Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

HÌNH ẢNH CÁC NHÂN VẬT CỰU ƯỚC DƯỚI CÁI NHÌN CỦA PHIERO

Phiero
Sô đôm
Các Bậc thẩm quyền của Do Thái giáo đương thời đều nhìn nhận Phiero, ngư phủ, là người vô học, bất tri. Nhưng nhờ sống với Chúa Jesus hơn 3 năm, và trí tuệ của Đức Thánh Linh cấu tạo, Phiero người dốt nát, đã sử dụng kinh văn Cưu ước rất lỗi lạc trong các cuộc nhóm họp của anh em ở đầu sách Sứ đồ. Dù theo lịch sử, chúng ta biết Phiero đã dùng Mác làm thông dịch viên, thơ ký, nhưng đọc qua hai tác phẩm của ông, chúng ta không thể không thấy cái nhìn sắc bén của ông về một số nhân vật Cựu ước như sau:


Thứ nhất về Sara, Phiero nói, “hãy lấy linh nhu mì, yên lặng mà trang sức người ẩn mật trong lòng là sự trang sức chẳng hay hư nát, rất quí giá trước mặt Đức Chúa Trời. Vì cũng theo cách ấy, mà các phụ nữ thánh khiết hay ngưỡng vọng Đức Chúa Trời, xưa kia từng trang sức mình, như Sara vâng phục Áp-ra-ham, gọi ông là chúa. Nếu chị em làm lành, không vì nỗi khủng khiếp mà sợ hãi gì, thì đã là con gái Sara rồi”.

Về mặt đức tin, các chị em là con gái Apraham (Lu. 13:16), nhưng theo địa vị phục vụ, các chị em là con gái Sara. Sara và các phụ nữ thánh khiết khác, trang sức người bề trong của mình bằng linh nhu mì, yên lặng. Các bà thuận phục chồng mình và gọi họ là chúa. Tiếng nói quyền lực của một gia đình là tiếng nói của người chồng. Vì Phao-lô cũng đồng quan điểm, là “đờn bà phải yên lặng mà học...Ta không cho phép đàn bà dạy dỗ, cũng không được hành quyền trên đàn ông, nhưng phải yên lặng”(1 Tim. 2:11-12). Kinh thánh chép Sara ở sau trại trong khi Áp-ra-ham tiếp khách, bà không hề nói leo vào cuộc đàm đạo với khách của ông. Các chị em là đàn bà thánh khiết như vậy chăng?

Về Nô-ê, Phiero nhắc nhở hai lần. Lần đầu, ông nói, “lúc Đức Chúa Trời kiên nhẫn chờ đợi,  trong khi Nô-ê sắm sửa chiếc tàu, trong đó chỉ có số ít, là tám hồn được cứu qua nước. Nước ấy là hình bóng chỉ về báp-têm hiện nay cứu rỗi chúng ta”. Nhờ cư ngụ trong tàu vuông, Nô-ê và bảy người nhà được sống an toàn, còn cả nhân loại đều chết chìm trong nước lụt. Họ ở trong tàu, như cơ đốc nhân hôm nay ở trong Người Mới và được cách li với loài người. Dù hôm nay, cơ đốc nhân còn sống giữa nhân loại, nhưng qua báp-têm, thế giới được kể như đã bị đóng đinh đối với chúng ta; và chúng ta đã bị đóng đinh, đã chết, ra đi, và cách biệt với thế giới. “Vậy chúng ta đã nhờ báp-têm vào sự chết của Ngài mà được đồng chôn với Ngài...Nếu chúng ta đã được liên hiệp với Ngài trong hình dạng của sự chết Ngài...”(Rô. 6:4,5). Nhờ chịu báp-têm công khai, thế giới kể chúng ta vào hàng những kẻ bị họ rủa sã, như là Jesus trên thập giá, chúng ta đã bị thế giới khai trừ như các kẻ đã chết, thế giới từ bỏ chúng ta như Nô ê đã bị thời xưa. Họ chế giễu, khinh khi chúng ta.

