
cho người ấy vào hội thánh trong một vài năm. Chúng ta
không thể vĩnh viễn không cho người ấy vào. Chúng ta
không có cách nào dứt phép thông công họ; họ vĩnh viễn
là anh em của chúng ta. Chúng ta phải nhận thức rằng
phân chia hội thánh theo các giáo lý sẽ không hiệu quả.
Giả sử một anh em trong hội thánh ở Tây An là ngươi ăn
chay. Chúng ta sẽ nói gì? Chúng ta chỉ có thể hỏi một câu:
người này đã được cứu chưa? Nếu người ấy đã được cứu và
tiếp tục chế độ ăn chay của mình, chúng ta phải cho phép
người ấy làm như vậy. Nói cách khác, người ấy đã tiếp
nhận cùng một sự sống; vì vậy, bất kể sở thích của người
ấy, chúng ta phải tiếp nhận người ấy. Chúng ta phải giúp
đỡ những người yếu đức tin bằng các sự dạy dỗ của Kinh
Thánh, không phải phân rẽ khỏi họ bằng cách hình thành
một hội thánh khác.

Ngày nay, cái gọi là các giáo phái đã được sản sinh
như kết quả của sự chia rẽ về các giáo lý. Dân chúng nhận
lấy một giáo lý từ Kinh Thánh, rao giảng nó và hình
thành một giáo phái xung quanh nó. Cho nên, có Hội
Thánh Ngũ Tuần, Hội Thánh Lutheran, Quaker, v.v.
Những người Quaker nhấn mạnh điệu bộ (lắc), Lutheran
nhấn mạnh một giáo lý, Trưởng Lão nhấn mạnh một tổ
chức, và Cộng Đoàn Tự Trị nhấn mạnh một cộng đoàn độc
lập. Đây không phải là công tác của Chúa mà là kết quả
của ý kiến loài người đã chia rẽ con cái Đức Chúa Trời
thành nhiều giáo phái.

Nhiều người nghĩ rằng có các giáo phái cũng tốt vì nó
thuận tiện. Các anh em ơi! Nếu anh em hỏi tôi có thích các
giáo phái không thì theo xác thịt, tôi sẽ nói: “Có, tôi thích
chúng, vì mọi sự đều rõ ràng. Những ai thích nói tiếng lạ
có thể đến Hội Thánh Tiếng Lạ, những ai thích các cộng
đoàn độc lập có thể đến Hội Thánh Cộng Đoàn Tự Trị,
những ai không thích rảy nước có thể đến với Hội Cứu Thế
Quân.” Nhưng Kinh Thánh dạy dỗ rằng chỉ được có một
hội thánh trong mỗi địa phương. Ở Corinth chỉ có một hội
thánh, ở Ephesus chỉ có một hội thánh, và ở Thượng Hải
chỉ được có một hội thánh. Đường lối này không thuận
tiện vì mọi người phải yêu tất cả các anh em! Yêu thương
nhiều anh em không giống chúng ta tạo ra nhiều va chạm
và nhiều bài học. Anh em có đề xuất của anh em, và tôi có
đề xuất của tôi; anh em có ý kiến của anh em và tôi có ý
kiến của tôi. Anh em có hội thánh của anh em và tôi có
hội thánh của tôi thì rất thuận tiện. Ngày nay chúng ta
không được thuận tiện như vậy; việc ở với nhau trong một
hội thánh nghĩa là chúng ta phải yêu thương lẫn nhau. Với
nhiều khó khăn, có nhiều bài học, nhưng càng có nhiều
khó khăn thì cũng cần càng yêu thương lẫn nhau. Cho dù
không vui, chúng ta vẫn không thể trốn thoát. Dù thích
hay không thích, chúng ta vẫn phải là các anh em ở với
nhau. Chúng ta phải đắc thắng người xác thịt bởi người
thuộc linh, chinh phục mọi sự khác biệt bởi tình yêu, và
bao phủ mọi khó khăn bởi ân điển. Nếu không, hội thánh
không thể thành công.

