Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012

Lịch Sử Cơ Đốc Giáo Ở Trung Hoa



Tôn giáo luôn có một giềng mối sâu đậm trong xã hội Trung Hoa từ xa xưa.  Một trong những khám phá của khảo cổ học về dân định cư ở Trung Hoa tại ngôi làng Banpo gần cố đô Xian, ở ngay trung bộ Trung Hoa, người ta tìm thấy những di tích về viêc thờ cúng từ năm 4,700 B.C.  Những chậu bằng sành với những lỗ hỏng trên nắp đậy được tìm thấy ở Banpo, cho chứa đựng những bộ xương của trẻ sơ sinh và trẻ con.  Theo tục truyền, những lỗ hỏng được làm ra để hồn của các trẻ em có thể thoát xuất.  Tập tục này chứng minh về niềm tin về đời sau đã có từ 6000 năm trước đây ở Trung Hoa.

Tiến tới một chút nữa với thời gian, những cuộc đào di tích ở thành phố Yinxu, một nơi nỗi tiếng vào đời nhà Thương (1700-1100 BC), khám phá những cuộc cúng tế trong đó có thú vật và người ta. ‘Trẻ con và người lớn cầm những vũ khí, heo, bò, và chiên cừu được tìm thấy chôn vùi dưới những di tích này...Những hang cúng tế được tìm thấy gần những chùa chiền dinh thự gần trung tâm của di tích này trong đó có 852 nạn nhân, 15 ngựa, 10 bò,18 con chiên, 35 con chó và 5 xe cổ ngựa.'  Những việc cúng tế này chứng minh mối quan tâm về tôn giáo trong xã hội Trung Hoa.
Có bốn đặc tính về tôn giáo trong xã hội Trung Hoa:

  • •·         Tin vào chiêm tinh học hay sự vận hành của vũ trụ
  • •·         Quan tâm về cỗi đời vô định qua kinh nghiệm trong đời sống hàng ngày
  • •·         Thuyết tự giải thoát và
  • •·         Đời sống đạo đức
Suốt lịch sử Trung Hoa, không có sự phân biệt rõ ràng giữa triết lý sống và tôn giáo.  Có ba tôn giáo hay triết lý sống chánh là:
  • •1.    Khổng giáo
  • •2.    Lão giáo
  • •3.    Phật giáo.

Cả ba tôn giáo trên đều chúng trọng đến nhân bản - coi con người là trung tâm của vũ trụ.  Tuy nhiên, triết lý sống trong phong tục Trung Hoa không phải là hoàn toàn thế tục trong quan niệm sống. Sự cầu khẩn khấn vái nói lên sự quan tâm đến mối liên hệ giữa trời và đất của người Trung Hoa. Để chứng minh niềm tin của người Trung Hoa vào trời đất, một trái cầu to lớn hay quỷ đạo được treo phía trên ghế của Hoàng Đế ngay trung tâm của Thành Phố Cấm (Forbidden City).  Nếu nhà Vua không hành xử theo ý định của trời đất, quả cầu sẽ rơi xuống, và ngôi vị của Hoàng Đế bị cắt đứt.
Nhìn sơ qua tôn giáo của Trung Hoa:

  • •·         Trần tục và văn hoá đa thần

  • •·         Ngôn ngữ là một yếu tố chủ yếu rất quan trọng - nói lên cách suy nghĩ của con người - thí dụ như chữ "thiên đàng" hay  "thiên giới" có chữ "con người" cấu kết trong đó.  Chủ yếu ngôn ngữ của Trung Hoa, hay nói một cách khác đi, triết lý cấu tạo của nó, vẫn không thay đổi trong suốt 2500 năm từ thời Khổng Phu Tử.

  • •·         Triết lý khổng học, hay luân thường đạo lý, ghi ấn rõ rệt trong sự tiến bộ và nền văn hoá của Trung Hoa.

