SỰ BIẾN ĐỔI TRONG VIỆC
THỰC HÀNH
NẾP SỐNG THÂN THỂ
(1)
Trong bài này, chúng ta đến phần thực tế hơn hết trong Sách La-mã, phần
nói về sự biến đổi (12:1-15:13). Biến đổi là để thực hành sự sống. Như chúng ta đã thấy, thánh hóa
là vì tiến trình của sự sống. Kể từ ngày được xưng công chính, chúng ta tham dự vào tiến trinh sự sống này. Tiến trình sự sống này sẽ thánh hóa chúng ta và cuối cùng sẽ vinh hóa chúng ta. Việc thực
hành sự sống hơi khác với tiến trình sự sống. Để thực hành sự sống chúng ta cần
được biến đổi vì không bao giờ chúng ta có được thực hành sự sống đúng đắn
trong sự sống thiên nhiên của mình. Không một diều gì thiên nhiên là hữu dụng
cho việc thực hành sự sống. Yếu tố thiên nhiên phải được biến đổi thành yếu tố thuộc linh và
thánh khiết. Do đó, vì thực hành sự sống, chúng ta cần được biến đổi triệt để.
Hơn nữa, Lời Thánh bày tỏ rằng việc thực hành sự sống chủ yếu là
với Hội Thánh, với nếp sống Thân Thể. Nếp sống Hội Thánh địa phương là Vương Quốc thực tế của Đức Chúa
Trời trên đất ngày nay.
Nhiều người được gọi là Cơ-đốc nhân thuộc linh đã thật sự yêu Chúa và
theo đuổi sự lớn lên của sự sống theo La-mã chương 6 và 8. Tuy nhiên, sau La-mã chương 8 và thậm chí sau La-mã
chương 11, có một phần khác cho thấy đầu đã đạt đến tiêu chuẩn được bày tỏ
trong La-mã chương 8 nhưng chúng ta vẫn thiếu hụt vì không có nếp sống Hội Thánh.
Những kinh nghiệm thuộc linh về sự thánh hóa, vinh hóa và đồng hóa không tồn tại
vì
chính những điều ấy. Thánh hóa
không vì sự thánh hóa, đồng hóa không vì sự đồng hóa. Cả hai kinh nghiệm này đều
vì nếp sống Hội Thánh. Như chúng ta sẽ thấy, sau các chương 8 và 11, Phao-lô nài
xin chúng ta hãy dâng thân thể mình làm sinh tế sống. Mục đích của
sự dâng mình này không phải để thuộc linh hơn, nhưng để thực hành nếp sống Thân
Thể.
Nhiều Cơ-đốc nhân tìm kiếm Chúa không thích nói về nếp sống Hội Thánh. Dường
như họ nói: “Hễ chúng tôi thuộc linh, được thánh hóa và đang lớn lên trong sự
sống thì mọi sự tốt đẹp rồi. Tự nhiên Chúa sẽ xây dựng chúng tôi lại với nhau
vào một ngày nào đó”. Tôi muốn mạnh mẽ nói rằng Sách La-mã của họ chỉ có 8
chương, tức chỉ mới nửa quyển; Dường như họ không nhận thấy Sách La-mã có 16
chương. Nhưng trong Sách La-mã, chúng ta có trọn 5 chương chú trọng vào vấn đề
Hội Thánh. Sự sống không vì sự sống-sự sống là vì Thân Thể. Sự sống là vì Hội
Thánh. Chúng ta phải cảnh giác vì thậm chí chúng ta có thể bị những điều tốt nhất
che mờ. Ngợi khen Chúa vì trong Sách La-mã chúng ta có 5 chương nói về nếp sống
Hội Thánh. Tài liệu về sự công chính, thánh hóa và vinh hóa cộng lại bằng năm
chương rưỡi, nhưng nếp sống Hội Thánh chiếm năm chương.
Tôi muốn chỉ ra rằng Hội Thánh là lời kết của Phao-lô trong Sách La-mã. Khi lắng nghe một
người nói chuyện, chúng ta luôn luôn chờ lời kết luận, và lời kết luận trong
Sách La-mã nói về Hội Thánh. Vì vậy, nếu dừng lại ở chương 8, anh em sẽ bị mất
rất nhiều, tự tách mình khỏi lời kết trong bài giảng của Phao-lô. Chúng ta phải
đi hết Sách cho đến lời kết luận của Phao-lô.
Tại sao Phao-lô viết Sách La-mã? ông không chỉ viết về sự xưng công chính, thánh hóa,
hay thậm chí về vinh hóa. Rốt lại, Sách La- mã được viết là vì nếp sống Hội
Thánh. Sự tổng kết của Sách La-mã là Hội Thánh. Ngợi khen Chúa vì Phao-lô rất mạnh
mẽ và phong phú trong vấn đề Hội Thánh đến nỗi ông dùng 5 chương để nhấn mạnh vấn dề này. Ông dành
năm chương dể đề cập đến nếp sống Hội Thánh một cách kỳ diệu. Trong Sách La-mã,
Phao-lô không trình bày nếp sống Hội Thánh theo giáo lý, nhưng theo kinh nghiệm và
thực tế. Khi đến La-mã chương 15 và 16, chúng ta sẽ thấy Phao-lô mô tả và
trình bày các Hội Thánh theo kinh nghiệm và thực tế, không theo giáo lý.
