Các đức tính trước mắt
chúng ta, lòng can đảm và sự tiết độ, khi được giữ ở đúng tỉ lệ, dẫn đến một đời
sống cân bằng và là một trong những điều hữu ích lớn nhất cho vương quốc của Đức
Chúa Trời. Bất cứ nơi nào một trong hai điều đó bị mất đi hay còn đó nhưng chỉ ở
một mức độ thấp kém, hậu quả sẽ là một đời sống mất cân bằng và sức mạnh bị
lãng phí. Nếu xem xét kỹ lưỡng, thì ta sẽ tìm thấy được tính chất tự truyện
trong Hầu như bất cứ tác phẩm chân thật nào. Chúng ta biết rõ nhất những gì
chúng ta đã kinh nghiệm. Bài báo này cũng không là một ngoại lệ. Tôi cũng có thể
thừa nhận cách thẳng thắn là nó cũng mang tính tự truyện, vì một độc giả sáng
suốt sẽ khám phá được sự thật cho dù tôi có cố gắng che đậy nó đến đâu đi nữa.
Nói một cách ngắn gọn, tôi
hiếm khi bị gọi là một kẻ hèn nhát, ngay cả bởi những kẻ thù căm hờn tôi nhất,
nhưng sự đòi hỏi sự tiết độ của tôi đôi lúc khiến cho những người bạn thân nhất
của tôi buồn. Một đức tính hàng đầu không phải dễ mà có được, dù trải qua luyện
tập nhiều, và sự cám dỗ đưa đến những phương pháp khắt khe, thái quá làm trợ cụ
cho Đức Chúa Trời là một điều không dễ dàng gì kháng cự lại. Sự cám dỗ đó càng
được làm cho mạnh thêm bởi tri thức đến độ nó ở sát bên những điều bất khả đại
loại như là bắt buộc một diễn giả ngồi xuống và khiến ông rút lui ý kiến, rồi tự
nhận là mình sai. Có một sự miễn thứ chức vụ (ministerial immunity) được chấp
nhận bởi người của Đức Chúa Trời vốn có thể đưa Boanergers vào trong một ngôn
ngữ ngông cuồng và vô trách nhiệm trừ phi anh ta dùng những phương cách quả cảm
để đưa bản chất của mình vào trong sự cai trị yêu thương của Đức Thánh Linh. Điều
này tôi cũng đã đôi lần thất bại, và luôn luôn đưa đến nỗi đau buồn thực sự của
riêng tôi.
Tại đây, một lần nữa sự
tương phản giữa đường lối Đức Chúa Trời và đường lối con người lại được thấy
rõ. Ngoài sự hiểu biết đó ra, như kinh nghiệm đau đớn có thể đem lại, chúng ta
có khuynh hướng cố gắng bảo vệ các mục đích của mình bằng sự tấn công trực tiếp,
xông lên và chiến thắng bằng vũ lực. Đó là phương cách của Sam-sôn, và nó có hiệu
quả ngoại trừ một việc nhỏ bị lãng quên: Nó kéo kẻ chiến thắng chết chung với kẻ
chiến bại! Tấn công từ phía bên hông thật là khôn ngoan, nhưng sự khôn ngoan đó
là cái mà một tâm linh thiếu suy nghĩ (hay hấp tấp) có khuynh hướng chối từ.
Đấng Christ được nói đến
như sau: “Người sẽ chẳng cãi lẫy, chẳng kêu la, và chẳng ai nghe được tiếng người
ngoài đường cái. Người sẽ chẳng bẻ cây sậy đã gãy, chẳng tắt ngọn đèn gần tàn,
cho đến chừng nào người khiến sự công bình được thắng” (Ma-thi-ơ 12:19-20).
Ngài đạt được những mục đích lớn lao của mình mà không cần sức mạnh vật lý quá
đáng và nhìn chung không có bạo lực. Cả cuộc đời của Ngài được đánh dấu bằng sự
tiết độ; nhưng trước hết Ngài là một trong số những con người can đảm nhất.
