Bên Kia Cửa Cấm (1919)
“ Khi nào anh nghĩ rằng anh sẽ trở về , Aadhuji ? ( cách xưng hô thân mật với Sundar). Mỗi chuyến hành trình qua Tây tạng, bạn bè ông thường hỏi những câu hỏi tương tự như thế. Và câu trả lời cũng được ghi nhận tương tựï như mọi lần. Sundar sắp xếp mọi việc trong thời gian ông vắng mặt. Chẳng có trương mục nào trong ngân hàng- quỹ lạc quyên cho những chuyến truyền giáo sang Tây Tạng gửi ở Alliance Bank tại Simla- cũng không có giấy tờ để lại cho ai trông coi giúp người ra đi. Ông thường dự định trở về vào thời gian chấm dứt mùa nóng. Và trong giọng nói đầy suy tư trả lời cho câu hỏi về sự trở về cùng bạn mình rằng: “ Tôi chẳng bao giờ kỳ vọng sẽ trở về từ Tây Tạng”.
Không bao giờ ông tỏ ra đau khổ sợ chết. Lý tưởng của người Sikh xưa kia về sự tử đạo cho niềm tin đã được biến dạng bằng thập tự giá, mà ông muốn mang nó suốt cuộc đời mình. Và trên thập tự giá đó ông sẵn sàng chờ đón sự chết khi sự cuối cùng đến. Chỉ có một nỗi buồn của con người mà nó đang nặng trĩu trong lòng ông: ông muốn có ngày làm hòa với cha mình.
Sher Singh vẫn còn khỏe mạnh sống tại Rampur. Sundar thỉnh thoảng vẫn về quê thăm viếng, và nhận thấy nhiều người, kể cả gia đình ông đã từng từ bỏ ông trước đây, bây giờ đã thay đổi thái độ kính trọng sự thánh thiện, sự tu hành và không còn chống đối Cơ đốc giáo nữa. Ít ra nhiều người dân trong làng rất hãnh diện và danh dự mà Sundar đã đem lại cho quê hương mình tại Rampur, nhưng sự ngăn cách trước nay vẫn còn kiên cố giữa Sher Singh, tôn giáo Sikh và người con trai mặc áo vàng.
Sundar leo lên những đỉnh núi cao Hy mã lạp sơn năm này qua năm khác, người ta phân vân không biết có thể trở về trước mùa tuyết rơi và còn hy vọng có dịp tái hợp với người cha già cứng lòng hay không. Sự chia rẽ này có thể tiếp diễn cho đến chết, nhất là khi Sundar đem về tin người bạn Kartar Singh tử đạo.
Sundar đến làng Tsingham, Tây tạng, gặp được một người mà dân làng đã từng mê tín tôn trọng. Ông là một trong số rất ít người có thể rao giảng về Chúa Jesus tại một xứ sở chống đối Cơ đốc giáo mà không sợ bị trả thù. Ông ta trước kia là Tổng thư ký cho vị Lama của thành phố, đã đầu phục và tin nhận Chúa Jesus do lời làm chứng của một giáo sĩ. Ðầu tiên ông thú nhận niềm tin với vị sư thầy của mình là một Lama Phật giáo rất cuồng tín và ngu dốt. Trong một vài ngày sau, ông bị tuyên án tử hình trước tường thành của tu viện. Tử tội bị may chặt trong lớp da bò tươi rồi ném ra ngoài nắng nóng như thiêu như đốt để da bò ấy co rút lại siết chết tội nhân. Khi tội nhân chưa chết, nhiều nhát kiếm đâm xuyên qua làn da bò vào xương thịt rồi bị kéo qua đường phố để ném vào đống rác phế thải ở ngoại ô. Tra tấn hành hạ giáng lên tử tội xong, người ta ném xác rã rượi không còn thở trên đống phân và chim kên kên bắt đầu bay đến. Tuy rằng cách hành hạ tàn bạo như vậy có thể sẽ làm ông chết, hoặc vì chất độc, đói khát kéo dài mấy ngày sau đó có thể làm ông chết, nhưng ông ta không chết và ông cố bò lết vào làng để giảng đạo. Khi Sundar hỏi con người kỳ lạ này làm sao ông tin nhận Chúa Jesus, thầy giảng đạo này trả lời rằng do lời làm chứng của một người tử đạo khác đã bị hành quyết cũng theo cùng một cách tại thành này. Khoảng một giờ đồng hồ chót trước khi chết, nạn nhân yêu cầu được tự do cánh tay mặt một chút . Trong đau đớn, anh lăn mình về cuốn sách nhỏ mà người ta để bên cạnh anh. Ðó là cuốn Kinh Tân Ước. Một khách bàng quang cho anh một cây viết, người tuẫn đạo viết trên một mảnh giấy lời nhắn nhủ cuối cùng: “ Sự sống mà Chúa ban cho tôi, tôi dâng cho Ngài”.
