Vào khoảng nửa thế kỷ trước đây một mục sư trẻ tuổi tên Dietrich Bonhoeffer có liên hệ đến một mưu toan để ám sát Adolf Hitler, nhưng không thành công - kết quả ông bị xử án tử hình về tội phản quốc.
Đáng kinh ngạc, cách đây không lâu danh dự của Bonhoeffer đã được hoàn cãi do quyết định giải tội của một tòa án Đức ở Bá Linh.
Là một mục sư và một nhà thần học sống dưới chế độ Đức Quốc Xả, Dietrich Bonhoeffer là một trong những nhà lãnh đạo tôn giáo chống lại chế độ của Hitler, nhưng khi ông bị lệnh động viên, các thẩm quyền hội thánh giúp ông trốn thoát được an toàn sang Mỹ Quốc.
Nhưng khi qua Mỹ, Bonhoeffer bị một câu hỏi bức rức ông: Mỹ Quốc có phải là nơi Chúa muốn ông sống đề phục vụ Ngài không? Đi đi lại lại trong căn phòng nhỏ của chủng viện Union Theological Seminary ở New York, vị mục sư trẻ ngẫm nghĩ về sự bất an trong lòng mình. Vào mùa hè năm 1939, ông đi đến một quyết định. Ông mới nghe được một sứ điệp của một vị mục sư đầy ơn thật đáng kính về lời chân thật của Chúa. Bonhoeffer có thể ở lại Mỹ, nhưng biết ông phải trở về Đức Quốc đề trông nôm hội chúng của ông và chia xẻ hoàn cảnh khổ nạn của họ -- một quyết định đúng, nhưng cuối cùng ông phải trả giá bằng mạng sống của ông.
Hitler đòi hỏi một liên kết như cách cơ đốc nhân quy nạp với Đấng Christ. Bonhoeffer và một số người cùng lập trường từ chối lời thề trung thành với Hitler và chủ nghĩa Đức quốc xả. Quyết định của nhóm người này đưa đến một cuôc đụng độ chết chóc.
Đang khi một số người lãnh đạo hội thánh và nhiều tín đồ chịu nạp mình dưới mạng lệnh của Hitler, Bonhoeffer và một số người khác trong đó có nhà thần học Karl Barth viết một biểu quyết gọi là Barmen Declaration trong đó họ kêu gọi các cơ đốc nhân hãy nhớ liên minh duy nhất người tín đồ phải làm là chỉ có với Đấng Christ mà thôi. Sự khẳng định này phân biệt rõ rệt giữa họ và chế độ Đức quốc xả.
Sáu năm sau đó, vì có liên can vào việc ám sát Hitler, Bonhoeffer bị xử án tử hình.
Di sản của Bonhoeffer đề lại cho hậu thế là những tác phẩm ông viết, nhất là những tác phẩm viết từ trong tù. Trong cuốn sách "Giá Trả Của Môn Đồ Chúa" (The Cost of Discipleship), Bonhoeffer nhấn mạnh đến "ân điển rẽ tiền là ân điển không có thập tự giá." Nó là thần học mong muốn những phúc lợi của ân điển không đòi hỏi sự dấn thân hy sinh vâng lời. Khi dấn thân vào việc toan tính ám sát Hitler, Bonhoeffer không phải không bị khắc khoải. Ông cho thấy ông hiểu thế nào là người kính sợ Chúa, chứ không phải giả sử về ân điển của Ngài. Khi được hỏi về việc Chúa có tha thứ cho ông về việc ám sát này không, Bonhoeffer thành thật trả lời: "Tôi không biết!."
Trong cuốn sách đó, Bonhoeffer đã vẻ lên một bức tranh sống động vể đức tin chân chính của người Cơ Đốc ở dưới chề độ Đức quốc xã. Khi bị bắt bờ, Bonhoeffer khám phá ra một chân lý - ân điển tuy được ban cho miễn phí, nó cũng phải trả với một giá rất cao.
