Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Cuộc Đời Và Ảnh Hưởng Hàng Ngàn Năm Của St. Augustine

Slide45.jpg
Đại đa số người tín đồ Tin Lành khi nghe tới ông thánh này ông thánh nọ có liên quan đến Catholics thì không màng để ý, ngoại trừ ông thầy tu Martin Luther, người khởi đầu cuộc Cải Chánh vào cuối thế kỷ thứ 16.  Nhưng nếu kể ra từ thời kỳ của hội thánh đầu tiên, những người đã ảnh hưởng sâu rộng vào việc phát triển Cơ Đốc Giáo cũng như để lại ý tưởng triết lý sâu xa cho hằng bao thế hệ về sau, có lẽ có một người sẽ ở những hàng đầu trong danh sách vô tư nhất của bất cứ một ai.  Dầu ai có là người Tin Lành, hay Thiên Chúa giáo, Bảo Thủ hoặc Cấp Tiến, cái tên Augustine sẽ đứng ở đầu danh sách của bất cứ nhà tri thức nào có nghiên cứu diễn tiến của Cơ Đốc giáo trong suốt một ngàn năm trăm năm qua.
 

Có nhiều vĩ nhân đã để lại ành hưởng cho một vài thế hệ về sau.  Chỉ có vài vĩ nhân có ảnh hưởng đến một thế kỷ.  Nhưng Augustin đúng là một con người ngoại hạng.  Ông đã ành hưởng trên hàng ngàn năm, đặc biệt trong thời Trung Cổ, và trên nhiều khía cạnh đã ảnh hưởng đến nền văn mình Tây Phương hiện đại. 
Slide2.jpg
Augustine được sanh ra ở Bắc Phi Châu, tại thành phố Thagaste ngày nay là xứ Algeria vào ngày 13 tháng 11, năm 354 trong một gia đình trung lưu.  Mẹ của ông tên là Monica là một người Cơ Đốc Nhân trung kiên hằng luôn cầu nguyện cho đứa con trai của bà, một thiếu niên mới lớn không có một ý tưởng nào về niềm tin vào Đấng Christ.  Dầu bà Monica ráng cố gắng dạy dỗ cậu Augustine về con đường tin kính Chúa, nhưng Augustine hầu như bỏ ngoài tai những lời nhắn nhủ của bà.  Augustine thích chơi đùa, dễ cáu kỉnh, và đầy tánh phá phách của tuổi thiếu niên, như thích ăn trộm trái lê của nhà láng giềng và liệng cho heo ăn.

Ham Muốn Nhục Dục của Tuổi Trẻ
Khi ông lên mười sáu tuổi, Augustine đi đến Carthage để theo đuổi việc học vấn.  Chẳng màng nghe lời cảnh cáo của mẹ ông về những ham muốn dụng dại của tuổi thiếu niên, Augustine lấy một cô gái không tên tuổi và sanh ra một đứa con trai phi pháp tên là Adeodatus.  Đang khi đeo theo những thú vui nhục dục, Augustine vẫn theo đuổi con đường học vấn.  Những lời kêu gọi đốc thúc của Cicero ở La Mã về việc tìm kiếm sự tri thức đập mạnh vào tâm trí Augustine, và ông dốc tâm vào việc học triết lý.  Đôi khi ông cố gắng đọc Lời Chúa, nhưng nó có vẻ chán ngắt đối với ông.

Trong suốt 9 năm trời Augustine đi theo những triết lý tư tưởng của Manichean, một triết gia chủ trương lý luận, khoa học và triết lý.  Phái Manichean là một tôn giáo Đông phương kết họp việc thờ thần lửa với thuyết phiếm thần của nhà Phật, và lại che đậy với vẻ đạo đức của Cơ Đốc giáo.  Thuyết này dạy rằng điều thiện và điều ác luôn luôn đối chọi với nhau; chúng ta không có sự tự do chọn lựa vì mọi điều đã được định sẵn theo số phận.  Nhưng Augustine không thỏa mãn với cái triết lý sống này, và nó là nền tảng cho phong trào New Age hiện đại.  Ông cố tìm câu trả lời từ Faustus ở thành phố Milevis, một học giả lỗi lạc về thuyết Manichean vào thời đó, nhưng Faustus không thể lấp được khoảng trống trong tâm hồn Augustine.  Ông ta giống như một người làm nghề đải rượu với một cái cúp đẹp đẻ đem đến cho Augustine, nhưng tiếc thay trong cúp đó không có gì cả.

