GƯƠNG
MẪU VỀ SỰ XƯNG CÔNG CHÍNH
Tôi yêu
thích Sách La-mã vì Sách này được viết cách vững chắc và thiết thực. Mặc dầu đề
cập đến nhiều giáo lý, nhưng Sách này thật ra được viết theo sự kiện và kinh
nghiệm. Sách La-mã dựa trên kinh nghiệm. Xưng công chính dường như là một vấn đề
giáo lý, nhưng kèm theo giáo lý về xưng công chính, sứ đồ Phao-lô đã cho chúng ta một gương
mẫu sống động về điều này-con người Áp-ra-ham (4:1-25). Trong bài này, chúng ta
sẽ xem xét Áp-ra-ham, gương mẫu của sự xưng công chính. Ông là tấm gương của chúng
ta, khuôn mẫu của chúng ta. Tên Áp-ra-ham có nghĩa là “cha của nhiều người”.
Theo Kinh Thánh, Áp-ra-ham là cha của cả người Do-thái lẫn tín đồ dân Ngoại
(La. 4:11-12,16-17; Ga. 3:7-9,29). Bất cứ ai có đức tin, dầu là người Do-thái
hay dân Ngoại, đều là con cháu của Áp-ra-ham.
I.
NGƯỜI ĐƯỢC KÊU GỌI
Áp-ra-ham là
người được kêu gọi. A-đam được tạo nên, nhưng Áp-ra-ham được kêu gọi. Có một
khác biệt lớn giữa việc được tạo nên và được kêu gọi. Sách Sáng Thế Ký được
chia làm hai phần chính: phần thứ nhất gồm mười chương rưỡi đầu, thuật lại lịch
sử của dòng dõi thọ tạo, với A-đam là cha và đầu; phần hai từ giữa chương mười
một đến cuối Sách, thuật lại lịch sử của dòng dõi được kêu gọi, với Áp-ra-ham
là cha và đầu. Như được ghi lại trong Sáng Thế Ký, lịch sử của dòng dõi thọ tạo kết thúc với
sự xây dựng tháp và thành Ba-bên (trong tiếng Hi-lạp là Ba-by-lôn). Tên của các
hình tượng được viết trên tháp này, nghĩa là cả dòng dõi thọ tạo đã quay sang thờ lạy hình
tượng. Do đó, Phao-lô nói nhân loại đã đổi
Đức Chúa Trời lấy hình tượng (1:23,25).
Phao-lô viết
La-mã chương 1 theo lịch sử được thuật lại trong Sáng Thế Ký. Bắt dầu vào thời
Ca-in, con người đã từ chối nắm lấy Đức Chúa Trời trong sự hiểu biết đầy đủ và
từ bỏ Ngài. Nhân loại từ bỏ Đức Chúa Trời và xây thành Hê-nóc, là nền văn hóa đầu
tiên của nhân loại như được ghi lại trong Sáng Thế Ký chương 4. Với nền văn hóa
ấy, nhân loại đã sa vào tình trạng bại hoại và tiếp tục ở trong tình trạng ấy
cho đến khi Đức Chúa Trời phán xét họ bằng một trận lụt. Bởi sự thương xót của
Đức Chúa Trời, tám người được cứu nhờ chiếc tàu, tượng trưng cho Đấng Christ. Số 8 là con số phục sinh,
ngụ ý rằng những người này được cứu và được gìn giữ trong sự phục sinh. Theo một
ý nghĩa, Nô-ê là đầu của dòng dõi mới. Tuy nhiên, không bao lâu sau, tại Ba-bên
trong Sáng Thế Ký chương 11, con cháu Nô-ê cũng từ bỏ Đức Chúa Trời. Khi họ đổi
Đức Chúa Trời lấy hình tượng, họ đã hoàn toàn từ bỏ Ngài. Trước trận lụt, loài
người chưa hoàn toàn từ bỏ Đức Chúa Trời; sau đó, bởi dòng dõi Nô-ê là những người
sa vào thờ lạy hình tượng, loài người mới hoàn toàn từ bỏ Đức Chúa Trời.
