Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Chúng Tôi Đã Sai Lầm--5

PHẦN 2:


BÀN VỀ NHỮNG QUAN TÂM TRONG
BỨC THƯ NGÕ:
VỀ BẢN CHẤT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI


            Những vấn đề nêu ra trong Thư Ngõ, ngoài quá khứ đã tiến hành những vụ kiện các Cơ đốc nhân theo Phúc Âm, còn bao gồm những giáo huấn của Hội Thánh Địa Phương về bản chất của Đức Chúa Trời, bản chất của nhân tính và tính hợp pháp của các hội thánh và giáo phái Tin lành.  Đề cập đến các giáo huấn đó, là thư đã nêu ra: “Do những phát biểu sau đây của Witness Lee có vẻ mâu thuẫn hoặc phương hại đến giáo lý nòng cốt về đức tin Cơ đốc, chúng tôi trân trọng kêu gọi ban lãnh đạo Living Stream Ministry và các ‘hội thánh địa phương’ phủ nhận và ngưng công bố những tuyên xưng này và những tuyên xưng tương tự.”

            Bức Thư Ngõ tiếp tục cung cấp những trích lược từ các giáo huấn bị cho là không chính thống của Witness Lee, trong khi không đưa ra giải thích nào tại sao những phát biểu đó lại không chính thống, có thể là cho rằng bất kỳ độc giả biết văn phẩm thần học nào cũng có thể tự mình thấy được tính dị giáo trong đó.  Rồi ngay sau đây chúng ta sẽ thấy vấn đề, đây là một sai lầm nghiêm trọng cả về phía những người đã soạn thảo lá thư lẫn về phía những người đã kí tên, nhiều người trong họ dường như đã tìm hiểu về Hội thánh Địa phương không gì nhiều hơn là đọc những trích lược mà người soạn thảo lá thư cung cấp cho họ.
            Hình thức ngắn gọn và súc tích của Lá Thư Ngõ khiến cho việc trình bày lại toàn bộ những vấn đề dễ dàng.  Thay vì trình bày tất cả vào một lúc tôi sẽ nêu ra mỗi lần một phần và giải quyết tài liệu trong mỗi phần trước khi trình bày tài liệu trong phần kế tiếp.
            Loạt trích lược đầy bất đồng đầu tiên trong Thư Ngõ từ các tài liệu của Hội thánh Địa phương bắt đầu với tựa: “Về Bản Chất của Đức Chúa Trời” và chứa đựng những phát biểu sau đây của Witness Lee:

“Con được gọi là Cha; do đó Con phải là Cha.  Chúng ta phải nhận thức được sự kiện này.  Một số người nói rằng Ngài được gọi là Cha tuy nhiên Ngài không thực sự là Cha.  Thế nhưng làm thế nào mà Ngài được gọi là Cha mà lại không phải là Cha?... Khi mà không ai có thể đến được với Ngài (I Tim.6:16) thì Đức Chúa Trời là Cha.  Khi Ngài bước ra biểu thị chính Ngài thì Ngài là Con.  Do đó, Con là được ban cho và Danh Ngài được gọi là “Cha Vĩnh Hằng”.  Chính Con này mà đã được ban cho chúng ta, chính là Cha.”
Witness Lee, The All-Inclusive Spirit of Christ
(Linh tổng bao hàm của Đấng Christ) (Los Angeles: The Stream Publishers, 1969) tr.4-5

“…Toàn thể Thần Cách (Godhead), Đức Chúa Trời Tam Nhất, đã trở thành xác thịt.”
Witness Lee, God’s New Testament Economy
(Cuộc Gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời) (Anaheim,Living Stream
Ministry, 1986), tr.230

“Cách giải thích mang tính truyền thống về Tam Vị Nhất Thể thiếu sót trầm trọng và giới hạn vào Tam thần thuyết  (LND – tritheism: thuyết phân biệt ba ngôi khác nhau do ba đấng khác nhau).  Khi Linh của Đức Chúa Trời ở với chúng ta, thì không phải là Đức Chúa Trời bị bỏ lại đàng sau cũng như Đấng Christ còn ở trên ngai.  Đây là ấn tượng Cơ đốc giáo đưa ra.  Họ nghĩ rằng Cha là một thân vị, sai Con đến, một thân vị khác, để hoàn tất sự cứu chuộc, và sau đó Con sai Đức Linh đến, lại một thân vị khác.  Theo tư duy truyền thống,  Đức Linh ngự vào trong các người tin, trong khi đó Cha và Con còn ở trên ngai.  Khi tín đồ cầu nguyện, họ được giảng dạy cúi đầu trước Cha và cầu nguyện trong Danh Con.  Tách Thần Cách thành những Thân Vị riêng biệt đâu phải là sự khải thị của Kinh Thánh…”
Witness Lee, Life Messages
                      (Anaheim: Living Stream Ministry, 1979), tr.164

“CON LÀ CHA, VÀ CON CŨNG LÀ ĐỨC LINH…và Chúa Giê-su, tức là Con cũng là Cha Vĩnh Hằng.  Chúa của chúng ta là Con, và Ngài cũng là Cha.  Hallelujah!”
Witness Lee, Concerning the Triune God
(Về Đức Chúa Trời Tam nhất) (Anaheim: Living Stream Ministry, 1973) tr.18-19


“Do đó, rõ ràng là: Chúa Giê-su là Cha, Con và Đức Linh, và Ngài chính là Đức Chúa Trời.  Ngài cũng chính là Chúa.  Ngài là Cha, Con, Đức Linh, Đức Chúa Trời Toàn Năng, và Chúa.”
Witness Lee, The Clear Scriptural Revelation
Concerning the Triune God (Khải thị rõ ràng của Kinh Thánh về Đức Chúa Trời Tam Nhất) www.contendingforthe faith.org/responses/booklets/triune.html

“Cha, Con và Linh không phải là ba thân vị riêng biệt hoặc ba Đức Chúa Trời; họ là một Đức Chúa Trời, một thực tại, một thân vị.”
Witness Lee, The Triune God to Be Life to the Tripartite Man  (Anaheim: Living Stream Ministry, 1970), tr.48


                   Đối với cơ đốc nhân phương Tây của thế kỹ hai mươi mốt, những tuyên xưng này có tính chất rối rắm cho sự hiểu biết.  Dường như là họ đang truyền giảng về Đoạn thần thuyết (modalism).  Không có gì lạ khi một số nhà lãnh đạo Tin Lành ít hiểu biết về bối cảnh Hội thánh Địa phương, nên khi đọc (Thư Ngõ) liền nói: “Hãy chỉ chỗ cho tôi ký”.  Tuy nhiên, cũng rối rắm không kém đối với những người theo phúc âm vốn quen thuộc với sự công nhận lâu đời về tính chính thống của Viện Nghiên Cứu Cơ Đốc, tôi phải nói rằng theo ngữ cảnh thì những phát biểu trên không có gì không chính thống.  Điều đó không có nghĩa rằng tôi cho Đoạn thần thuyết chính thống.  Viện Nghiên Cứu Cơ Đốc cho Đoạn thần thuyết, như được giảng dạy bởi United Pentecostal Church (Hội thánh Ngũ Tuần Liên Hiệp), là dị giáo như bấy lâu nay.  Không phải vậy, điều tôi muốn nói là những phát biểu trên của Witness Lee không giảng dạy về Đoạn thần thuyết.  Đã có một thời chúng tôi tưởng là vậy, nhưng đó là vì chúng tôi đã, cũng như nhiều người khác trong phong trào đối lập giáo phái, không hề tìm hiểu cặn kẻ trọn vẹn những giáo huấn của Hội thánh Địa phương để hiểu rõ ngữ cảnh của những giáo huấn này và những mối lưu tâm nào đã thôi thúc họ.
                   Vậy thì Lee đã ngụ ý gì khi giảng dạy rằng Con là cả Cha lẫn Đức Linh?  Sự dạy dỗ đó làm sao phù hợp được với sự chính thống?  Những cơ sở kinh thánh được nêu ra trong các văn phẩm của Hội thánh Địa phương cho chứng minh của họ về các thân vị lẫn nhau trong Tam Vị Nhất thể sẽ được giải thích một cách chi tiết ngay sau đây, tuy nhiên để diễn đạt một cách cô đọng thì như sau: 1/hoạt động của ba thân vị trong Tam Vị Nhất thể theo tính gia tể  và (2) sự đồng ở trong nhau của ba thân vị trong Tam vị Nhất thể theo tính thể yếu. Mục đích nhấn mạnh của họ về sự chứng minh nầy về ba thân vị là nhằm cung cấp một sự sửa sai về những gì mà họ thấy như là thuyết Tam thần lan tràn ở phương Tây.  Tuy nhiên, trước khi làm sáng tỏ những tuyên xưng thường có vẻ như những khẳng định không chính thống về Tam Vị Nhất thể, chúng tôi phải trước hết xác định rằng họ đã thường xuyên đưa ra những tuyên xưng vững chắc thuần chính về Tam Vị Nhất Thể.