Đến Trung Tâm của Thế Giới
10716.jpg
Augustine đang làm giáo sư dạy hùng biện trong ba năm ở Carthage khi ông quyết định di chuyển đến La Mã.  Mặc dầu lúc đó La mã đã xuống dốc về mặc chính trị, nhưng nó vẫn còn nhiều cái hấp dẫn về vật chất.  Ở La Mã Augustien bắt đầu nghề dạy học trở lại và ông cũng bắt đầu học triết lý theo tư tưởng của Plato.  Ông bị thu hút vào thế giới thông thái và tinh thần sản khoái của triết lý Plato, mặc dầu ông vẫn còn bị quyến rũ với những điều ham muốn của xác thịt trong tuổi thanh niên.  Nghề dạy học không trả lương hậu cho Augustine, nên ông đi tìm chỗ khác để sống - lần này ông đến thành phố Milan ở Ý.  Bà Monica mẹ của Augustine không những hằng cầu nguyện cho đứa con trai hư hỏng của bà, bà còn theo dấu ông đến Milan, ở đó bà tham dự thờ phượng ở nhà thờ do giám mục Ambrose đảm trách.

Lời Giảng Chạm Tấm Lòng Augustine
Ở Milan Augustine bắt đầu đi nhà thờ - không phải vì ông trở nên ngưỡng mộ Cơ Đốc Giáo, nhưng vì sự thán phục giám mục Ambrose và tài hùng biện của ông.  Cuối cùng cũng ít nhất có một người Cơ Đốc làm cho Augustine thán phục.  Dần dần Augustine bị thu hút vào những lời giảng dạy và tư cách của giám mục Ambrose và trở nên một người đam mê Cơ Đốc Giáo.  Qua việc đọc các sách của Phao Lô trong Kinh Thánh, Augustine bắt đầu hiểu rõ được tình trạng hư mất của con người và sự cần thiết của tha nhân cho ân điển thiên thượng.  Ông chấp nhận Chúa Jêsus Christ là đấng cứu vớt cho sự bại hoại của nhân loại, nhưng đó chỉ là sự chấp nhận bằng kiến thức, không đủ đem chân lý của lời Chúa đến tận tâm long sâu kín của Augustine.  Lòng ham muốn nhục dục của ông dường như tranh chiến với tấm lòng tìm kiếm khao khát lẽ thật của ông.  Với tấm lòng rạo rực bồn chồn đầy hỗn loạn, Augustine đang ngồi ngẫm nghĩ dưới bóng cây ở trong một vườn hoa bỗng chợt nghe tiếng một đứa trẻ nói, "Hãy đứng dậy và đọc."  Cầm lấy cuốn sách của Phao Lô gởi cho hội thánh ở La Mã, Augustine bắt đầu đọc từ chương 13. (Rôma 13:13-14) "13. Hãy bước đi cách hẳn hoi như giữa ban ngày. Chớ nộp mình vào sự quá độ và say sưa, buông tuồng và bậy bạ, rầy rà và ghen ghét; 14. nhưng hãy mặc lấy Ðức Chúa Jêsus Christ, chớ chăm nom về xác thịt mà làm cho phỉ lòng dục nó."  Qua những dòng chữ của chương sách này, Augustine hầu như được biến đổi.  Cuộc đời ông từ giờ phút đó hoàn toàn đổi mới.  Vào dịp Lễ Phục Sinh năm 387, giám mục Ambrose làm lễ báp têm cho Augustine ở Milan cùng với người bạn của ộng tên là Alysius và Adedatus, đứa con trai của cuộc tình vụng trộm của ông.  Những lời cầu nguyện của bà Monica, mẹ của Augustine đã được trả lời thành sự thật, mặc dầu Ambrose đã từng nói với bà rằng, "không thể nào có việc một đứa con được bao phủ bằng hằng bao lời cầu nguyện có thể vào chỗ hư mất." 

