Bác Sĩ
Lu-Ca - tác giả của quyển sách thứ ba trong Kinh Thánh Tân Ước và sách Công Vụ
- là một người đặc biệt vì nhiều lý do. Ông không phải là người Do
Thái,và là người "ngoại" duy nhất viết hai quyển sách của Kinh
Thánh. Hơn thế nữa, ông cũng là một khoa học gia và là một bác sĩ duy
nhất trong số các tác giả viết Kinh Thánh.
Ông
cũng được coi là một sử gia đáng tin cậy, với việc thu lượm những dữ kiện quan
trọng cho một thời kỳ tối quan trọng trong lịch sử nhân loại. Ông cũng là
một tín đồ trung kiên, với những bằng chứng về việc ông vô tư hy sinh, nhiệt
tâm dấn thân vào việc làm bạn đồng hành với Phao-Lô. Sau cùng, có thể nói
ông là nhà biện giải Cơ Đốc đầu tiên, hăng hái bào chửa, và minh chứng chân lý
tuyệt đối lời của Đấng Christ. Luca là khoa học gia và là một bác sĩChúng
ta không có những dữ kiện rõ ràng nào về quá khứ cũng như học vấn y khoa của
bác sĩ Lu-ca. Ông được Phao Lô gọi “Lu-ca là thầy thuốc rất yêu dấu”
trong Cô-lô-se 4:14, và có lẽ đó là một lý do chính mà Lu-ca cộng tác với Phao-Lô
vì Phao-Lô cần sự chăm sóc của bác sĩ Lu-ca.Phao-Lô nói đến “một
cái giằm xóc vào thịt tôi” (II Cô 12:7) và “vui lòng khoe mình về sự yếu đuối
tôi” (II Cô 12:9). Chúng ta không biết chắc những sự đau đớn về phần
xác của Phao-Lô như thế nào, mặc dầu nó ảnh hưởng đến “..thịt của ông” và chắc
ông cần một vị thầy thuốc chữa trị cho ông khi cần. Phao Lô cũng bị
hành hạ nhiều về phần xác trong chức vụ truyền giáo của ông (II Cô 11:23-27),
và chắc chắn cần sự chăm xóc của bác sĩ Lu-Ca. Chúng ta cũng có thể giả
định rằng bác sĩ Lu-ca có thể hành nghề y-khoa ở một thành phố nỗi tiếng như
An-ti-ốt, quê hương của ông và là nơi ông gặp Phao Lô, nhưng thay vào đó ông
dâng mình hầu việc Chúa bằng cách hy sinh, dấn thân chịu cam go để giúp đở Phao
Lô.
Có lẽ Chúa dùng năng khiếu y-khoa của Lu-ca để giữ gìn chăm sóc Phao-lô
được sống sốt nhiều lần khi Phao-lô bị đánh đạp, ném đá hay bị chìm tàu.Luca
là một người đặc biệt vì ông là người bác sĩ Cơ Đốc đầu tiên đươc nhắc đến
trong Kinh Thánh, và noi theo gương của ông, có vô số bác sĩ, dược sĩ, bác sĩ
chuyên khoa, y-tá đã nối bước của ông hầu việc Chúa. Trong hai sách của Lu-ca,
rất có ít dữ kiện khoa học hay y-khoa rõ ràng. Ông có nói rõ là hài
nhi Jêsus chịu phép cắt bì vào ngày thứ tám (Luca 2:21), và là tác giả duy nhất
trong số bốn tác giả của các sách Tin Lành viết về dữ kiện đó. Không
những bác sĩ lấy Luca làm gương noi theo, nhưng các sử gia cũng có cớ để bắt
chước ông, vì cách ông phỏng vấn, tra tìm, thu thập tài liệu, cùng cách hành
văn của ông theo như lối Hy-lạp cổ điển.Là một bác sĩ, Luca rất
thích thú tò mò về bệnh trạng của bệnh nhân sau những lần người bệnh được Chúa
chữa lành. Trong thực tế, Luca dùng nhiều danh từ y khoa hơn bất cứ
một tác giả Tân Ước nào khác. Thí dụ như việc cha của Búp-li-u (Publius)
“..nầy đương nằm trên giường đau bệnh nóng lạnh và bịnh lỵ. (Công Vụ
28:8). Ông nói rõ người bệnh thế nào và bệnh gì.Luca
cũng là tác giả duy nhất trong số các tác giả của Kinh Thánh ghi nhận về sự
đáng tin cậy của loài thọ tạo, “Cây sanh trái xấu không phải là cây
tốt, cây sanh trái tốt không phải là cây xấu; vì hễ xem trái thì biết cây.” (Luca
6: 43-44a). Nhưng ông cũng có khi bào chữa cho nghề nghiêp của ông.