Ngài đã nhắn gởi những lời này với Hê-rốt, kẻ đe dọa Ngài, “Hãy đi nói với con
chồn cáo ấy rằng: Ngày nay, ngày mai, ta đuổi quỷ chữa bệnh, đến ngày thứ ba,
thì đời ta sẽ xong rồi” (Lu-ca 13:32). Có một sự can đảm tột bực ở đây, nhưng
không phải là sự thách thức, không có dấu hiệu gì của sự khinh rẻ, không có sự
thái quá của lời nói và hành động. Ngài có lòng can đảm và sự tiết độ.
Thất bại để đạt được sự cân
bằng giữa hai đức tính này đã tạo nên nhiều điều xấu trong Hội Thánh trải qua
nhiều năm, và vết thương còn lớn hơn khi những nhà lãnh đạo Hội Thánh có dính
dáng vào. Thiếu sự can đảm là một thiếu sót trầm trọng và có thể là một tội thật
sự khi nó dẫn đến sự thỏa hiệp trong giáo lý hay thực hành. Ngồi lại vì cớ lợi
ích của sự hòa bình và cho phép kẻ thù chiếm đoạt những cái bình thánh khỏi đền
thờ không bao giờ có thể là một phần của một con người thật sự thuộc về Đức
Chúa Trời. Sự tiết độ đến mức đầu hàng nơi mà những điều thiêng liêng có liên
quan đến chắc chắn không phải là một đức tính tốt; song thói hiếu chiến lại chẳng
bao giờ chiến thắng khi mà trận chiến thuộc về cõi thiên thượng. Sự giận dữ của
con người chẳng bao giờ có thể tôn cao sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Có một
cách đúng đắn để làm những việc đó, và nó không bao giờ là phương cách có tính
chất bạo lực. Người Hy Lạp có một câu nói nổi tiếng: “Tiết độ là tốt nhất”; và
câu cách ngôn trong gia đình của những người nông dân Mỹ là, “Cái nào dễ, làm
nó đi,” cũng chứa đựng bên trong một triết lý sâu sắc.
Đức Chúa Trời đã dùng, và
hoàn toàn không có gì nghi ngờ việc Ngài sẽ dùng con người bất luận sự thất bại
trong việc giữ những đức tính này ở trạng thái cân bằng hoàn hảo của họ. Ê-li
là một con người dũng cảm; không ai có thể nghi ngờ điều đó, nhưng cũng không
ai là quá vội vàng khi tuyên bố rằng ông cũng là một người kiên nhẫn hay tiết độ.
Ông thắng lợi bằng sự tấn công, bằng hiệu lệnh, chứ không phải bằng sự mỉa mai,
và lạm dụng khi ông nghĩ nó sẽ giúp nhiều; song khi kẻ thù thất bại, ông bị cuốn
vào vòng xoáy và chìm sâu vào tuyệt vọng. Đó là phương cách của bản chất cực
đoan, của con người có lòng can đảm mà không có sự tiết độ.
Hê-li, về mặt khác, là một
con người tiết độ. Ông không thể nói “không” ngay cả với gia đình mình. Ông yêu
mến một sự hòa bình mong manh, và một bi kịch ảm đạm là cái giá ông phải trả
cho sự hèn nhát của mình. Cả hai người đều là những người tốt, nhưng họ đã
không thể tìm được một phương cách tốt hơn. Về cả hai, Ê-li nóng cháy chắc chắn
là người vĩ đại hơn. Thật là đau đớn khi nghĩ đến những gì Hê-li có lẽ sẽ làm
trong những hoàn cảnh của Ê-li. Và tôi có thể thương xót ngay cả với Hốp-ni và
Phi-lê-a nếu như Ê-li đã là cha của họ!