Gian dâm
theo sau thờ lạy hình tượng. Sau tháp Ba-bên, Sô-đôm xuất hiện. Sô-đôm là một
thành phố gian dâm. Trong Anh Ngữ, chúng ta có từ sodomy và sodomites, có nghĩa là những hành động
gian dâm đáng xấu hổ nhất. Dân cư thành Sô-đôm đã vi phạm chính bản chất của
mình và gây nên rối loạn lớn. Vào thời điểm Sáng Thế Ký chương 19, [bởi] đổi Đức
Chúa Trời lấy hình tượng, nhân loại đã sa vào kê gian. Hậu quả là mọi đồi bại bộc
phát.
Đó là bối cảnh
của La-mã chương 1. La-mã chương 1 được viết theo lịch sử sa ngã của loài người:
không chịu nắm lấy Đức Chúa Trời, đã đổi Đức Chúa Trời lấy hình tượng, sa vào
gian dâm, và sinh ra mọi loại gian ác.
Trong quá
trình sa ngã kinh khủng ấy, nhân loại đã đổi
Đức Chúa Trời lấy hình tượng và hoàn toàn từ bỏ Ngài. Do đó, Đức Chúa Trời cũng
từ bỏ loài người. Dường như Đức Chúa Trời phán: “Vì các ngươi từ bỏ Ta, nên Ta
sẽ bỏ mặc các ngươi”. Dòng dõi thọ tạo từ bỏ Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời
cũng từ bỏ dòng dõi thọ tạo.
Tuy nhiên, từ
trong dòng dõi này, Đức Chúa Trời kêu gọi một người cùng với vợ người ấy. Đức
Chúa Trời không có ý định kêu gọi một người thứ ba. Ý định của Ngài là kêu gọi
một con người trọn vẹn, bao hàm một người đàn ông và vợ người ấy. Nếu là một
người nam chưa có gia đình, anh em chưa trọn vẹn. Không có vợ, anh em là một
người chưa trọn vẹn; anh em cần có vợ bổ túc cho mình. Anh em cùng với vợ mình
là một thực thể trọn vẹn. Vì vậy, Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham cùng với vợ
ông như một con người trọn vẹn.
Có lẽ chúng
ta nghĩ chính mình không được tuyệt đối lắm
cho Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, chính Áp-ra-ham là tổ phụ và gương mẫu đức tin của
chúng ta cũng không tuyệt đối. Khi được Đức Chúa Trời kêu gọi lìa khỏi U-rơ, xứ
Canh-đê, không những ông đem theo vợ, mà còn đem theo những người bà con khác nữa.
Đức Chúa Trời
kêu gọi Áp-ra-ham bằng cách hiện ra với ông như là Đức Chúa Trời Vinh Hiển
(Công. 7:2-3). Đức Chúa Trời không kêu gọi ông bằng những lời nói suông: Ngài
kêu gọi ông bằng vinh hiển của Ngài, Áp-ra-ham thấy vinh hiển của Đức Chúa Trời
và được thu hút.
Kinh nghiệm
của chúng ta cũng tương tự như vậy. Theo một ý nghĩa, chúng ta cũng đã thấy
vinh hiển của Đức Chúa Trời. Khi nghe Phúc Âm và được Phúc Âm thẩm thâu, chúng ta thấy
vinh hiển của Đức Chúa Trời. Anh em không thấy vinh hiển của Đức Chúa Trời vào
lúc được cứu sao? Tôi thấy vinh hiển của Đức Chúa Trời khi còn là một thanh
niên đầy tham vọng. Tôi không có ý định tiếp nhận Đức Chúa Trời, nhưng khi Phúc
Âm xuyên thấu vào trong tôi, tôi không thể không nói: “Đức Chúa Trời ơi, con muốn
Ngài”. Tôi không thể phủ nhận
rằng vinh hiển của Đức Chúa Trời đã hiện ra với tôi. Kinh nghiệm ấy không thể định
nghĩa được. Không lời nào của loài người có thể mô tả đầy đủ những gì chúng ta
đã thấy khi Phúc Âm xuyên thấu bản thể mình. Chúng ta chỉ có thể nói Đức Chúa Trời
vinh hiển đã hiện ra với chúng ta, thu hút chúng ta và kêu gọi chúng ta. Giống
như Áp-ra-ham, chúng ta được Đức Chúa Trời Vinh Hiển
kêu gọi.