Câu chuyện về người đàn bà bị mất huyết là một thí dụ điễn hình, trong Mác 5:26
có chép, “..tại đó có một người đờn bà bị bịnh mất huyết đã mười hai năm, bấy
lâu chịu khổ sở trong tay nhiều thầy thuốc, hao tốn hết tiền của, mà không thấy
đỡ gì; bịnh lại càng nặng thêm.” và trong Luca 8:43, cũng người đàn
bà đó , Luca viết “Bấy giờ, có một người đờn bà đau bịnh mất huyết mười hai năm
rồi, cũng đã tốn hết tiền của về thầy thuốc, không ai chữa lành được” bác sĩ
Luca muốn nói bạn đồng nghiệp của ông đã hết sức ra tay, nhưng bệnh này làm một
bệnh không phương cứu chữa.Là một sử gia, Luca dùng những phương
pháp khoa học để thu lượm những dữ kiện cho sách Tin Lành cùng sách Công Vụ mà
ông viết. Trong những chương của hai sách trên, ông đã cẩn thận ghi
chép từng chi tiết những điều ông nghe thấy như là một nhà khoa học thực hành. Ông
không có hiện diện hay chứng kiến trực tiếp những sự kiện như Mathiơ và Giăng,
hay một phần như ông Mác qua Phi-e-rơ, Luca cũng đã cả quyết để viết lên trong
Luca 1:3 “…sau khi đã xét kỹ càng từ đầu mọi sự ấy…những điều mình
đã học là chắc chắn.”Để có thể hiểu biết những sự kiện này, chắc
chắn Luca đã bỏ nhiều thời giờ để phỏng vấn dọ hỏi những người trong cuộc
“..theo như các người chứng kiến từ lúc ban đầu” (Luca 1:2). Vì vậy
ông có thể trình bầy diễn biến việc hạ sanh giáng trần của Chúa Jêsus một cách
chi tiết, cũng như những biến cố xẩy ra trước khi Giăng Báp-tít được sanh ra. Luca
cũng là tác giả Kinh Thánh hé mở bức màng của Chúa Jêsus trong thời niên thiếu
hơn bất cứ một tác giả nào khác. Nếu không có ông chúng ta không thể
nào biết được cậu bé Jêsus nghĩ gì về chính mình, và sứ mệnh tương lai của Ngài
do Đức Chúa Cha giao phó, cũng như hoạt động của Ngài khi còn niên thiếu. Có
thể đoan chắc mà suy đoán rằng Luca phải phỏng vấn bà Mary để thu thập được
những chi tiết này. Có lẽ chính ông nghe từ miệng bà Mary lời bà ca
tụng Chúa vì nó chỉ được ghi chép trong sách Luca mà thôi. (Luca 1:46-55)Ông
là người duy nhất tường trình về câu chuyện của hai môn đồ gặp Chúa Jêsus sau
khi Ngài từ kẻ chết sống lại khi họ trên đường về nhà ở thành Êm-mau (Luca
24:13-35), cùng nhiều sự kiện khác không có chép trong sách nào khác. Bác
sĩ Luca chứng tỏ rằng sự Sống Lại không những bởi thần linh, nhưng còn ở phần
xác. Chúa Jêsus “…đã gieo ra là thể huyết khí, mà sống lại là thể thiêng
liêng.” (I Cô 15:44)
Bác Sĩ Luca ghi chép cho chúng
ta hai mươi phép lạ do Chúa Jêsus làm trong đó có sáu phép lạ không có chép
trong các sách Tin Lành nào khác. Có ít nhất hai mươi ba lời nói ẫn
dụ của Chúa Jêsus được chép trong sách Tin Lành Luca – trong đó có mười tám ẫn
dụ chỉ được chép trong sách Tin Lành này và chỉ có sách này mới có câu chuyện
về người Sa-ma-ri nhân lành, và người con trai hoang đàng.Nói về
việc chính ông nghe và nhận thấy những sự kiện trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ,
ông được nỗi tiếng là thu thập và ghi nhận những dữ kiện chính xác nhất và đầy
đủ nhất. Một trong những nhà khảo cổ học lừng danh về sách Tân Ước,
Sir William Ramsay, có nói ông tin nhận Chúa cũng nhờ một phần về sự miêu tả
quá chính xác của bác sĩ Luca về thực trạng trong thế kỷ đầu tiên. Trong
một tài liệu về thời kỳ của lịch sử trong giai đoạn này, ‘Khám Phá Mới Nhất về
Sự Đáng Tin Cậy của Tân Ước’ (The Bearing of Recent Discovery on the
Trustworthyness of the New Testament) (1915), Ramsay nói rằng: “Phải nói, việc
chép sử của Luca vượt lên trên tầm mức tin tưởng đáng tin cậy” (p. 81). Ông
viết tiếp: “…tác giả này phải được sắp xếp vào hạng sử gia xuất sắt nhất” (p.
