Phúc âm Giăng chép về vương quốc Đức Chúa
Trời, phúc âm Mathio bàn về nước trời (kingdom of heavens), đôi lúc Mathio cũng
nói nước trời là vương quốc Đức Chúa Trời, còn trong các thơ tín, Phao lô nói về
vương quốc Đấng Christ trong thiên hi niên.
“Jêsus đáp rằng: “Quả thật, quả thật, ta
nói cùng ngươi, nếu người nào chẳng được tái sanh, thì không thể thấy được nước
Đức Chúa Trời.” Jêsus
đáp rằng: “Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu người nào chẳng bởi nước
và Thánh Linh mà sanh, thì không thể vào nước Đức Chúa Trời được.” Đây là lãnh
vực cai trị của Đức Chúa Trời, mà chỉ những ai được sinh lại từ trên cao mới
được vào đó một lần đủ cả và đời đời định cư trong đó. Đó là kinh nghiệm cứu rỗi
của chúng ta.
Mathio 5:3, 10 “ "Phước
cho những kẻ có linh nghèo khó, vì nước trời là của những kẻ ấy! Phước cho
những kẻ chịu bắt bớ vì sự công nghĩa, vì nước trời là của những kẻ ấy!”. Đây
là lãnh vực cai trị của Chúa trên các thánh đồ đắc thắng ngày nay. Mọi người
được cứu đang ở trong vương quốc Đức Chúa Trời mà Giăng 3 chép ở trên, thì
không hẳn được làm công dân vương quốc Đức Chúa Trời, hoặc nước trời mà Mathio
phô bày.
Nước trời mà Mathio bày tỏ kéo dài 3000
năm, từ khi hội thánh tân ước được thành lập đến ngày cuối cùng của vương quốc
thiên hi niên. Thực tại của hội thánh là vương quốc trong 2000 năm nầy, khi dân
hội thánh thực hiện được bài giảng tên núi Mathio 5:-7:, để có cuộc sống hằng
ngày là, “ tại sự công nghĩa, bình an, và vui vẻ trong Thánh Linh.” (La mã
14:17).
Mathio 17 ghi lại sự hoá hình của Chúa
Jesus. Cuộc hội kiến, tạm gọi là G8 đó, là mô hình thu nhỏ của vương quốc thiên
hi niên, vương quốc Đấng Christ.
Đức Chúa Trời tam nhất qua Chúa Jesus là
Đấng Thống Lĩnh vương quốc, Môi se, Ê li tương trưng thành phần đắc thắng, đồng
trị với chúa trong vương quốc. Ba môn đồ Phi e rơ, Giăng, Gia cơ tiêu biểu dân Israel phục
hồi, trong vương quốc. Ngay sau Mathio 17, Đức Thánh Linh liền cho chúng ta
thấy vấn đề làm sao một người có thể vào vương quốc thiên hi niên trong các
chương 18, 19, 20.
Chúng ta nên phân biệt vấn đề là phúc âm
Giăng nói sự sống đời đời ở trong chúng ta khi chúng ta được cứu, để chúng ta
cư ngụ trong vương quốc Đức Chúa Trời. “Ai tin Con thì có sự sống đời đời, ai
không vâng phục Con thì sẽ chẳng thấy sự sống đâu...”(3:36). Còn vấn đề sự sống
Mathio nói thì khác hơn. Sự sống vào chúng ta khi ta mới tin Chúa, và chúng ta
phải là người đắc thắng ngay hôm nay theo La mã 14:17, để chúng ta có thể vào
sự sống ngay hôm nay và trong vương quốc thiên hi niên.
“Hãy vào ngõ hẹp, vì ngõ rộng và đường lớn
dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó thì nhiều. Song
ngõ hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ tìm được thì ít.” (Math. 7:13-14).
Thành ngữ “Đến sự sống” là “into the life “ (zoe). Sự sống ở đây ám chỉ tình
trạng phước hạnh đời đời của vương quốc, đầy dẫy sự sống Đức Chúa Trời. Sự sống
nầy ở trong thực tại vương quốc ngày nay và sẽ là sự biểu lộ của vương quốc
trong thời đại hầu đến.
“ Vào sự sống” trong Mathio 7:13-14 là vào
vương quốc hôm nay và đời sau trong Mathio 19:23-24. “Jêsus bèn phán cùng môn
đồ rằng: "Quả thật, ta nói cùng các ngươi, lấy làm khó
cho người giàu vào nước trời. Ta lại nói cùng các ngươi, lạc đà
chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Đức Chúa Trời.". Trong câu
17 Chúa Jesus cắt nghĩa rằng vào vương quốc là vào sự sống, “Jêsus đáp rằng:
"Sao ngươi hỏi ta về việc lành? Chỉ có một Đấng lành mà thôi. Nhưng nếu
ngươi muốn vào sự sống thì hãy giữ các điều răn”.