Nắm Tay Qua Hàng Rào
Không Phải Là Sự Hiệp Nhất

Vì dân chúng ngày nay đã có các giáo phái, nên chúng
ta phải làm gì? Chúng ta đã làm chứng rằng con cái Đức
Chúa Trời có các giáo phái và các sự chia rẽ là không tốt.
Con cái Đức Chúa Trời không được hình thành các sự chia
rẽ; đúng hơn, con cái Đức Chúa Trời phải yêu thương lẫn
nhau và ở với nhau. Chúng ta đã nói điều này ba mươi
năm trước vào năm 1921. Lời này có hiệu quả không? Có.
Mặc dù chúng ta đã gặp nhiều sự chống đối từ ban đầu và
vẫn còn đang gặp một số sự chống đối ngày nay, nhưng sự
chống đối ngày càng yếu đi. Ban đầu, họ cố gắng bảo vệ
các giáo phái. Ngày nay, họ đã trở nên yếu hơn rất nhiều.
Bây giờ, họ đưa ra một phương cách khác, nói rằng:
“Chúng tôi muốn có sự tương giao thuộc linh”. Như chúng
ta đã thấy, sự tương giao thuộc linh này là kết quả của hai
nhân tố. Nhân tố thứ nhất là các hội thánh quốc gia, trong
đó một hội thánh nhỏ được tìm thấy bên trong một hội
thánh lớn, một hội thánh chân thật bên trong một hội
thánh giả dối, một hội thánh thực tại bên trong một hội
thánh bề ngoài. Nhân tố thứ hai là các sự chia rẽ gây ra
bởi các sự khác biệt về giáo lý. Bây giờ, một số người tìm
kiếm một con đường trung lập, tức là có sự tương giao
“thuộc linh” với nhau. Chúng ta hãy xem sự tương giao
“thuộc linh” này đúng hay sai.

Sự tương giao “thuộc linh” chắc chắn là một sự cải
thiện hơn so với việc không có sự tương giao nào giữa vòng
các giáo phái. Cảm tạ Đức Chúa Trời! Tình trạng ở Trung
Hoa trong nhiều năm nay chắc chắn đã thay đổi, nhưng sự
tương giao “thuộc linh” này có thể thay thế sự tương giao
của hội thánh như được chỉ định trong Kinh Thánh không?
Cái họ gọi là sự tương giao “thuộc linh” không phải là sự
tương giao thật; họ chỉ vay mượn thuật ngữ thôi. Thí dụ, ở
đây chúng ta có nhiều chiếc tách. Chủ đích của Đức Chúa
Trời là tất cả phải được hiệp nhất như một chiếc tách,
nhưng họ đã phạm sai lầm là chia chúng thành nhiều
chiếc tách. Sự tương giao “thuộc linh” là vì chủ đích làm
vững mạnh sự tương giao trong các giáo phái. Trong chủ
nghĩa giáo phái, tôi có chiếc tách của tôi, anh có chiếc tách
của anh và anh ấy có chiếc tách của anh ấy. Sự tương giao
“thuộc linh” là một sự vươn tay qua chiếc tách của mình để
bắt tay nhau “qua hàng rào”. Sự phân rẽ bởi hàng rào là
chủ nghĩa giáo phái. Nắm tay qua hàng rào là sự tương
giao “thuộc linh”. Vẫn có chủ nghĩa bè đảng bất kể có sự
ao ước tương giao. Tuy nhiên, nếu không nắm tay qua hàng
rào, chúng ta là một người bè đảng và giáo phái. Tuy
nhiên, theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh, không được có bè
đảng, giáo phái. Nhưng ngày nay có các anh em muốn gìn
giữ các giáo phái, cho dù lương tâm họ quấy rầy họ vì
không có sự tương giao. Cho nên, họ vươn tay qua hàng rào
để nắm những bàn tay ở phía bên kia. Đây là giáo lý về
cái gọi là sự tương giao “thuộc linh” ngày nay.