Cuộc Đời Mới
Từ đó, ông bỏ nghề dạy học, về ở tại Cassiciacum, một vinh thự gần thành phố Milan cùng với mẹ và vài bạn hữu để chuyện vã về đức tin và tĩnh tâm cầu nguyện, Ông bỏ ra khoảng ba năm để học lời Chúa ở đó.  Từ một người tự cao về triết lý cao siêu, ông trở nên một Cơ Đố Nhân nhu mì khiêm nhường, và ông khao khát có sự hiện hữu của Chúa trong đời sống ông.  Các sách Thi Thiên của David và thư tín của Phao Lô làm cho ông yêu thích.  Ông bán đi những tài vật của ông để giúp đỡ người nghèo và dấn thân vào việc phục vụ Đấng Christ. 

Không Là Dự Tính Của Ông
Augustine trở về Bắc Phi Châu dự tính sống một cuộc đời ẩn dật trong tu viện gần nơi chôn nhau cắt rúng của ông, thành phố Thagaste, nhưng dân chúng vùng đó nài nĩ ông là linh mục đầu tiên ở địa phận đó, và vào năm 395, ông trở thành giám mục ở thành phố Hippo.  Trong suốt ba mươi tám năm, Augustine phục vụ một trung tín khiêm nhu ở giữa đồng bào Hippo.  Qua nhiều thư từ liên lạc và sách vở ông viết, ông để lại ảnh hưởng khắp thế giới Cơ Đốc vào cuối thời kỳ của đế quốc La Mã.  Sống cuộc đời tu hành, chia xẻ của chung với các tu sĩ ở Hippo, vẻ mộc mạt trong đời sống vật chất của Augustine hoàn toàn tương phản với đời sống thuộc linh dư dật của ông.  Ông thường giảng dạy năm ngày liên tục trong một tuần, nhiều khi hai lần mỗi ngày.  Ông viết hơn 1000 luận thuyết hầu như trên khắp mọi lãnh vực của đời sống, đụng chạm đến những nguyên tắc sống của Cơ Đốc Giáo.  Tín đồ Cơ Đốc ở khắp mọi nơi trong đế quốc La Mã viết thư cho ông để cầu hỏi tham vấn, và nhiều lá thư của ông vẫn còn lưu lại.


Chiến Đấu với Dị Giáo

Slide17.jpg
Trước khi tin Chúa Augustine tìm kiếm cho được chân lý  Sau khi ông tin nhận Chúa Augustine biện minh cho lời Kinh Thánh chống lại những dị giáo cường thạnh và sự ly giáo vào thời đó.  Để chống lại tư tưởng của phái Manichaen về việc thờ hai loại thần và việc nâng cao lý luận của con người, Augustine viết về sự hoàn hảo tốt đẹp trong sự sáng tạo của Chúa và cảnh giác sự kiêu ngạo của con người qua lý luận chống lại quyền tể trị của Thượng Đế.  Để chống lại lời tuyên bố của nhóm Donatist cho rằng họ là hội thánh thật và cho rằng tánh cách hiệu quả của phép Báp Têm tùy thuộc vào tư cách của người giảng, Augustine lên tiếng về sự hiệp một của đức tin Cơ Đốc.  Dùng lời thí dụ của Chúa Jêsus trong Luca 14:23 trong đó người chủ nhà sai đầy tớ đi mời những người ở ngoài đường vào trong nhà để dự một bửa tiệc trọng hậu, Augustine viết rằng giới thẩm quyền có thể ép buộc phe Donatist hoặc những nhóm ly giáo khác tuân theo hội thánh truyền thống.  Với sự đe dọa của quân ngoại xâm tới đế quốc La Mã lúc đó, có lẽ quan điểm của Augustine về giới thẩm quyền có thể thúc đẩy giới lãnh đạo hội thánh về luân lý.  Nhưng không may thay, lời cảnh cáo của Augustine sau này được dùng để có lý do đàn áp tàn nhẫn phe đối lập.  

Nhưng trận chiến quan trọng nhất của Augustine là chống lại phe Pelagius, một người Anh đến Bắc Phi Châu để truyền bá triết lý sống mới của ông ta.  Pelagius và Celestius môn đệ của ông dường như từ chối cái quan niệm cho rằng cả nhân loại bị di truyền tội từ Adam.  Mỗi người, theo quan điểm của nhóm này, có quyền tự do hành động dầu có phải lẽ hay phạm tội. Một số người Pelagius tin rằng họ chưa bao giờ phạm tội.  Khi được tha thư, con người có đủ thực lực đề làm vui lòng Đức Chúa Trời.