Áp-ra-ham
cũng giống như chúng ta. Không nên nghĩ mình khác với Áp-ra-ham. Chúng ta không
nên xem Áp-ra-ham quá cao và coi nhẹ chính mình, vì tất cả chúng ta đều ở trên cùng một mức độ. Tất
cả chúng ta đều là Áp-ra-ham. Áp-ra-ham không phi thường. Tôi nghe câu chuyện
Áp-ra-ham khi còn bé, tôi nghĩ ông thật phi thường. Tuy nhiên, những năm sau
đó, khi đọc Lời, tôi nhận biết Áp-ra-ham và tôi không khác nhau lắm, chúng tôi
hầu như giống
nhau. Mặc dầu được Đức Chúa Trời kêu gọi nhưng Áp-ra-ham không dạn dĩ lìa khỏi
xứ thờ hình tượng, bắt buộc Đức Chúa Trời phải dùng cha ông đem ông ra khỏi
U-rơ. Áp-ra-ham là người được
kêu gọi, nhưng cha ông lại khởi xướng việc ra đi. Họ lìa khỏi U-rơ thuộc xứ
Canh-đê và cư ngụ tại Cha-ran. Tuy nhiên, khi Áp-ra-ham vẫn không đủ dạn dĩ để theo Đức Chúa Trời
cách tuyệt đối thì Đức Chúa Trời buộc phải cất cha ông đi. Cha ông qua đời tại
Cha-ran, và Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham lần thứ hai.
Lần thứ nhất
Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham được ghi lại trong Công Vụ 7:2-4; lần thứ hai Đức
Chúa Trời kêu gọi ông được tìm thấy trong Sáng Thế Ký 12:1. Chúng ta nên lưu ý
đến sự khác biệt giữa hai lần kêu gọi. Theo Công Vụ 7:2, Đức Chúa Trời kêu gọi
Áp-ra-ham ra khỏi hai điều là quê hương và bà con. Theo Sáng Thế Ký 12:1, một
điều khác được thêm vào là nhà cha ông. Sự kêu gọi lần đầu đòi hỏi Áp-ra-ham
lìa quê hương và dân tộc ông; sự kêu gọi lần thứ hai yêu cầu ông lìa quê hương,
bà con và nhà
cha mình. Áp-ra-ham và vợ ông phải ra đi một mình. Đức Chúa Trời cất cha của
Áp-ra-ham đi, và Ngài không muốn ông đem theo một người bà con nào cả.
Nếu xem xét
những gì Áp-ra-ham làm, chúng ta sẽ nhận thấy mình không phải là người duy nhất
không tuyệt đối vâng phục sự kêu gọi của Đức Chúa Trời. Tổ phụ Áp-ra-ham của
chúng ta là người đầu tiên đi theo Đức Chúa Trời cách không tuyệt đối. Ông cảm thấy
cô đơn. Ông không muốn ra đi một mình. Do đó, ông đem theo cháu trai là Lót. Điều
này vi phạm sự kêu gọi của Đức Chúa Trời. Mặc dầu Áp-ra-ham đáp lại sự kêu gọi
của Chúa, nhưng sự đáp lại của ông ít nhất là phần nào không vâng phục sự kêu gọi
ấy. Cũng vậy, hầu như tất cả chúng ta đã đáp lại sự kêu gọi của Đức Chúa Trời;
nhưng trong sự đáp lại đó, chúng ta hành động ngược lại với sự kêu gọi của
Ngài. Không ai trong chúng ta đã đáp lại sự kêu gọi của Đức Chúa Trời cách tuyệt
đối. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời thì tuyệt đối. Dầu chúng ta không tuyệt đối,
nhưng Đức Chúa Trời vẫn hoàn thành sự kêu gọi của Ngài.
Áp-ra-ham
yêu thương Lót. Đức Chúa Trời dùng Lót để kỷ luật Áp-ra-ham. Cuối cùng, Lót
phân rẽ Áp-ra-ham, và Áp-ra-ham theo sự kêu gọi của Đức Chúa Trời cách tuyệt đối.
Ông không còn cha hay cháu. Ông còn lại một mình với vợ. Ông đã lìa khỏi quê
hương, bà con và nhà cha mình. Tuy nhiên, Áp-ra-ham phải lìa khỏi một điều nữa
là chính ông. Ông đã giữ lại chính mình.