Nếu không dò sâu vào các chương từ 12 đến 16 của Sách La-mã, anh em sẽ
cho rằng năm chương này chỉ là những chương đầy những lời khuyên và dạy dỗ liên
quan đến hành vi của Cơ-đốc nhân. Nếu suy nghĩ như vậy, chứng tỏ anh em vẫn giữ
một quan niệm thiên nhiên về việc hiểu biết phần Kinh Thánh này. Chúng ta không
nên hiểu Lời Thánh theo quan niệm thiên nhiên. Hầu hết các giáo sư Cơ-đốc nói rằng
La-mã từ chương 12 đến 16 mô tả cách cư xử của tín đồ. Họ nói sau khi được cứu,
chúng ta cần bày tỏ cách cư xử tốt đẹp của Cơ-đốc nhân. Tôi phải thừa nhận rằng cách đây
hơn hai mươi năm, khi hướng dẫn một kỳ nghiên cứu kỹ lưỡng Sách La-mã với gần một
ngàn người, tôi vẫn còn bám lấy quan niệm thiên nhiên này. Trong kỳ nghiên cứu ấy,
tôi cũng nói La-mã từ chương 12 đến chương 16 mô tả cách cư xử của tín đồ. Mãi
cho đến những năm gần đây, sau khi nghiên cứu Sách La-mã nhiều lần, tôi tự nhủ:
“Ngươi đã hiểu khải thị thánh và thần thượng này cách thiên nhiên biết bao”.
Bề ngoài dường như 5 chương cuối của Sách La-mã mô tả cách cư xử của Cơ-đốc
nhân. Tuy nhiên, điều chính yếu, phương diện chính yếu trong cách cư xử của tín
đồ là gì? Đó là nếp sống Hội Thánh. Nếp sống Hội Thánh, nếp sống Thân Thể là cấu trúc chính
trong cách cư xử của
Cơ-đốc nhân. Sau khi được cứu, cách cư xử của tín đồ chủ yếu liên quan đến nếp sống Hội
Thánh. Anh em có biết rằng nếp sống Hội Thánh chiếm 09% cuộc sống của chúng
ta không? Chứng ta thậm chí đã đặt ra một từ mới-động từ “sống Hội Thánh”. Hằng ngày chúng ta đang “sống Hội Thánh”. Chúng ta là những người sống Hội Thánh. Tôi
có thể làm chứng với anh em rằng tôi đang “sống Hội Thánh” ngày và đêm. Chúng ta dành nhiều thời
gian, tiền bạc và năng lực để có thể tiếp tục “sống Hội Thánh”.
Chúng ta không quan tâm đến thì giờ, phí tổn hay năng lực-chúng ta chì quan tâm đến Hội
Thánh. Chúng ta đang liên tục,“sống Hội Thánh”. Sứ đồ Phao-lô đã có quan niệm về sống
Hội Thánh như vậy khi ông viết Sách La-mã. Ông không chỉ quan tâm đến cái gọi là cách cư xử; mối quan tâm
chính yếu của ông là nếp sống Hội Thánh. Chúng ta cần thực hành sự sống đã-trải-qua-một-tiến-trình,
là điều được bày tỏ trong phần nói về sự thánh hóa từ chương 5 đến 8, trong nếp sống
Hội Thánh, và chúng ta cần được biến đổi cho điều này. Vì vậy, biến đổi trong sự sống là để thực
hành sự sống, và việc thực hành sự sống được tiến hành chủ yếu trong nếp sống Hội Thánh.
Hãy suy xét nội dung của La-mã chương 12 đến 16. Rõ ràng trọng tâm của
La-mã chương 12 là nếp sống Thân Thể. Từ đầu chương 14 đến phần đầu chương 15,
chúng ta có một phần dài nói về việc tiếp nhận thánh đồ. Việc tiếp nhận thánh đồ
cũng là vì nếp sống Hội Thánh. Hơn nữa, các chương 15 và 16 là phần ghi lại mặt
thực tiễn của nếp sống Hội Thánh, không phải về Hội Thánh trên các từng trời, nhưng về các Hội Thánh
tại các địa phương trên đất. Giữa hai phần này chúng ta có chương
13. Tôi đã bối rối về chương 13, thấy khó có thể khẳng định chương này thuộc về
việc thực hành nếp sống Thân Thể được trình bày trong chương 12 hay đứng một
mình với ba điều, vâng phục, yêu thương và chiến trận thuộc linh. Thậm chí trong bài viết này,
tôi không chắc lắn về vị trí của La-mã chương 13. Có thể
chương này như một phần phụ về nếp sống của một đời sống binh thường. Nếu vậy thì La-mã chương 12 đến chương 16 sẽ có ba điều liên
quan đến sự biến đổi
và tất cả những điều này đều thuộc về nếp sống Hội Thánh: trước hết, thực hành
nếp sống Thân Thể; thứ hai, tiếp nhận thánh đồ; và thứ ba, tổng kết chung cuộc của Phúc Âm, tức là các Hội Thánh địa
phương. Vì vậy, mỗi phương diện của phần nói về sự biến đổi đều liên quan đến nếp
sống Thân Thể. Đời sống hằng ngày của anh em là gì? Nói cách đúng đắn, đời sống hằng
ngày của anh em là một phần trong nếp sống Hội Thánh của anh em. Nếu không có đời
sống hằng ngày, anh em không thể có nếp sống Hội Thánh chân thật. Đời sống hằng ngày của anh em là vì nếp sống Hội Thánh. Vì vậy, dựa trên hiểu
biết này, tôi muốn nói rằng chương 13 là phần nối tiếp của chương 12 và là một
phần của phần phụ nói về đời sống bình thường của Cơ-đốc nhân vì nếp sống Hội
Thánh.