Các Sự Khẳng định Chính Thống của Hội thánh Địa phương về Tam vị Nhất thể

                   Ngay cả một số nhà phê bình Hội thánh Địa phương cũng sẽ thừa nhận rằng họ có sự khẳng định giáo lý chính thống về Tam vị Nhất thể ở nhiều chỗ trong tài liệu của họ.[1] Thí dụ như hãy xem xét những lập luận quá rõ ràng sau đây về tính Tam Vị Nhất Thể do chính Lee đưa ra:

“Cả ba – Cha, Con và  Linh – đều tất cả từ vĩnh hằng đến vĩnh hằng, bất diệt như nhau, không thủy, không chung và hiện hữu cùng một lúc.[2]

Chúng ta có thể nói rằng Đức Chúa Trời Tam Nhất có ba thân vị nhưng chỉ một thể yếu; chúng ta không nên lầm lẫn về các thân vị và không được chia tách thể yếu; Cha, Con và Linh là ba trong thân vị, nhưng là một trong thể yếu”. [3]

Ở Viện Nghiên Cứu Cơ Đốc, chúng tôi đã biết rằng Lee đã đưa ra những phát biểu đó và do đó chúng tôi xếp loại thần học của Hội thánh Địa phương là khác thường chứ không phải là dị giáo, chiếu theo định nghĩa thần học về tính chất khác thường mà chúng tôi đã theo sát nhiều thập niên.  Thần học khác thường khẳng định sự chính thống nhưng bổ sung thêm vào các tuyên xưng đó là những khẳng định trái ngược, phương hại hoặc hủy hoại những tuyên xưng đó.  Một cách giản dị, chúng tôi đã kết luận là Hội thánh Địa phương tin họ đang sống trong một thế giới, mà nơi đó hai cách chứng minh mâu thuẫn nhau, đều có thể đúng cùng một lúc và cùng một ý nghĩa.
                   Dù sao chăng nữa, đã rất lâu trước khi chúng tôi tiến tới đối thoại với Hội thánh Địa phương thì cách phủ nhận những khẳng định sáng tỏ của họ về thần học chính thống ngay trong chính lãnh vực mà chúng tôi đã buộc tội họ không chính thống, đã khiến tâm tư tôi không chút an ổn.  Tôi, vốn là một người đã không hề biết đến bất kỳ nhóm nào khác bị liệt là theo Đoạn thần thuyết lại đưa ra những tuyên xưng tỉ mỉ tương tự về  sự chính thống theo tính Tam vị nhất thể như vậy, Tôi đã nhiều lần suy nghĩ rằng biết đâu chúng tôi đã đang bỏ sót điều gì đó trong các giáo huấn của Hội thánh Địa phương mà có thể làm sáng tỏ sự mâu thuẫn có vẻ như hiển nhiên này.  Thực vậy, ở Viện Nghiên Cứu Cơ Đốc, chúng tôi đã bỏ sót điều gì đó, và do đó hầu như tất cả các bạn đồng sự của chúng tôi đều nằm trong cộng đồng đối lập tà giáo!

“Vấn đề chính là Nền Kinh Tế (cuộc Gia Tể), hỡi những người ngu xuẩn!”
Có thể bạn có nhớ câu khẩu ngữ đề ra bởi nhà chiến lược chính trị James Carville của tổng thống Mỹ, Bill Clinton trong cuộc vận động tranh cử năm 1992 để truyền thông điệp của chiến dịch “Vấn đề chính là Nền Kinh Tế (cuộc gia tể), hỡi những người ngu xuẩn!”.  Theo một ý nghĩa khác thì cùng câu trách móc đó có thể dành cho những người trong chúng tôi, những người đã bỏ sót một sự phân biệt đã thường được nêu ra trong tài liệu của Hội thánh Địa phương giữa Tam Vị Nhất Thể về mặt thể yếu (còn gọi là Tam Vị Nhất Thể theo bản thể hoặc Tam Vị Nhất Thể nội tại) và Tam Vị Nhất thể theo mặt gia tể.  Những từ ngữ này nêu ra sự phân biệt phổ biến rộng rãi trong thần học chính thống; đó là một từ ngữ mà tại Viện Nghiên Cứu Cơ Đốc, chúng tôi luôn luôn đi theo và truyền giảng.  Đó là sự phân biệt giữa bản chất bất diệt và tương quan lẫn nhau của ba thân vị thần thượng với những vai trò tạm thời (thí dụ như liên quan đến thời gian và hoàn cảnh) mà họ (Các Ngài) gánh vác trong mối tương quan đến công cuộc sáng thế.[4]
       Khá lâu trước khi tôi có suy nghĩ rằng không chừng sẽ có ích khi giải thich về những giáo huấn có vẻ như Đoạn thần thuyết của Hội thánh Địa phương, tôi đã nhận ra rằng khi Tam Vị Nhất thể có tính gia tể được diễn giải trong Kinh Thánh hoặc bởi thần học chính thống, thì vấn đề này nghe giống như Đoạn thần thuyết; tuy nhiên, thực ra thì không phải vậy, bởi vì đàng sau đó còn có đức tin về bản chất đời đời và sự tương quan bất biến của ba thân vị trong Tam Vị Nhất Thể về mặt bản thể.  Dù sao thì Đoạn thần thuyết nhầm lẫn sự phân biệt của kinh thánh giữa Tam Vị nhất thể theo bản thể và Tam vị nhất thể mặt gia tể, đúc kết hai quan điểm thành một, do đó gán những tính cách của Tam Vị nhất thể mặt gia tể cho Tam Vị nhất thể mặt bản thể.
                   Lee đã không thể làm rõ hơn khi tiếp cận vấn đề này, giá như những nhà phê bình như chúng tôi đã đủ am hiểu trong nghiên cứu và đối thoại với Hội thánh Địa phương để lưu ý cho Hội thánh Địa phương về điều này.  Ông ta đã cẩn thận giải thích sự phân biệt mang tính chất thể yếu / gia tể ở nhiều chỗ và đối chiếu một cách tách bạch quan điểm của Hội thánh Địa phương với Đoạn thần thuyết về Tam Vị nhất thể:

“Sai lầm trong Đoạn Thần Thuyết là gì?  Đoạn thần thuyết giảng dạy rằng Cha, Con và Thánh Linh không phải tất cả đều đời đời và tất cả đều hiện hữu cùng một lúc.  Thay vào đó, Đoạn Thần Thuyết cho rằng Cha đã kết thúc với sự xuất hiện của Con và Con dừng lại với sự xuất hiện của Linh.  Những người theo Đoạn Thần Thuyết cho rằng Ba (vị) của Thần Cách hiện hữu tuần tự trong ba giai đoạn tiếp nối nhau.  Họ không tin sự đồng hiện hữu và đồng ở trong nhau của Cha, Con và  Linh,  Không giống như họ, chúng tôi tin vào sự đồng hiện hữu và đồng ở trong nhau của Ba (thân vị) của Thần Cách; có nghĩa là chúng tôi tin rằng Cha, Con và  Linh, tất cả đều hiện hữu theo thể yếu vào cùng một lúc và trong cùng những điều kiện.  Tuy nhiên, trong cuộc gia tể thuộc linh, cả Ba hành động và được biểu lộ theo trình tự trong ba giai đoạn tiếp nối nhau.  Ngay cả trong những công việc và những biểu lộ có tính chất gia tể của Họ, cả Ba đều vẫn cứ ở trong sự đồng hiện hữu và đồng ở trong nhau của Họ theo mặt thể yếu”.[5]