Slide12.jpg
Về mặc Augustine, bằng chứng của việc ông biến đổi và trở nên mới làm cho ông có cái cảm thông sâu xa tới việc con người phạm tội và sự cần kiếp của nhân loại về ân điển yêu thương cứu chuộc của Đức Chúa Trời.  Vì vậy Augustine cảm thấy nền móng của niềm tin Cơ Đốc bị tấn công nên ông lên tiếng đả kích phe Pelagius kịch liệt.  Tất cả nhân loại đều sinh ra "trong Adam," và vì Adam phạm tội, nhân loại không còn khả năng làm điều phải nữa.  Chỉ nhở ân điển của Đức Chúa Trời mà nhân loại được cứu và mới có thể sống thánh thiện làm một Cơ Đốc Nhân. 

Giải Thích Biến Động của Thời Thế

Augustine sống trong thời kỳ có một sự hổn độn về văn hoá.  Năm 410 quân xâm lăng bao vây thành trì "đời đời La Mã."  Có người cho rằng đó là sự trừng phạt cho La Mã vì đã chấp nhận Cơ Đốc Giáo và từ bỏ những thần tượng cổ xưa khác của La Mã.  Augustine trả lời cho việc dèm chê này bằng cách viết tác phẩm "The City of God," (Thành Phố của Chúa) trong đó Augustine biện minh cho Cơ Đốc Giáo nghịch lại với các tôn giáo khác và trình bày lược sơ chương trình đời đời của Đức Chúa Trời cho lịch sử nhân loại.  Trong suốt hơn một ngàn năm qua tác phẩm The City of Godluôn đem lại một khuôn mẩu cho việc hiểu biết thế giới, hội thánh, và mối liên hệ của thế giới này trong việc tạo lập của Chúa.

Vào những năm cuối của cuộc đời Augustine, đội quân hung bạo Vandals xâm lăng Bắc Phi Châu và bao giây thành phố Hippo, tàn phá hết những địa danh và những nơi chiến lược của thành phố này.  Possidus, nhà viết tiểu sử cho Augustine nói rằng, "Augustine sống để thấy những thành phố ông sinh sống bị sụp đỗ và tàn phá, các nhà thờ không còn các giám mục và mục sư, gái đồng trinh phải lẫn trốn và các thầy tu bị phân tán, có người bị chết vì hành hạ, có người bị chết vì gươm giáo, có người bị giam giữ rồi mất đi linh hồn thân xác vô tội, và ngay cả đức tin của họ cũng bị thử thách trong cảnh nô lệ kinh hoàng;  ông chứng kiến thánh ca và lời ngợi khen không còn được hát xướng trong các giáo đường, và ngay cả các nhà thờ thường bị thiêu đốt tui rụi."

Đương đầu với cảnh thê lương tàn khốc như vậy, Augustine, khi đã 76 tuổi, lại càng trung kiên cầu nguyện, và vào ngày 28 tháng Tám năm 430, ông qua đời giữa sự hiện diện của các bạn hữu.  Ông là giám mục cuối cùng của thành phố Hippo.  Một năm sau ngày ông qua đời bọn quân xâm lăng Vandals chọc thủng tường thành Hippo sau hơn mười bốn tháng bao vây;  hầu hết dân chúng trong thành bị giết hay bị chết vì đói khát.

Augustine không có để lại một di chúc vì ông không có tài sản nào trên đất.  Nhưng di sản ông để lại là những công trình sáng tác không bao giờ bị mai một.  Như sử gia Philip Schaff đã viết, "Tư tưởng của Augustine như những hạt giống mầu mở gieo vào Âu Châu, và phát sinh ra những bông trái sinh tốt ở những quốc gia và dân tộc mà ông chưa bao giờ biết đến." 

Tác Phẩm "Thú Tội" (Confessions) của Augustine

Cuốn sách "Thú Tội" được Augustine viết vào cuối thế kỷ thứ Tư, chỉ vài năm sau khi ông trở thành Giám Mục ở Hippo, bây giờ là Tunisia.  Về nội dung cũng như hình thức, 13 cuốn sách nhỏ trong cuốn "Thú Tội" là lời tự ký của Augustine hay quyển hồi ký đầu tiên trên thế giới.