Về vấn đề này, tôi cảm thấy rất nặng nề bên trong.
Các anh em ơi, hãy để tôi nói một lời: Nếu các giáo phái là
phù hợp với Kinh Thánh, thì chúng ta phải trả bất kỳ giá
nào để duy trì các giáo phái. Nếu đó là lệnh truyền của
Đức Chúa Trời thì ai có thể hủy bỏ? Chúng ta phải học tập
đi theo Đức Chúa Trời, không đi theo con người. Tuy
nhiên, nếu các giáo phái là sai trật, chúng ta phải bãi bỏ
chúng tận gốc rễ. Về một mặt chúng ta không thể thừa
nhận rằng các giáo phái là sai trật còn mặt khác thì lại
khích lệ chúng. Về một mặt chúng ta không thể nói các
giáo phái không có chỗ đứng còn mặt khác lại duy trì
chúng. Vì các giáo phái không có chỗ đứng, nên chúng ta
phải đập tan và bãi bỏ chúng. Về một mặt chúng ta không
thể khao khát sự tương giao còn mặt khác lại có sự tương
giao qua hàng rào. Nếu thật sự ao ước sự tương giao, chúng
ta phải đập tan các hàng rào và có sự tương giao. Nếu
muốn phục vụ Đức Chúa Trời và cảm thấy rằng tất cả con
cái Đức Chúa Trời phải có sự tương giao thì chúng ta phải
giật đổ mọi hàng rào để có sự tương giao. Nếu các hàng
rào là đúng, thì chúng ta phải xây dựng hàng rào, không
chỉ cao 3m, mà còn phải cao 3000m. Chúng ta phải triệt để
và tuyệt đối trước mặt Đức Chúa Trời. Nếu các giáo phái là
đúng, thì chúng ta phải nỗ lực gấp một ngàn lần. Điều này
là đúng đắn. Nếu các giáo phái là sai trật thì việc chúng ta
giật đổ chúng là đúng đắn. Nếu chúng ta cảm thấy rằng
các giáo phái là sai trật, nhưng lại muốn giữ các hàng rào
và bắt tay qua hàng rào thì đây không phải là nguyên tắc
phục vụ Đức Chúa Trời. Nguyên tắc cơ bản để chúng ta
phục vụ Đức Chúa Trời là nếu cảm thấy các giáo phái là
đúng, chúng ta phải hỗ trợ chúng; nếu cảm thấy chúng là
sai, chúng ta phải đập tan chúng. Nếu chúng ta muốn hỗ
trợ các giáo phái và mặt khác lại cố gắng đập tan chúng
thì chúng ta hi vọng mình có thể hoàn thành điều gì?

Anh em phải đi đến chỗ cho người khác thấy rằng các
hành động của họ không theo ý muốn của Đức Chúa Trời.
Hãy phát ngôn cho chính anh em. Nếu anh em cảm thấy
các giáo phái là đúng, anh em phải giúp chúng. Nếu anh
em cảm thấy các giáo phái là sai, thì xin vui lòng giật đổ
chúng. Đừng chỉ kéo các hàng rào thấp xuống; hãy giật đổ
chúng hoàn toàn. Nếu các giáo phái là đúng, anh em phải
xây dựng hàng rào cao hơn, hầu cho không ai có thể vượt
qua, và mọi người đều được phân chia rõ ràng. Vấn đề này
phải triệt để và tuyệt đối. Về một mặt gìn giữ giáo phái và
mặt khác lại cảm thấy rằng chúng sai trật đang khi cố
gắng sửa chữa chúng thì tuyệt đối không phải là đường lối
của Đức Chúa Trời. Anh em biết Đức Chúa Trời; anh em
đã đọc Kinh Thánh—anh em có bao giờ thấy Đức Chúa
Trời muốn con người sửa chữa một điều gì đó không? Đây
là điều được làm bởi những người thiếu sự can đảm để đáp
lại đòi hỏi của Đức Chúa Trời và lắng nghe Lời Đức Chúa
Trời. Họ trả phân nửa hoặc ít hơn nửa giá; họ đang tìm
kiếm sự mặc cả. Họ giơ tay ra tương giao trong khi vẫn giữ
các hàng rào phân chia. Tôi muốn các anh em nhìn thấy
vấn đề này cách sáng tỏ. Một nguyên tắc cơ bản của hành
vi Cơ Đốc là chúng ta phải theo đuổi mọi vấn đề cách triệt
để và tuyệt đối. Khi đó chúng ta có thể giải quyết nan đề.
Để có một sự hiểu biết sáng tỏ hơn, tôi sẽ đưa ra một
minh họa. Kinh Thánh bày tỏ rằng Đức Chúa Trời đã chấp
nhận của lễ của Abel nhưng không chấp nhận của Cain
(Sáng 4:2-7). Cain là một nông dân và canh tác đất. Đây là
điều cha ông làm khi ở trong Vườn Eden. Khi cha ông cày
cấy đất trong Vườn Eden, ông ấy đã sản sinh sản vật của
đất và dâng lên cho Đức Chúa Trời. Cho dù Cain ở bên
ngoài Vườn Eden vì cớ tội, nhưng ông vẫn cày cấy đất như
trước. Ông đã nhận được sản vật từ đất như trước và ông
đã dâng lên cho Đức Chúa Trời như trước. Đức Chúa Trời
không chỉ từ chối chấp nhận ông, mà còn không hài lòng
với ông. Một số người hỏi: “Tại sao?” Điều này rất đơn
giản và có một ý nghĩa: Những gì con người làm trước khi
phạm tội có thể được Đức Chúa Trời chấp nhận, nhưng
không điều gì có thể tệ hại hơn việc làm cùng một điều
trước mặt Đức Chúa Trời sau khi phạm tội. Giả sử lúc tám
giờ mỗi tối, một đứa trẻ muốn mẹ mình chuẩn bị bữa ăn
dặm cho nó trước khi đi ngủ. Nhưng một ngày kia, nó gây
rối, và người mẹ phải đi xin lỗi và bồi thường thiệt hại.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu nó vẫn yêu cầu mẹ chuẩn bị một
bữa ăn dặm như thường lệ, cứ như là chưa có chuyện gì xảy
ra vậy? Anh em sẽ nói gì? Nếu đứa trẻ khóc và đau khổ về
các hành động của mình, anh em có thể không cảm thấy
khó chịu lắm. Nhưng nếu nó hành động như chưa có
chuyện gì xảy ra, anh em sẽ cảm thấy rất khó chịu. Nếu
một đứa trẻ không áy náy sau khi gây rắc rối, thì khi lớn
lên, thậm chí nó có thể giết người mà vẫn không hề áy
náy. Cain giống như vậy. Những gì ông đã thực hiện trước
kia, ông tiếp tục làm theo cùng một cách sau khi đã phạm
tội. Ông tiếp tục dâng của lễ cho Đức Chúa Trời như thể
chưa có chuyện gì xảy ra. Ông xem việc phạm tội là một
vấn đề nhỏ nhặt; ông không nghĩ điều đó là nghiêm trọng.
Abel được chấp nhận vì ông nhận biết mình đang ở ngoài
Vườn Eden. Của lễ của ông thừa nhận rằng ông đã phạm
tội và tình trạng hiện tại của ông khác với những gì ở
trong quá khứ.