I. BIẾN ĐỔI VÌ NẾP SỐNG THÂN THỂ
A. Biến Đổi
Trước khi xem xét La-mã 12:1-2, tôi muốn cho một định nghĩa về biến đổi.
Biến đổi là một từ liệu tốt. Trong tiếng Hi-lạp, từ này bao hàm ý nghĩa thay đổi, có một sự
thay đổi. Do đó, Bản King James dịch từ
này trong 2Cô-rin-tô 3:18 là “được thay đổi” thay vì “được biến đổi”. Tuy
nhiên, Bản King James lại dịch
chính từ này là “được biến đổi” trong La-mã 12:2. Dịch từ Hi-lạp này là “được
thay đổi” là rất thiếu sốt. Biến đổi không chỉ ngụ ý đến một thay đổi; nó có
nghĩa là một chất được thay đổi cả về bản chất lẫn hình thức. Trong tiếng Anh,
những từ được biến đổi hay sự biến đổi cũng có nghĩa là thay đổi trong bản chất và hình
dạng. Loại thay đổi này là một thay đổi mang tính trao đổi chất. Đó không chỉ là thay đổi bề
ngoài mà là thay đổi ở cấu tạo
bề trong cũng như hình dạng bề ngoài. Sự thay đổi này xảy ra do tiến trình trao
đổi chất. Trong tiến trình
trao đổi chất, một yếu tố hữu cơ đầy vitamin vào trong bản
thể chúng ta và tạo ra một sự thay đổi hóa học trong sự sống hữu cơ của chúng ta. Phản ứng
hóa học này làm thay đổi cấu tạo của bản thể chúng ta từ một hình thức này
sang một hình thức khác. Đó là biến đổi.
Giả sử một người có nước da rất xanh xao và một người khác muốn thay đổi nước da nhợt
nhạt ấy bằng cách đánh phấn. Chắc chắn làm như vậy sẽ tạo rạ thay đổi bề ngoài,
nhưng đó không phải thay đổi hữu cơ, tức là thay đổi trong sự sống. Vậy thì làm
thế nào một người như vậy thật sự có gương mặt hồng hào? Bằng cách hằng ngày hấp
thụ vào cơ thể thức ăn lành mạnh với những yếu tố hữu cơ cần thiết. Vì thân thể
anh em là một cơ cấu hữu cơ sống nên khi một chất hữu cơ vào bên trong thì một hợp
chất hóa học được hình thành cách hữu cơ bởi tiến trình trao đổi chất. Dần dần
tiến trình bên trong này sẽ thay đổi màu da trên mặt anh em. Sự thay đổi này
không có tính cách bề ngoài mà là thay đổi từ bên trong, một sự thay đổi do kết
quả của tiến trình trao đổi chất.
Theo Kinh Thánh, thay đổi mang tính trao đổi chất này được gọi là biến đổi. Trong tiến
trình biến đổi, sự sống của Đấng Christ được thêm vào bản thể chúng ta. Khi sự sống của
Ngài, là sự sống hữu cơ đầy dẫy vitamin, lan tỏa bản thể chúng ta, thì một hợp chất hóa học
thuộc linh được hình thành. Hợp chất này thay đổi cấu tạo của chúng ta về bản
chất và hình thức. Đó là biến đổi. Đó không phải sửa đổi hay điều chỉnh bề
ngoài. Đó hoàn toàn là sự thay đổi mang tính trao đổi chất ở bề trong, trong yếu tố hữu cơ của
chúng ta, là một thay đổi trong sự sống và với sự sống bởi Chúa Linh (2Cô.
3:18). Trong tiến trình biến đổi, yếu tố thần thượng được đem vào trong chúng ta. Nếu ghi nhớ hiểu biết
đúng đắn này về sự biến đổi thì khi tiếp cận Sách La-mã từ chương 12 đến 16,
chúng ta sẽ nhận thấy phần Lời này hoàn toàn khác với những gì quan niệm thiên
nhiên đã làm chứng ta tin.