  • •·      Những nhà lảnh đạo khôn khéo và  người dân có quy tắc đều được hậu thế ca tụng

  • •·         Gia đình và thân thuộc là yếu tố căn bản cho xã hội Trung Hoa.
Ở đây cũng nên ghi nhận một sự tương phản rõ rệt giữa Đông và Tây Phương

  • •·         Phong tục của Đông phưong đánh giá trị rất cao hay kính trọng các nhà hiền triết, người thông thái, văn chưong thơ phú và huyền thoại.

  • •·         Phong tục Tây phương đánh giá trị trên quyền thế, tiền bạc của cải và kiến thức.

Khổng giáo xây dựng trên nền tảng của "con người đạo đức" - một người biết phép tắc luân lý, biết hành xử theo luân thường đạo lý và địa vị trong xã hội.  Về mặt khác, Lão giáo nói rằng - ‘kiến bất ngôn, ngôn bất kiến' người biết không nói; người nói không biết' - vì mục đích tối hậu thì hầu như không biết và có lẽ không thể nào tương giao được.
Trong cái nền tảng đó, Cơ Đốc Giáo đến Trung Hoa.


Lịch Sử của Cơ Đốc Giáo Tại Trung Hoa

Theo lời của một giáo sư Trung Hoa trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ gần đây có nói, "niềm tôn giáo ở Trung Hoa đang phục hồi, chứa không phải mai một, niềm tin tôn giáo ở đó vẫn còn sống, chứ không chết mất."  Không có gì rõ rệt hơn là bằng chứng ảnh hưởng của Cơ Đốc Giáo tại Trung Hoa.

Những toan tính đem Cơ Đốc Giáo đến Trung Hoa kéo dài trong khoảng mười thế kỷ.  Khởi đầu, Cơ Đốc Giáo gặp nhiều khó khăn ở Trung Hoa.  Ba lần toan tình khác nhau để đem Cơ Đốc Giáo vào Trung Hoa đều bị thất bại.

Nestorians 635 AD

Dữ kiện sớm nhất chúng ta được biết, tiếp xúc đầu tiên của Cơ Đốc Giáo vào đất Trung Hoa xẩy ra vào khoảng tirều đại nhà Tần (AD 618-907)  Theo những vết tích được đào lên năm 1623 có ghi trên bảng đá của 1780 mẩu tự Trung Hoa vào khoảng AD 781, một nhà tiền phong người Syrian Nestorian gọi là Aluoben bạo hiểm đến Trung Hoa. Ông và đoàn tùy tùng vượt vùng Trung Đông, và đến thủ đô Trung Hoa vào năm 635 AD.  Cơ Đốc Giáo mà Nestorian đem đến truyền bá ở Trung Hoa nhận được sự ủng hộ và dễ dàng của thẩm quyền Trung Hoa thời đó, và đưa đến kết quả người Trung Hoa cho Cơ Đốc Giáo cái tên là "Jing Jiao", có nghĩa là "một tôn giáo sáng chói hay đáng thán phục."  "Khi nhà Vua nghe về sự giảng dạy về giáo lý Cơ Đốc, nhà Vua nhận thức một cách sâu xa là Cơ Đốc Giáo nói lên sự thật."  Sau hơn hai thế kỷ, Nestorianism, chỉ tập trung vào gìới hoàng gia nhưng lại không có hội chúng, bị suy tàn sau khi Hoàng Đế Wuzong, một người tôn sùng Lão giáo, làm một cuộc thanh trừng tôn giáo kể cả Phật Giáo, Cơ Đốc Giáo vào năm 842.  Sự đàn áp này đến đỉnh cực độ năm 845 AD khi thẩm quyền địa phương đóng cửa 4,600 chùa chiền và 40,000 nhà thở nhỏ và đền miếu.