BS01093.jpg
Nhưng không giống như những cuốn ký thuật đã viết trước hay về sau này.  Một trong những lý do những cuốn ký thuật này nỗi bật là mục đích của Augustine khi viết lên những điều trong cuốn ký thuật này:  Không gìống như những tác giả khác dùng ngòi bút để làm sáng tỏ cuộc đời của mình hay biện minh hành động của mình trong quá khứ, Augustine thì làm trái ngược lại:  Augustine thú nhận ba điều trong quyển ‘Thú Tội" - tội lỗi của chính ông; sự thật về đức tin của ông; và sự vĩ đại cao sâu của Đức Chúa Trời hằng sống.

Trong khi đa số các tác giả, trong đó có tác giả Cơ Đốc Nhân, thường lướt qua hay bỏ mất đi những việc xấu xa tủi nhục trong cuộc đời mình, Augustine không có biệt đãi ông chút nào.  Không phải ông phơi bày để được tiếng tăm, nhưng là một cách để nhấn mạnh ơn thương xót và ân huệ dư dật của Đức Chúa Trời.  Sau khi liệt kê hết những tội lỗi xấu xa trong tuổi thanh thiếu niên của ông, ông kêu khóc lên với Chúa: "Trái tim của con như vậy đó Chúa ơi, tấm lòng con xấu xa như vậy đó Chúa - vậy mà Ngài thương xót ở chỗ vực thẩm này."

Những lời nói xen vào như vậy là một trong những đặc tánh nỗi bậc của cuốn "Thú Tội".  Những dòng tự thuật của Augustine là bức tranh của cuộc đời được thu nhỏ lại về những kinh nghiệm của con người - một câu chuyện về con người lìa khỏi Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời cứ theo đuổi để đem con người trở lại với Ngài.

Sự bao dung thương xót vô biên mà Đức Chúa Trời bày tỏ trong đời sống của Augustine, vẫn còn sống động bùng cháy trong lòng Augustine khi ông viết cuốn "Thú Tội" giống như khi ông mới vừa tin nhận Chúa, nhưng có lẽ còn gia tăng thêm cường độ.

mountainlakemoonrise2.jpg
Augustine thú nhận lẽ chân thật về đức tin của ông bằng cách nhìn lại cuộc hành trình thuộc linh của chính ông - một cuộc hành trình mường tượng như cuộc hành trình của thời đại hiện nay.  Ông diễn tả sự tan vỡ mộng với thuyết Manicheanisn, phần ngộ đạo của lý thuyết này cũng giống như những thuyết của thời đại ngày hôm nay.  Và ông cũng diễn tả việc St. Ambrose giúp thúc đẫy ông đến việc biết nhận thức đức tin của người Cơ Đốc.  Thật quá minh bạch việc Augustine trở thành Cơ Đốc Nhân không phải vì ông có cái cảm xúc nhất thời - nhưng vì ông tin rằng Cơ Đốc giáo quả là chân lý.

Tác phẩm "Thú Tội" không phải chỉ là lời ký thuật của một cá nhân, nhưng nó còn nói nhiều hơn nữa.  Nhiều học giả, tin Chúa cũng như ngoại đạo, xếp đặt cuốn ‘Thú Tội" vào hạng sách cổ điển thượng hạng của nền văn học Tây Phương.  Và tư tưởng của Augustine ảnh hưởng trong việc thiết đặt khuôn mẫu cho nền văn minh hiện đại. 

Thế giới ngày nay cần một St. Augustine  

Nhà thần học của thế kỷ 20 Carl F.H. Henry khi nói chuyện tại trường đại học Yale vài năm trước đây có nói rằng "ngày nay Cơ Đốc Giáo thật là cần một thánh Augustine mới để có thể mỗ xẻ người Cơ Đốc Nhân của nền văn hoá hiện đại, giống như Augustine đã làm ở thế kỷ thứ Tư cho một văn hoá tà giáo."  Một điều nên ghi nhận là cả Tin Lành lẫn Thiên Chúa giáo đều khảo cứu Augustine để hiểu rõ hơn về đức tin của người Cơ Đốc.  Martin Luther và John Calvin chịu ảnh hưởng sâu rộng từ Augustine và luôn quan niệm Augustine là người tiền phong trong công cuộc cải chánh. 

TNPA