Vào cuối La-mã chương 8, tiến trình sự sống đạt đến mức
trọn vẹn. Trong chương 1, chúng ta là những tội nhân đồi bại, xấu xa và đầy dẫy
điều ác. Tuy nhiên, sau khi trải qua vài chương và đến cuối La-mã chương 8,
chúng ta được thánh hóa và đồng hóa thành các con trai của Đức Chúa Trời. Thật
là một khác biệt! Vào cuối La-mã chương 8, chúng ta trở thành những con trai được-đồng-hóa của
Đức Chúa Trời, những con trai yêu dấu đời đời của Ngài. Do đó, 6 chương đầu của
Sách La-mã bày tỏ tiến trình sự sống đem chúng ta từ tội nhân đến con trai của Đức Chúa Trời.
Sau đó, trong La-mã từ chương 9 đến 11, Phao-lô cho chúng ta một khải thị về sự tuyển
chọn của Đức Chúa Trời, gia tể của Đức Chúa Trời, và phần định của chúng ta.
Trong phần ấy, Phao-lô giúp chúng ta nhận biết thế nào Đức Chúa Trời đã chọn chúng
ta, làm chúng ta nên những chiếc bình để chứa đựng Ngài, có ý định đổ đầy chúng
ta tất cả những sự phong phú của Đấng Christ và đã lập một gia tể về trình tự con người sẽ được cứu.
Sau khi nói về những điều này, Phao-lô sẵn sàng nói về thực hành sự sống. Vào đầu
La-mã chương 12, Phao-lô được chuẩn bị để cho biết làm thế nào thực hành chính
sự sống mà chúng ta đã và đang ở trong đó, và sự sống ấy đang được trải qua tiến
trình. Việc thực hành sự sống đã-trải-qua-một-tiến-trình này là nếp sống Hội
Thánh.
B. Nếp Sống
Thân Thể
1. Thực
Tiễn Của Nếp sống Hội Thánh
Chúng tôi đã nêu lên rằng trọng tâm của La-mã chương 12 là về nếp sống Thân Thể. Nếp
sống Thân Thể là thực tiễn của nếp sống Hội Thánh. Không có nếp sống Thân Thể, nếp
sống Hội Thánh chỉ là từ ngữ. Nếp sống Hội Thánh trở thành hiện thực, trở nên
thật, trong việc thực hành nếp sống Thân Thể. Ngày nay Cơ-đốc nhân có từ “Hội Thánh”,
nhưng thiếu nếp sống Thân Thể. Nhiều Cơ-đốc nhân thiếu kinh nghiệm về nếp sống Thân Thể.
Do đó, ngày nay cần khôi phục
thật sự nếp sống Thân Thể để Hội Thánh Chúa được xây dựng trên đất một cách thiết thực.
Đó là lý do chúng ta có gánh nặng về nếp sống Thân Thể.
2. Một Nếp Sống
Tập Thể
Nếp sống Thân Thể là nếp sống tập thể. Chúng ta có thể nhận biết điều này
bằng cách nhìn vào thân thể vật lý của mình. Thân thể vật lý của chúng ta là một
thực thể tập thể bao gồm nhiều chi thể. Tất cả các chi thể đều có sự sống và chức năng trong thân. Nếu chỉ thể hào tách rời hoặc biệt lập đi thân,
nó mất sự sống và chức năng. Không một chi thể nào của thân có thể độc lập với thân
hay trở hên cá thể. Chúng ta cần phải nhận biết rằng là những Chi Thể trong
Thân, không ai trong chúng ta là một thực thể trọn vẹn. Mỗi người trong chúng
ta chỉ là một Chi Thể của Thân. Chúng ta cần ở lại trong Thân Thể để có sự sống và thi hành
chức năng. Rất nhiều Cơ-đốc nhân không có sự phong phú của sự sống và không thể
thi hành chức năng gì cả đơn giản vì họ tách rời khỏi Thân Thể. La-mã chương 12
bày tỏ tầm quan trọng của việc thực hành nếp sống Thân Thể. Chương này cho thấy
chúng ta là những Chi Thể của nhau trong một Thân. Dầu nhiều, chúng ta cũng chỉ
là một Thân Thể, một thực thể. Trong Thân Thể, chúng ta có thể thi hành chức
năng và bày tỏ Đấng Christ cách tập thể.
Điều đáng buồn là ngày nay rất ít Cơ-đốc nhân thấy được nếp sống tập thể hay
sẵn lòng chú ý đến nếp sống này. Hầu hết những Cơ-đốc nhân tìm kiếm Chúa đều hết
sức chú ý đến La-mã chương 8, theo đuổi những kinh nghiệm về Linh Sự Sống. Nhưng họ
không nhận thức rằng những kinh nghiệm của La-mã chương 8 là vì nếp sống tập thể
trong La-mã chương 12. Mục tiêu của Đức Chúa Trời là để chúng ta sống nếp sống
Thân Thể, tức nếp sống tập thể. Cứu chuộc, xưng công chính và thánh hóa là vì mục
tiêu này. Nếu không chú ý đến nếp sống Thân Thể, chắc chắn chúng ta sẽ hụt mất mục tiêu
của Đức Chúa Trời. Được cứu chuộc, xưng công chính, thánh hóa và đồng hóa với Đấng Christ-tất cả là để có nếp sống tập thể đúng đắn. Chúng ta không nên dừng lại với những
kinh nghiệm về thánh hóa và đồng hóa trong La-mã chương 8. Chúng ta cần thấy rằng
những kinh nghiệm về thánh hóa và đồng hóa trong Linh được dự định để đem chúng
ta tiến đến La-mã chương 12 hầu thực hành nếp sống tập thể. Chỉ được thánh hóa cách cá
nhân hay trở nên thuộc linh cách cá nhân không phải là đường lối thánh hóa và
thuộc linh của Đức Chúa Trời. Sự thánh hóa và thuộc linh thật đều dành cho nếp
sống Thân Thể. Chúng ta thật sự tin rằng trong những ngày sau cùng này, trong sự
khôi phục của Ngài, Chúa đã chuyển dộng từ La-mã chương 8 đến La-mã chương 12.