Thành Cát Tư Hãn (Ghengis Khan) và Gia Đình

Đạo binh của Thành Cát Tư Hãn (Ghengis Khan) chinh phục Trung Hoa và vùng Trung Đông, và tiếp tục đánh Đông sang Tây tận đến Âu Châu.  Ghengis Khan, con trai và cháu trai đánh bại đạo binh của Ba Lan, Hung Gia Lợi và Nga Sô. Vị tân Giáo Hoàng Innocentius V gởi một bức thư đến cho Hốt Tất Liệt (Guyuk Khan), cháu nội của Thành Cát Tư Hãn(Ghengis Khan) nói rằng nếu quân đội Mông Cổ tấn công Cơ Đốc Nhân ở Âu Châu chắc chắn Hốt Tất Liệt (Guyuk Khan) sẽ bị phán đoán. Hốt Tất Liệt trả lời thư từ chối trở thành một Cơ Đốc Nhân và đòi hỏi chính Giáo Hoàng phải đứng đầu phái đoàn các vị vua ở Âu Châu để ra mắt Vua quân Mông Cổ.

"Nếu không tuân hành theo mạng lệnh của ông Trời, Ta coi như là kẻ thù.  Ai công nhận thiên tử và xấp mình trước thiên tử và thiên Chúa của thế gian, Hoàng Đế vĩ Đại Thành Cát Tư Hãn sẽ được tha cho khỏi chết, còn ai chống cự lại sẽ bị tiêu diệt."

Hốt Tất Liệt bị chết hai năm sau đó và Âu Châu tranh được cảnh giết chóc tàn khóc năm 1248.

Bảy năm sau đó Vua Louis thứ XIV của Pháp gởi một tu sĩ thuộc dòng Franciscan tên là William de Rubruck đến Mông Cổ.  De Rubruck tranh luận ngay trong triều đình của Thành Cát Tư Hãn và báo cáo có nhiều người trong gia đình Hốt Tất Liệt (Guyuk Khan) theo phái Nestorian Cơ Đốc Giáo.

Marco Polo

Năm 1266 Marco Polo được yêu cầu gởi 100 giáo sĩ đến Trung Hoa ‘với đầy kiến thức về Cơ Đốc Giáo và thần học'. Những người này phải lập luận giảng dạy giỏi về niềm tin Cơ Đốc để chứng minh tôn giáo này trội hơn niềm tin tôn giáo của người Trung Hoa và người Mông Cổ.  Nều họ có thể làm như vậy ‘Kublai Khan - cháu của Ghengis - và cả gia tộc sẽ tin nhận niềm tin Cơ Đốc."  Tuy nhiên Đức Giáo Hoàng và La Mã từ chối làm việc đó.  Họ gởi một giáo sĩ đến Trung Hoa 28 năm sau đó, nhưng Kublai đã qua đời.  Giáo sĩ này chưa nhận được sự ủng hộ của vi vua kế vị vua Kublai, và thành lập một cộng đồng Công Giáo ở Trung Hoa, việc này làm phẫn nộ nhóm người theo giáo phái Nestorians.  Vào thời gian này ở Trung Hoa, Marco Polo ghi nhận có Cơ Đốc Nhân không những phía Bắc của Trung Hoa lục địa, mà còn ở những nơi xa xôi như Phúc Kiến.

Khi nhà Minh đánh bại quân Mông Cổ để thống nhất lại Trung Hoa, việc chống lại ảnh hưởng của ngoại bang gia tăng ở Trung Hoa.  Kết quà là Cơ Đốc Giáo bị coi là ngoại lai và bị bài trừ.  Vào khoảng cuối thế kỷ 14, Cơ Đốc Giáo hầu như không còn ảnh hưởng ở Trung Hoa nữa.

Matteo Ricci

Vào khoảng cuối thế kỷ thứ 16, một người theo giáo phái Jesuit tên là Matteo Ricci đến Trung Hoa.  Ricci toan tính hàn gắn Cơ Đốc Giáo với nền văn hóa Trung Hoa trong cách thức thờ phương và những cách xưng hô ngôn ngữ tôn giáo có vẻ không xứng họp, kết quả Giáo Hoàng La Mã trục xuất Ricci vì so sánh việc thờ cúng Khổng Phu Tử như là thờ phượng Chúa và vì Ricci du di việc thờ cúng tổ tiên của người Trung Hoa mà La Mã cho đó là thờ cúng tà thần hay mê tín.