Vì trả giá cho ân điển đã thúc đẩy Bonhoeffer phải trở về Đức và chịu khổ với hội chúng của ông khi ông có thể ở lại an toàn ở Mỹ.Vì trả giá cho ân điển mà Bonhoeffer vẫn tiếp tục giảng dạy lời Chúa mặc dầu ông bị áp bức trăm bề dưới một chế độ kiềm chế tín ngưỡng..Vì trả giá cho ân điển mà Bonhoeffer đứng lên chống lại sự nguỵ trang giả hình của một số hội thánh trà lộn chủ thuyết quốc xả với niềm tin chân lý Cơ Đốc. Cùng với một số tín hữu trung tín khác, Bonhoeffer ký tên trong bản Tuyên Ngôn Barmen khẳng định lập trường độc lập với chánh quyền và hội thánh kết nạp.Vì trả giá cho ân điển mà Bonhoeffer đã dấu diếm và đưa lén người Do Thái ra khỏi nước Đức và hậu quả là ông bị bắt bỏ tù.Vì trả giá cho ân điển mà Bonhoeffer đã thay đổi từ thái độ ôn hoà đến việc liên hệ vào mưu toan ám sát Hitler để rồi bị hành hình dưới bàn tay của phe quốc xã.Mặc dầu bị trong tù, cuộc đời Bonhoeffer vẫn sáng choang ân điển thiên thượng. Ông an ủi khích lệ những tù nhân khác đến nỗi họ coi ông như mục sư trong tù của họ. Ông viết nhiều bức thư thiết tha đầy cảm động mà sau này người ta gom góp lại thành một tác phẩm gọi là "Những bức thư và áng văn từ trong tù của Bonhoeffer"
Vào buổi sáng ngày 9 tháng 4 năm 1945 - khoảng một tháng trước khi Hitler bị chiến bại trong thế chiến thứ Hai - Bonhoeffer quỳ gối và cầu nguyện và rồi bị dẫn đến cột đài để bị hành huyết, ông bị treo vì bị gán tội phản quốc.
Khi được dẫn ra pháp trường để bị treo, Bonhoeffer cho chúng ta hiểu được "chỉ có người tin mới biết vâng lời, và chỉ có người vâng lời, tin!"
Ngáy nay Bonhoeffer nhận được giải tội cùng sự tôn kính mà ông đã khích lệ nhiều người tin Chúa.
Bonhoeffer hiến dâng đời mình là mẩu mực cho mỗi chúng ta - hoàn toàn dânh hiến đời mình cho danh Đấng Christ. Hầu hết chúng ta đều không có chịu thử thách như vậy, nhưng chúng ta cần phải chuẩn bị tâm thần cho một điều: chúng ta sẽ bị thử thách.
Có vài thí dụ để dẫn chứng, chúng ta có thể mang nỗi ưu tư hay chạnh lòng cho cảnh nghèo nàn thiếu thốn của nhiều dân tộc, hay cảm thông niềm đau khổ cho những người bị thiên tai, hay mang tâm tình của bà mẹ Teresa, cùng sống với cam khổ vô hy vọng với những người nghèo nhất của người nghèo ở Ấn Độ. Hay chúng ta phải kêu vang với Chúa vì công việc của riêng chúng ta hay công việc Chúa hầu như không đi đến đâu, không thấy kết quả thực tiển trong thời gian vừa qua.
Và chúng ta có thể cam chịu khổ nạn về thể chất không? Bạn và tôi có chịu được tra tấn, bắt bớ, tù đầy, đến chỗ hành hình như Bonhoeffer hay những người tuẩn đạo khác không?
Bonhoeffer nhắc nhở chúng ta: đau đớn hay khổ nạn là giá phải trả để làm môn đồ Chúa; nó là tiếng gọi cho mỗi Cơ đốc nhân. Ngay chính các sứ đồ trong hội thánh đầu tiền sau khi bị bắt và được ra khỏi tòa Công Luận cũng đã vui mừng hớn hở về mình đã được kể là xứng đáng chịu nhục vì danh Đức Chúa Jêsus (Công Vụ 5:41)
Chúng ta cần mang tâm tình cho việc chịu khổ vì danh Đấng Christ là một đặc ân. Nhiều nơi trên thế giới hiện nay, nhiều Cơ đốc nhân phải chịu khổ vì Tin Lành. Ở Ấn Độ, Ba Tư, Miến Điện mạng sống của họ bị đe dọa vì công khai tin nhận Đấng Christ.