Chúng ta biết
Áp-ra-ham vẫn bám lấy chính mình bởi phản ứng của ông trước lời đề nghị của
Sa-ra về việc có con với A-ga. Mặc dầu lời đề nghị này được đưa ra với ý định tốt,
nhưng ngược với sự kêu gọi của Đức Chúa Trời. Áp-ra-ham lẽ ra phải biện biệt và
không nên nghe theo vợ. Lời đề nghị của Sa-ra là một thử nghiệm để chứng minh
Áp-ra-ham vẫn ở trong bản ngã cũ kỹ của mình, phần ấy của ông vẫn còn trong
sáng tạo cũ. Tuy nhiên, ý định của Đức Chúa Trời là kêu gọi Áp-ra-ham hoàn toàn
ra khỏi mọi phần của sáng tạo cũ “không những ra khỏi quê hương, bà con và nhà
cha mình, mà còn ra khỏi chính ông. Dường như Đức Chúa Trời phán với Áp-ra-ham
rằng: “Ngươi không nên làm gì cả. Ngươi phải ra khỏi chính mình. Ta sẽ làm mọi
sự cho ngươi. Nhưng Ta không thể làm gì được khi ngươi còn ở trong chính mình”. Tuy nhiên, Áp-ra-ham
đã hành động theo lời Sa-ra đề nghị, và hậu quả là ích-ma-ên. Đó là một lỗi lầm
nghiêm trọng, và người Do-thái vẫn tiếp tục chịu khổ do lỗi lầm này. Tại sao
Áp-ra-ham lại phạm một lỗi lầm như vậy? Vì ông vẫn ở trong chính mình. Ông đã từ
bỏ nhiều điều khác, nhưng ông chưa từ bỏ chính mình.
Áp-ra-ham
lìa khỏi chính mình khi nào? Ông lìa khỏi chính mình khi được 100 tuổi, vào thời
điểm ấy ông kể chính mình như đã chết. Chắc chắn mọi người chết đều ra khỏi
chính mình. Vào tuổi 100, Áp-ra-ham nhìn vào chính mình và nói: “Tôi chấm dứt rồi.
Tôi như người đã chết”. La-mã 4:19 chép: “Người nhìn thấy thân thể mình dường
như đã chết rồi”. Điều này cho thấy cuối cùng, ông đã ra khỏi chính mình. Ông
trở nên một người hoàn toàn được kêu gọi. Không phải anh em đã được kêu gọi
sao? Mặc dầu là một người được kêu gọi, nhưng anh em chưa từ bỏ chính mình.
Như chúng ta
đã thấy, dòng dõi thọ tạo đã sa sút đến mức đổi Đức Chúa Trời lấy hình tượng. Đức
Chúa Trời không thể làm gì với họ. Theo Đức Chúa Trời, dòng dõi thọ tạo dưới
quyền làm đầu của A-đam là vô vọng, Ngài hoàn toàn từ bỏ họ. Tuy nhiên, từ
trong dòng dõi thọ tạo và sa ngã ấy, Đức Chúa Trời đã kêu gọi Áp-ra-ham làm cha
và đầu của dòng dõi mới, là dòng dõi được kêu gọi. Chúng ta thuộc về dòng dõi
nào-dòng
dõi thọ tạo hay dòng dõi được kêu gọi? Chúng ta thuộc về dòng dõi được kêu gọi.
Tuy nhiên, chúng ta giống như tổ phụ Áp-ra-ham của mình. Giống như ông, chúng
ta đáp ứng sự kêu gọi của Chúa từng bước một chứ không tuyệt đối. Tất cả chúng
ta đều đang ở trong tiến trình đáp ứng sự kêu gọi của Đức Chúa Trời. Bất kể anh
em yếu đuối đến đâu, tôi bảo đảm rằng cuối cùng, anh em cũng sẽ được gọi ra.
Tuy nhiên, anh em nên mau chóng đáp ứng sự kêu gọi của mình và từ bỏ mọi sự
không phải là chính Đức Chúa Trời. Anh em chuyển động càng nhanh, càng tốt. Tôi
khích lệ anh em tiến nhanh lên. Hãy ra khỏi mọi sự không phải là Đức Chúa Trời.