Những biến cố này không làm chênh lòng của Ricci.  Ông tìm cách đến được Bắc Kinh, và thiết đặt được cơ sở vững chắc ở tỉnh Giang Đông.  Sau đó ông được thẩm quyền Trung Hoa cho phép sinh sống ở Bắc Kinh năm 1661.  Ông gây ảnh hưởng vào chánh quyền Trung Hoa, kết bạn với học giả Khổng giáo, ngoài ra ông còn ăn mặc giống như một nhà nho.  Ông đạt được những kết quả đáng kể.  Một trong những người tiếp nối ông có tên là Verbiest, kết bạn thân với Hoàng Đế Kangxi (1654-1723).  Vi vua này mặc dầu không có chánh thức là một tín đồ cơ đốc hay chịu thánh lễ báp têm, nhưng nhà vua có một kiến thức sâu rộng về niềm tin Cơ Đốc. Vua Kangxi còn bỗ nhiệm V erbiest đảm trách Văn Phòng Lịch Trình - một cơ quan quan trong để nhìn thế giới toàn vẹn của Trung Hoa.  Cho đến năm 1715 khi tin Giáo Hoàng cấm đoán việc làm của giáo phái Jesuit trong việc dễ dãi về niềm tin căn bản của Cơ Đốc Giáo với việc thờ cúng tổ tiên mà người Trung Hoa cho là tập tục văn hóa và không có lien hệ gì với niềm tin Cơ Đốc.  Việc này gây phẫn nộ vua Kangxi và vua định ra chiếu chí cấm đoán tôn giáo ngoại lai hay Cơ Đốc Giáo luôn, không được thờ phượng và hoạt động ở Trung Hoa nữa, nhưng mai là nhà vua không sống lâu để làm việc đó.  Vị vua kế tự, Hoàng Đế Yong Zeng ra một chiếu chỉ năm 1724 "quyết định trục xuất và cấm đoán Cơ Đốc Giáo hoạt động ở Trung Hoa.  Nhà thờ bị tàn phá, việc giảng dạy bị cấm đoán, và giáo sĩ bị trục xuất.  Đây là một sự thụt lùi đáng kể của Cơ Đốc Giáo tại Trung Hoa. Cơ Đốc Giáo vẫn bị coi là một tôn giáo ngoại lai và chưa nẩy mồi mọc rễ được ở Trung Hoa.

Robert Morrison

Năm 1807 Robert Morrison của Hội Truyền Giáo Luân Đôn đến Trung Hoa.  Ông học và viết được tiếng Trung Hoa khi làm việc cho British East India Company (BEIC).  Đến năm 1813 ông dịch được Tân Ước ra tiếng Trung Hoa và hoàn thành Cựu Ước năm 1819, tất cả những việc này, mất khoảng 17 năm, hoàn thành khi ông là một thư ký thương mại và thông dịch viên ở Canton.  Tuy nhiên ông chỉ chứng kiến được có 10 người tin nhận Chúa khi ông qua đời năm 1834.

Cái trở ngại lớn lao trong nhiều năm của việc phát triển truyền bá Cơ Đốc Giáo ở Trung Hoa là việc liên hệ của các giáo sĩ Tây Phương với những nhà thương mại Tây Phương buôn bán á phiện ở Trung Hoa.  Những giáo sĩ này được dùng để thông dịch cho Hội BEIC.  Vì việc này đi đến một thỏa ước luật lệ Trung Hoa không được áp dụng cho các giáo sĩ nếu họ có liên hệ với những lái buôn ngoại quốc. Khi Trung Hoa cưởng lại việc Anh Quốc trả bồi thường cho việc buôn bán á phiện, Hải quân Anh tiến vào hải cảng Canton để bắt buộc Trung Hoa phải tuân theo những thỏa ước về việc này, gây ra một trong ba trận chiến tranh về Á Phiện.