      Ở đây Lee không đề cập đến sự việc rằng có hai dạng của Đoạn thần thuyết: theo thứ tự thời gian theo chức năng, và quan điểm thứ hai không phủ nhận rằng Đức Chúa Trời có thể tác nhiệm trong hơn một của ba thể hoặc vai trò tại cùng một thời điểm của lịch sử.  Tuy nhiên, sự phân biệt mà ông ta đưa ra giữa Tam Vị nhất thể mặt thể yếu và Tam vị nhất thể mặt gia tể, hẳn là không thể được một người theo thuyết Đoạn thần đưa ra về mặt chức năng hơn một người theo thuyết Đoạn thần theo trình tự thời gian.
      Thêm vào đó, rõ ràng là từ toàn bộ giáo huấn của Lee về Tam Vị nhất thể, thì Lee thấy Cha, Con và Linh như là ba trung tâm tách biệt của ý thức và ý chí, hay là “những (cái) Ta”, đời đời tham gia vào mối tương quan tình yêu giữa chủ thể-khách thể.  Thí dụ như khi nhận định về John 10:30 (“Ta và Cha là một”) ông đã viết rằng “mặc dù Cha và Con là một, giữa họ vẫn có một sự phân biệt giữa TaCha).  Chúng ta không thể bỏ qua điểm này, bởi vì nếu vậy chúng ta sẽ trở thành những người theo Đoạn thần thuyết.”[6]  Ở ch khác, khi khôn khéo viết về thế nào sự vĩnh hằng không thể có sự hiện hữu tách biệt khỏi Đức Chúa Trời tam nhất, Lee viết:

Trong quá khứ vĩnh hằng khi Cha và Con đã tương giao, khi Cha đã yêu Con, và khi Con đã được định trước bởi Đức Chúa Trời Tam Nhất thì Đức Linh cũng đã có bởi vì Ngài là Linh đời đời, Linh của mọi thời đại.
      Sách Công Vụ 2:23 nói rằng Đấng Christ đã được giao nộp bởi nghị quyết định trước của Đức Chúa Trời (Tam Nhất)…  Trong ba của Thần Cách đã có một hội nghị và một nghị quyết đã được đưa ra bởi hội nghị này..
…. Do đó trong quá khứ vĩnh hằng, Đức Chúa Trời tam nhất đã có ở đó để tương giao, tiền định, làm việc và chọn lựa.[7]

      Chris Wilde, giám đốc truyền thông và thông tin của Living Stream Ministry đưa ra nhận xét rằng cuộc nghiên cứu độc lập của chúng tôi đã cho thấy hoàn toàn đúng sự thực: “Hầu như tất cả những phê phán về các giáo huấn của Witness Lee liên quan đến Tam Vị nhất thể đều là sản phẩm của những phần trích lược chọn lọc từ các bài viết của ông nhấn mạnh sự vận hành mang tính chất gia tể của Đức Chúa Trời tam nhất, nhưng không hề đề cập rằng ông dung hòa lại trong những phần khác của tác phẩm của ông, và thường là trong cùng một đoạn văn.”[8]
      Lee quả thật đồng nhất hóa Con với Cha và Linh, nhưng không theo cách gộp chung như những người theo Đoạn thần thuyết:

Theo kế hoạch của Đức Chúa Trời, cách sắp xếp quản trị của Đức Chúa Trời, cuộc gia tể của Đức Chúa Trời thì Cha có bước đầu tiên, Con bước bước thứ nhì và Thánh Linh bước thứ ba.  Cha có ý định, Con hoàn thành và Linh áp dụng những gì Con hoàn thành theo mục đích của Cha…  Sau khi kế hoạch [của Cha] này được lập, Con đến để hoàn thành kế hoạch này, tuy nhiên Ngài làm việc này với Cha và bởi Thánh Linh (Luke 1:35; Matt 1:18, 20; 12:28).  Giờ đây khi Con đã hoàn thành tất cả những gì mà Cha đã lên kế hoạch,  thì Linh tiến đến bước thứ ba để áp dụng những gì Con đã hoàn thành, nhưng Ngài (Linh) làm điều này với tư cách Con và với Cha (John 14:26; 15:26; 1 Cor.15:45b, 2 Cor. 3:17).  Theo cách này, trong khi cuộc gia tể thần thượng được thực hiện, thì sự hiện hữu thần thượng của Tam Vị Nhất thể thần thượng, sự đồng hiện hữu và đồng ở trong nhau đời đời của Ngài vẫn nguyên vẹn và không bị phương hại.[9]

      Ngược lại với những người theo Đoạn thức thuyết (còn được gọi là Patripassionists) ((LND- những người theo tà thuyết Cha đồng khổ nạn với Con)) do tín điều mặc nhiên của họ là Cha [patri] chịu khổ hình [passion] trên thập giá), Lee làm sáng tỏ hơn rằng

trong bước thứ nhì của cuộc gia tể Đức Chúa Trời, bước của sự hoàn thành, Con đã làm tất cả công việc.    Chúng ta không thể nói rằng Cha đã làm công việc hoàn thành với Con và qua Thánh Linh.  Chúng ta chỉ có thể nói rằng Con đã cùng Cha làm tất cả công việc để hoàn thành kế hoạch của Cha và qua Thánh Linh.  Ngoài ra, chúng ta không thể nói Cha trở nên xác thịt và Cha đã sống ở thế gới trong xác thịt.  Hơn thế nữa, chúng ta không thể nói Cha đã lên thập giá và chết cho sự cứu rỗi chúng ta, và chúng ta không thể nói máu đã đổ trên thập giá là máu của Jesus, Cha.  Chúng ta phải nói rằng máu đã đổ ra bởi Jesus, Con Của Đức Chúa Trời (1 John 1:7).  Chúng ta cũng không thể nói Cha đã chết trên thập giá hoặc Cha đã sống lại từ kẻ chết.[10]

      Do đó đây là trường hợp mà phần lớn sự đồng nhất hóa Con với Cha và Linh của Hội thánh Địa phương được nêu ra trong ngữ cảnh những hành động của Tam Vị nhất thể mặt gia tể, và được căn cứ trên một sự đồng nhất hóa tương tự nêu ra trong kinh thánh.  Có vô số thí dụ trong suốt các sách Phúc Âm, đặc biệt là trong Sách Giăng.
      Thí dụ như Giăng chương 14 nêu rõ rằng trong khi mỗi một trong ba thân vị trong Tam Vị nhất thể có vai trò riêng biệt trong công cuộc cứu rỗi, họ không bao giờ thi hành những chức năng đó tách rời khỏi sự hiện diện và tham gia thực sự của hai thân vị kia.  Biết được Jesus là biết được Cha (v.9).  Cha đã hoàn toàn tham gia vào cả những lời Jesus phán và những công việc Ngài làm (v.10).  Sau khi Jesus lên trời cả Ngài và Cha sẽ thực sự đáp ứng những cầu xin của các môn đồ được cầu nguyện trong Danh Jesus (vv. 13-14; cf Giăng 15:16).  Tương tự như vậy, khi Jesus phán về việc phái “đấng an ủi khác” thì có cả hai sự kế vị rõ ràng của Con bởi  Linh trong vai trò giảng dạy và dẫn dắt các môn đồ sự hiện diện rõ ràng thực sự của Con trong công việc của Linh (v.18: “Ta sẽ không bỏ rơi các ngươi như những trẻ mồ côi, Ta sẽ đến với các ngươi”), giống y như trước đây Linh đã thực sự hiện diện trong công việc của Con (v.17:”các ngươi biết Ngài vì Ngài [hiện giờ – ở trong chức vụ của Đấng Christ] ở lại với các ngươi”).
      Một số người diễn giải lời hứa sự hiện đến với các môn đồ của Jesus khi qui chiếu về hiện ra sau khi sống lại của Ngài hoặc là qui chiếu cho Sự Đến Lần Thứ Hai (Tái lâm).  Ngay cả giả sử như một trong những diễn giải đó được công nhận thì vẫn không lật đổ được lập luận tôi đã dựa vào Giăng 14 về sự đồng nhất hóa của ba thân vị, bởi vì sự đồng nhất hóa thấm nhuần khắp chương này.  Tuy nhiên theo ngữ cảnh thì dường như Jesus đang nói đến sự đến của Thánh Linh.  Đây là chủ đề trong câu đứng ngay trước lời nói này, và khi ở dòng 22 Judas (không phải là Iscariot) hỏi Jesus rằng Ngài sẽ tiết lộ về Chính Ngài cho các môn đồ và không cho thế giới như thế nào (theo lời phán của Jesus trong dòng 19 là “không lâu sau thế giới sẽ không còn thấy Ta, nhưng các ngươi sẽ thấy Ta”). thì Jesus không giải thích về những hiện ra sau khi sống lại của Ngài mà nói rõ rằng Ngài và Cha sẽ đến với những ai yêu Ngài và theo lời Ngài và “khiến chúng ta ở lại với Ngài” – một sự ở lại bên trong chỉ có thể hiểu được như là sự ở lại bên trong của Thánh Linh.
                   Vậy thì chúng ta thấy rằng trong các sách Phúc Âm, công việc của Tam Vị Nhất thể mặt gia tể được đồng nhất hóa với một thân vị này hoặc thân vị khác, sự đồng nhất hóa này không hề có ý nghĩa là loại bỏ sự tham gia của hai thân vị kia trong cùng một công việc, và đôi khi một hoặc cả hai thân vị kia cũng đặc biệt được đồng nhất hóa với công việc đó (ngoại trừ những vai trò duy nhất như Cha phái Con đến, Con chết cho tội lỗi của chúng ta, và Thánh Linh làm vinh hóa Đấng Christ).
                   Trong các thư tín của sứ đồ chúng ta cũng thường thấy sự đồng nhất hóa này của một thân vị thần thượng với các vai trò tách biệt của thân vị khác.  Trích lược dưới đây từ một bài của Hội thánh Địa phương soạn ra cho Chủng Viện Thần Học Fuller nêu ra nhiều đoạn này của sứ đồ Paul, giải thích tầm quan trọng của những việc đó trong thần học của Hội thánh Địa phương và trích rất nhiều từ cả Witness Lee lẫn những nhà thần học uy tín để giải thích sự trung thực của kinh thánh về sự đồng nhất hóa những thân vị đó:

Một trọng tâm then chốt của chức vụ chúng ta là sự trải nghiệm Đấng Christ của các tín đồ, và chính trong ý nghĩa trải nghiệm này mà chúng ta giải thích những dòng như 1 Corinthians 15:45 [“Adam cuối cùng trở thành Linh ban sự sống] và 2 Corinthians 3:17 [“Và Chúa là Đức Linh”].  Chúng ta hiểu rằng trong sự sống lại, Đấng Christ đến với tín đồ và lập ra toàn bộ hoạt động của công cuộc cứu rỗi đầy đủ của Đức Chúa Trời trong và thông qua Linh ban sự sống.  Bởi vậy, chúng ta thấy trong các thư tín Tân Ước có sự đồng nhất hóa mạnh mẽ Đấng Christ với Linh, xin nhắc lại không phải là loại bỏ những phân biệt trong Tam vị Nhất Thể thần thượng nhưng tùy theo sự hiện hữu đồng ở trong nhau và sự vận hành trong các tín đồ…
… những độc giả tinh thông về thần học lịch sử đều biết rằng Irenaeus, Tertullian, Augustine và cả một danh sách những bậc giáo sư chính thống vững chắc có thể được chúng ta đọc đến một cách sai lạc, tuy nhiên trong những bài viết của họ còn có những phần dung hòa xác định tính chính thống của họ.  Witness Lee cũng vậy, ông có những phần dung hòa nhưng hiếm khi thấy trong “những bằng chứng”  được phổ biến về cái bị cho là không chính thống của ông.  Ở đây chúng tôi muốn đưa ra hai phần thí dụ cho thấy chút gì đó về quan điểm toàn diện của ông về  Christ và Thánh Linh:

 Chính Đấng Christ này giờ đây là Chúa trên các tầng trời và đồng thời là Đức Linh bên trong chúng ta.  “Giờ đây Chúa là Linh: (2 Cor. 3:17).  Vì là Chúa, Ngài ở trên các tầng trời.  Vì là Linh, Ngài ở bên trong chúng ta. Vì là Đấng Duy Nhất trên các tầng trời, Ngài đang thi hành quyền cai trị, quyền đứng đầu và chức tế lễ của Ngài …Bất kể điều gì Ngài làm như là Chúa, Ngài đều áp dụng cho chúng ta như là Đức Linh. (The Heavenly Ministry of Christ, 69-70).
Một số người đọc lời này về Đức Linh như là Đấng An Ủi khác và Đức Linh như là hơi thở của Đấng Christ có thể đặt câu hỏi:
 “Bạn không tin rằng Đấng Christ và Thánh Linh là khác biệt phải không?  Bạn không tin rằng Đấng Christ và Thánh Linh là hai phải không?”.  Có chứ, tôi tin vào điều đó nếu nhìn từ một góc độ, góc độ hướng ngoại và khách thể, Đấng Christ và Linh là hai.  Tuy nhiên, khi nhìn từ góc độ khác, góc độ hướng nội và chủ quan, thì Đức Linh, Đấng An Ủi thứ hai là hơi thở của Đấng Christ, Đấng An Ủi thứ nhất.  Do đó, từ tầm nhìn của khía cạnh hướng nội Đấng Christ và Đức Linh là một.  (The Fulfillment of the Tabernacle and the Offerings in the Writings of John, 588).

      Không phải phân tích sâu xa, chúng ta có thể thấy rằng Witness Lee có quan điểm rằng Đấng Christ và Đức Linh khác nhau; tuy nhiên, khi lặp lại các thư tín Tân Ước, ông hiểu và truyền giảng rằng trong kinh nghiệm Cơ đốc nhân của chúng ta, khác với sự hệ thống hóa thần học, Đấng Christ sống lại thường được đồng nhất hóa với Linh ban sự sống, là tâm  điểm lớn lao của chức vụ ông.
      Bởi vì đây là một trong những chủ đề lôi cuốn khối lượng phê phán lớn nhất về giáo huấn của Witness Lee, chúng tôi cảm thấy rất quan trọng để bổ sung một vài trích lược từ những người khác về chủ đề này. Giáo huấn của Witness Lee về chủ đề này có thể bị coi là không theo truyền thống hoặc ngay cả gây bất đồng, tuy nhiên chắc chắn ông không đơn thương độc mã với kết luận ông đã đưa ra.  Ít nhất cũng có một học giả đương thời uy tín xứng đáng để nêu ra là James D. G. Dunn, bàn về một số trong cùng những đoạn kinh thánh mà Witness Lee thường xuyên lưu ý đến:
                  
… Paul đồng nhất hóa Jesus với Linh – không phải là một hữu thể thuộc linh … hoặc một chiều kích hay lãnh vực thuộc linh … mà là với Đức Linh, Đức Thánh Linh….Đối vi Paul, cơ đốc học nội tại (immanent christology) là môn thuộc linh học (pneumatology); trong trãi nghiệm của tín đồ không có sphân biệt gia Đấng Christ và Thánh Linh.  Dĩ nhiên điều này không có nghĩa là Paul không phân biệt giữa Đấng Christ và Thánh Linh (The Christ and the Spirit, tập 1, Christology [Grand Rapids, MI: W.B.Eerdmans, 1998] 164-165)

      W.H.Griffith Thomas, một nhà thần học lỗi lạc của thế hệ trước và là người mà Witness Lee thường xuyên trích lược về Tam vị Nhất Thể, cũng đưa ra lập luận về tính hai mặt của chân lý thần thượng này, trong khi đó đưa ra một tóm lược rõ ràng và súc tích đáng kể về sự đồng nhất hóa  Christ và Đức Linh:

.           Thật là thiết yếu để duy trì với sự thận trọng cả hai mặt của chân lý này.  Đấng Christ và Thánh Linh khác nhau nhưng cùng là một, cùng là một nhưng khác nhau.  Có lẽ cách diễn đạt tốt nhất chúng ta có thể đưa ra là trong khi Các Tính Cách của họ không bao giờ giống nhau, sự hiện diện của họ luôn luôn giống nhau. (The Holy Spirit [Grand Rapids, MI: Kregel, 1986; tái bản của The Holy Spirit of God, 4th ed., Grand Rapids: W.B.Eerdman, 1913], 144)

Từ những trích lược này cũng như từ sự nhất quán trong chức vụ của Lee thì rõ ràng là trong lãnh vực trãi nghiệm Đấng Christ của các tín đồ – không phải trong sự hiện hữu nội tại của Đức Chúa Trời –mới có sự đồng nhất hóa giữa Đấng Christ và Thánh Linh.  H.B.Swere xác định cùng suy nghỉ đó:

Khi hành động thì Thánh Linh hiện diện để tạo ra sự tương đồng của Jesus Christ … trong khi đó việc có được Thánh Linh của Đấng Christ rõ ràng là tương đương với sự ở lại bên trong của chính Đấng Christ … “ Chúa, Đức Linh” (nghĩa là Đấng Christ với quyền năng sự sống vinh hiển của Ngài) đều được thấy làm cùng một việc.  (The Holy Spirit in the New Testament [London; New York; Macmillan, 1912], 306[11]

      Chúng ta đã thấy rằng Kinh Thánh đồng nhất hóa một cách rõ ràng ba thân vị của Tam vị Nhất thể với nhau trong nhiều sự biểu lộ của Tam vị Nhất thể mặt gia tể.  Sự kiện theo kinh thánh này dường như không được đánh giá bởi nhiều nhà phê bình Tin lành về Hội thánh Địa phương. Xa hơn nữa, trong giáo lý về đồng nội tại --ở trong nhau (được các nhà thần học gọi một cách bình dân hơn là sự thâm nhập lẫn nhau ) có một cơ sở về bản thể của Tam vị nhất thể cho việc đồng nhất hóa ba thân vị theo tính chất gia tể đó dường như cũng bị bỏ sót bởi nhiều người theo Tin lành.  Một khi hiểu được, chân lý này có thể tiến xa hơn trong việc sửa sai một nan đề mà Hội thánh Địa phương đã ghi nhận một cách chính xác trong hội thánh phương Tây ngày nay.  Chúng tôi sẽ tiến tới giáo lý đồng nội tại (ở trong nhau) đó,  tuy nhiên trước tiên cần phải bàn nhiều hơn về nan đề này.