Sadhu khám phá rằng người giáo sĩ trẻ mà lời chứng có kết quả đáng kể như thế là một người Ấn, thuộc gia đình Sikh tiểu bang Punjab như ông, tên là Kartar Singh. Ông cũng vậy, đã từng được nuôi dưỡng trong một gia đình giàu sang, đã bị gia đình khai trừ và cuối cùng xâm nhập vào vùng Hy mã lạp sơn để giảng đạo cho người Tây Tạng quỷ quái đáng sợ này.
Sundar trở về Pamjab mang theo câu chuyện người tuẫn đạo Kartar Singh và cố tìm cho được người cha của chàng trai trẻ anh hùng đức tin đó. Ông cha này đã mất hút tin con trai đã nhiều năm qua và khi nghe Sundar kể lại sự can đảm cũng như kết quả của đời sống và sự chết của cậu con trai mình, lòng ông tan vỡ. Người cha đưa tay nắm lấy áo vàng của Sadhu , những ngón tay chạm vào góc bìa của quyễn Kinh Tân Ước mà Sundar mang về. Mắt ông rớm lệ và nghẹn ngào nói: “ Tôi cũng đã tin nhận Chúa Jesus rồi.”
Sundar bước ra khỏi căn nhà đồ sộ to lớn sau khi từ giã người cha đó, thả bộ chậm rãi bước chân băng qua vùng cát nóng cháy, bàn chân không giày khuấy động đám buiï mù giữa những cây xương rồng. Cũng trong ngôi nhà sang trọng như vậy, thân sinh của Sundar đang sống kiêu hãnh như những con ngường Sikh kiêu hãnh. “Bao giờ cha mình chịu khó nghe những lời giải thích ấy ?”
Tây tạng không những không mến khách, hung dữ đối với những du khách xâm nhập vào vùng biên giới núi non, họ còn tìm cách ngăn trở du khách bước vào lãnh thổ của họ. Năm 1919, năm thứ ba mươi của cuộc đời, Sundar đã từng ra vào Tây Tạng cả tá lần hoặc nhiều hơn. Các Lama chuyền miệng nhau câu chuyện về những chuyến Sundar truyền giảng và kết quả của nó. Giới chức lãnh đạo Lama và các thầy tu như bị thách thức tại những nơi Sundar có mặt. Ông xuất hiện như một hiện hữu vững vàng, lạnh lùng, như đe dọa và miễn trừ sự chết. Lịnh truyền cho các trạm kiểm soát biên giới rằng không cho Sundar được vào Tây Tạng. Chính quyền TâyTạng nói thẳng với chính quyền Anh quốc rằng ông không được phép nhập cư vào Tây Tạng, mọi cố gắng xâm nhập lãnh thổ phải được chấm dứt.
Con lộ chính của ông là từ Simla ngang qua Kotgarh nhưng nhiều giới chức chính quyền từ chối cho phép ông dùng đường này đi vào Lesser, thuộc Tây Tạng. Một lần khác, khi đi khỏi trạm biên giới, ông phải trở lại Poo, nơi mà những giáo sĩ người Moravian đã niềm nở tiếp đón ông mười năm về trước. lại nữa, ông phải dùng những đường khác thay thế từ Garhwal và Nepal, giới chức Anh không cho phép ông đi qua Gangtok và yêu cầu ông phải ra khỏi xứ. Năm này qua năm khác, Sundar phải chọn những con đường ra vào thay đổi: từ Simla, từ cao nguyên bên kia Lucknow và Bareilly, xuyên qua Almora, doc theo Pitharagarh trên biên thùy Nepal, từ Dangoli, ngang qua đèo Niti hiểm trở bên kia Badrinath, gần hồ Mansorowar, nơi đây các thánh nhân Maharshi của cao nguyên Kailas đang sống ẩn dật. Cả hai bên chính quyền Anh quốc và Tây tạng đều cố gắng ngăn chặn ông bước qua biên giới. Tuy nhiên, chẳng có năm nào trôi qua mà ông không thực hiện được một chuyến truyền giáo mùa hè tại đất Tây tạng.
Những hạn chế do con người tạo ra, không phải vì quá khó khăn mà không vượt qua được. Ðang mùa hè, các đèo núi đều rất nguy hiểm, những con bò, ngựa thồ và những người giỏi leo núi cũng rớt chết tại những nơi vách đứng, đá nứt sâu đánh dấu cho sự nguy hiển của đoạn đừơng phải qua. Những cơn bão tuyết đột nhiên xảy ra dù chưa nhằm mùa làm cho con đường bị tắc nghẽn. cơn lạnh giá dù ngay trong mùa hè cũng rất khắc nghiệt do những lớp tuyết đời đời trên vùng núi cao. Sundar chẳng bao giờ mang giày, thân mình quấn bằng một chiếc áo bằng vải màu vàng đơn sơ. Sundar là một con người có một thể chất đặc biệt, can đảm tột bực, chống đỡ bằng một tâm linh không hề mệt mõi.