Chúng ta e ngại những người ngớ ngẩn giống như
Cain; loại người này không thể phục vụ Đức Chúa Trời.
Đây là nguyên tắc cơ bản. Họ nói: “Chúng tôi ở trong các
giáo phái. Các giáo phái không được hình thành bởi chúng
tôi; chúng được hình thành bởi tổ phụ chúng tôi. Chúng tôi
gánh trách nhiệm phải ở lại đó. Chúng tôi không thể nói:
‘Tốt! Chúng ta hãy hiệp nhất vào ngày mai.’ Điều này là
không thể. Còn về các giáo phái mà chúng tôi đang ở
trong đó thì sao?” Đức Chúa Trời muốn hội thánh hiệp
nhất nhưng các giáo phái chia rẽ hội thánh! Khi một người
bắt đầu có ý thức rằng chia rẽ theo cách này là sai trật,
người ấy phải thừa nhận rằng điều này sai trật trước mặt
Đức Chúa Trời; người ấy phải giật đổ nó. Người ấy phải
nói: “Ô Đức Chúa Trời, mặc dù giáo phái này không được
hình thành bởi tôi nhưng bởi tổ phụ tôi, nhưng tôi vẫn tội
lỗi hễ tôi là thành phần của nó. Đây không chỉ là một vấn
đề cá nhân; nó liên hệ đến toàn thể hội thánh của Đức
Chúa Trời. Đây là một tội. Hôm nay, tôi xin Ngài hãy giật
đổ nó; hôm nay, tôi công bố rằng có một điều gì đó sai trật
trong đó.” Đây là cách hành động đúng. Giả sử tôi hình
thành giáo phái và sau đó nhận thức rằng có một điều gì
sai trật và cố gắng cải thiện nó bằng cách nói: “Chúng ta
hãy tương giao”. Tôi sợ loại hành vi ngớ ngẩn và thiếu suy
nghĩ này. Đây là hành vi của Cain, không kết án tội sau
khi đã phạm tội nhưng cố gắng sửa chữa tình trạng. Điều
này rất phi Cơ Đốc. Các anh em ơi, anh em có sáng tỏ
không? Đừng nghĩ rằng không kết án nhưng chỉ cố gắng
sửa chữa sau khi phạm tội là ổn. Điều này không bao giờ
là sự biểu hiện của sự sống Đức Chúa Trời!

