Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

RUTH – TĂNG TRƯỞNG ĐẾN MỨC TRƯỞNG THÀNH-2



LỐI MÒN ĐẾN VỚI ĐẤNG CHRIST THẬT

Các tên gọi trong Cựu Ước rất có ý nghĩa. Như chúng ta đã thấy, một người có tên Đức Chúa Trời là Vua tôi (Elimelech) kết hôn với một người có tên Vui Vẻ (Naomi), và có hai con trai, Hòa Nhã (Mahlon) và Suy Yếu (Chilion). Gia đình này lìa khỏi Ngôi Nhà Bánh (Bethlehem) trong miền đất tốt lành để di hành đất miền đất của người Moab, một dân bị Đức Chúa Trời rủa sả. Tại sao họ lại làm vậy? Đó là vì nạn đói. Có một sự thiếu hụt thức ăn trong Ngôi Nhà Bánh. Điều gì có thể gây ra điều này? Điều này xảy ra trong thời kỳ cai trị của các thẩm phán, một thời kỳ rối loạn và quyền lãnh đạo không thích đáng. Quyền lãnh đạo không thích đáng dẫn đến nguồn cung ứng thực phẩm không thích đáng giữa vòng dân Đức Chúa Trời.


QUYỀN LÃNH ĐẠO KHÔNG THÍCH ĐÁNG
LÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NẠN ĐÓI
          Các thẩm phán của ngày đó có nhiều quyền bính hơn Tổng thống Hoa Kỳ. Ở Mỹ, cơ chế kiểm soát và cân bằng được xây dựng vào trong chính quyền. Ở Israel vào thời đó, thẩm phán nắm quyền tuyệt đối để tập hợp dân chúng cho chiến tranh và lập pháp, hành pháp cũng như chính sách. Tuy nhiên, chúng ta phải nhận thực rằng chính sự cấu thành của một người mới quyết định bản chất quyền lãnh đạo của người ấy. Nếu các trưởng lão của một hội thánh lành mạnh, thì hội thánh đó sẽ lành mạnh. Nếu các trưởng lão cầu nguyện, hội thánh đó sẽ cầu nguyện. Cách các trưởng lão vận dụng quyết định cách các thánh đồ trong hội thánh địa phương đó vận dụng. Sự chuyển động của Chúa trên đất được thực hiện qua các chức vụ, không phải các địa vị. Cách một người được cấu thành quyết định cách người ấy vận dụng quyền lãnh đạo.

          Dường như trước thời Ruth, không có thẩm phán cai trị nào biết Chúa cách đúng đắn. Thay vì vậy, có một sự thiếu hụt lớn trong quyền lãnh đạo và điều này dẫn đến sự thiếu hụt sự nuôi dưỡng cho dân Đức Chúa Trời. Vì vậy, Elimelech cùng với vợ ông là Naomi và hai con trai của họ là Mahlon và Chilion đã lìa khỏi đó để kiều ngụ trong miền đất Moab.

          Trong miền đất của dân bị rủa sả này, con trai Suy Yếu kết hôn với một người nữ tên là Tươi Mới, và con trai Hòa Nhã kết hôn với một người nữ tên Bạn Đồng Hành Thân Mật (hoặc Người Chăn). Cuối cùng, có sự trở về miền đất tốt lành và một điều gì đó đã được sản sinh cho Đức Chúa Trời. Do đó, để đạt đến điểm mà một điều gì đó có thể được sản sinh cho Đức Chúa Trời, cần phải có ba giai đoạn kinh nghiệm.

GIAI ĐOẠN MỘT: NẾP SỐNG HỘI THÁNH KÌ DIỆU
          Cấp độ kinh nghiệm đầu tiên là Bethlehem, nơi Elimelech và Naomi đã kinh nghiệm sự phong phú dư dật trong miền đất tốt lành, nơi của các phước hạnh thần thượng. Nếu chưa từng kinh nghiệm giai đoạn thứ nhất này trong nếp sống Cơ Đốc của mình, thì chúng ta không thể trở nên những người yêu Christ và hội thánh. Trong giai đoạn thứ nhất này, chúng ta nhìn thấy nếp sống Cơ Đốc và nếp sống hội thánh thật kì diệu biết bao. Chúng ta được bắt lấy và có thể tuyên bố: “Đức Chúa Trời là Vua tôi!” Sự vui vẻ đồng hành với chúng ta.