II. NGƯỜI TIN
Dòng dõi được
kêu gọi trở nên dòng dõi tin. Áp-ra-ham trước hết là người được kêu gọi, sau đó
là người tin. Ông đã từ bỏ mọi sự và không có cách nào tiến bước ngoại trừ tin
cậy Đức Chúa Trời. Ông tin cậy Đức Chúa Trời vì không biết mình sẽ đi đâu. Đức
Chúa Trời chỉ mới bảo ông lìa khỏi quê hương, bà con và nhà cha ông. Ngài không
bảo Áp-ra-ham đi đâu, bắt buộc ông phải tin cậy Đức Chúa Trời. Áp-ra-ham có thể
nói: “Tôi chỉ tin cậy Đức Chúa Trời. Tôi đi bất cứ nơi nào Ngài dẫn dắt tôi”. Nếu
nghiên cứu lịch sử của Áp-ra-ham, chúng ta sẽ nhận thấy đời sống của ông là một
đời sống tin cậy, một đời sống
đức tin. Đức Chúa Trời không mong Áp-ra-ham làm gì cả. Dường như Đức Chúa Trời
phán với ông: “Áp-ra-ham, ngươi đã được Ta kêu gọi. Đừng làm gì cả. Ta sẽ làm mọi sự cho ngươi. Chỉ
hãy cứ ở với Ta. Khi Ta chuyển động, ngươi chuyển động. Ngươi phải đi bất cứ
nơi nào Ta đi. Đừng làm gì cho chính mình hay bởi chính mình”. Đó là ý nghĩa của
sự tin cậy Đức Chúa Trời.
Nhiều người
đã có ấn tượng sai rằng tin Chúa Jesus
đơn giản là
nói: “Chúa Jesus
ơi, con tin
Ngài. Con nhận Ngài làm Đấng Cứu Rỗi của con”. Điều đó đúng, nhưng ngụ ý của điều
đó thật mênh mông. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải kết liễu chính mình, thừa
nhận mình không là gì cả, không có gì cả và không thể làm gì cả. Mỗi bước đi và
mỗi giây phút, chúng ta phải tin cậy Ngài. Tôi không biết làm mọi điều như thế
nào; tôi chỉ biết cách tin cậy Chúa tôi. Tôi đã được kêu gọi ra khỏi mọi sự
không phải là Đức Chúa Trời, và bây giờ tôi tin vào mọi sự nào là Đức Chúa Trời.
Tôi tin Ngài và tôi tin tất cả những gì Ngài đã hoàn thành cho tôi. Tôi tin những
gì Ngài có thể làm cho tôi và những gì Ngài sẽ làm cho tôi. Tôi đặt lòng tin trọn
vẹn nơi Ngài. Đó là chứng cớ của dòng dõi được kêu gọi và tin cậy. Là con cháu
của Áp-ra-ham, tổ phụ đức tin, chúng ta là những người tin (Ga. 3:7-9).
A. Đức Chứa Trời
Là
Đấng Gọi Những Sự Không Có Như Đã Có
Áp-ra-ham
tin một Đức Chúa Trời như thế nào? Đức Chúa Trời mà chúng ta tin là ai? Đức
Chúa Trời mà Áp-ra-ham tin là Đấng gọi những sự không có như đã có (4:17). Đức
Chúa Trời của Áp-ra-ham gọi những điều không hiện hữu như hiện hữu, nghĩa là
Ngài sáng tạo những điều từ chỗ không có gì cả. Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa.
Áp-ra-ham tin vào một Đức Chúa Trời như vậy và áp dụng Ngài cho tình cảnh của
mình. Theo một ý nghĩa, Áp-ra-ham không thể sinh ra một người thừa kế. Tuy
nhiên, Đức Chúa Trời gọi Y-sác là đã có. Mặc dầu Y-sác chưa hiện hữu, nhưng Đức
Chúa Trời gọi ông ấy như đã hiện hữu. Khi Y-sác chưa hiện hữu và khi Y-sác
không thể hiện hữu, Đức Chúa Trời tuyên bố: “Sẽ có một Y-sác”. Y-sác ra đời: Đức Chúa
Trời gọi một điều gì đó không có như đã có. Chúng ta phải tin chính Đức Chúa Trời
này, vì Ngài là Đấng Tạo Hóa toàn năng, tức Đấng gọi những điều không hiện hữu
như đã hiện
hữu.
B. Đức Chúa Trời
Là
Đấng Ban Sự sống Cho Kẻ Chết
Đức Chúa Trời
mà Áp-ra-ham tin là Đức Chúa Trời ban sự sống
cho kẻ chết (4:17). Điều này có nghĩa là Đức Chứa Trời có thể làm cho kẻ chết sống lại. Áp-ra-ham kinh
nghiệm điều này khi Đức Chúa Trời yêu cầu ông dâng Y-sác. Áp-ra-ham vâng lời.