Ngày nay trọng tâm sự khôi phục của Chúa không phải là thánh hóa hay thuộc linh theo cách
cá nhân, mà là nếp sống Thân Thể, nếp sống Hội Thánh cách tập thể. Nguyện Chúa thương xót để
chúng ta thấy và thực hành điều này bởi những kinh nghiệm về sự thánh hóa trong
Linh Sự Sống.
II.
BẰNG CÁCH DÂNG
THÂN THỂ CỦA CHÚNG TA
A. Lời Nài Xin Của Vị Sứ Đồ
La-mã 12:1 chép: “Vậy, anh em ơi, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời
mà nài khuyên anh em hãy dâng thân thể của anh em làm sinh tế sống và thánh, đẹp
lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự phụng sự thuộc linh của anh em (RcV: sự phục vụ hợp
lý)”. Trong 12:1, Phao-lô nói theo cách van nài, bày tỏ tầm quan trọng của vẫn
đề ông sắp truyền bảo chúng ta. Điều này bày tỏ lòng mong muốn và mục đích
của Đức Chúa Trời. Trải qua các thế kỷ và thời đại, Đức Chúa Trời có một mong
muốn đặc biệt-có một Thân Thể cho Đấng Christ. Vì vậy, vị sứ đồ nói: “Vậy, anh em ơi, tôi lấy sự thương xót (RcV:
lòng trắc ẩn) của Đức Chúa Trời mà nài xin anh em”. Xin lưu ý “lòng trắc ẩn” ở
dây không phải là số ít, mà là số nhiều. Trong 9:15, chúng ta đã thấy lòng trắc
ẩn phong phú hơn và sâu xa hơn lòng thương xót. Đức Chúa Trời không những có một loại
trắc ẩn mà Ngài còn có nhiều loại trắc ẩn dành cho chúng ta. Ngài có lòng trắc ẩn dành cho
chúng ta trong sự tuyển chọn chúng ta. Ngài có lòng trắc ẩn cho chúng ta trong
sự kêu gọi, trong sự cứu rỗi, và trong việc đem chúng ta vào trong sự sống của
Ngài. Như những chương trước đã bày tỏ, Ngài có nhiều trắc ẩn dành cho chúng ta
trong quá khứ. Qua những trắc ẩn này của Bức Chúa Trời, sứ đồ Phao-lô nài
xin chúng ta dâng thân thể cho Đức Chúa Trời. Nếu nhận biết những trắc ẩn của Đức Chứa
Trời và bởi đó được cảm động, chúng ta sẽ làm điều mà vị sứ đồ nài khuyên.
B. Dâng Thân Thể Của Chúng Ta Làm Sinh Tế
Sống
1. Nhiều Thân Thể, Một Sinh Tế
Trong câu 1, Phao-lô cũng nài xin chúng ta dâng thân thể mình làm “[một]
sinh tế sống”. Trong 6:13,19 ông khích lệ chúng ta dâng các chi thể của thân thể
mình làm vũ khí chiến dấu và như những tôi tớ phục vụ vì La-mã chương 6 là vấn
đề chiến trận và phục vụ. Tuy nhiên, trong nếp sống Hội Thánh, vấn đề là sinh tế,
là dâng chính mình cho Đức Chúa Tròi để Ngài thỏa lòng. Toàn bộ nếp sống Hội Thánh
là một của lễ để làm thỏa lòng Đức Chúa Trời. Mặc dầu nhiều thân thể được dâng
lên nhưng chỉ có một sinh tế. Tại sao có nhiều thân thể mà chỉ có một sinh tế?
Vì nhiều chi thể là một Thân Thể, và nhiều tín đồ là một Hội Thánh.
Tại sao Phao-lô dùng từ “sống”? Vì ông so sánh sinh tế này với những sinh tế
trong Cựu Ước. Các sinh tế dâng lên trong thời Cựu Ước đều bị giết chết, nhưng
Hội Thánh không phải một của lễ bị giết chết, mà là của lễ sống, đầy dẫy Đấng
Christ là sự sống. Trong
chương 8, chúng ta thấy tín đồ được đầy dẫy Đấng Christ
là Linh Ban Sự Sống. Khi họ đến chương 12 để dâng chính mình như sinh
tế cho Đức Chúa Trời, họ là một của lễ sống đầy dẫy Linh Sự Sống.