Nô-ê được Phi-e-rơ nhắc lại lần nữa chung với Lót trong thơ 2 Phiero. Phiero nói, “Đức Chúa Trời....đã khiến nước lụt đến trên thế giới bất kỉnh ấy, chỉ bảo tồn Nô-ê...chỉ giải cứu người công nghĩa là Lót...Chúa biết làm sao giải cứu người kỉnh kiền khỏi cơn cám dỗ (thử thách) và giam cầm kẻ bất nghĩa cho đến ngày xét đoán”. Các từ liệu “cơn nước lụt”, “Sô đôm và Gô-mô-rơ ra tro bụi” và “ cơn cám đỗ” (thử thách  như Khải 3:10) đều ám chỉ cơn đại nạn mà các Nô-ê và Lót tân thời phải trải qua. Phiero khéo léo kết hợp nước lụt và cơn diệt vong bằng lửa tại Sô đôm trong một bức tranh, có một ý nghĩa chung là đại nạn. Trong cơn cám dỗ, thử thách toàn cầu nầy, Chúa biết phương cách bảo hộ và giải cứu dân kỉnh kiền. Nô-ê là dân thuộc linh và hữu dụng hơn Lót, Nô-ê đã giảng sự công nghĩa, còn Lót chỉ là người công nghĩa cơ bản. Các ông Nô-ê sẽ được Chúa bảo tồn trong cơn đại nạn, họ vẫn rao giảng sự công nghĩa của Chúa cho đến ngày được biến hóa, là lúc kèn số 7 thổi lên. Có lẽ họ phải trải qua 2/3 cơn đại nạn. “”Trong tích tắc, trong nháy mắt, lúc kèn chót thổi. Vì kèn sẽ trổi tiếng, thì kẻ chết đều được sống lại chẳng hay hư nát và chúng ta đều sẽ được biến hóa “(1 Cor. 15:52-53).

Còn các ông Lót sẽ được biến hóa vào lúc toàn cầu chuyển quân về Hạt-ma-ghê-đôn đánh trận chống Chúa. “Nó (ếch nhái) là linh của các quỉ làm dấu lạ, đi ra đến cùng các vua khắp thiên hạ, để nhóm họp họ cho cuộc chiến tranh ngày lớn của Đức Chúa Trời thống lĩnh....Kìa Ta đến như kẻ trộm! Phước thay cho kẻ thức canh và giữ áo xống mình, kẻ e người bước đi lõa lồ và người ta thấy sự xấu hỗ ngươi chăng?...Chúng nhóm họp các vua lại một chỗ, theo tiếng Heboro gọi là Hạt-ma-ghê-đôn” (Khải 16:14-16). Người công nghĩa Lót, đại diện thành phần lúa mót, thu hoạh sau cùng. Chúa Jesus phán, “nhưng nhằm ngày Lót ra khỏi Sô-đôm, thì trời mưa lửa và lưu hoàng giết họ hết thảy”(Lu. 17:29). Mưa lửa và lưu hoàng là đại chiến Hạt-ma-ghê-đôn. Cám ơn Chúa, Ngài biết cách giải cứu người công nghĩa, kỉnh kiền, dù kém cỏi hơn hết, là Lót!

Rồi sau cùng, Phiero dùng hình ảnh Balaam, kẻ ham tiền công bất nghĩa để minh họa các công nhân, các giáo sư sa bại hôm nay. Có nhiều người bảo rằng 2 Phiero 2:9b-22 luận về kẻ vô tín, về cỏ lùng, các cơ đốc nhân giả mạo. Theo chúng tôi, dân bất nghĩa ở đây là cơ đốc nhân chân chính, vì họ biết đường công nghĩa vì cớ danh Ngài, họ kinh nghiệm tình trạng thóat li sự ô uế của thế giới bởi sự thông biết Chúa. Chúng tôi khẳng định đây là các cơ đốc nhân, giáo sư, công nhân cơ đốc chân chính, nhưng sa đọa.
  
Đây là các công nhân bất pháp. Đặc sắc của họ là sự hỗn xược, khinh dể bậc chủ quyền, nhạo báng các bậc tôn trưởng thuộc linh. Ba điểm nữa của họ là tri thức thuộc linh nông cạn, gian dâm và ham tiền. Các điểm đó hầu như đều có trong Balaam tất cả. Phiero gọi họ là “những hồn không vững bền”, nói năng những ngôn từ rỗng không vô hiệu quả. Các công nhân từ bỏ Phao-lô, dùng lời phạm thượng đều như vậy cả. Điển hình nhất là các công nhân đông đảo của Chúa, vào ngày cuối cùng như hôm nay, đang đánh đập bạn đồng công của mình. Đó là sắc dân sinh động hơn hết trong hồn lực hôm nay.

Đó là cái nhìn bậc thầy của sứ đồ Phiero bình dị, mà người đời chê là thất học và vô tri.

Minh Khải