Thí dụ, giả sử tôi xúc phạm một anh em bởi nói xấu
người ấy. Tôi phải làm gì khi bị quở trách bởi ánh sáng
của Đức Chúa Trời? Trước nhất, tôi phải đi đến người ấy
và xưng nhận tội mình: “Anh ơi, tôi đã phạm tội nghịch
cùng anh bởi nói nhiều điều phá hoại ngầm sau lưng anh.
Xin hãy chấp nhận lời xin lỗi của tôi.” Khi đó, việc tôi biểu
hiện tình yêu đối với người ấy vào ngày hôm sau là đúng
đắn. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu một người phạm tội cùng
anh em, lấy cắp nhiều điều của anh em, nói nghịch lại anh
em và sau đó cư xử như thể chưa có gì xảy ra? Người ấy
không hề xưng nhận tội mình, nhưng tự nhiên lại đối xử
tốt với anh em và tặng quà cho anh em. Anh em sẽ cảm
thấy thế nào về người ấy? Là Cơ Đốc nhân, chúng ta có
một cách làm việc. Nếu làm một điều gì đó sai trật, chúng
ta không thể chỉ thay đổi một chút mà không có sự xưng
nhận lỗi lầm. Hành động theo cách này là không đúng.

Đây không phải phương cách giải quyết các nan đề trước
mặt Đức Chúa Trời. Một người như vậy phải đến với anh
em và xưng nhận: “Anh ơi, tôi sai rồi. Tôi nợ tiền anh và
tôi nợ anh nhiều điều khác.” Trước hết người ấy phải xưng
nhận tội trước khi bày tỏ tình yêu của người ấy. Đây là
nguyên tắc bởi đó một Cơ Đốc nhân có thể được phục hồi.
Nguyên tắc ở đây cũng giống như vậy. Ngày nay, vấn
đề không phải là các giáo phái đúng hay sai. Vấn đề là
nếu chúng ta cảm thấy chúng đúng, chúng ta phải hỗ trợ
chúng, nhưng nếu cảm thấy chúng sai, chúng ta phải giật
đổ chúng. Chúng ta không nên bắt tay qua hàng rào. Nếu
nói có hàng rào là đúng, thì chúng ta phải xây dựng nó cao
hơn. Nếu cảm thấy hàng rào là sai, chúng ta phải giật đổ
nó. Chúng ta không nên có sự tương giao “thuộc linh”. Cái
mà họ gọi là sự tương giao “thuộc linh” nghĩa là sự tương
giao không đủ triệt để. Mặc dù các giáo phái là sai, nhưng
một số người không sẵn lòng từ bỏ chúng; họ vẫn muốn
bảo tồn chúng đồng thời lại vươn tay ra để có một ít sự
tương giao với người khác. Nếu chúng ta rơi vào trong loại
này; thì chắc chắn điều đó không thuộc về Đức Chúa Trời.
Tôi không biết chúng ta có nhìn thấy điều này cách sáng
tỏ hay không. Chúng ta phải nhìn thấy điều này cách thấu
đáo trước khi có thể đi ra xử lý tình trạng trong mỗi địa
phương. Việc những người trước đây đã tự đóng lại với
người khác bây giờ chỉ mở cửa sổ, bắt tay qua hàng rào, và
nghĩ rằng đó là tất cả những gì họ cần làm thì không đủ.
Nếu hàng rào này phải tồn tại, tôi sẽ xây dựng nó mạnh
hơn và cao hơn, nhưng nếu hàng rào này không được tồn
tại, tôi sẽ giật đổ nó. Việc giữ các giáo phái khác nhau
nhưng có sự tương giao là một sự tự lừa dối.