Đảo Ngược Tình Thế Về Tam Vị nhất thể:
Những Điều Những Người Theo Tin lành
Có Thể Học Hỏi Từ Witness Lee
Như chúng ta đã thấy trong số những trích dẫn được nêu ra trong Lá Thư Ngõ gửi đến Hội thánh Địa phương, Witness Lee đã nêu rõ nan đề: “Theo tư duy truyền thống, Đức Linh đến trong người tin, trong khi đó Cha và Con còn ở trên ngai.  Khi các người tin cầu nguyện, họ được dạy cúi đầu trước Cha và cầu nguyện trong danh Con.  Tách Thần Cách (Godhead) ra những Thân vị riêng biệt này không phải là khải thị của Kinh Thánh …”
     Để dứt khoát hơn, đúng ra Lee đã nên nêu vấn đề một cách cẩn thận hơn.  Không có gì sai khi tín đồ được dạy cầu nguyện với Cha trong danh Con, đó là điều Chính Jesus đã khuyến khích (John 16:23), và Lee đã không đi ngược lại điều này vì chính bản thân ông dạy vậy.  [12]

Liệu có phải là những người soạn thảo và ký tên vào Thư Ngõ có thực sự muốn nói rằng khi Đức Linh vào trong các người tin thì Cha và Con còn ở trên ngai không?

      Ngay cả từ tài liệu hạn chế được đưa ra trong Bức Thư Ngõ cũng cho thấy rõ rằng dù sao chăng nữa, quan tâm thực sự của Lee là Tam thần thuyết, khiến sự việc trở nên mỉa mai vì Thư Ngõ bao gồm lời trích dẫn này ra như bằng chứng của giáo huấn không chính thống của Lee.  Liệu có phải là những người soạn thảo và ký tên vào Thư Ngõ có thực sự muốn nói rằng khi Đức Linh vào trong người tin thì Cha và Con còn ở trên ngai không?  Liệu họ có dám chắc rằng tách Thần Cách ra làm ba Thân Vị riêng biệt là khải thị của Kinh Thánh không?  Nếu là vậy thì những cơ đốc nhân tỉnh táo nên lưu ý đến những tín điều của họ về Tam vị Nhất thể.
      Để làm sáng tỏ hơn địa vị của Hội thánh Địa phương chúng ta cần phải ghi nhận rằng họ tin vào một nguyên tắc mà nhà thần học Robert Govett đã gọi là “tính hai mặt của Chân Lý thần thượng” theo đó về mặt đặc tính thì sự khải thị của Đức Chúa Trời có hai khía cạnh và thật là quan trọng khi nắm giữ và giảng dạy đầy đủ cả hai mặt đó.[13]  Điều này giải thích lý do tại sao Lee đã thường hay không theo những lập luận cực đoan và dễ gây tranh cãi với những đặc điểm có vẻ như đúng đắn:  ông đã không muốn giảm bớt tính đầy đủ và tác động của một khía cạnh của chân lý kinh thánh (thí dụ như tính duy nhất của Đức Chúa Trời), và do đó ông cũng đã thường hành động như vậy trong trường hợp khác.
    Rõ ràng là Hội thánh Địa phương đã có thể và đã nên thận trọng hơn khi giải thích những đặc điểm của các giáo huấn dễ gây tranh cãi của họ cho những người phương Tây đa nghi, làm vậy thì dù sao chăng nữa có các nhà phê bình gán cho.  Họ đã kiên định tuyên xưng rằng ba thân vị của Thần Cách thì đời đời khác nhau, trong khi khư khư phủ nhận rằng những thân vị đó không bao giờ tách rời nhau.
      Nếu như nhận xét này nhằm nêu ra sự khác biệt nhưng không có sự khác nhau thì cần phải suy nghĩ nhiều hơn về vấn đề.  Ngay cả từ điển tiếng Anh cũng định nghĩa hai từ ngữ đó cùng một cách, vấn đề còn lại là “các hội thánh địa phương” định nghĩa những từ ngữ đó như thế nào?  Dù sao chăng nữa, từ điển American Heritage Dictionary đồng ý với Hội thánh Địa phương là có những khác nhau đáng kể về ý nghĩa trong cách sử dụng tính từ của hai từ ngữ đó:
  1. Định nghĩa thứ nhất (và chỉ có thể áp dụng duy nhất cho cách sử dụng này) mà từ Điển American Heritage đưa ra cho distinct (khác biệt) là:”Có thể phân biệt được với những cái khác; riêng biệt.”
  2. Đối với từ ngữ separate (tách rời /tách biệt) thì cả hai định nghĩa đầu của AHD đều thích đáng: (a) “Đặt hoặc giữ rời nhau; không kết làm một”; (b)”Hiện hữu như là một thực thể độc lập”.