Trong cuộc Taiping chống đối năm 1850-56, một người Trung Hoa tên là Hong Xiuquan trở thành Cơ Đốc Nhân và lãnh đạo việc chống lại triều đình nhà Thanh.  Nhà viết lịch sử tôn giáo Weller nói:

Tư tưởng của nhóm Taiping về Ba Ngôi Đức Chúa Trời hay về Đức Thánh Linh thật là mơ hồ, và người lảnh đạo của nhóm này cho mình là em của Chúa Jesus.  Việc này làm công phẩn người Cơ Đốc ở Tây Phương.  Tuy nhiên dầu có đúng theo niềm tin Cơ Đốc hay không, những tư tưởng của nhóm Taiping rất mới mẻ với người Trung Hoa.  Nhóm Taiping tin vào một Chúa đơn thuần chứ không phải là Đức Chúa Trời Ba Ngôi, và Chúa Giê Xu đã chết cho tội lỗi của họ.  Họ cũng làm lễ báp têm, cầu nguyện, in văn phẩm Cơ Đốc kể cả Tân và Cựu Ước cùng với sách kinh riêng của họ. Họ cũng phá hủy được những hình tượng không phải là Cơ Đốc Giáo.

Ảnh hưởng của nhóm này thật đáng kể trong việc bành trướng Cơ Đốc Giáo tại Trung Hoa. Tuy nhiên hậu quả bừng dậy của nhóm này thật kinh khủng khi bị áp bức. Sự nỗi dậy này gây một sự tàn phá khủng khiếp ở Trung bộ và Nam bộ Trung Hoa làm cho có khoảng mười triệu người bị giết chết.

Hudson Taylor
Hudson Taylor (1832-1905) sáng lập  Hội Truyền Giáo Trung Hoa Nội Địa và đem các giáo sĩ đến Trung Hoa.  Vào lúc đó Hội Truyền Giáo này nỗi bật hơn các hội khác vì năm lý do chính sau đây:
•1.       Liên giáo phái
•2.       Không đòi hỏi phải có học vấn cao
•3.       Phụ nữ không có gia đình cũng có thể tham gia
•4.       Được mặc quốc phục Trung Hoa, và
•5.       Thẫm quyền của hội Truyền Giáo đặc tại Trung Hoa, không phải ở Luân Đôn
Vì vậy nền tảng cho việc truyền giáo đã được thiết lập.  Vào năm 1885 có khoảng 641 giáo sĩ đến phục vụ ở khắp các tỉnh lỵ của Trung Hoa ngoại trừ Tibet, trung tâm của xứ Mông Cổ và Xinjiang.  Việc truyền giáo đến với tầng cấp hạ lưu và nhận thức rằng ngôn ngữ là việc sống còn để cho việc truyền bá được thành công cùng với việc am tường lịch sử và văn hoá Trung Hoa. Sau cuộc nội chiến giữa phe Quốc Gia và phe Cách mạng trong thập niên 1920 và thập niên 1930 Cách mạng đã trục xuất 10,000 giáo sĩ khi Mao Trạch Đông nắm chánh quyền.


Phản Ảnh Về Công Cuộc Truyền Giáo Ở Trung Hoa

Mối liên hệ chặt chẽ giữa những giáo sĩ ở Trung Hoa với chủ nghĩa đế quốc Tây Phương không thể từ chối được.  Với sự thất bai của Trung Hoa trong trận chiến Á phiện, cả Thiên Chúa Giáo lẫn Tin Lành thừa hưởng những lợi ích từ những thỏa ước mà những cường quốc ép Trung Hoa phải ưng chịu.  Những thỏa ước này bảo đảm quyền che chở ngoại giao cho những giáo sĩ cũng như những người tiếp nhận niềm tin mới, không những thế họ còn được che chở và hưởng đặc quyền theo luật lệ tối cao của các cường quốc Tây Phương.  Trong vài trường họp, những của Pháp quốc, hội truyền giáo Công Giáo ở Trung Hoa được dùng để tăng cường ảnh hưởng của Pháp ở vùng đất này.  Việc liên kết chặc chẻ giữa Cơ Đốc Giáo và các đế quốc Tây Phương càng gia tăng them vào thập niên 1930 và thập niên 1940 khi nhiều hội truyền giáo Mỹ gắn liền với quyền lợi quốc gia ở Trung Hoa.  Quá nhiều giáo sĩ từ nhiều quốc gia lại quá thể hiện với chánh sách của quốc gia họ, và Cơ Đốc Giáo lối cuốn theo chiều hướng của chính trị.  Như Henry Kraemer nhắn nhủ một cách đau lòng với các hội thánh ở Tây Phưong khoảng ba thập niên trước đây, "Các hội thánh mới phải trả một giá thật đắc bởi vì các hội thánh này phát xuất từ những việc truyền giáo hiện đại qua ảnh hưởng của chế độ thuộc địa".

