KHÔNG PHẢI SỰ SỐNG HOÁN ĐỔI,
NHƯNG LÀ SỰ SỐNG THÁP GHÉP
Gia tể của Đức Chúa Trời là vấn đề ban phát sự sống thần thượng vào trong bản thể chúng ta. Do kết quả của sự ban phát này, là tuyển dân của Đức Chúa Trời, chúng ta có cả sự sống phàm nhân lẫn sự sống thần thượng. Mọi loại sự sống, thậm chí sự sống thực vật thấp kém nhất, cũng là một huyền nhiệm. Không một khoa học gia nào có thể giải thích cặn kẽ làm thế nào một hạt giống nhỏ bé có thể mọc thành một đóa hoa xinh đẹp. Trong hạt giống có yếu tố sự sống sinh ra đóa hoa với một hình dạng và màu sắc nào đó. Thật kỳ diệu!
SỰ SỐNG THỌ TẠO KỲ DIỆU NHẤT
Giữa những hình thức khác nhau của sự sống thọ tạo, sự sống kỳ diệu nhất là sự sống con người. Trái với ý kiến của nhiều người, sự sống thiên sứ không kỳ diệu hơn sự sống con người. Nghĩ rằng sự sống thiên sứ tốt hơn sự sống con người là sai lầm. Đức Chúa Trời không chỉ định sự sống thiên sứ chứa đựng sự sống thần thượng. Nhưng Ngài tạo dựng sự sống con người để làm chiếc bình chứa sự sống thần thượng. Mặc dầu anh em có thể cho chính mình thấp kém hơn thiên sứ, nhưng Đức Chúa Trời kể anh em hơn thiên sứ. Tuy nhiên trong tiềm thức, một số người, nhất là chị em, ước ao làm thiên sứ. Nhưng Kinh Thánh không nói về tình yêu Đức Chúa Trời dành cho thiên sứ, mà khải thị tình yêu Ngài dành cho con người. Thiên sứ chỉ là đầy tớ của Đức Chúa Trời. Theo cách nhìn của Ngài, sự sống kỳ diệu nhất giữa tất cả các tạo vật của Ngài là sự sống con người.
Sáng Thế Ký 1:26 chép: “Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình (bản Rcv: hình ảnh) ta và theo tượng (bản Rcv: hình dạng) ta”. Như vậy, thiên sứ không được tạo dựng theo hình ảnh và hình dạng của Đức Chúa Trời, nhưng con người thì được. Anh em có biết mình được tạo dựng theo hình ảnh và hình dạng của Đức Chúa Trời không? Chúng ta không phải là con cháu của loài vượn, nhưng là dòng dõi của con người được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời. Chỉ bằng cách có hình ảnh của Đức Chúa Trời và mang hình dạng Ngài, chúng ta mới trông giống như Đức Chúa Trời. Đó là sự khải thị rõ ràng trong Lời thánh. Vì con người được tạo dựng theo Đức Chúa Trời nên sự sống con người là tốt nhất trong mọi sự sống thọ tạo. Vì vậy, chúng ta có thể hãnh diện về sự kiện mình là con người. Ngợi khen Chúa chúng ta là con người, không phải là thiên sứ!
HÌNH ẢNH, HÌNH DẠNG VÀ THỰC TẠI
Một ngày nọ, qua sự nhục hóa của Đấng Christ, chính Đức Chúa Trời trở nên con người. Bằng cách này, Đức Chúa Trời đồng nhất chính Ngài với con người. Jesus, tức Đức Chúa Trời nhục hóa, vừa là Đức Chúa Trời vừa là con người. Sự nhục hóa của Đấng Christ không những đem Đức Chúa Trời xuống bình diện của con người, mà cũng nâng cao con người lên bình diện của Đức Chúa Trời. Bởi sự sáng tạo, con người có cả hình ảnh của Đức Chúa Trời lẫn hình dạng của Ngài, nhưng con người không có thực tại của Đức Chúa Trời bên trong. Sự nhục hóa đem thực tại của Đức Chúa Trời vào trong con người. Chúa Jesus không những có hình ảnh và hình dạng của Đức Chúa Trời mà Ngài còn mang thực tại của Đức Chúa Trời, vì Đức Chúa Trời ở trong Ngài. Về nguyên tắc, tất cả những người đã được tái sinh cũng vậy. Là những người được tái sinh, không những chúng ta màng hình ảnh của Đức Chúa Trời và có hình dạng của Đức Chúa Trời, mà cũng có thực tại của Đức Chúa Trời ở bên trong.