122)Luca áp dụng phương pháp khoa học để tường trình các sự kiện
lịch sử một cách chính xác, không những cho các sự kiện ông chứng kiến, mà còn
cho các sự kiện ông nghe được từ những người hiện diện trong cuộc về cuộc đời
của Chúa Jêsus. Có một dữ kiện do chính ông viết ra trong Luca 1:3 “…sau
khi đã xét kỹ càng từ đầu mọi sự ấy…những điều mình đã học là chắc chắn.” Có
lẽ ông cảm thấy ông được “linh cảm” từ Chúa để viết lên sách Tin Lành Luca và
sách Công Vụ. Nếu việc phân tách này được chấp nhận, chúng ta phải
nhận thức rằng cả Kinh Thánh được Đức Chúa Trời hà hơi (linh cảm) (II Timothê
3:16), ngay cả trong trường họp các dữ kiện được thu thập nghiên cứu.
Luca
và Sự Biện Giải
Hai sách của Luca viết không những có
một nét đặc biệt chính xác khoa học về các sự kiện, mà ông còn muốn biện minh
cho lời Chúa và đưa ra bằng chứng với chân lý rõ ràng. Trên thực tế, các
nhà giải kinh đều đồng ý rằng sách Tin Lành Luca và đặc biệt là sách Công Vụ
của ông viết, có một mục đích chính là biện giải cho chân lý của Lời
Chúa. Lý do chính các nhà giải kinh đồng ý ở điểm này là vì Luca cứ nhấn
mạnh và lập đi lập lại về tánh cách chánh đáng của Cơ Đốc Giáo đối với nhà cầm
quyền của đế quốc La Mã thời bấy giờ, nên chú ý rằng tất cả vấn đề chống đối
hay bắt bớ lúc đầu xẩy ra cho người tin Chúa là do sự xúi giục của thầy thông
giáo hay nói rõ hơn là giới lãnh đạo Do Thái giáo. Cho nên có việc tường
trình rõ ràng trong sách Tin Lành Luca về việc toan tính tha bỗng Chúa Jêsus
của Phi-Lát, và việc bào chửa tha cho Phao Lô của Felix, Festus, Agrippa,
etc...trong sách Công Vụ.