Hơn nữa, sinh tế này là thánh, nghĩa là sinh tế này
được phân rẽ khỏi những điều tầm thường và có bản chất của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời
của chúng ta là thánh. Ngài tuyệt đối khác biệt và phân rẽ khỏi mọi điều khác. Bản chất thánh này của Ngài đã được đem vào trong
các Chi Thể của Thân. Cho nên, Thân Thể là thánh và duy nhất. Điều này khác với
một câu lạc bộ, Hội Thanh Niên Cơ-đốc Xã Hội và mọi loại tổ chức xã hội. Thân Thể
là thánh; không một điều
gì tầm thường được đem vào đó. Do đó, sinh tế này là điều duy nhất làm hài lòng Đức Chúa Trời
và vì Thân Thể của Đấng Christ. Để thực hành nếp sống Thân Thể, cần có sự dâng hiến
này. Chúng ta cầii dâng chính thân thể mình cho Thân Thể của Đấng Christ.
2. Sự Phục Vụ Phải
Lẽ Nhất Của Chức Tế Lễ
Dâng chính mình cho Đức Chúa Trời như một sinh tế sống là phục vụ phải lẽ
nhất của chúng ta. Những từ “dâng” và “sinh tế” được đề cập trên đây cho thấy
“sự phục vụ phải lẽ nhất” là phục vụ của chức tế lễ. Nếu có một tâm trí tỉnh
táo và nếu muốn phải lẽ, công bình, hợp lý thì chắc chắn chúng ta phải có nếp sống Hội Thánh.
Những người không thích có nếp sống Hội Thánh là những người khờ dại nhất. Thực hành bất
cứ diều gì khác hơn nếp sống Hội Thánh cũng là khờ dại, nhưng từ bỏ mọi sự cho
nếp sống Hội Thánh là hợp lý và phải lẽ. Không có gì hợp lý hơn là sống Hội
Thánh. Tiêu hai Mỹ kim cho một món đồ thế gian hay để giải trí là khờ dại,
nhưng tiêu hai tỉ Mỹ kim cho nếp sống Hội Thánh là phải lẽ. Nếu tôi có một trăm cuộc đời,
tôi sẽ dâng tất cả cho nếp sống Hội
Thánh. Tuy nhiên, tôi sẽ không dâng phần nhỏ nhất của cuộc đời tôi cho những điều
thuộc thế gian vì làm như vậy là ngu dại. Thật là một sự phục vụ phải lẽ khi
dâng chính mình cho nếp sống Hội Thánh! Tôi có thể làm chứng là tôi đã ở trong công tác của Chúa
hơn 40 năm và tôi không hối tiếc chút nào về điều này. Bất cứ
khi nào suy nghĩ đến Hội Thánh, lòng tôi cũng phấn khởi. Mỗi khi suy nghĩ đến
nếp sống Hội Thánh và về chức vụ của mình dành cho nếp sống Hội Thánh, tôi ở trên các từng trời. Thật là một phục
vụ phải lẽ biết bao!
Khi Phao-lô bắt đầu nói về nếp sống Hội Thánh, ông van nài tín đồ dâng thân thể họ hởi
vì là người, không có gì thật hơn và thực tế hơn thân thể của chúng ta. Nếu
thân thể của anh em không ở
trong nếp sống Hội Thánh, xin đừng nói là chính anh em đang vì nếp sống Hội Thánh rất
nhiều. Trong những năm qua, nhiều người đã nói với tôi: “Anh ơi, tôi đứng với
anh. Vì gánh nặng của tội cho công việc làm ăn quá lớn, nên tôi không thể ở trong nếp sống Hội Thánh, nhưng tôi
hiệp một với những gì anh đang làm”. Người khác nói: “Tôi quá mệt
mỏi không nhóm họp được. Anh đi nhóm , còn tôi ở nhà cầu nguyện cho anh, về thuộc
thể tôi không thể đến nhóm vì rất mệt mỏi, nhưng lòng và linh tôi sẽ ở đó với anh”. Những lời này có vẻ dễ
nghe, nhưng đó là lừa dối. Phải nhận thức rằng chúng ta đang ở trong thân thể.
Thân thể anh em ở đâu
thì anh em ở đó. Giả sử tất cả thánh đồ đều nói mình mệt mỏi không đến nhóm được thì
điều gì sẽ xảy ra cho các buổi nhóm? Do đó, Phao-lô nài xin các anh em hãy dâng
thân thể của họ. Nếu thật sự quan tâm đến mục đích của Chúa, anh em cần dâng
thân thể mình.
Anh em đến nhóm vẫn tốt cho dầu hầu hết các buổi nhóm anh em đều ngủ gục. Đến buổi nhóm
ngủ còn hơn là không đến. Có thể anh em tham dự một buổi nhóm và ngủ suốt buổi
ngoại trừ vài phút cuối cùng. Có lẽ trong năm phút cuối cùng ấy, anh em được cảm
động và nhận được một sự giúp đỡ lớn. Tôi biết điều này đã xảy ra trong nhiều
trường hợp.