Điều nầy khác với việc được cứu. Được cứu là
có sự sống Đức Chúa Trời vào chúng ta để làm sự sống bề trong của chúng ta,
trong khi bước vào nước trời là bước vào sự sống Đức Chúa Trời để vui hưởng các
sự phong phú của sự sống ấy hôm nay và ngay sau. Cái trước là được cứu chuộc và
được tái sinh bởi Đức Thánh Linh, nhờ đó chúng ta tiếp nhận sự sống Đức Chúa
Trời; còn cái sau là sống và bướcđi bởi sự sống của Đức Chúa Trời. Một là sự
việc của sự sống, và cái kia là nếp sống ở ngay nay và chỗ ở ngay sau.
Theo lời Chúa Jesus ở các chương 18: đến
20:, chúng ta thấy có 5 lực cản các thánh đồ vào vương quốc thiên hi niên. Đó
là: sự kiêu ngạo, tính nóng giận, dục vọng, sự giàu có và tham vọng.
“Quả thật, Ta nói cùng các ngươi, nếu các
ngươi không xây lại (hoán cải), trở nên như con trẻ, thì hẳn chẳng được vào
nước trời đâu.” Người kiêu ngạo không thể hoán đổi thành con trẻ thuộc linh
được. I Cor. 14:20 chép, “Anh em ơi, về tâm chí chớ làm con trẻ; nhưng về sự
độc ác thì hãy làm con trẻ, còn về tâm chí thì hãy làm người trưởng thành.” Trẻ
con dễ hòa hợp nhau, dễ tha thứ nhau và mau quên. Có thánh đồ còn độc ác, khéo
phạm tội , không biến đổi, không cải hóa như trẻ con, không bao giờ vào thiên
hi niên được.
Người có tính nóng giận tương tự người kiêu
ngạo, không có khả năng tha thứ anh em mình, dễ bị mích lòng vì cho rằng mình
là nhân vật nào đó, chớ không như trẻ con, coi mình thấp thỏi. Mathio 18:32-35
chép, “Chủ bèn đòi đầy tớ ấy đến mà nói rằng: 'Ớ đầy tớ gian ác kia! ta đã tha
hết nợ cho ngươi vì ngươi cầu xin ta; ngươi há chẳng nên thương xót bạn
đồng công ngươi như ta đã thương xót ngươi sao?' Chủ nổi giận, bèn phó người cho kẻ
đề hình cho đến khi trả hết nợ. Nếu mỗi người trong các ngươi không
hết lòng tha thứ cho anh em mình, thì Thiên Phụ ta cũng sẽ xử với các ngươi như
vậy."
Trong khi còn sống trên đất trong thời kì
nầy, chúng ta dễ bị anh em khác làm mích lòng, nhưng chúng ta có dễ dàng và
thật lòng tha thứ cho họ không? Những ai không tha thứ cho anh em mình cách hết
lòng, khi vương quốc đến, Chúa sẽ giao những người ấy cho thiên sứ thánh khảo
kẹp, có nghĩa thay vì vào vương quốc, họ sẽ bị quăng vào chỗ khóc lóc và nghiến
răng. Còn nếu anh em xúc phạm người khác mà không xin lỗi cùng bồi hoàn người
đó trước khi Chúa đến, anh em sẽ không vào vương quốc. Còn nếu anh em bị xúc
phạm mà không thật lòng tha thứ anh em mình cũng không được vào vương quốc ấy.
Trong Mathio 19:1-12, Chúa nói về dục vọng
của con người. Ngoại tình là tội lỗi của người có gia đình, còn tà dâm là tội
lỗi của người không có gia đình. Người tham dục muốn li dị vợ mình để cưới
người khác. Mathio 5:27-28 chép, lời Chúa phán “Các ngươi đã nghe phán rằng: 'Chớ phạm tội gian dâm.' Song ta nói cùng
các ngươi, hễ ai ngó đàn bà mà động tình ham muốn, thì trong lòng đã phạm tội
gian dâm cùng người rồi”. Còn Phao lô nói, “Vả, công việc
của xác thịt đều hiển nhiên, tức là gian dâm, ô uế, phóng đãng, .....Tôi cảnh
cáo anh em, như tôi đã cảnh cáo rằng, hễ ai phạm những việc thể ấy thì không
thừa kế được nước Đức Chúa Trời”. Người ngoại tình, người gian dâm, người ô uế,
người tham dục đều không được phép và vương quốc thiên hi niên.