Khi Áp-ra-ham dâng Y-sác, ông tin rằng Đức Chúa Trời sẽ làm cho Y-sác từ kẻ chết
sống lại (Hê. 11:17-19). Ông tin rằng Đức Chúa Trời sẽ ban sự sống cho con ông, và ông sẽ
được lại con mình trong sự phục sinh.
Chúng ta cần
tin Chúa Jesus giống như vậy. Chúng ta tin
Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, là Đấng gọi những điều không có như đã có. Chúng
ta cũng tin Ngài là Đấng Ban Sự Sống, Đấng có thể làm cho kẻ chết sống lại. Ngài có thể sáng
tạo từ chỗ không có gì, và Ngài có thể ban sự sống cho kẻ chết.
Chúng ta có
thể áp dụng điều này cho nếp sống
Hội Thánh. Có thể anh em cảm thấy tình trạng Hội Thánh địa phương của mình nghèo
nàn. Vâng, tình trạng Hội Thánh anh em rất nghèo nàn, thật ra Hội Thánh ấy
không có gì cả. Anh em phải nói với Chúa rằng: “Chúa ơi, xin Ngài đến gọi những
điều không có như đã có”. Có lẽ anh em di trú đến một địa phương nào đó và thấy
nơi ấy đầy dẫy sự chết. Đó là lý do Đức Chúa Trời sai anh em. Anh em phải tin
Ngài là Đấng ban sự sống cho kẻ chết.
Vào năm
1949, tôi được sai đến Đài Loan. Tôi cho rằng hòn đảo ấy là một vùng lạc hậu.
Tôi đã sống và công tác tại Thượng Hải, thành phố lớn nhất Viễn Đông, là nơi
công việc Chúa đang mạnh mẽ. Một ngàn thánh đồ nhóm họp với nhau. Chúng tôi có
mười bảy nhà nhóm và bốn
ấn phẩm định kỳ. Thình lình tôi bị chuyển khỏi Hoa Lục và được sai đến đảo Đài
Loan nhỏ bé. Khi xem xét tình hình, tôi thất vọng sâu xa. Tôi không thể làm gì
cả, và tôi không muốn làm gì cả. Tôi không cảm thấy hứng thú khi công tác ở một
xứ sở lạc hậu và dân chúng nghèo nàn. Tôi nằm trên giường, nhìn lên trần nhà và
tự nhủ: “Ngươi làm gì
ở đây? Tại
sao ngươi đến đây?” Rồi tôi quay sang hỏi vợ tôi: “Tại sao chúng ta đến đây?
Chúng ta có thể làm gì?” Tôi rất bối rối, và vợ tôi không có lời nào giúp đỡ
tôi. Một ngày nọ, Đức Chúa Trời là Đấng gọi những sự không có như đã có và là Đấng
ban sự sống cho kẻ chết chạm đến lòng tôi, bảo tôi đừng thất vọng. Sau đó, tôi
có gánh nặng cho công tác tại Đài Loan. Chưa đầy 5 năm, chúng tôi gia tăng từ
350 người
đến 20 ngàn người. Trong năm đầu tiên, chúng tôi gia tăng gần như gấp 30 lần.
Nhiều người được cứu trong thời gian ấy bây giờ là đồng công.
Chúng ta phải
tin Đức Chúa Trời là Đấng gọi những sự không có như đã có và là Đấng ban sự sống
cho kẻ chết. Đừng thất
vọng về tình cảnh tại địa phương của anh em. Đừng nói mọi sự thật nghèo nàn và
chết chóc. Một nơi như vậy thích hợp cho anh em và thích hợp cho Đức Chúa Trời.
Nơi ấy nghèo nàn ư? Anh em có một Đức Chúa Trời giàu có là Đấng gọi những
sự không
có như đã có. Nơi ấy chết chóc ư? Anh
em có một Đức Chúa Trời hằng sống là Đấng ban sự sống cho kẻ chết. Hoàn cảnh
của anh em tạo cho Đức Chúa Trời cơ hội bước vào và truyền sự sống cho kẻ chết. Đừng phàn
nàn. Hãy kêu cầu Ngài và tin Ngài. Đừng thất vọng về tình trạng gia đình của
mình. Đừng nói vợ mình tệ quá hay
chồng mình chết chóc quá. Anh em càng nói như vậy, vợ anh em càng tệ. Chị em
càng nói chồng mình chết chóc, anh ấy càng chết chóc hơn. Anh em phải công bố: “Vợ tôi tệ nhưng Đức
Chúa Trời của tôi không tệ. Chồng tôi chết chóc nhưng Đức Chúa Trời của tôi
không chết chóc. Đức Chúa Trời mà tôi tin cậy là Đức Chúa Trời tạo nên mọi sự từ
chỗ không có gì cả và Ngài ban sự sống cho kẻ chết. Đức Chúa Trời của tôi
không ban sự sống
cho người sống-Ngài
ban sự sống
cho kẻ chết. Tình trạng của tôi là cơ hội tuyệt hảo cho Đức Chúa Trời”.