Tôi xin thuật cho anh em một trường hợp đã xảy ra tại quê tôi ở Shantung. Tôi đến thâm một Hội Thánh nọ với một người mới
tập sự, là một anh em học tập hầu việc Chúa dưới sự hướng dẫn của tôi. Anh ấy
tên Chao. Vợ của anh em dẫn dắt tại Hội Thánh nhỏ bé ấy rất yêu mến Chúa và chị
dọn cho chúng tôi ăn một ngày ba bữa. Công việc tiếp đãi chúng tôi làm cho chị hết sức mệt
mỏi. Nhưng chị không thể không đến nhóm. Một ngày kia, chị đến và ngồi hàng
trên cùng. Đêm ấy, anh Chao được mời chia sẻ trong buổi nhóm. Khi anh đang nói,
chị ngủ gục. Trong khi chia sẻ, anh em trẻ tuổi này rất kiên nhẫn. Tuy nhiên, gần
cuối bài chia sẻ, anh không thể chịu nổi nữa, anh quay qua chị và nói: “Nếu chị
tiếp tục ngủ, tôi sẽ mời chị ra ngoài!” Khi anh nói như vậy, tôi rất lo ngại.
Sau buổi nhóm, tôi dặn anh đừng bao giờ làm như vậy nữa. Tôi cảm thấy xấu hổ khi chúng tôi
lại trở về nhà chị ấy để được tiếp đãi. Tuy nhiên, chị vẫn đón tiếp chúng tôi cách vui vẻ. Chị
đến nhóm và ngủ gần hết buổi, nhưng trong vài phút sau cùng chị đã được giúp đỡ.
Chúng ta cần đem thân thể mình đến buổi nhóm. Đừng nói rằng anh em sẽ ở trong buổi nhóm về mặt
thuộc linh chứ không ở trong thân thể. Anh em cần dâng thân thể mình.
III. BỞI ĐỔI MỚI TÂM TRÍ
A. Đừng Khuôn Rập Theo Đời Này
La-mã 12:2 chép: “Đừng khuôn rập theo đời này, nhưng hãy biến đổi bởi sự
đổi mới tâm trí của anh em, để thử nghiệm ý chỉ tốt lành, đẹp lòng và trọn
vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào”. Phao-lô bảo đừng “khuôn rập theo đời này”.
Chúng ta không nên bị thời đại này đúc khuôn. Thời đại này là gì? Thời đại là nếp
sống hiện tại, thực tế của thế gian, chống nghịch và thay thế nếp sống Hội
Thánh. Cả thế gian là một hệ thống của Sa-tan, một hệ thống do Sa-tan cấu
tạo. Trong tiếng Hi-lạp, từ được dịch là thế gian là cosmos, chỉ về một tổ
chức, một hệ thống. Sa-tan đã hệ thống hóa mỗi một người và mỗi một điều của cuộc sống
con người. Hệ thống thế gian có nhiều thời đại. Cũng như Hội Thánh hoàn vũ bao
gồm nhiều Hội Thánh địa phương tin thế gian cũng gồm nhiều thời đại. Mỗi Hội Thánh địa phương là một phần của
Hội Thánh hoàn vũ, và mỗi thời đại là một phần của thế gian. Mỗi thời đại có thời
trang hiện đại của nó. Từ
“hiện đại” trong tiếng Anh là từ tương đương với từ “thời đại” trong tiếng Hi-lạp. Các từ
Hi-lạp được dịch là “Đừng khuôn rập theo đời này” có thể dịch là “Đừng bị hiện
đại hóa”. Do đó, hiện đại hóa có nghĩa là theo thời trang, bị đồng hóa theo thời đại hiện tại.
Vì một thời đại, tức là nếp sống hiện tại và thực tiễn của thế gian, chính là một
phần của hệ thống thế gian, nên anh em không thể ở trong thế gian mà không ở trong một thời đại. Anh em không thể
đụng chạm thế gian trừ khi anh em đụng chạm một trong các thời đại. Vì vậy, để từ bỏ thế gian, anh em phải từ bỏ thời đại.
Những thay đổi trong thời đại của hệ thống thế gian có thể được minh họa bằng những
thay đổi về kiểu tóc của phụ nữ. Sáu mươi năm về trước, đặc biệt tại thế giới tây phương, phụ nữ thường
chải tóc cao như tháp, càng cao càng tốt. Tôi quen thuộc với điều này vì phụ nữ
tây phương mua lưới bọc tóc nhập khẩu từ miền Bắc Trung Quốc, là nơi tôi sống
khi còn bé. Thình lình các đơn đặt hàng bắt đầu đặt những lưới bọc tóc nhỏ. Tôi
thắc mắc về lý do thay đổi này. Cuối cùng tôi biết thời đại đã thay đổi và kiểu
tóc hiện đại đã thay đổi. Mỗi thời đại có thời trang và kiểu cách của nó. Cách
đây sáu mươi năm, phụ nữ Tây phương chải tóc cao như tháp, về sau, tóc ngắn trở
nên phổ biến, và cái gọi là “tóc bốp” được ưa chuộng. Trong những năm gần đây,
thanh niên theo cái gọi là “kiểu tóc híp- pi” của thời đại này. Nếu một thanh
niên để tóc dài, điều đó chứng tỏ anh ta đã được hiện đại hóa.