Có một lần trong chuyến đi truyền giảng, ông nhận thấy những xác chết của những khách bộ hành đông cứng trong tuyết, một trận tuyết đang phủ kín ông và người bạn Tây Tạng đồng hành. Chặp sau, họ xoay sở, định hướng và đi ngược lại cơn bão tuyết. Sau khi vừa thoát ra cơn hiểm nghèo, Sundar nhận ra họ đang đứng trên bờ vực sâu . Dưới bờ dốc đá đó, có một người bị rớt xuống. Ông yêu cầu người bạn Tây tạng đồng hành cùng với ông xuống dưới kia để cứu người bị rớt. Người bạn Tây tạng từ chối, bày tỏ rằng anh chỉ mong được đến làng Ranget bình an. “Nếu ông muốn cứu người một cách điên rồ thì cứ thử sức với cái dốc thăm thẳm đó. Tôi sẽ tự mình đi về làng Ranget. ” Ðó là lời nói cuối cùng của người bạn đồng hành Tây Tạng.
Sadhu leo xuống bờ núi và tìm thấy người ngã té ấy hãy còn sống. kéo lê anh ta theo con đường. Thân xác đầy thương tích của anh dính sát vào Sundar và họ di chuyển chậm chạp hướng về Ranget, trạm nghỉ chân. Người té núi gần như bị đông cứng chânvà Sundar biết rằng nếu cả hai đều ngã té thì cả hai sẽ chết. Chỉ có cách duy nhất là họ cứ tiếp tục cử động và tiến bước, may ra họ có thể thoát chết. Làng Ranget đã hiện ra trước mặt và cơn bão cũng nhẹ dần. Cả hai người đàn ông được sống do sự cố gắng chung mà thôi. Trong khi đó, họ nhận ra một thân xác khác nằm trải dài, đó là nguòi bạn đồng hành Tây Tạng của Sundar đang nằm chết một nửa người bị tuyết phủ.
"Ai gìn giữ sự sống mình thì sẽ mất; còn ai vì cớ ta mà mất sự sống thì sẽ tìm lại được”Sadhu lẩm nhẩm trong miệng trong lúc cả hai chậm chạp lê bước vào làng Ranget. Ông nói với người bạn mới về sự kỳ diệu của Chúa Jesus là Ðấng ban sự sống của Ngài cho mọi người được sống.
Bất cứ điều gì Sundar đã đạt được tại Tây Tạng qua những chuyến truyền giảng hằng năm tạo cho ông danh tiếng lừng lẫy tại Ấn độ. Nhưng đối với ông điều quan trọng là các Hội Thánh Ấn được lay động và dần dần người ta nhận biết tài nguyên và trách nhiệm của mình.
Năm 1917, khi trở về sau chuyến truyền giáo, ông nhận nhiều bức thư yêu cầu ông thăm viếng miền Nam Ấn độ. Năm 1918 có lời yêu cầu ông nên đi miền viễn đông. Ông chấp nhận hai lời yêu cầu đó. Năm 1919, có những đề nghiï ông nên thăm viếng miền Tây: Anh quốc, Âu châu và Mỹ quốc.
Năm 1919 không có gì quan trọng hơn là những lời mời đi rao giảng tại thế giới Tây phương. Sadhu cũng thường mơ ước có dịp đi Anh quốc và Mỹ châu. Nhưng tài chánh là một nan đề cho các chuyến du hành này. Số tiền ông dành cho các chuyến truyền giảng tại Tây tạng được ký thác tại Simla. Ông không thể dùng để đi nơi khác được. Một điều ông biết rõ là nếu Ðức Chúa Trời muốn ông đi thì Ngài sẽ cung cấp phương tiện cho ông. Rồi câu chuyện kỳ diệu xảy ra.Trở về từ những nỗi nguy hiểm ở Tây tạng, Sundar ngồi trước hiên cửa nhà bên cạnh Sher Singh. Mặt trăng hôm ấy sáng rực, soi sáng cả những cây cối xuyên qua cánh đồng. Từ xa, ở thành phố vang dội tiếng nhạc du dương của tiệc cưới. Ðó đây chó rừng tru hú. Bỗng nhiên có tiếng còi của chuyến tầu tốc hành điLudhiana thét lên xé màn đêm. Lý ức Sundar sống lại. Cũng vào một đêm như vậy, có thể trời hôm ấy lạnh hơn, tiếng còi vang dội trong tai, ông đã định tâm kết thúc cuộc đời cho đến khi ông tìm được sự bình an trước khi hừng đông ló dạng. Vào đêm đó, Ðức Chúa Jesus đã đến và nói chuyện cùng ông, mười lăm năm trước đây.
Sher Singh đưa cánh tay về phía Sundar chạm nhẹ vào áo vàng của ông. Tiếng của người cha đưa ông trở về với hiện tại.
“ Con ơi, cha đây cũng đã đến với tình yêu của Chúa Jesus”
Cha con nói chuyện với nhau thâu đêm. Khi họ sửa soạn đi nghỉ, Sher Singh dừng và quay lại :” Con ơi, nếu Ðức Chúa Trời muốn con đi Anh quốc và Hoa kỳ, cha sẽ lo cho con mọi chi phí của chuyến du hành. Ðó là cách cha muốn bày tỏ sự hối cải tội lỗi của cha”.