      Một nỗ lực thận trọng tìm hiểu những tài liệu của Hội thánh Địa phương về các từ ngữ riêng của họ chắc chắn sẽ khám phá ra rằng ngôn ngữ có vẻ nặng tính Đoạn thần thuyết thường chứa đựng một phản ứng với, và một cố công chỉnh lại những khuynh hướng có tính Tam thần thuyết mà Lee và những người đồng hương của ông tin rằng họ đã đối đầu ở phương Tây.  Quả là vậy, một số nhà thần học phương Tây đã đưa ra cùng những nhận xét về sự truyền bá phúc âm hiện đại[14] và  chính sự phân biệt giữa tách rời (separate) và khác biệt (distinct) không được nhận ra ngay cả bởi những nhà thần học, và các nhà biện giải đối lập tà giáo đã tham gia vào Bức Thư Ngõ dường như cũng xác minh điều này.
      Dĩ nhiên là đại đa số Cơ đốc nhân phương Tây không phải là những người theo Tam thần thuyết cực đoan (tin rằng Tam Vị nhất thể bao gồm ba Đức Chúa Trời tách biệt).  Dù sao chăng nữa, nhiều người trong họ hình như không kiên định để giữ vững những tín điều về Đức Chúa Trời nên có biểu hiện về Tam thần thuyết.
      Do giữ vững các niềm tin của mình về tính hai mặt của Chân Lý Thần thượng, Lee đã dạy rằng “để nắm vững một cách đúng đắn chân lý kinh thánh, chúng ta phải nắm cả hai mặt của chân lý.  Mặc khải thuần túy về Đức Chúa Trời Tam Nhất trong Kinh Thánh chiếm lĩnh một vị trí trung tâm giữa hai cực của Đoạn thần thuyết và Tam thần thuyết.[15]  Theo như Lee quan tâm thì Hội thánh Địa phương đang duy trì sự cân đối đó, nhưng nhiều người theo Tin lành không làm vậy.  Hội thánh Địa phương thường phản đối rằng đây chính là một nhân tố trong việc hô hào chống lại giáo huấn của họ; những người theo Tam thần thuyết thường có khuynh hướng diễn giải Thuyết Tam Vị toàn vẹn như là Đoạn thần thuyết, cũng như những người theo Đoạn thần thuyết thường có chiều hướng giải thích Thuyết Tam Vị toàn vẹn như là thuyết tam thần.
      Giờ đây, đến thời điểm này thì cả Hội thánh Địa phương lẫn những nhà phê bình của họ nên thoái lui một bước và giữ sự tỉnh táo.  Cả hai bên cần phải nhận thức rằng thiên về một cực và nhận lấy nó không giống nhau.  Các cơ đốc nhân chính thống hẳn chắc chắn sẽ đồng ý với Lee rằng chúng ta cần phải tìm ra một sự cân bằng đúng đắn giữa Đoạn thần thuyết và Tam thần thuyết; đó chỉ là vấn đề xác định sự cân bằng đó nằm ở đâu và đó đã là một nhiệm vụ tinh tế trong suốt lịch sử hội thánh.  Trong phạm vi chính thống lịch sử,  thì Phái Chính Thống Phương Đông (Eastern Orthodoxy) thiên về Tam thần thuyết hơn, còn Công Giáo La Mã thì thiên về Đoạn thần thuyết hơn, tuy nhiên hầu như không hề có ai buộc tội phái nào là dị giáo về mặt Tam Vị Nhất thể.  Cũng y như thế, có thể có tranh luận cho rằng Hội thánh Địa phương thiên về Đoạn thần thuyết, nhưng không thể nào giữ vững được lập luận rằng họ là những người theo Đoạn thần thuyết.
      Còn những tuyên bố của Lee rằng Con là Cha và Thánh Linh thì sao?  Nhiều nhà phê bình đã coi đây như là một sự tố giác chắc nịch rằng ông ta là một người theo Đoạn thần thuyết.  Bởi vì đã có nhiều người phản ứng theo cách này, cho nên Viện Nghiên Cứu Cơ Đốc đã khuyên Hội thánh Địa phương đừng đưa ra những tuyên bố đó.  Những giáo huấn của một nhóm được hiểu rõ ràng là một điều quan trọng.  Tuy nhiên nếu như Hội thánh Địa phương bỏ qua lời khuyên của chúng tôi, lẽ thật vẫn là quan trọng, và khi Lee khẳng định sự hiện hữu của ba thân vị khác biệt vĩnh hằng trong Thần Cách, ông ta đang phát biểu về đức tin chân thật của mình.  Thêm vào đó, khi ông khẳng định rằng Tam Vị Nhất thể là một thân vị, thì ông đã không đang tự mâu thuẫn một cách rõ rệt.  Đúng hơn thì ông đang cố bảo vệ thần học của Hội thánh Địa phương khỏi vướng vào tính chất tách rời nếu họ theo Tam thần thuyết mà ngay từ ngữ thân vị ít nhất cũng có tiềm năng mang ý nghĩa đó.
      Như chúng ta thấy, Lee quả đã dạy một cách tách bạch rằng Tam vị Nhất Thể gồm ba thân vị khác biệt, tuy nhiên ở những nơi khác, chúng ta có thể thấy ông đưa ra cách dè dặt về việc sử dụng từ ngữ đó.[16]   Thí dụ:

Thực sự thì sử dụng danh xưng “ba Thân Vị” để giải thích về Cha, Con và Thánh Linh cũng không thỏa đáng lắm bởi vì “ba Thân Vị” thực chất có nghĩa là ba đấng.  Do đó, Griffith Thomas (nổi tiếng về giải thích sách Romans) trong sách của ông, The Principles of Theology (Những Nguyên Tắc của Thần học) đã viết trong sách này về Tam Vị Nhất thể của Thần Cách: “Từ ngữ ‘Thân Vị’ đôi khi cũng bị phản đối.  Giống như tất cả ngôn ngữ của loài người, từ ngữ đó có thể bị buộc là không đầy đủ và ngay cả sai sót rõ rệt.  Chắc chắn là không nên cưỡng ép quá đáng, bằng không nó sẽ dẫn đến Tam Thần Thuyết.”[17]

Chúng tôi không dám nói rằng Cha, Con và Linh là ba thân vị, cũng như không dám nói là không phải, vì đây quả thực là một sự huyền nhiệm.[18]

      Dường như chúng ta, trong cộng đồng đối lập tà giáo, có thể học hỏi gì đó từ Lee về điểm này.  Trong các nỗ lực chúng ta đã cố định nghĩa Tam Vị Nhất thể theo một cách có thể dễ dàng nắm bắt được bởi đại chúng và có thể nhanh chóng loại bỏ những sai lầm theo thuyết của Arius (thí dụ như Nhân Chứng của Jehovah – Jehovah’s Witnesses) (LND- Thuyết Arianism: thuyết khởi xướng bởi Arius, khoảng 250-336 sau Công Nguyên, giảng dạy rằng Đức Chúa Cha và Con không cùng hiện hữu đời đời mà vào một thời điểm nào đó trước khi nhục hóa, thì Con là một thần thánh được Cha tạo ra – do đó phải thấp hơn Cha.  Theo các tài liệu tiếng Anh người ta cho là Arius tin rằng Jesus là, hoặc đã là, một “tạo vật” – “creature” theo ý nghĩa một “hữu thể được tạo ra” – “created being”) và của Đoạn thần thuyết (thí dụ như Hội thánh Ngũ Tuần liên hiệp – United Pentecostal Church), có thể là chúng tôi đã dựa một cách quá mức vào những định nghĩa cô đọng về Tam vị Nhất thể, như “một Đức Chúa Trời trong ba thân vị” hoặc “ba thân vị trong một bản chất”.
      Thực là giản dị quá mức khi cho rằng đó là tất cả những gì chúng ta cần để nói về Tam vị Nhất thể.  Liệu có nơi nào khác trong lĩnh vực trãi nghiệm của con người, chúng ta có thể gặp những thân vị không đồng thời là những thực thể tách rời khỏi tất cả những thân vị khác?  Nếu như chúng ta cung cấp cho những cơ đốc nhân non nớt không gì ngoài các công thức đơn giản như vậy và rồi liệu chúng ta có ngạc nhiên không, khi họ trở thành người theo Tam thần thuyết, ít nhất là trong một số tư duy của họ?  Liệu chúng ta có giật mình không nếu một số trong họ tiến tới chấp nhận thuyết Tam thần cực đoan của những bậc thầy như Finis Dake, Jimmy Swaggart, Kenneth Copeland và Benny Hinn?
      Kinh Thánh không trình bày Tam Vị Nhất thể bằng những từ ngữ quá mức đơn giản như vậy.  Trong việc mô tả Thần Cách ẩn chứa một yếu tố huyền bí khó có thể tách bạch ra như các giáo huấn về Tam vị nhất thể của Winess Lee!  Thí dụ, các nhà biện giải đối lập tà giáo Tin lành sẽ thường tranh luận một cách đúng đắn với các Nhân Chứng Jehovah rằng Kinh Thánh đồng nhất hóa Jesus với Jehovah, và Jehovah (hoặc Yahweh) là tên riêng của Đức Chúa Trời.  Liệu có bao nhiêu người trong họ chịu từ bỏ và chống lại sự việc là Kinh Thánh sử dụng một tên riêng cho tất cả ba thân vị của Tam Vị Nhất thể?[19]  Hơn thế nữa, Kinh Thánh (và chúng ta, những cơ đốc nhân theo Kinh Thánh) thường xuyên sử dụng đại danh từ số ít “Ngài” để nói về Đức Chúa Trời Tam Nhất, chứ không chỉ một thân vị trong Tam vị nhất thể.[20]
      Rõ ràng là có một ý nghĩa theo kinh thánh, trong đó ba thân vị của Tam Vị Nhất Thể cùng mang một đặc tính cá nhân riêng ở số ít: Yahweh, Đức Chúa Trời giữ đúng giao ước mà chúng ta gọi là “Ngài” (“He” or “Him”).  Muốn khẳng định điều này cần phải không được mơ hồ về những phân biệt có tính chất vĩnh hằng và gia tể tồn tại giữa Cha, Con và Thánh Linh.  Chúng ta cần phải bảo vệ một cách đồng đều chân lý kinh thánh trọng đại là họ cấu thành một Hữu Thể vĩnh hằng, đó là chân lý miêu tả họ như sự hòa hợp của ba thân vị tách rời.  Những ai trong chúng ta đã từng sử dụng từ ngữ tách rời để phân biệt các thân vị của Tam Vị Nhất thể phải tri ân Witness Lee đã chỉ ra điều này.
      Suy nghỉ của Lee rất gần gũi với suy nghỉ của nhà thần học cải chánh, đã quá cố, Cornelius Van Til về điểm này, và mặc dù Van Til đã bị chỉ trích về quan điểm của ông, mà theo tôi biết thì đã không có ai buộc tội ông là dị giáo.  Nhà thần học  Phil Gons viết trên blog:

Tránh né Đoạn thần thuyết và Tam thần thuyết đều gian nan như tránh xa thuyết tuyệt đối tuân thủ pháp luật (legalism) và thuyết hai nguyên tắc chống đối nhau (antinomianism).  Những sai lầm khi lập ra một giáo lý kinh thánh về Tam Vị nhất thể phát xuất từ lòng thèm muốn nói quá nhiều.  Có thể cách giải quyết của Van Til thì tốt nhất.  Ông bỏ qua sự căng thẳng không được giải quyết và duy trì trọn vẹn sự huyền nhiệm của Tam Vị Nhất thể bằng lập luận rằng Đức Chúa Trời vừa là một thân vị vừa là ba thân vị, dù sao chăng nữa cũng theo những ý nghĩa khác.  Van Til đang chống lại ý niệm về “Đức Chúa Trời” là một loại thuộc tính mà ba thân vị của Tam Vị nhất thể cùng chia sẻ. Sự biện hộ của [John] Frame cho quan điểm của Van Til rất là sâu sắc.  Cách giải thích có hệ thống của Van Til giúp chúng ta không rơi vào khuynh hướng Đoạn thần thuyết hoặc Tam thần thuyết.  Đức Chúa Trời là một và Đức Chúa Trời là ba, tuy nhiên có các ý nghĩa khác nhau (và do đó không mâu thuẫn).  Một cách chính xác bằng những cách nào mà Ngài là một và là ba thì chúng ta không thể và không nên nói ra.[21]

Giáo Lý Kinh Thánh về Tính Chất Đồng Nội Tại (ở trong nhau) Ít Được Biết Đến Nhưng Trọn Vẹn
     Như đã gợi ý ở trên, thuốc giải độc tốt nhất cho xu hướng Tam thần là hiểu biết giáo lý kinh thánh quan trọng về tính chất  đồng nội tại.  Lý do mà ba thân vị của Tam Vị nhất thể không thể bao giờ tách rời là tính duy nhất của bản chất liên quan hơn là chỉ cùng chung các thuộc tính (như con người có cùng chung những thuộc tính); điều này liên quan đến hiện hữu như một hữu thể và do đó thâm nhập lẫn nhau.
      Trong bài thuyết trình dành cho chủng việc Fuller, Hội thánh Địa phương đã đưa ra lập trường của họ về tính đồng nội tại nhau, và biện minh về điều đó, khá rõ ràng:

Trong khi chúng ta khư khư cho rằng ba thân vị của Tam Vị nhất thể thần thượng hiện hữu đời đời và đời đời khác biệt, chúng ta cũng nhận ra rằng trong mọi sự biểu lộ và hành động khác biệt của mỗi trong ba thân vị đó thì cả ba vận hành không tách rời (tuy nhiên vẫn tách biệt) … Witness Lee căn cứ mạnh mẽ vào ý niệm (đồng nội tại) để giải thích cách Kinh Thánh đôi khi đồng nhất hóa một thực thể [thân vị] khác biệt của Tam Vị nhất thể với thân vị khác:

     … Từ ngữ đồng nội tại (đồng ở trong nhau) áp dụng cho Đức Chúa Trời Tam Nhất, có nghĩa là ba – Cha, Con và Thánh Linh, --hiện hữu lẫn trong nhau.  Trước tiên, điều này dựa trên lời phán bởi Chúa Giê-su trong các sách phúc âm …Ngoài John 14:10 ra, cùng sự bày tỏ đó được tìm thấy trong 14:20, 10:38 và 17:21, 23.  Tất cả năm dòng này đều nói về sự việc Con và Cha hiện hữu lẫn trong nhau vào cùng một lúc.  Những dòng này vô cùng thiết yếu để chúng ta hiểu được sự huyền bí của việc Tam Vị nhất Thể là ba và cũng là một.  (The Revelation and Vision of God, 33-35).

      Có thể John 14:12 nắm bắt mạnh mẽ nhất các sắc thái tinh tế của hành động biểu lộ và những vận hành không tách rời mà chúng ta thấy trong Tam Vị Nhất thể: “Há các ngươi không tin rằng Ta ở Cha và Cha ở trong Ta?  Những lời ta nói với các ngươi Ta không nói từ Chính Ta, nhưng Cha ở trong Ta làm công việc của Ngài.”  Bởi vì Con ở trong Cha và Cha ở trong Con – có nghĩa là bởi vì Cha và Con đồng ở trong nhau – điều được bày tỏ và khác biệt là hành động của Con (“Những lời Ta nói với các ngươi”) cũng giống như hành động của Cha (“Cha ở trong Ta làm công việc của Ngài”).  Một ám chỉ về những hành động không tách rời tương tự của cả ba trong hành động khác biệt của Thánh Linh có thể tìm thấy trong John 16:13-15…..
      Chính vì thực tại kỳ diệu này của sự đồng nội tại của cả ba trong Tam Vị nhất thể, chúng ta tin rằng Thánh Kinh thường đồng nhất hóa các thực thể với nhau, đôi khi làm nản lòng những thuyết thần học hệ thống kém vững chải (LND- systematic theologies, các thuyết thần học hệ thống cố lập ra một hệ thống trật tự, duy lý và chặt chẽ về đức tin và các tín điều cơ đốc).  Tuy nhiên không phải tất cả nhà thần học hệ thống đều mù mờ về thực tại này trong Đức Chúa Trời:

Tính duy nhất về thể yếu này giải thích sự việc là trong khi Cha, Con và Thánh Linh, về mặt tính cách của họ, là những tồn tại khác biệt, còn có một quan hệ mật thiết giữa các thân vị và sự nội tại của một thân vị thần thượng trong thân vị kia, cho phép công việc đặc biệt của một thân vị được gán cho … bất kỳ thân vị nào khác, và sự bày tỏ của một thân vị được nhận ra trong sự bày tỏ của các thân vị kia.  Sự khẳng định của Kinh Thánh về quan hệ mật thiết này tránh cho chúng ta nghĩ rằng về những khác biệt gọi là Cha, Con và Thánh Linh liên quan đến sự tách rời giữa họ.  Quan hệ mật thiết này còn giải thích về cách gọi Đấng Christ là “Đức Linh” và Đức Linh là  “Linh của Đấng Christ” như trong 1 Corinthians 15:45: “Adam cuối cùng đã trở nên  Linh ban sự sống,” 2 Corinthians 3:17: “Giờ đây Chúa là Đức Linh….”  Các thân vị của Tam Vị nhất thể thánh khiết không phải là những các thể tách rời.  Mỗi thân vị liên quan đến những thân vị kia; sự hiện đến của một thân vị  là sự hiện đến của những thân vị kia.  Do đó sự hiện đến của Đức Linh phải có sự tham gia sự hiện đến của Con. (A.H.Strong, Systematic Theology, [Old Tappan, N.J.Revell, 1960, c1907], 332-33).
                  
Tương tự như vậy, chúng ta hiểu rằng do tính đồng nội tại nhau trong Tam Vị nhất thể,  cho nên Con được ban cho chúng ta, đến với chúng ta mang trong chính hành động của Ngài sự vận hành bất khả tách rời của Cha Vĩnh Hằng và do đó có thể gọi là, như Isaiah tiên đoán, Cha Vĩnh Hằng.  Chúng ta không cần phải vin vào lời tiên tri của Isaiah như là một phép ẩn ý của Cựu Ước, cũng như không phải làm trung tính hóa một khúc kinh thánh có giá trị cơ đốc đầy đủ, bởi vì là cơ đốc nhân chúng công nhận dòng chữ này là lời tiên tri mặc khải về Đấng Christ nhục hóa.  Thay vì vậy, chúng ta ước nguyện hưởng được trọn vẹn sức mạnh trong đoạn đó khi hiểu rằng Con đã đến với chúng ta bằng sự hóa thân đã ở trong Cha và rằng các công việc của Ngài cũng là những sự vận hành của Cha Vĩnh Hằng.”[22]