Câu hỏi thật ra không phải là chúng ta có bị khổ nạn vì Tin Lành, nhưng rõ ràng hơn phản ứng của chúng ta phải như thế nào khi bị thử thách khổ nạn vì Tin Lành. Khi bị thử thách hay khổ nạn vì Tin Lành, nó là cơ hội cho chúng ta kinh nghiệm ân điển của Chúa ở điểm sâu nhiệm nhất. Chúng ta có thể nhận thức đó là cảnh khốn khổ hay kinh nghiệm đáng thương mà chúng ta phải trải qua, hay chúng ta cứ dâng thử thách khổ nạn quy danh về cho Chúa như là dự phần vào công việc cứu chuộc của Ngài. Đây là một chân lý chân thật và sâu nhiệm mà chúng ta cần nhận rõ: Chúa sẽ dùng sự thử thách của chúng ta cho công việc cứu chuộc của Ngài nếu chúng ta để Ngài làm điều đó.
Phải nhận xét điều này, hội thánh Tin Lành Việt Nam nói riêng từ đầu thế kỷ thứ Hai Mươi tới nay, hay Cơ Đốc Giáo (Công Giáo, Tin Lành, và các giáo phái khác) ở Việt Nam nói chung từ cuối thế kỷ thứ 17 đầu thế kỷ thứ 18 tới nay, chúng ta chưa có cơn thử thách lớn vì danh Chúa như ở Trung Hoa, Đại Hàn, Âu Châu, Nam Mỹ hay Phi Châu nơi mà có khi hàng triệu người bị chết vì danh Chúa. Một số Cơ đốc nhân của chúng ta chỉ chịu những bắt bớ tù đày nho nhỏ chừng vài chục người hay cao lắm vài trăm người. Chúng ta cần chuẩn bị tinh thần cho cuộc thử thách lớn để có thể có cuộc phục hưng lớn cho chính dân tộc chúng ta.
Thử thách đau khổ có thể nói là "ngôi trường đức tin" cho người tin Chúa; Chỉ có trong thử thách, thất bại ê chề để đi đến mức đường cùng, chúng ta mới nhận ra một cách sâu xa sự bất lực của chúng ta, chúng ta chỉ còn cách duy nhất kêu cầu cùng Thượng Đế toàn năng.
Chúng ta không ngạc nhiên khi bị thử thách khổ nạn, nhiều cơ đốc nhân đã thốt lên như Phao Lô trong Phi Líp 3:10 "..cho đến nỗi tôi được biết Ngài, và quyến phép của sự sống lại của Ngài, và sự thông công thương khó của Ngài."
Một điều buốn cười ngộ nghĩnh là lòng ngưởi Cơ Đốc muốn gần gũi Chúa hơn mỗi ngày, nhưng chúng ta cũng muốn thoát ra ngoài vòng thử thách! Nếu Đức Chúa Trời không dùng thử thách để uốn nắn chúng ta cho cùng một mục đích Ngài đã để khổ hình dành cho Chúa Jêsus để cứu chuộc chúng ta, chúng ta thử nghĩ làm sao? Nếu ai có nói cho bạn hay bất cứ người nào tin Chúa để có được đời sống êm đềm phẳng lặng - không bệnh tật, không hoạn nạn thử thách chỉ toàn những ơn phước vật chất - chúng ta có thể nói đó là dị giáo. Như đã nói ở trên sự thử thách trăm bề đến với chúng ta cho một mục đích như Phao Lô nói - nhận biết Ngài.
Nhà báo quá cố của Anh quốc Malcom Muggeridge tri tụng Bonhoeffer trong một quyển sách có tên là ‘The Third Testament" có viết:
"...Nhìn ngược về quá khứ hàng chục năm...những gì ký ức còn lại của một người đã hy sinh, không những cho tự do hay độc lập hay cho tổng thu lợi của quốc gia, cũng không phải cho những hy vọng hay ham muốn giả tạo trong thế kỷ thứ hai mươi, nhưng nhân danh cho thập tự giá mà một Đấng ông tôn thờ đã hy sinh hơn hai ngàn năm trước đây.."
Muggeridge viết tiếp, "cũng giống như trên đồi Gô gô tha trước đây, giữa cái hỗn độn của việc giải phóng Âu Châu, người duy nhất chiến thắng là người đã hy sinh. Khi hy vọng duy nhất cho tương lai nằm trong sự chiến thắng sự chết. Không bao giờ còn cần một sự chiến thắng hay một hy vọng nào khác."
Bài học về cuộc đời và cái chết của Bonhoeffer là ân điển của Chúa không phải rẽ, nhưng thật đắc giá. Nó đòi hỏi ở chúng ta một sự tận lực - ngay cả mạng sống chúng ta. Nhưng đổi lại nó cho chúng ta một đời mới vượt quá mọi tình huống chính trị hay trí tưởng nào khác.