          Đối với những người ở trong giai đoạn này, nếp sống hội thánh đầy dẫy thức ăn. Họ yêu nếp sống hội thánh và họ yêu các anh chị em. Trong kinh nghiệm của họ, Chúa thật phong phú. Họ có thể ca hát với sự đánh giá cao: “Nếp sống hội thánh vinh hiển – dự tiệc từ một kho dự trữ phong phú như vậy!”

GIAI ĐOẠN HAI: NẠN ĐÓI THUỘC LINH
          Cuối cùng, chúng ta bước vào một giai đoạn khác. Sau một khoảng thời gian, chúng ta có thể phê bình: “Các anh em có thể làm điều này thay vì điều kia; hoặc “sự việc đã khác rồi; họ không còn phong phú như trước nữa”. Có thể mọi điều thật sự không còn phong phú như trước nữa, hoặc chúng chỉ có vẻ kém phong phú vì các ý kiến của chúng ta đã xoay lòng ra khỏi Christ. Một điều không thể tránh khỏi là trong nếp sống hội thánh phong phú, cuối cùng người ta sẽ cảm thấy mọi điều không còn kì diệu như trước nữa, và có điều gì đó thiếu hụt. Khi điều này xảy ra, chúng ta bắt đầu có những ý tưởng vè những điều khác. Đây là khởi đầu của nạn đói. Một kinh nghiệm như vậy có thể ảnh hưởng đến một cá nhân hay toàn thể nếp sống hội thánh. Tuy nhiên, mọi người được Chúa bắt lấy đều sẽ đương đầu với cảm nhận này và nhận thấy sự thiếu hụt.

          Khi hội thánh bước vào kinh nghiệm này, các thành viên của hội thánh sẽ bắt đầu tìm kiếm sự nuôi dưỡng ở nơi khác. Một số người có thể tìm kiếm các phước hạnh họ nghe các nhóm khác kinh nghiệm. Họ có thể lìa khỏi đó để gia nhập các cộng đoàn khác hoặc thành lập nhóm cơ đốc riêng của họ. Một số người sẽ bắt đầu lang thang, tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhiều nguồn khác nhau.

          Khi hội thánh và các cá nhân kinh nghiệm một nạn đói như vậy, Chúa vẫn ở với họ. Tuy nhiên, nếu một số người bắt đầu phàn nàn hoặc chất vấn về quyền lãnh đạo của hội thánh, chúng ta cần nhận biết rằng đây là một địa phận nguy hiểm. Đừng dính líu đến sự phản loạn. Đừng dính líu đến bất kỳ cái gọi là sự tương giao nào mà có ý định phá hoại ngầm quyền lãnh đạo, bất kể mọi điều có vẻ như thế nào. Hãy học tập nói: “Tôi không muốn dính líu vào”. Việc tránh khỏi bất kỳ và tất cả những cuộc nói chuyện như vậy là một sự bảo vệ lớn cho nếp sống cơ đốc của anh em.

          Nạn đói là thời kỳ thử nghiệm. Trước đây, mọi người kinh nghiệm sự dư dật thức ăn. Bây giờ, thức ăn không dễ đến nữa. Khi đương đầu với những thời kỳ đói kém như vậy, chúng ta phải vui mừng vì đây là những lúc chúng ta học tập đánh giá cao điều Chúa cung cấp.

          Trong giai đoạn nạn đói này, chúng ta trở nên những người thất bại trong nếp sống Cơ Đốc. Chúng ta kết thúc với việc ngày càng sa ngã vào trong những điều của thế giới như sự giải trí, hoặc chúng ta tự lấp đầy mình bằng những điều khác hơn nếp sống hội thánh. Một số người có thể tìm kiếm sự thỏa mãn trong thế giới thay vì hoàn toàn ở lại trong nếp sống hội thánh. Chúng ta không nên xét đoán họ. Họ có thể yếu đuối, nhưng đây là một phần trong diễn trình tăng trưởng. Ban đầu, chúng ta tuyên bố mình sẽ theo Chúa đến cuối cùng. Tuy nhiên, khi đến giai đoạn này, chúng ta phải xưng nhận rằng chúng ta quá yếu đuối không thể tiến lên.

          Khi Chúa hỏi các môn đồ rằng họ có thể chịu được baptism mà Ngài chịu không, họ khẳng định rằng họ có thể (Matt 20: 22; đối chiếu 26: 35). Bao nhiêu người thật sự có thể theo Ngài trọn con đường đến thập tự giá? Không một ai! Chúng ta có thể theo Chúa đến mức nào là do sự thương xót của Ngài. Mọi người yêu Chúa và kinh nghiệm sự chúc phước của Ngài cuối cùng cũng sẽ kinh nghiệm sự khô hạn và giới hạn. Những người ở trong tình trạng này nhận thức rằng lý do duy nhất họ vẫn có thể yêu Chúa là bởi ân điển Ngài. Những Cơ Đốc nhân như vậy bắt đầu kinh nghiệm một điều gì đó chân thật trong mối liên hệ giữa họ với Chúa; họ không còn sống trong những giấc mơ nữa.