Tuy nhiên, chủ đích của Luca để biện minh cho chân lý của Tin Lành còn đi xa
hơn nữa. Một trong những việc đầu tiên của Luca là mô tả sự hiện thân của
Đấng Christ và sự giáng sinh làm người một cách chi tiết trong sách Luca hơn
bất cứ một sách nào khác trong Tân và Cựu ước. Sau đó ông bắt đầu sách
Công Vụ với sự ghi chú rằng "Ngài lấy nhiều chứng cớ tỏ ra mình là
sống" sau khi Ngài từ kẻ chết sống lại (Công Vụ 1:3). Tiếp
theo ông mô tả những diễn biến kỳ lạ xẩy ra trong ngày lễ Ngũ Tuần, và nhiều phép
lạ do các môn đồ Chúa làm khi họ bắt đầu sứ mạng truyền giảng lời Chúa, và tiếp
tục nhấn mạnh bằng chứng hiễn nhiên về việc Chúa sống lại. Luca cũng nêu
lên những bằng chứng về sự báo trước về Đấng Mê Si được ứng nghiệm trong sách
Công Vụ. Sự hiện diện và quyền năng của Đức Thánh Linh cũng là bằng chứng
qua sự tường trình của Luca trong suốt sách Công Vụ. Mặc dầu sách Công Vụ
chấm dứt với việc Phao-lô bị giam cầm tại gia ở La Mã, ông vẫn được tự do giảng
dạy lời Chúa cho ai muốn nghe, nhất là cho người ngoại. Sau
cùng, sách Công Vụ đi đến đoạn kết với lời chứng, mặc dầu ông được mệnh danh là
tù nhân La Mã, "Phao-lô ở trọn hai năm tại một nhà trọ đã thuê. Người tiếp
rước mọi người đến thăm mình, giảng về nước Ðức Chúa Trời, và dạy dỗ về Ðức
Chúa Jêsus Christ cách tự do trọn vẹn, chẳng ai ngăn cấm người hết." (Công
Vụ 28: 30-31)
Luca và Sự Sáng TạoCũng nên nhắc lại rằng qua cách trình
bày ý tứ của Luca chúng ta có thể nhận biết Luca tin vào sự sáng tạo hay người
thuộc phe sáng tạo, và ông không ngại tường thuật rằng Phao Lô nêu lên công
khai Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo. Khi các thầy thông giáo cả và trưởng
lão ra lệnh cho các môn đồ "đừng có nói đá động gì hết hay giảng dạy đến
danh Jêsus" (Công Vụ 4:18) họ chỉ đơn giản một lòng cầu nguyện với sự khởi
đầu như sau: "Mọi người nghe đoạn, thì một lòng cất tiếng lên cầu Ðức Chúa
Trời rằng: Lạy Chúa, là Ðấng dựng nên trời, đất, biển, cùng muôn vật trong đó,"
(Công vụ 4:24). Sau đó họ cầu nguyện cùng Chúa, "Nầy, xin Chúa xem
xét sự họ ngăm dọa, và ban cho các đầy tớ Ngài rao giảng đạo Ngài một cách dạn
dĩ" (Công Vụ 4:29) và kết quả là người ta tin Chúa Jêsus đông lắm.
Sau khi Phao-lô trở lại đạo và bắt đầu những chuyến du hành truyền
giáo. Mới đầu ông đi từ thành phố này tới thành phố nọ, giảng dạy trước
hết cho người Do Thái ở đó, chứng minh bằng Lời Chúa rằng Đức Chúa Jêsus chính
là Đấng Mê Si, chính Ngài đã chết để mua chuộc tội lỗi cho họ và đã được sống
lại đắc thắng khải hoàn.
Khi ông giảng cho người ngoại đạo, họ không biết tí gì về lời Chúa hay về Đấng
Mê-Si sẽ đến, vì thế Luca diễn tả phương pháp gạ gẫm của Phao Lô bằng cách
giảng dạy trước nhất về sự sáng tạo, rồi dẫn tới sự phục sinh, sau đó mới nói
đến lời Chúa. Thi dụ như ở thành phố Lystra, ông thúc đẩy những người thờ
tà thần hay dẹp bỏ thần tượng của mình đi, "chúng ta giảng Tin Lành cho
các ngươi, hầu cho xây bỏ các thần hư không kia, mà trở về cùng Ðức Chúa Trời
hằng sống, là Ðấng đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật trong đó."
(Công Vụ 14:15).