Thế gian chống đối Hội Thánh, và các thời đại chống đối các Hội Thánh. Nếu thật lòng muốn có nếp sống
Hội Thánh, chúng ta cần từ bỏ đời này. Vì thời đại hiện tại chống đối nếp sống
Hội Thánh nên chúng ta không thể theo thời đại này và theo thời trang của nó mà
vẫn thật sự kinh nghiệm nếp sống Thân Thể. Một người bị thời hiện đại chiếm hữu
vẫn có thể tham dự các buổi nhóm Chúa Nhật, nhưng không thể thực hành nếp sống Hội Thánh. Nếu muốn có nếp sống
Thân Thể, tức là thực hành nếp sống Hội Thánh, chúng ta không được theo đời này
hay bị đồng hóa. Đó là lý do Phao-lô bảo chúng ta đừng bị đồng hóa theo thời đại
này.
B. Được Biến Đổi Bởi Sự Đổi Mới Của Tâm
Trí
Chúng ta không nên bị đồng hóa theo đời này, nhưng được biến đổi bởi đổi
mới tâm trí (Êph. 4:23; Tít 3:5). Bị đồng hóa theo thời đại có nghĩa là theo thời
trang hiện đại bề ngoài; được đổi mới là có yếu tố hữu cơ được đem vào trong bản thể để tạo
nên thay đổi ở bề trong. Chúng tá cần được
biến đổi bởi đổi mới tâm trí. Tâm trí trong La-mã chương 12 khác với tâm trí
trong La-mã chương 7 và chương 8. Trong La-mã chương 7, tâm trí ở một mình,
hành động độc lập. Trong La-mã chương 8, tâm trí lệ thuộc, đặt vào linh. Tuy
nhiên, tôi không chắc tâm trí trong La-mã chương 8 được biến đổi hay đổi mới.
Chỉ đặt tâm trí vào linh thì không đủ. Tâm trí không chỉ nên phụ thuộc, mà còn
cần được đổi mới. La-mã 12:2 cho biết chúng ta cần một tâm trí đổi mới. Tâm trí
được đổi mới không những bởi dạy dỗ bề ngoài mà còn bởi yếu tố của Đấng Christ được thêm vào nó. Khi Chúa Jesus lan rộng chính Ngài từ linh vào tâm trí chúng ta,
tâm trí ấy sẽ được đổi mới. Bởi đổi mới tâm trí, hồn chúng ta được thay đổi
theo cách trao đổi chất. Bằng cách này, chúng ta kinh nghiệm được biến đổi
trong hồn, là điều cần thiết cho nếp sống Hội Thánh. Nếu có ý định thực hành nếp sống Hội Thánh,
chúng ta cần kinh nghiệm được biến đổi như vậy trong hồn bởi đổi mới tâm trí.
C. Để Thử Nghiệm Và Chứng Minh
Ý Muốn Của Đức
Chứa Trời
Chúng ta cần đổi mới tâm trí và biến đổi hồn để “thử nghiệm ý chỉ tốt
lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào”. Ý muốn của Đức Chúa
Trời là gì? Ý muốn của Đức Chúa Trời là có một nếp sống Thân Thể, nếp sống Hội Thánh. Đừng áp dụng
ý muốn của Đức Chúa Trời trong La-mã 12:2 vào hoàn cảnh con người của cá nhân
anh em, cho những vấn đề hôn nhân, việc làm hay nhà cửa. Có thể một số người cầu
nguyện: “Chúa ơi, con sẽ mua một căn nhà mới. Ý muốn của Ngài là gì? Cần có bao
nhiêu phòng ngủ và phòng tắm? Con nên trả bao nhiêu? Chúa ơi, con muốn biết ý muốn của Ngài”.
Hãy quên lối cầu nguyện này đi, vì càng cầu nguyện và tìm kiếm ý muốn Chúa theo
cách này, anh em sẽ càng thấy mình ở
trong tối tăm và ra khỏi ý muốn Ngài. Ý muốn được đề cập trong 12:2 là có nếp sống
Hội Thánh. Căn nhà anh em mua, công việc anh em có và người anh em cưới, tất cả
cần phải tùy thuộc vào nếp sống Hội Thánh. Thậm chí y phục anh em mặc cũng nên
tùy thuộc nếp sống Hội Thánh. Nếu đúng đắn với nếp sống Hội Thánh, anh em sẽ biết mình phải làm gì. Mọi sự
đều phải vì nếp sống Hội Thánh vì có nếp sống Hội Thánh là ý muốn duy nhất của
Đức Chúa Trời. Đó là điều tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn. Và điều đó là vì nếp
sống Thân Thể. Việc dâng thân thể, biến đổi hồn, và đổi mới tâm trí đều vì nếp sống Thân Thể.