      Ở đây thì phát biểu của Lee, được trích trong Thư Ngõ, rằng: “… toàn bộ Thần Cách, Đức Chúa Trời Tam Nhất, đã trở thành xác thịt”, có thể được hiểu tốt hơn. Hiển nhiên là những người soạn thảo Thư Ngõ hẳn đã khiến chúng ta tin rằng Lee đang giảng dạy một phiên bản mở rộng về Tam Nhất của thuyết Cha Đồng Khổ Nạn Với Con (patripassionism) và phủ nhận rằng Con đã được nhục hóa một cách duy nhất, bất kể giáo huấn rõ ràng của ông, đã nhắc lại bên trên, rằng chỉ mình Con đã trở thành xác thịt, đã làm những công việc thuộc “bước thứ hai” trong cuộc gia tể của Đức Chúa Trời, đã chết trên thập giá và sống lại từ cõi chết.  Tuy nhiên, hãy lưu ý là trích dẫn mà Thư Ngõ đưa ra ngay cả không được là một câu đầy đủ.  Sự việc này quan trọng bởi vì chỉ đưa ra có 8 từ ngữ trong một đoạn văn 240 từ ngữ thì những người soạn thảo thư tước đoạt khỏi tay người đọc quan điểm Lee thực sự nêu ra.  Ngữ cảnh của đoạn văn rõ ràng và đặc biệt về sự đồng nội tại nhau của Tam Vị Nhất Thể và theo ý nghĩa sau đây và chỉ vì ý nghĩa này mà thôi, mà Lee đã viết tám từ ngữ đó: vì tính đồng nhất của họ trong bản thể, không thân vị nào của Tam Vị nhất thể đi đến bất kỳ nơi đâu hoặc làm bất cứ điều gì tách rời khỏi sự hiện diện và tham gia của hai thân vị kia.  Khi mà tác giả bị kết tội dựa trên cơ sở của một câu không đầy đủ thì điều đó tạo ra sự cảnh giác trong lòng bất kỳ người đọc am hiểu nào; trong trường hợp này cuộc nghiên cứu đầy đủ hơn cho thấy rằng tác giả đã thực sự bị lôi tuột ra khỏi ngữ cảnh.
      Tôi tin rằng tôi đã được cung cấp đủ chứng cứ để giải oan cho Hội thánh Địa phương về những buộc tội dị giáo, sai lạc, lập lờ hàng hai và tự mâu thuẫn về mặt Tam Vị nhất thể.  Cũng vậy thôi, ở Viện Nghiên Cứu Cơ Đốc, chúng tôi thú nhận rằng chúng tôi đã từng lên án một cách sai lầm Hội thánh Địa phương là Đoạn thần thuyết, tôi tin rằng những nhà phê bình Tin lành khác về Hội thánh Địa phương có đầu óc khách quan và cởi mở trong việc sửa sai cũng sẽ đạt được một kết luận tương tự.  Bởi vì chân lý mới quan trọng bất kể những lịch sử quá khứ cá nhân, sự việc Hội thánh Địa phương nhiều lần đã phản ứng một cách quá khích trước những buộc tội sai lầm quá đáng như vậy không hề khiến cho chính những sự buộc tội đó kém quá đáng và sai lầm hơn và không nên tác động đến những kết luận mà các nhà truyền bá phúc âm đạt được về vấn đề này.[23]  Rồi ngay sau đây chúng ta sẽ xem xét việc đọc một cách cẩn thận theo bối cảnh về tài liệu của Hội thánh Địa phương gây ra cùng những kết luận tương tự về những điều được coi là sai lầm thần học khác được phát hiện trong Thư Ngõ.






[1] Thì dụ, xem abugian, “The Teachings of Witness Lee of the ‘Local Church’ (Church of Recovery)”, The Bereans Apologetics Reseach Ministry, http://www.thebereans.net/arm-wlee-shtml, “To All Zealous ‘Witness Lee Teaching’ Followers, regarding “Triune God Doctrine” Biblocality, http://www.3.relus.net/trbrooks/Teachingsof LC3.h; htm; ngoài ra cũng lưu ý đến những nhận định của Calvin Beisner trong Colin Hansen, “Cult Watchers Reconsider; Former Detractors of Nee and Lee Now Endorse ‘Local Churches’” Bold Bible Teaching, http://www.boldbibleteaching.net/watchmanneeandwitness.html.
[2] Witness Lee, The Revelation and Vision of God (Ahanheim Living Stream Ministry, 2000), 32-33.
[3] Như trên, 19
[4] Với từ ngữ mối tương quan tôi qui chiếu vào mọi khía cạnh của hành động của Đức Chúa Trời Tam Nhất như là đấng sáng tạo,  đấng duy trì, quan tòa và đấng cứu chuộc thế giới.
[5] Witness Lee, The Conclusion of the New Testament, Messages 1-20 (Anaheim, Living Stream Ministry, 1997), 20.
[6] Lee, Revelation and Vision, 34
[7] Witness Lee,Living in and with the Divine Trinity (Anaheim: Living Stream Ministry, 1990), 9-10
[8] Chris Wilde, “Presentation of Some of the Teachings of Witness Lee concerning Several Key Doctrinal Issues (draft of a paper prepared for Fuller Seminary, 10-2005), 2.
[9] Witness Lee, The Crucial Points of the Major Items of the Lord’s Recovery Today (Ahaheim: Living Stream Ministry, 1993), 10.
[10] Witness Lee, Elders’ Training, Book 3: The Way to Carry Out the Vision (Anaheim: Living Stream Ministry, 1985), 69.
[11] A Statement Concerning the Teachings of Living Stream Ministry Prepared for Fuller Theological Seminary,20- 01-2007, 12-14. (Tài liệu này được đăng tại http://www.lctestimony.org/StatementOf Teachings.pdf.)
[12] Witness Lee, Lessons on Prayer (Anaheim: Living Stream Ministry, 1981), 239-47.
[13] Wilde, 1.  Xem Robert Govett, The Twofoldness of Divine Truth, 5th ed. (Haysville, NC), Schoettle Publishing Company, 2003).
[14] Xem, thí dụ Wayne Grudem, Systematic: Theology: An Introduction to Biblical Doctrine (Grand Rapids: Zondervan Publishing House, 1995), 248; Phil Gons, “Are You a Practical Modalist?” PhilGons.com, Thoughts on Theology and Technology, 19-01-2009, http://phigons.com/2008/01/are-you-a-practical-modalist/;and  Rev.James Hastings, M.A., ed., The Expository Times, vol.7, 10-1895-09-1986 (Edinburgh: T. and T.Clark, n.d.), 153.
[15] Lee, The Conclusion of the New Testament, Messages 1-20, 29
[16] Thiết tưởng cần ghi nhận ở đây rằng Karl Barth với thần học của ông đặt trung tâm ở Tam Vị nhất thể và là người đã bác bỏ Đoạn thần thuyết, cũng bày tỏ một mối quan tâm tương tự như Lee trong việc sử dụng từ ngữ thân vị.  Về vấn đề này hãy xem Carl.F.H.Henry, God, Revelations, and Authority Volume 5); God Who Stands and Stays Part One (Wheaton, H.Crossway Books, 1982), 184.
[17] Witness Lee, The Truth concerning the Trinity (Anaheim: Living Stream Ministry, 1976, 1994); 32.
[18] Lee, Revelation and Vision, 21.
[19] Có vô số bài viết làm bằng chứng, tuy nhiên hãy đối chiếu Isaah 44:24 với John 1:3 và Genesis 1:2.  Nếu chỉ một mình Yahweh đã tạo lập ra vũ trụ thì Con và Thánh Linh, vốn ở với Cha đã là những tác nhân trong việc sáng thế, cũng phải là Yahweh.
[20] Xem, Deuteronomy 4:35-39.
[21] Gons, đã nêu ở trước.
[22] A Statement Concerning the Teachings of Living Stream Ministry, 9-11.           
[23] Quả là vậy, phản ứng hung hăng hơn của Hội thánh Địa phương về những buộc tội về dị giáo và sai lạc so với hầu hết các nhóm có thể được giải thích là do các buộc tội đó đều sai lầm.  Những người dị giáo thực sự thường bình chân như vại trước cáo buộc về dị giáo, có lẽ do ở mức độ nào đó họ biết sự cáo buộc đó là đúng hoặc, trong bất kỳ trường hợp nào, họ không quan tâm gì lắm đến việc được coi là theo kinh thánh hay không và những bận tâm của họ trước các buộc tội đó phát sinh ra nhiều hơn từ lập trường quan hệ công chúng.  Tuy nhiên, chúng ta hãy hình dung nếu như hội thánh chính thống của bạn bị lên án rộng rãi về dị giáo và tà giáo .  Sự buộc tội đó hẳn là đặc biệt xót xa vì nó sai lầm và bởi vì bạn hẳn sẽ phản ứng lại bằng những nhận thức nhạy cảm của phúc âm.  Do đó, những người truyền bá phúc âm nên nhìn sự hung hăng đã qua của  Hội thánh Địa phương bằng một ánh mắt khác, đồng cảm hơn.