Dĩ nhiên sau cùng ông cũng đến Athens, kinh đô của Hy Lạp, trung
tâm của nền văn hóa thờ tà thần, và đương đầu tư tưởng với những triết gia về
phái Epicuriens và phái Stociens, cả hai hệ thống tư tưởng này cùng đề cao tư
tưởng tiến hóa. Luca tường trình trong Công Vụ 17 về sự biện luận của Phao-lô
như sau: "Ðức Chúa Trời đã dựng nên thế giới và mọi vật trong đó, là Chúa
của trời đất, chẳng ngự tại đền thờ bởi tay người ta dựng nên đâu. Ngài cũng
chẳng dùng tay người ta hầu việc Ngài dường như có cần đến sự gì, vì Ngài là
Ðấng ban sự sống, hơi sống, muôn vật cho mọi loài. Ngài đã làm cho muôn dân
sanh ra bởi chỉ một người, và khiến ở khắp trên mặt đất, định trước thì giờ đời
người ta cùng giới hạn chỗ ở, hầu cho tìm kiếm Ðức Chúa Trời, và hết sức rờ tìm
cho được, dẫu Ngài chẳng ở xa mỗi một người trong chúng ta...vì Ngài đã chỉ
định một ngày, khi Ngài sẽ lấy sự công bình đoán xét thế gian, bởi Người Ngài
đã lập, và Ðức Chúa Trời đã khiến Người từ kẻ chết sống lại, để làm chứng chắc
về điều đó cho thiên hạ." (Công Vụ 17:24-27, 31)
Luca Biện Giải về Sự Toàn Thiện Toàn Mỹ
Như đã phân tách ở phần trên, bác sĩ
Luca viết sách Tin Lành thứ ba của Tân Ước với hai mục đích chánh. Trước
tiên, mục đích của ông là giải thích rõ ràng và có giá trị lịch sử. Trong
số bốn sách Tin Lành, Luca là quyển sách diễn tả đầy đủ chi tiết lịch sử rõ
ràng nhất. Nó có nhiều dẫn chứng về tổ chức, phong tục, địa lý, và lịch
sử của thời kỳ Chúa Jêsus hơn bất cứ sách Tin Lành nào khác. Lý do thứ
hai của bác sĩ Luca là mục đích thuộc linh. Ông trình bày Chúa
Jêsus là Đấng toàn thiện toàn mỹ, có thần tánh và nhân tánh, và là Cứu Chúa của
nhân loại. Chúa Jêsus chính là Đức Chúa Trời hiện thân trong thể chất con
người.
Tuy nhiên nên chú ý là Giăng cũng cùng có mục đích tương tự như
vậy, nhưng Giăng không có đặt vấn đề một cách khoa học như Luca đã làm.
Bác sĩ Luca trình bầy rằng ông cứu xét kỷ Jêsus của Na-za-rét, và ông nhận định
rằng Chúa Jêsus chính là Đức Chúa Trời. Ông có cùng kết luận như Giăng,
nhưng thủ tục và phương pháp đi đến nhận định sau cùng của bác sĩ Luca hoàn
toàn khác hẳn.
Chúng ta nên nhớ bác sĩ Luca là người có gốc Hy Lạp nên cách lập luận của ông
theo đầu óc lý luận của người Hy Lạp và cho một cộng đồng có tầm kiến thức sâu
rộng. Nói tóm lại ông viết sách Tin Lành của ông và sách Công Vụ cho
ngưởi Hy Lạp của ông hiểu rõ về Đức Chúa Jêsus Christ là ai. Việc nhận
định của bác sĩ Luca về toàn thiện toàn mỹ rất quan trọng theo quan điểm của
người Hy Lạp. Vào thế kỷ thứ Tư trước Thiên Chúa, người Hy Lạp biểu hiện
trên chân trời lịch sử những thiên tài sáng chói nhất nỗi bậc nhất mà thế giới
chưa từng thấy. Thời kỳ được gọi là Periclean Age hay thời kỳ sáng chói
nhất về văn minh, mỹ thuật và vật chất của nền văn minh Hy Lạp.
Người Hy Lạp toan tính tạo nên một dòng giống hoàn hão nhất và tiến đến việc
tạo dựng một con người hoàn hão nhất. Việc toan tính tạo dựng một con
người hoàn hão này được tìm thấy về thể chất qua việc tạo dựng tượng Phidias,
cũng như trong lãnh vực tâm trí. Họ cố tạo nên một con người không những
chỉ đẹp về thể chất mà còn hoàn hão về trí tuệ. Những tác phẩm văn chương
và triết lý của Plato, Aristotle, Homer, Aeschylus, Sophocles, Euripides,
Aristophanes, và Thucydides đều hướng về hình ảnh của một con người hoàn hão và
họ có ý định tạo dựng được con người vạn năng. Người Hy Lạp
làm những vị thần của họ theo hình ảnh của con người. Trên thực tế những
vị thần của họ chỉ là sự phóng đại về con người. Những tượng vĩ đại của
những vị thần như Apollo thần của sự tiên đoán, âm nhạc và cũng là thần của mặt
trời, Venus nữ thần của tình yêu, Athena nữ thần của sự khôn ngoan, hay là
Diana không có hình thù quái gỡ như những vị thần ở Đông Phương. Họ tôn
sùng con người với những bản tánh thanh lịch và những cảm xúc nồng nàn.