CHIẾC BÌNH ĐỂ CHỨA ĐỰNG ĐỨC CHÚA TRỜI
Kinh Thánh khải thị rằng con người được tạo dựng như một chiếc bình để chứa đựng Đức Chúa Trời. Trong 9:21, Phao-lô nói về những chiếc bình tôn trọng, và trong 9:23, ông nói về những chiếc bình được thương xót chuẩn bị cho vinh hiển. Chính Đức Chúa Trời là sự tôn trọng thật và vinh hiển thật. Vì vậy, sự kiện chúng ta là những chiếc bình tôn trọng được chuẩn bị cho vinh hiển nghĩa là chúng ta đã được định để chứa đựng Đức Chúa Trời là sự tôn trọng và vinh hiển của mình.
Chúng ta có thể dùng chiếc găng tay làm hình ảnh minh họa về con người như một chiếc bình, một chiếc bình chứa đựng Đức Chúa Trời. Vì mục đích của chiếc găng tay là chứa đựng bàn tay nên nó được làm theo hình dạng bàn tay. Bàn tay có một ngón cái và bốn ngón khác, chiếc găng tay cũng có một ngón cái và bốn ngón khác. Mặc dầu găng tay không phải là bàn tay nhưng nó được làm theo hình dạng của bàn tay để chứa đựng bàn tay. Cũng theo nguyên tắc này, con người là chiếc bình chứa đựng Đức Chúa Trời. Vì lý do này, con người được tạo dựng theo hình dạng của Đức Chúa Trời.
Nếu cho tay vào chiếc găng được thiết kế cho nó, bàn tay của anh em sẽ cảm thấy thoải mái trong chiếc găng ấy. Tương tự như vậy, Đức Chúa Trời cảm thấy dễ chịu trong con người. Tuy nhiên, Ngài sẽ không cảm thấy dễ chịu trong một con vật hay thậm chí trong một thiên sứ. Chỉ trong con người Đức Chúa Trời mới cảm thấy thoải mái, thư thái. Cõi trời có lẽ là nơi ở tạm của Đức Chúa Trời, nhưng nhà thật của Ngài là con người.
Tất cả chúng ta đều là “những chiếc găng” được thiết kế để chứa đựng Đức Chúa Trời như bàn tay thần thượng. Chúng ta được làm nên theo hình dạng thích hợp để làm chỗ ở cho Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời có tâm trí, ý chí và tình cảm, chúng ta cũng vậy. Là con người, chúng ta không nên là con sứa không có ý chí mạnh mẽ. Một con người đúng đắn không những phải có tâm trí và ý chí, mà còn phải đầy tình cảm, phải thấy dễ cười dễ khóc. Chúng ta không nên giống những bức tượng không thể biểu lộ cảm xúc dầu hoàn cảnh có ra sao. Kinh Thánh khải thị rằng Đức Chúa Trời có tình cảm phong phú. Ngài ghét, Ngài yêu và Ngài giận. Theo Giăng 11:35, Chúa Jesus, tức Đức Chúa Trời nhục hóa, đã khóc. Vì vậy, làm chiếc bình chứa đựng Đức Chúa Trời, con người được tạo dựng có tình cảm. Tình cảm cực kỳ quan trọng, vì chính Đức Chúa Trời có tình cảm phong phú; Ngài không phải là một Đức Chúa Trời bằng đá.
Tất cả những mỹ đức của con người được tạo dựng theo các thuộc tính của Đức Chúa Trời. Chẳng hạn như lòng nhân từ của con người là hình ảnh về lòng nhân từ của Đức Chúa Trời. Đối với tính hiền hòa thì cũng vậy. Tính hiền hòa của người cũng theo hình dạng tính hiền hòa của Đức Chúa Trời.
KHẢ NĂNG TRỞ NÊN TIN KÍNH
Chúng ta là “những chiếc găng” theo hình dạng của bàn tay thần thượng. Điều đó có nghĩa là chúng ta không có ngón cái, nhưng có hình dạng của ngón cái; không có các ngón tay, nhưng có hình dạng của các ngón tay. Chẳng hạn như tính hiền hòa của chúng ta là vật chứa tính hiền hòa của Đức Chúa Trời. Tính hiền hòa của chúng ta chỉ là hình thức, trong khi tính hiền hòa của Đức Chúa Trời là thực chất, thực tại. Vì được tạo dựng theo hình dạng của Đức Chúa Trời nên chúng ta có khả năng trở nên tin kính, tức trở nên giống như Ngài. Loài vật không bao giờ có thể trở nên tin kính vì chúng không theo hình dạng của Đức Chúa Trời và không thể chứa đựng Ngài. Nhưng trong tình yêu, sự nhân từ và tính hiền hòa chúng ta có thể biểu lộ sự tin kính, tức tình trạng giống như Đức Chúa Trời.