III. ĐỨC TIN CỦA ÔNG ĐƯỢC KỂ LÀ CÔNG CHÍNH
Loại
đức tin này được Đức Chúa Trời kể là công chính (4:3,22). Càng tin cậy Đức Chúa
Trời như vậy, chúng ta càng cảm thầy Đức Chúa Trời hài lòng về mình. Đó là sự
công chính Đức Chúa Trời được
kể cho chúng ta như kết quả của đức tin chúng ta. Như chúng ta đã thấy trong
bài trước, đức tin là chính Đấng Christ
hằng sống.
Khi Đấng Christ vào trong chúng ta như Đấng
tin, Ngài là đức tin của chúng
ta. Khi ấy Đức Chúa Trời kể đức tin của chúng ta là công chính. Do đó, chúng ta có cả đức
tin lẫn sự công chính. Điều này có nghĩa là chúng ta được thêm Đấng Christ. Chúng ta có Ngài là đức
tin và là sự công
chính của mình. Ngài là đức tin bởi đó chúng ta tin Ngài, và Ngài là sự công chính mà
Đức Chúa Trời kể cho chúng ta. Ngài là mọi sự của chúng ta. Càng tin
Ngài, chúng ta càng có thêm Ngài. Càng tin
Ngài, Đức
Chúa Trời càng ban Ngài cho chúng ta. ị
IV.
SỰ CẮT BÌ ĐƯỢC NHẬN
NHƯ DẤU ẤN
Đức tin được
kể cho Áp-ra-ham như sự công chính không tùy thuộc vào hình thức cắt bì bề
ngoài, vì sự cắt bì đến sau. Áp-ra-ham nhận dấu hiệu cắt bì như dấu ấn của sự
công chính bởi đức tin mà ông đã có được khi chưa chịu cắt bì (4:11). cắt bì
như một hình thức bề ngoài là dấu ấn của thực tại bề trong. Nếu không có thực tại,
chúng ta nên quên hình thức bề ngoài đi. Nếu có thực tại, đôi khi chúng ta cần
hình thức bề ngoài làm dấu ấn. Cắt bì là một dấu ấn như vậy đối với Áp-ra- ham.
Hơn nữa, đó là dấu ấn đối với những tín đồ Dân Ngoại, tức người không chịu cắt
bì, mà Áp-ra-ham cũng là tổ phụ của họ.
V.
ĐƯỢC LẬP LÀM TỔ PHỤ CỦA ĐỨC TIN
Vì vậy,
Áp-ra-ham trở
nên tổ phụ của đức tin (La. 4:16; Gal. 3:7- 9,29). Ông là tể phụ của những người
không chịu cắt bì có cùng đức tin (4:1) và tổ phụ của những người chịu cắt bì
bước đi theo dấu chân của cùng một đức tin (4:12). Áp-ra-ham là tổ phụ của hai
nhóm người “tín đồ Do-thái và tín đồ dân Ngoại. Nếu anh em tin Chúa, Áp-ra-ham
là tổ phụ của anh em. Tất cả tín đồ trong Đấng Christ đều
là con cháu của ông.
VI.
