Chúng ta nên xem xét ở đây rằng
những người tôn giáo có khuynh hướng lựa chọn một giáo lí hay lẽ thật ưa chuộng
nào đó và bám giữ sự thật đó dù cho có gây thiệt hại các nguyên lý cơ bản khác.
Chúng ta có thể nhấn mạnh các lẽ thật quan trọng nào đó, nên che khuất sự thật
quan trọng khác mà thực sự có thể làm chúng biến mất. Điều tôi ngụ ý là- một sự
thật có thể bị biến mất - nó rơi vào tình trạng không còn sử dụng và do đó dễ bị
lãng quên. Tôi sẽ minh họa điều này như sau.
Giả sử có một phím trên cây đàn
piano không được gắn đúng cách và nó không phát ra âm thanh khi được nhấn xuống
để chơi đàn. Nghệ sĩ dương cầm chắc chắn sẽ nhăn nhó khi anh ấy nhấn phím đó và
không có gì xảy ra. Nếu bạn chụp ảnh bàn phím, phím đó đó còn ở đúng vị trí của
nó trong bức ảnh, nhưng nó không tạo ra bất kỳ âm thanh nào dù bạn chạm vào
cách thế nào đi nữa. Đó là một minh chứng cho điều tôi ngụ ý về một giáo lý cơ
bản trong đức tin Cơ Đốc đã bị rơi vào tình trạng không còn sử dụng, đến nổi
không còn được nói đến hoặc suy nghĩ hay giảng dạy nữa. Nếu bạn mở cuốn sách chép
về kỷ luật, lời tuyên bố của giáo lý, vẫn còn ở chỗ của nó, nhưng ít người nhắc
đến lẽ thật đó.
Nhưng nó không còn được chơi nữa
- nó không còn nghe thấy nữa. Không có sự nhấn mạnh và không có sức mạnh, vì nó
bị trượt qua và lãng quên. Đây là cách một lẽ thật Kinh Thánh cơ bản có thể rơi
vào tình trạng không còn sử dụng, bởi vì có một số giáo lý nhất định đã được nhấn
mạnh quá mức làm che khuất những lẽ thật khác. Sau đó, cuối cùng một vài vị
tiên tri của Đức Chúa Trời phải đến và tái khẳng định những lẽ thật bị lãng
quên, lại nhấn mạnh và thổi tiếng kèn báo động về chúng. Người đó được coi là kẻ
dị giáo bởi vì ông rao giảng phân đoạn lẽ thật Kinh Thánh đã bị che khuất qua
nhiều thế hệ. Nhưng giữa quần chúng đang càu nhàu, vị tiên tri của Đức Chúa Trời
cứ kiên trì cho đến khi hội thánh tỉnh dậy, đọc được sự thật đó, đến nổi cảm
giác cuộc sống như thể được sống lại từ
cõi chết.
Hội thánh ngày nay quá sức nhấn mạnh
và ủng hộ độc quyền của đảng Ni cô la và che khuất chế độ tế lễ phổ thông của mọi
tín đồ. Người ta quá chú trọng và thổi phòng vài trò giảng dạy độc quyền của đảng
Ni cô la mà quên đi cách nhóm họp hỗ tương tương tác như 1 Cô rinh tô 14:26
chép.
Ở đây ông Tozer đang nói một cách
sâu sắc. Ông Martin Luther là một ví dụ về điều này, ông ấy đã không phát minh
ra một giáo lí mới nào, khi ông tuyên bố rằng chúng ta được xưng công bình bởi
đức tin và không nhờ việc làm. Ông đã tái khám phá lẽ thật đó và trình bày nó
cho một hội thánh mà từ lâu đã quên đi khía cạnh cơ bản và quan trọng bậc nhất
này về những gì có nghĩa là được cứu. Nhiều thế kỷ trước đó, sự thật cơ bản nhất
này đã bị biến mất trong lòng mộ đạo và giáo nghi. Từng thế kỷ nầy đến thế kỷ sau
Cơ Đốc giáo giới từ từ trôi đi, mỗi thế hệ mất một cái gì đó từ thế hệ trước
cho đến khi họ đã hoàn toàn trôi dạt khỏi sự thật.
Một khi họ đã hoàn toàn trôi dạt
khỏi sự thật thì sau nhiều thế kỷ, người ta mới khẳng định và xác nhận lỗi lầm của
họ. Rồi đến Martin Luther và khi ông ta đóng 95 luận đề vào cánh cửa một nhà thờ,
toàn bộ Cơ Đốc giáo giới đều rung chuyển. Một cuộc cách mạng đẫm máu sau đó xảy
ra khi những người cố nắm giữ các lỗi lầm theo truyền thống và có tình trạng chiến đấu bằng sức mạnh của tất cả
những gì họ có thể làm để chống lại vị linh mục mới nổi lên này, là con người không
có tài khoản nào mà dám thách thức tôn giáo và lễ nghi của họ. Tôi tin rằng một
cuộc cách mạng tôn giáo tương tự sẽ phải diễn ra để tái khám phá sự thật của 1
Cor 14:26 và cách chúng ta tương tác trong các buổi nhóm họp. Các ân tứ có tính
cách dấu hiệu thời đại và mục đích của chúng để sửa đổi các thánh đồ cùng những
người chưa được cứu và những người dốt nát lẽ thật, đã rơi vào tình trạng không
còn sử dụng và đã bị lãng quên—đang được hồi sinh-