Ngày nay ở Trung Hoa, có lẽ có ba loại hiệp nhất. Loại
thứ nhất là sự hiệp nhất của Hội Thánh Công Giáo La Mã.
Loại thứ hai là “sự hiệp nhất thuộc linh”, nghĩa là mặc dù
những “chiếc tách” riêng rẽ vẫn hiện hữu bên ngoài, nhưng
một người tự nói với mình rằng những “chiếc tách” như
vậy không hiện hữu trong lòng mình. Điều này có vẻ kỳ lạ
đối với tôi! Nếu các giáo phái không quan trọng, tại sao
người ta phải cho phép chúng hiện hữu? Nếu các giáo phái
không quan trọng, tại sao người ta phản ứng khi các giáo
phái bị đụng đến? Điều này hoàn toàn khó hiểu. Nếu các
giáo phái quan trọng, chúng ta phải hỗ trợ chúng; nếu
không, chúng ta phải giật đổ chúng. Nếu sự tương giao là
cần thiết, chúng ta hãy tương giao và không có cái gọi là
sự tương giao “thuộc linh”. Đây thật sự là một thuật ngữ
tốt, nhưng cách dùng của nó đã bị làm hư rồi. Đó không
phải thật sự là sự tương giao “thuộc linh” nhưng chỉ là một
sự tương giao “nửa đường”! Nếu vấn đề này được làm rõ,
tôi nghĩ nan đề về sự hiệp nhất có thể được giải quyết dễ
dàng.

Với loại hiệp nhất “thuộc linh” này, có một nan đề lớn:
Những người chủ trương hiệp nhất “thuộc linh” chú ý đến
con cái Đức Chúa Trời trong khi xao lãng lệnh truyền của
Đức Chúa Trời. Nói cách khác, họ chú ý đến cảm nhận của
con cái Đức Chúa Trời nhưng quên đi cảm nhận của chính
Đức Chúa Trời. Một người hỗ trợ các giáo phái là người
biết rất ít về Đức Chúa Trời. Nhưng nhiều người không
dám hỗ trợ các giáo phái nếu họ được hỏi. Họ cảm thấy
rằng các giáo phái là tội. Tuy nhiên, vì họ có sự suy xét về
nhiều con cái Đức Chúa Trời trong các giáo phái nên họ
không trung tín đủ để mặc khải lẽ thật của Đức Chúa Trời
cho những người đó cách triệt để. Họ không bày tỏ với
những người kia thể nào các sự chia rẽ giữa vòng con cái

Đức Chúa Trời chống lại ý muốn của Đức Chúa Trời. Họ sợ
rằng ý muốn này tạo ra một loại ngăn cách giữa họ và
nhiều con cái Đức Chúa Trời ở trong các giáo phái. Nếu họ
được hỏi là có chủ trương hay ủng hộ các giáo phái không,
họ có phần áy náy vì họ đã nghiên cứu Lời và nhận được
ánh sáng. Các giáo phái đã bị kết án trước mặt Đức Chúa
Trời và bị Đức Chúa Trời từ chối. Tuy nhiên, họ muốn có
sự hiệp nhất “thuộc linh”. Loại hiệp nhất “thuộc linh” này
hoặc thái độ bắt tay qua hàng rào này không gì khác hơn
là một biện pháp dàn xếp, biện pháp hòa giải, và biện
pháp thỏa hiệp. Họ không dám hoàn toàn chống đỡ các
giáo phái, nhưng họ không sẵn lòng hoàn toàn từ bỏ các
giáo phái. Cho nên, họ cho phép các giáo phái hiện hữu và
tán thành sự hiệp nhất “thuộc linh”, sự tương giao “thuộc
linh”. Ý nghĩa thật của cái họ gọi là sự hiệp nhất “thuộc
linh” là một sự không sẵn lòng tuyệt đối cho Đức Chúa
Trời hoặc đi theo Lời Ngài. Họ không dám tuyệt đối cho
Đức Chúa Trời vì sợ loài người. Nỗi sợ hãi việc tuyệt đối
cho Đức Chúa Trời là một khó khăn ngày nay. Thật ra,
nhiều người chủ trương tương giao “thuộc linh” và hiệp
nhất “thuộc linh” vì họ không thể đạt đến lệnh truyền của
Đức Chúa Trời; họ không tuyệt đối cho Chúa. Biện pháp
này không ra từ sự dạy dỗ của Kinh Thánh, nhưng từ sự
khôn ngoan và sự sợ hãi của con người.

Tôi tin rằng khi chúng ta không đứng về phía con cái
Đức Chúa Trời để bào chữa cho sự yếu đuối và thất bại của
họ, nhưng đứng về phía Chúa để nhìn vào vinh hiển và sự
thánh khiết của Ngài, chúng ta sẽ thấy rằng sự hiệp nhất
bởi sự dàn xếp không thuộc về ý muốn của Chúa và không
phù hợp với Kinh Thánh. Chúng ta phải rất sáng tỏ về
điều này. Nếu sáng tỏ về điều này, chúng ta có thể giải
quyết các nan đề.