Một cách logic, điều này
đưa chúng ta đến chỗ suy nghĩ về sứ đồ Phao-lô. Đây là một người mà chúng ta
không được xem thường. Ông có một lòng can đảm gần như hoàn hảo cùng với tính
kiên nhẫn và tính chịu đựng thực sự giống Chúa. Ngoài ân điển ra, việc ông đã từng
là người như thế nào được tìm thấy trong một lời mô tả ngắn gọn về ông trước sự
cải đạo. Sau khi ông giúp ném đá Ê-tiên đến chết, ông đi ra và săn đuổi Cơ Đốc
nhân, “hằng ngăm đe và chém giết” (Công vụ 9:1). Ngay cả sau khi cải đạo rồi,
ông vẫn còn có thể đưa ra lời nhận xét khi ông cảm nhận mạnh mẽ một vấn đề nào
đó. Sự từ chối cụt ngủn của ông đối với Mác sau khi Mác bỏ dở công việc là một
thí dụ cho phương cách ngắn gọn ông dùng để cư xử với những người mà ông không
tin tưởng. Nhưng thời gian, sự chịu đựng gian khổ và sự giống Cứu Chúa nhẫn nại
của ông càng gia tăng dường như đã chữa ông khỏi sai lầm này, sai lầm bên trong
một con người của Đức Chúa Trời. Những ngày sau đó của ông rất ngọt ngào với
tình yêu thương và thơm ngát bởi sự nhịn nhục cũng như lòng nhân đức. Điều này
cũng nên như vậy đối với tất cả chúng ta.
Việc Kinh Thánh không ghi lại
cho chúng ta một ví dụ nào cho thấy một người hèn nhát được chữa khỏi thói hư của
mình là một điều rất có ý nghĩa. Không có “linh hồn nhút nhát” nào đã từng lớn
lên thành một con người can đảm. Phi-e-rơ đôi lúc bị nêu ra như là một ngoại lệ,
nhưng không có sự gì trong cuộc đời ông chứng tỏ ông là một con người hèn nhát,
trước cũng như sau Lễ Ngũ Tuần. Ông đã chạm đến lằn ranh một hay hai lần, điều
này là thật, nhưng hầu hết phần còn lại, ông là một con người can đảm hết mực đến
độ ông cứ mãi gặp vấn đề với sự can đảm của mình.
Việc Hội Thánh ngày nay thực
sự cần những con người can đảm như thế nào là một điều mà mọi người đều biết,
không cần phải lập lại. Sự sợ hãi ấp ủ trên Hội Thánh giống như một lời nguyền
cổ xưa. Sợ cho sự sống còn của chúng ta, sợ cho công việc của chúng ta, sợ đánh
mất danh tiếng, sợ lẫn nhau: đây là những bóng ma lảnglảng vảng quanh những con
người ngày nay đứng trong những vị trí của sự lãnh đạo Hội Thánh. Tuy nhiên,
nhiều người trong số họ đã có được danh tiếng vì sự can đảm lập lại những gì an
toàn và được mong đợi với một sự táo bạo đến tức cười.
Nhưng sự can đảm tự có
không phải là phương thuốc. Vun xới thói quen “nói toạc móng heo” có thể chỉ kết
quả trong việc chúng ta tự làm cho mình trở thành điều phiền toái cho người
khác và đem đến rất nhiều nguy hại cho cả tiến trình. Điều lý tưởng dường như
là một sự can đảm thầm lặng đến độ không nhận biết được sự tồn tại của nó. Nó
lôi kéo sức mạnh của mình từ Thánh Linh và hiếm khi cái tôi biết được sự tồn tại
của nó. Sự can đảm đó sẽ là kiên nhẫn và cân bằng cũng như an toàn khỏi hai
thái cực. Xin Chúa ban cho chúng ta một phép Báp-tem của lòng can đảm đó.
Cẩn Thận Với Hình Thức Máy Móc
Yếu tính của tôn giáo thật
là tính tự giác, sự cảm động tối cao, không giới hạn của Chúa Thánh Linh bên
trên và trong một tâm linh tự do của những người đã được cứu. Ðiều này, trải
qua nhiều năm của lịch sử loài người, đã là dấu xác nhận tiêu chuẩn của tính ưu
tú thuộc linh, bằng chứng của sự thực hữu trong một thế giới ảo.