Những vị thần khác của họ như Pan thần của chiên, xúc vật, thú vật rừng rú,
Cupid, Bacchus hay thần của rượu chè, và sự vui chơi, và Aphrodite, thần của
tình yêu. Không phải tất cả thần của Hy Lạp đều có vẻ nhu mì nhã nhặn;
một số vị thần của họ có dáng vẻ dữ tợn hung ác sẵn sàng nỗi trận lôi đình vì
thần của họ phản ảnh về hình ảnh con người.
Trong thời kỳ sáng chói này của Hy
Lạp, Ả-lịch-sơn đại đế (Alexander the Great) trị vị và đem ảnh hưởng văn hoá,
ngôn ngữ, và triết lý Hy Lạp đến những vùng đất mà ông chinh phục. Tiếng
Hy Lạp trở thành ngôn ngữ thông dụng. Ở Alexandria xứ Ai-cập, Kinh Thánh Cựu Ước được
dịch từ tiếng Hê-bơ-rơ sang tiếng Hy-lạp và có tên cho bộ này là Septuagint, và
là một trong những bản dịch từ nguyên bản hoàn hão nhất. Kinh Thánh Tân
Ước cũng được viết bằng tiếng Hy-lạp. Tiếng Hy-lạp là phương tiện truyền
bá ý tưởng và truyền đạt lời Chúa cho cả nhân loại. Tiếng Hy-lạp là một
ngôn ngữ hữu hiệu để diễn đạt sự kiện và truyền thông tư tưởng.
Tuy nhiên, nền văn hoá, ngôn ngữ, và triết lý Hy Lạp đạt đến chỗ
cao điểm nhất, người Hy-lạp vẫn không tạo được một con người hoàn hão.
Người Hy-lạp không tạo dựng được Utopia, hay một cộng đồng, một xã hội lý
tưởng. Họ không bao giờ đến được cánh đồng Elysian Fields, hay nơi an
nghĩ của tâm hồn của người hùng và người đạo đức; họ hoàn toàn bị mất hút trong
lãnh vực tâm linh. Thế gian này trở thành nơi họ trụ trì, sống, làm việc,
vui chơi và đi về mồ mã. Họ càng đắm chìm vào thế giới của họ bao nhiêu,
thế giới này càng mờ ão cho họ bấy nhiêu.
Cho nên, không phải ngạc nhiên khi họ xây dựng nên một cái tượng cho VỊ THẦN
KHÔNG BIẾT ĐƯỢC ‘THE UNKNOWN GOD', và khi Phao-lô giảng lời Chúa cho họ, họ chế
nhạo ông vì ông cố gắng giúp cho họ nhận thấy chân lý. Cho
nên Phao-lô phải tuyên bố rằng Lời Chúa là ngu xuẩn cho người Hy-lạp. Ông
chỉ viết lên theo tâm tư lập luận của người Hy-lạp. Ông nói với họ rằng
trong quá khứ họ là người ‘ngoại', không có chút hy vọng và không có Đức Chúa
Trời trong thế giới của họ. Đó là hình ảnh của người Hy-lạp. Nhưng
Phao-lô không vì thế mà không báo cho họ biết "khi kỳ hạn đã được trọn,
Ðức Chúa Trời bèn sai Con Ngài bởi một người nữ sanh ra, sanh ra dưới luật
pháp, và Con Ngài đã chịu chết để chuộc những kẻ ở dưới luật
pháp, và cho chúng ta được làm con nuôi Ngài." (Galati 4:4) (Chữ nghiêng, thêm vào)
Phao-lô đã đi trên con đường dẫn đến La Mã với ngôn ngữ thông dụng nhất, giảng
dạy toàn bộ lời Chúa về một người hoàn hão nhất, chịu chết vì cớ mua chuộc tội
lỗi cho nhân loại. Tín ngưỡng của Do Thái chỉ sản xuất ra thầy thông
giáo, quyền lực của La Mã chỉ sanh ra loại người như Cê-sa (Ceasar), và triết
lý của Hy Lạp chỉ sanh ra một người chiến lược toàn cầu như Ả-lịch-sơn Đại Đế
(Alexander the Great), nhưng ông ta cũng chỉ có tâm hồn như trẻ con.
Trong nhận thức đó, bác sĩ Luca viết cho tâm tư của người
Hy-lạp. Ông diễn đạt Đức Chúa Jêsus chính là con người toàn thiện toàn mỹ
mà họ có thể tìm đến, tiếp nhận, và có thể có tâm tình giống như Ngài.
Ngài chính là con người vạn năng mà họ đang tìm kiếm.
TNPA