          Chúng ta không nên vội vàng đánh giá người khác là tốt hay xấu. Tất cả những người theo Chúa đều sẽ kinh nghiệm nhiều điều trong cuộc hành trình trọn đời họ. Cho đến hơi thở cuối cùng, sự thành công hay thất bại của họ mới được quyết định. Mọi sự trước đó đều là một phần của diễn trình. Dù có những giây phút chúng ta thắng thế hoặc yếu đuối, nhưng có một điều chắc chắn là chúng ta sẽ đi từ giai đoạn vui mừng ban đầu đến giai đoạn không thỏa mãn và dường như thất bại. Chúa cho phép chúng ta kinh nghiệm mỗi một giai đoạn này để chúng ta có thể thật sự biết Ngài.

          Vào lúc này, sự tập trung trong sách Ruth xoay từ người nam đến Naomi, một người nữ. Chồng và hai con trai bà đều đã chết. Con cái của Naomi đại diện cho hy vọng của bà, và chồng bà là người bà nương cậy. Bây giờ, Naomi không có hy vọng và không còn lại gì để nương cậy.

          Trong nếp sống hội thánh hoặc trong nếp sống Cơ Đốc của chúng ta, chúng ta thường nương cậy vào nhiều điều hoặc đặt hi vọng của chúng ta trên một điều gì đó khác hơn Chúa. Có thể đó là khả năng thuộc linh của chúng ta hoặc sự phục vụ của chúng ta trong nếp sống hội thánh. Cuối cùng, Chúa phải lấy những điều này đi. Đây là một bài học rất sâu. Có thể chúng ta thật sự yêu thích việc phục vụ những người trẻ và cảm thấy rằng nếu không phục vụ họ, nếp sống cơ đốc của chúng ta sẽ không có hy vọng. Hoặc chúng ta có thể cảm thấy mình có thể nương cậy vào những bậc cha mẹ thuộc linh của mình trong nếp sống hội thánh. Cuối cùng, Chúa sẽ đưa chúng ta đến điểm mà chúng ta sẽ không còn nương cậy vào những điều như vậy nữa. Cuối cùng người duy nhất có thể là hy vọng và nguồn cung ứng của chúng ta là chính Chúa.

          Paul nói rằng ông đã trồng và Apollos đã tưới, nhưng chỉ chính Đức Chúa Trời mới có thể ban cho sự gia tăng hay tăng trưởng (1 Cor 3: 6). Đây là bài học mà ngay cả những người non trẻ trong Chúa cũng có thể kinh nghiệm. Chúng ta phải đi đến với các tín đồ để tương giao, nhưng chúng ta không nên nương cậy họ nhiều hơn là nương cậy chính Chúa. Những người khác có thể giúp chúng ta đọc Kinh Thánh, cầu nguyện, hoặc hiểu một số điều, nhưng họ không thể ban cho chúng ta sự tăng trưởng. Chỉ chính Chúa mới có thể làm điều này.

          Chúa đã đem Naomi đến một kinh nghiệm như vậy. Cả chồng lẫn con bà đều bị cất đi khỏi, bà bị để lại một mình. Không còn lại gì để bà nương cậy hoặc hy vọng, nhưng đây là lúc bà kinh nghiệm sự phục hưng thuộc linh.

GIAI ĐOẠN BA: TRỞ VỀ VỚI MỘT MÌNH CHRIST
          Ai nhận thấy Chúa quí báu hơn: những người không có sự thất bại hay những người kinh nghiệm Chúa trong sự thất bại và yếu đuối của họ? Chắc chắn những người đi đến chỗ nhận biết sự yếu đuối và thiếu hụt của họ có thể biết Chúa cách sâu xa hơn. Tuy nhiên, để những điều này xảy ra, chúng ta phải đến với Chúa trong sự yếu đuối của mình.