Khi tôn giáo đánh mất đặc
tính thiêng liêng của nó và chỉ còn cái hình thức (bên ngoài), tính tự giác này
cũng bị mất luôn, và từ chỗ của nó xuất hiện các tiền lệ, khuôn phép, hệ thống
- và hình thức máy móc.
Ðằng sau cái thói quen máy
móc đó là niềm tin cho rằng cái thuộc linh có thể được tổ chức, sắp xếp. Rồi
hình thức máy móc đó được đưa vào tôn giáo với những ý tưởng khác hẳn ba điều:
Những con số, các bảng thống kê, các quy luật của thói quen, và những cái khác
thuộc về tự nhiên, thuộc về con người. Và sự chết dần chết mòn luôn luôn theo
sau nó.
Hiện nay, các bản lập trình
(danh sách v.v... - file-card) là một công cụ nhỏ bé vô hại và là một thứ rất hữu
dụng cho vài mục đích. Nó thật tuyệt cho việc ghi nhận sự hiện diện của các học
viên lớp Trường Chúa Nhật, và một danh sách ghi địa chỉ có thể khó mà xoay xở
được nếu không có nó. Nó tốt khi ở đúng vị trí của mình và nếu ra khỏi đó, nó
trở nên một vật làm chết người. Mối hiểm họa của nó đến từ một xu thế phổ biến
của con người là tin tưởng chắc chắn vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để giải quyết
những điều bên trong.
Khi những hình thức máy móc
bắt đầu chi phối đời sống Cơ Ðốc nhân, ngay tập tức nó trở thành một điều phiền
toái và một tai họa. Khi nó thoát ra khỏi tủ đựng hồ sơ và đi vào lòng con người,
điều bất hạnh sẽ đổ ập lên chúng ta; ngoại trừ một cuộc cách mạng thuộc linh
bên trong, không có thứ gì có thể giải phóng nạn nhân khỏi định mệnh của mình.
Ðây là cách mà những hình
thức máy móc hành động khi nó xâm nhập vào đời sống Cơ Ðốc nhân và bắt đầu tạo
nên những thói quen tinh thần: Nó chia Kinh Thánh ra thành nhiều phần tương
thích với những ngày trong năm, và buộc Cơ Ðốc nhân phải đọc theo quy tắc (nhất
định). Bất luận việc Thánh Linh cố phán với người đó như thế nào, anh ta cứ tiếp
tục đọc chỗ tấm card đó bảo, anh ta nghiêm túc hoàn tất nó mỗi ngày.
Mỗi thánh nhân được Thánh
Linh dẫn dắt biết rằng có những lúc ông được sự thôi thúc từ bên trong để đọc một
đoạn nào đó, hay ngay cả chỉ có một câu thôi, và trong nhiều ngày ông vật lộn với
Chúa cho đến khi một lẽ thật nào đó thực thi công việc của nó trong ông. Bỏ
phân đoạn Thánh Linh thôi thúc đọc mà lại đi theo một lịch đọc được sắp đặt trước
đối với ông là điều hoàn toàn không thể thực hiện được. Ông ở trong tay tự do của
Thánh Linh, và thực tại đang hiện ra trước mắt ông là tan vỡ, hạ mình xuống, hướng
lên cao, đến sự tự do và vui mừng. Nhưng chỉ có linh hồn tự do mới có thể biết
sự vinh hiển của điều này. Một tấm lòng bị trói buộc bởi hệ thống sẽ mãi mãi là
một người lạ đối với điều này.