Trước cuộc Cách Mạng Xã Hội của chính quyền, người Trung Hoa thường xem Cơ Đốc Giáo là tôn giáo ngoại lai.  Điều này gắn liền Cơ Đốc Giáo là phương tiện của ngoại bang xuyên vào việc nội địa của Trung Hoa.  Có một điều kỳ lạ là Phật giáo và Hội Giáo lại tránh được những nhãn hiệu hạ giá này.  Có những lời dị nghị trước năm 1949: "Việc gia tăng của một Cơ Đốc Nhân vào hội thánh có nghĩa là một sự giảm đi một công dân cho Trung Quốc."  Lý do của việc này là, theo lời của Jiang Wenhan, Cơ Đốc Giáo ở Trung Hoa "hoàn toàn là việc truyền giáo ngoại lai vào lúc có cuộc giải phóng Trung Hoa vào năm 1949., và không bao giờ là một việc làm bản xứ trên đất Trung Hoa."  Cơ Đốc Giáo được coi là hoán cải người tin trở thành mật gốc.

Tuy có sự liện hệ với ngoại bang, Cơ Đốc Giáo có những sự gia tăng đáng kể trước năm 1949.  Latourette và Brown đưa ra những dữ kiện dẫn chứng cho việc tăng trưởng của Cơ Đốc Giáo trong suốt nửa bán thế kỷ 20th ở Trung Hoa:

•·         Người Tin Lành có vào khoảng 100,000 người vào năm 1900.
•·         Vào năm 1920, con số đó tăng lên gấp bốn lần tới 400,000.
•·         Vào năm 1949 số tín hữu tăng lên tới 700,000.
•·         Số tìn hữu Công giáo tăng lên từ 700,000 năm 1900 lên tới hơn 3,250,000 vào năm 1949
•·         Tới năm 1920, Trung Hoa trở thành trung tâm lớn nhất của công cuộc truyền giáo do  các hội thánh từ Bắc Mỹ và Âu Châu gởi đến.
•·         Số giáo sĩ ở Trung Hoa đạt đến mức kỷ lục vào năm 1926 với 8,325 giáo sĩ. Những cuộc bắt bớ phá phách liên tục đến với những công cuộc truyền giáo do phe quốc gia và phe cách mạng gây ra làm cho số giáo sĩ giảm đi vào khoảng 6,000 người, nhưng con số này cũng biểu trương một con số đáng kể.

Với sự nghi ngờ sâu xa về Cơ Đốc Giáo nói chung từ nhiều thế kỷ trước khi cuộc Cách Mạng năm 1949, cùng với những sự bắt bớ phá hoại vì những lý do khác nhau đến với các giáo sĩ ở khắp các vùng trên lục địa Trung Hoa, thêm vào đó chủ nghĩa xã hội gây ảnh hường trong xã hội Trung Hoa, Cơ Đốc Giáo bắt đầu bị thương tỗn nặng nề.  Như đã được biết từ lâu, tư tưởng chủ nghĩa cho rằng tôn giáo là "đầu độc, mê hoặc" dân gian, làm xáo trộn xã hội để kiểm soát và bắt ép quần chúng. Sự bôi nhọa Cơ Đốc Giáo là "tôn giáo ngoại lai"và là phương tiện xâm lăng vào xã hội Trung Hoa của Tây Phương gia tăng đến mức cao độ.  Thêm vào đó việc liên hệ giữa các hội đoàn Cơ Đốc với phe Quốc Gia và lãnh tụ của phe này là Tưởng Giới Thạch, người mà phe Cách Mạng chống lại, càng làm cho công cuộc truyền giáo ở Trung Hoa suy đồi.
TNPA