Khi ở trong quân đội, tôi đã dùng mỗi giây phút rảnh rỗi để đọc Kinh Thánh. Sau đó, tôi đã cầu nguyện một lời dạn dĩ: “Chúa ơi, Ngài không thể đòi hỏi tôi làm tốt hơn nữa. Mỗi phút, mỗi giờ nghĩ và mỗi cơ hội tôi đều đọc Lời Ngài. Mỗi sáng tôi đều ở trong sự hiện diện của Ngài. Cảm tạ Ngài, Chúa ơi, vì tôi yêu Ngài thật nhiều!” Lẽ ra, tôi nên cầu nguyện: “Chúa ơi, xin hãy cuốn tôi thêm nữa”. Đúng ngày đó, tôi đã kinh nghiệm một cơn đau thắt ngực rất nghiêm trọng và phải nằm nghỉ. Ngày hôm sau, tôi đi đến bệnh viện. Tôi được chụp X quang và phim được gởi đi để phân tích. Vào ngày của Chúa, tôi thực hiện việc ca hát như thường lệ trong buổi nhóm thiếu nhi, và ho liên tục. Thứ hai đó, tôi được chỉ định phải đến bệnh viện lập tức qua thư chuyển phát nhanh. Phổi tôi đã suy sụp. Tôi ở trong bệnh viện bốn tuần để hồi phục. Trong suốt thời gian đó, tôi không đọc Kinh Thánh chữ nào, nhưng Chúa đã trở nên rất phong phú đối với tôi.

Nhiều lần chúng ta nói với Chúa rằng chúng ta đang làm một điều gì đó cho Ngài hoặc chúng ta vì Ngài rất nhiều. Tất cả những gì Chúa phải làm là chạm đến chúng ta đôi chút, và sau đó chúng ta nhận thấy là mình không thể làm gì cho Ngài. Ngài chỉ chạm đến phổi tôi một chút, và tôi thậm chí không còn sức lực để đọc Kinh Thánh. Chúa ao ước chúng ta bám chặt lấy Ngài hơn bất cứ điều gì khác, thậm chí nhiều hơn việc nghiên cứu Kinh Thánh, giảng các sứ điệp hoặc rao giảng phúc âm. Tất nhiên, khi có Chúa, chúng ta sẽ làm nhiều điều này. Điều trở nên quí báu nhất đối với chúng ta không phải là bất cứ điều gì trong số những điều ở bên ngoài này mà là chính Christ.

Chính trong những lúc khó khăn Christ mới trở nên thực tế nhất đối với chúng ta. Khi ở trong những sự khó khăn, chúng ta đuổi theo Christ cách quyết liệt hơn. Làm thế nào Naomi chịu nỗi sự mất mát chồng và hai con trai? Điều này chắc chắn đã đem bà vào trong một thung lũng sâu. Nhưng sau mọi sự chịu khổ, bà đã chỗi dậy và trở nên một người thuộc linh.

Bà chỗi dậy, cùng với con dâu mình, tìm cách trở về Israel, vì bà nghe rằng Chúa đã thăm viếng dân Ngài và cung ứng bánh cho họ. Bây giờ bà nhận thức rằng mọi sự thế giới đã cung cấp không là gì cả, và bà sẵn sàng trở về.

Một người rất giàu có nói với tôi cách đây không lâu rằng điều Salomon nói thật sự đúng – mọi sự dưới mặt trời đều là hư không (Truyền 1: 2-3). Sự giàu có của ông thật không kể xiết, nhưng ông nhận thức đó là “hư không của các sự hư không”. Nhiều bạn học của tôi rất có tham vọng khi đang học đại học. Họ hoạch định để trở nên các đại sứ, giám đốc điều hành hoặc giáo sư. Trong buổi họp lớp gần đây, một số người đã nói rằng ước gì họ chọn con đường tôi đã chọn. Tại sao bây giờ, vào lúc cuối cuộc đời, nhiều người trong số họ lại mở ra cho phúc âm? Đó là vì họ đã khám phá ra rằng không điều gì họ theo đuổi là có giá trị. Họ ganh tị với tôi, vì họ biết rằng tôi đã tìm thấy kho thực phẩm. Nhưng họ không biết được phân nửa của điều đó. Họ không biết thể nào tôi đã vui hưởng và có được Christ trong năm mươi năm qua, và Ngài đã trở nên phong phú biết bao đối với tôi. Chính Đấng Christ này đã được truyền vào trong tôi và trở nên tâm điểm, phần hưởng và sự vận hành của tôi.

Chúa đã thăm viếng dân Ngài và ban cho họ thức ăn. Sự thỏa mãn thật là với chính Christ. Khi một số người nhìn thấy điều này, họ chỗi dậy, nhận thức rằng chỉ có Christ mới xứng đáng để họ theo đuổi. Nguyện Chúa thương xót chúng ta để chúng ta có thể đơn sơ theo đuổi Christ!