LỜI HỨẠ
ĐƯỢC BAN CHO ÔNG VÀ DÒNG DÕI
CỦA ÔNG ĐỂ LÀM NGƯỜI THỪA HƯỞNG THẾ GIỚI
Lời hứa được
ban cho Áp-ra-ham và dòng dõi của ông để họ làm người thừa hưởng thế giới
(4:13). Đây là một vấn đề quan trọng. Áp-ra-ham và dòng dõi ông được thừa hưởng
Đức Chúa Trời, và họ cũng sẽ thừa hưởng thế giới. Hãy để người khác tranh giành
quyền cai trị thế giới. Thế giới
sẽ thuộc về chúng ta. Sau khi chiến tranh chấm dứt, Đức Chúa Trời sẽ phán: “Hãy
để dân Ta sở hữu thế giới này”. Lời hứa này không được ban cho qua công việc của
Kinh Luật, nhưng qua sự công chính của đức tin. Ai sẽ thừa hưởng trái đất? Những
người đã được kêu gọi và tin Chúa Jesus,
những người
đã có Đấng Christ
là đức tin và sự công chính của
mình. Hãy tin chắc rằng thế giới sẽ thuộc về chúng ta. Chúng ta không cần tranh
đấu hay gắng sức. Chúng ta chỉ cần tin vào những hành động quyền năng của Đức
Chúa Trời. Mỗi ngày tôi đọc tin tức quốc tế để thấy những gì Đức Chúa Trời đang
làm, đặc biệt tại Trung Đông. Thật tuyệt vời khi được sống trong thời đại này,
một thời đại
Đức Chúa Trời đang hành động. Đức Chúa Trời không những hành động vì người Do-thái,
mà cũng vì chúng ta nữa. Một ngày kia, thế giới sẽ thuộc về tất cả những người
thừa kế của Áp-ra-ham trong đức tin.
Anh em có
tin điều này không? Tôi hoàn toàn tin rằng một ngày kia chúng ta sẽ thừa hưởng
trái đất. Chúng ta nên mong đợi thừa hưởng thế giới. Kinh Thánh bảo đảm rằng
chúng ta sẽ thừa hưởng thế giới. Chính Đấng Christ nôn
nóng trở lại và phục hồi trái đất. Ngài quan tâm đến trái đất hơn các từng trời
rất nhiều. Chúa sẽ trở lại để chiếm hữu trái đất không những cho chính Ngài, mà
cũng cho chúng ta nữa. Chúng ta là những người thừa kế của lời hứa, và chúng ta
sẽ thừa hưởng thế giới.
VII. BẰNG CHỨNG CHO SỰ XƯNG CÔNG CHÍNH
CỦA
ĐỨC CHÚA
TRỜI
Bằng chứng
cho sự xưng công chính của Đức Chúa Trời là Đấng Christ phục
sinh (4:22-25). Tôi thích bài Thánh Ca được viết như sau:
Đức Chúa Trời
Cha ơi, Ngài đã chấp nhận
Jesus làm Đấng Thay Thế cho
chúng con;
Ngài đã phán
xét Đấng Công Chính thay cho kẻ không công chính,
Có thể nào
Ngài thay đổi thái độ?
Là bằng chứng
cho sự chánh trực hoàn hảo,
Chúa ngồi
bên tay hữu Ngài;
Là sự thỏa
mãn trọn vẹn của Ngài,
Chúa đáp ứng
nhu cầu của Ngài cách công chính.
Do đó, Đấng Christ phục sinh ngồi bên hữu Đức
Chúa Trời là bằng chứng cho thấy chúng ta đã được xưng công chính. Là nền tảng
để Đức Chúa Trời xưng công chính cho chúng ta, sự chết cứu chuộc của Đấng Christ đã được Đức Chúa Trời chấp
nhận hoàn toàn, và Đấng Christ
đã phục sinh
từ kẻ chết là bằng chứng cho điều này. Đó là bằng chứng cho thấy Đức Chúa Trời
xưng công chính cho chúng ta.
Sự chết của
Đấng Christ đã hoàn toàn đáp ứng và
làm thỏa mãn những đòi hỏi công chính của Đức Chúa Trời để chúng ta được Đức
Chúa Trời xưng công chính qua sự chết của Ngài (3:24). Sự phục sinh của Ngài là
bằng chứng cho thấy Đức Chúa Trời thỏa mãn với sự chết của Ngài vì chúng ta, rằng
chúng ta đã được Đức Chúa Trời xưng công chính vì sự chết của Ngài, và rằng
trong Ngài, là Đấng Phục Sinh, chúng ta được chấp nhận trước mặt Đức Chúa Trời.
Không những vậy, là Đấng Phục Sinh, Ngài cũng ở trong chúng ta để sống cho chúng ta một đời sống
được Đức Chúa Trời xưng công chính và luôn luôn được chấp nhận trước mặt Đức
Chúa Trời. Vì vậy, La-mã 4:25 nói rằng Ngài được làm cho sống lại để chúng ta
được xưng công chính.