Người nô lệ của hình thức
máy móc sẽ sớm nhận ra rằng những lời cầu nguyện của mình mất đi sự tự do và trở
nên ít có tính tự giác hơn, ít hiệu quả hơn. Anh ta sẽ thấy chính mình quan tâm
đến những vấn đề mà lẽ ra anh ta không cần quan tâm đến - anh ta đã giành bao
nhiêu thời gian cầu nguyện ngày hôm qua, liệu anh đã, hay chưa trình dâng hết mọi
chi tiết trong danh sách cầu nguyện của mình trong ngày, liệu anh ta sẽ thức sớm
như anh đã thường làm hay sẽ thức khuya trong sự cầu nguyện. Thật rõ ràng là
cái lịch đó xua đuổi Thánh Linh và mặt đồng hồ đã che giấu mặt của Ðức Chúa Trời.
Lời cầu nguyện kết thúc là hơi thở tự do của linh hồn đã được giải thoát, và trở
thành một nhiệm vụ đã được hoàn tất. Và ngay cả trong những hoàn cảnh như thế,
anh ta cũng thành công trong việc biến lời cầu nguyện của mình thành một cái gì
đó, anh vẫn còn phải gánh chịu những mất mát bi thảm và đang mang vác trên linh
hồn mình một cái ách, là cái mà Ðấng Christ đã chết để giải phóng anh.
Mục sư/truyền đạo cũng vậy,
phải cảnh giác, kẻo ông ta cũng trở thành nạn nhân của hình thức máy móc. Nhìn
từ bên ngoài vào, lập nên một hệ thống những bài giảng, đánh dấu những giáo lý
của Thánh Kinh như một nông dân phân chia cánh đồng của mình, dành một số thời
gian nào đó trong năm cho những bài giảng về các lẽ thật Kinh Thánh khác nhau để
rồi đến cuối khoảng thời gian đó có thể gợi nhớ, tóm tắt lại từng cái một trông
có vẻ là một ý tưởng tốt. Về mặt lý thuyết mà nói, điều này có vẻ tốt, nhưng nó
sẽ giết chết bất cứ ai đi theo nó, và cũng giết hại cả Hội Thánh luôn; và một đặc
trưng của loại chết chóc này là cái mà cả mục sư/truyền đạo cũng như dân sự đều
không hề biết rằng nó đã đến.
Những ai có trách nhiệm
trong các hoạt động của Hội Thánh và những nhân sự Tin Lành phải cảnh giác với
cái bẫy của hình thức máy móc này. Nó là một thứ giết người và nó hành động để
dập tắt sự vận hành tự nhiên của Thánh Linh. Không ai cần phải chết, không ai cần
phải nói dối trong lời cầu nguyện kiên nhẫn và đau khổ trong sự hiện diện của Ðức
Chúa Trời trong khi Thánh Linh truyền đạt ý muốn tể trị của Ngài cho tấm lòng
tin cậy của người đó. Với tinh thần máy móc sẽ không có sự khải thị của Ðức
Chúa Trời, cao sâu và kỳ diệu; không có sự phơi bày gây căm phẫn về sự không thánh
sạch bên trong; không có sự đau đớn của than lửa đỏ nơi đầu môi.
Sự vinh hiển của Phúc Âm
chính là sự tự do của nó. Những người Pha-ri-si, là những nô lệ, căm ghét Ðấng
Christ vì Ngài tự do. Trận chiến giành sự tự do thuộc linh đã không chấm dứt
khi Chúa chúng ta sống lại từ cõi chết. Nó vẫn tiếp diễn, và trong một tình trạng
bi đát, những đứa con của sự tự do đang đánh mất nó. Những người hiểu biết nhiều
hơn đang từ bỏ những tự do của họ với chỉ một cuộc tranh chiến chiếu lệ. Họ thấy
việc làm theo một tấm card xem ra dễ hơn là cứ tiếp tục cầu nguyện cho đến khi
đạt được sự khai sáng thuộc linh và sự tin chắc mang tính tiên tri bên trong.
Ðó sẽ thực sự là nguyên
nhân để than khóc tại Si-ôn khi mà chủng tộc của những con người tự do chết dần
trong Hội Thánh và công việc của Ðức Chúa Trời lại được trao phó hoàn toàn cho
những tay làm chương trình.