Lực cản thứ tư là sự giàu có, lòng ham tiền
bạc. Chúa trắc nghiệm nếp sống tín ngưỡng của người trai trẻ giàu có, mà Lu ca
gọi là “một vị quan”, khi Ngài bảo anh ta, “Jêsus phán rằng: "Nếu ngươi
muốn được trọn vẹn, hãy đi, bán hết của cải ngươi mà cho kẻ nghèo, thì ngươi sẽ
có của báu ở trên trời; rồi hãy đến theo Ta." Mác ghi nhận sự phản ứng của
quan giàu có nầy, “Nhưng lời ấy làm cho người sầm mặt xuống, rồi buồn rầu mà
đi, vì người có tài sản nhiều lắm.”
Lòng ham tiền là cội rễ mọi điều ác. Khi ma
môn là thần tượng của một ai đó, người đó không thể bỏ mọi sự để được vào vương
quốc thiên hi niên. Con lạc đà không thể chui qua lỗ cây kim thì người giàu có
cũng không thể vào vương quốc được. Nhưng nếu cậy ân điển Đức Chúa Trời, người
giàu có thể bán mọi sự vì Chúa, người đó vào vương quốc thiên hi niên.
Còn người nghèo, thiếu thốn mọi sự, than
trách Chúa, “trong phòng ngủ.... (của mình ).....lại rủa sả kẻ giàu có...”
(Truyền 10:20) vì không giúp đỡ mình, thì người nghèo nầy cũng không được vào
vương quốc thiên hi niên. Nếu gặp khó khăn, anh em hãy lấy điều mình có làm
thỏa lòng. Nguyện Chúa cho chúng ta có thể kinh nghiệm như Phao lô , “Tôi biết
xử nghèo hèn, cũng biết xử dư dật; trong mọi sự mọi nơi, hoặc no hay đói, hoặc
dư hay thiếu, tôi đều đã nắm được bí quyết rồi cả. Tôi
làm được mọi sự nhờ Đấng thêm sức cho tôi.”
Người nghèo cũng
nên có kinh nghiệm nầy của David, là người nghèo đắc thắng,
“Chúa khiến lòng tôi vui mừng nhiều hơn chúng
nó,
Dầu khi chúng nó có lúa mì và rượu nho dư dật.
Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi sẽ nằm và ngủ bình an;
Vì chỉ một mình Ngài làm cho tôi được ở yên ổn” (Thi. 4:7-8)
Khi còn hàn vi, David đã chiến thắng ma môn.
Ông nằm ngủ bình an, không ganh ghét những tín đồ giàu có khác như Nabanh. Dầu
giàu hay nghèo, chúng ta đều phải chiến thắng tiền bạc mới có thể và vương quốc
thiên hi niên được.
Tham vọng là lực cản thứ năm. “Bấy giờ mẹ
của các con trai Xê-bê-đê cùng các con mình đến cùng Jêsus, lạy mà xin một
điều. Ngài
hỏi rằng: "ngươi muốn chi?" Thưa rằng: "Xin truyền cho hai con
trai tôi đây được ngồi một đứa bên hữu, một đứa bên tả Ngài
ở trong nước Ngài." Nhưng Jêsus đáp rằng: "Các ngươi
không hiểu điều mình xin đó. Các ngươi có thể uống được chén mà ta hầu uống
chăng?" Họ thưa rằng: "Có thể được." Ngài
đáp rằng: "Chén ta các ngươi chắc sẽ uống, nhưng ngồi bên hữu và bên tả ta
thì chẳng phải tự ta cho được, bèn là cho kẻ nào đã được
Cha ta dự bị điều đó cho." Mười môn đồ kia nghe điều đó, thì nổi giận hai anh em. Jêsus bèn gọi
họ đến mà phán rằng: "Các ngươi biết rằng các vua chúa dân Ngoại bang đều
chủ trị họ, và các quan lớn đều cầm quyền trên họ. Song trong các ngươi thì không phải
như vậy đâu; trái lại, hễ ai muốn làm lớn trong các ngươi thì phải làm tôi tớ
của các ngươi, còn
hễ ai trong các ngươi muốn làm đầu thì phải làm tôi mọi các ngươi; cũng như Con
người đã đến không phải để được người ta phục sự, bèn để phục sự người ta, và
phó mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người."
Sứ đồ Giăng và Chúa Jesus là anh em bạn dì ruột.
Mẹ và hai anh em Giăng nương cậy mối liên hệ thiên nhiên với Chúa để xin địa vị
cao trong vương quốc Ngài.
Thánh đồ nào còn tham vọng cố tìm địa vị
cao, nổi bật trên anh em mình đều không thể vào vương quốc thiên hi niên.
Nguyện Chúa cho chúng ta chiến thắng năm
lực cản trên đây hầu chúng ta có thể vào vương quốc hầu đến của Chúa.
Nhìn qua năm lực cản nầy và các đòi hỏi của
các nguyên tắc nước trời trong Mathio 5-7, tôi cảm thấy số người được vào vương
quốc thiên hi niên rất là ít oi. Xin Chúa thương xót chúng ta.