Trong việc tạo dựng con người, Đức Chúa Trời làm con người nên một chiếc bình để chứa đựng Ngài với ý định vào trong chiếc bình này và đổ đầy nó bằng chính Ngài. Khi vào trong những chiếc bình Ngài đã tạo dựng, Ngài thấy chúng thật thích hợp với Ngài. Ngài có tình cảm, chiếc bình của Ngài cũng có tình cảm. Vì vậy, trong bình chứa này, Đức Chúa Trời có một nơi để đặt, để ban phát chính tình cảm của Ngài. Bằng cách này, tình cảm con người và tình cảm thần thượng trở nên một. Tình cảm thần thượng là nội dung, và tình cảm con người là vật chứa đựng và biểu lộ.
Mặc dầu sự khải thị này ở trong Kinh Thánh, nhưng không bao nhiêu người nhìn thấy. Chúng ta ngợi khen Chúa vì trong sự khôi phục của Ngài, khải thị này đã được làm rõ. Chúng ta không còn bị che mờ trước sự thật con người là một chiếc bình chứa đựng Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời cảm thấy dễ chịu trong một chiếc bình tuyệt vời như vậy. Nếu thấy điều này, chúng ta sẽ hiểu được chủ đề của bài này: không phải sự sống hoán đổi, nhưng là sự sống tháp ghép.
BAN PHÁT, KHÔNG PHẢI HOÁN ĐỔI
Chúng ta đã thấy khi sự sống thần thượng vào trong sự sống con người, sự sống thần thượng trở nên nội dung và sự sống con người trở nên bình chứa và biểu lộ. Nhưng không có hoán đổi hay trao đổi sự sống. Điều đó có nghĩa là chúng ta không hoán đổi sự sống con người để lấy sự sống thần thượng. Thay vĩ hoán đổi thì có ban phát. Chiếc gắng tay trống được bàn tay lấp đầy. Dừng một hình thái tu từ khác, chúng ta có thể nói con người giống như một lốp xe cần được bơm đầy hơi. Không khí được ban phát vào trong lốp xe và làm nó căng đầy, nhưng không khí không thay thế lốp xe. Cũng vậy, không khí thần thượng, tức pneuma thiên thượng, được ban phát vào trong chúng ta, nhưng không hoán đổi với sự sống con người. Trái lại, như chúng ta sẽ thấy, không khí thần thượng được ban phát vào trong chúng ta và hòa quyện với chúng ta.
Một số giáo sư Cơ-đốc xem đời sống Cơ-đốc là một đời sống hoán đổi. Theo quan niệm này, sự sống của chúng ta kém cỏi và sự sống của Đấng Christ ưu việt hơn. Vì vậy, Chúa bảo chúng ta bỏ sự sống của mình để đổi lấy sự sống của Ngài. Chúng ta giao sự sống mình cho Ngài, và Ngài thay thế nó bằng chính sự sống của Ngài. Tuy nhiên, đời sống Cơ-đốc của chúng ta không phải sự sống hoán đổi, mà hoàn toàn là sự sống thần thượng được ban phát, được truyền dẫn vào trong sự sống con người. Đó là ý niệm cơ bản trong Kinh Thánh.
NHỮNG CHIẾC BÌNH TÔN TRỌNG VÀ VINH HIỂN
Trong Sách La-mã, Phao-lô dùng ba hình ảnh minh họa để việc ban phát sự sống thần thượng vào trong chúng ta. Trong mỗi hình ảnh minh họa, chúng ta thấy đời sống Cơ-đốc không phải là đời sống hoán dổi. Hình ảnh minh họa thứ nhất là những chiếc bình. Khi một nội dung được cho vào một chiếc bình, sự hoán đổi không xảy ra. Trái lại, có sự ban phát nội dung ấy vào trong chiếc bình. Chiếc bình có thể bằng đất, không đáng tôn trọng, cũng không vinh hiển gì cả, trong khi nội dung hoàn toàn đáng tôn trọng và vinh hiển. Khi nội dung ấy được ban phát vào trong chiếc bình bằng đất, chiếc bình trở nên một chiếc bình tôn trọng, một chiếc bình vinh hiển. Đó không phải là hoán đổi, mà là ban phát.
MỐI LIÊN HIỆP SỰ SỐNG
Hình ảnh minh họa thứ hai của Phao-lô là đời sống hôn nhân. Hôn nhân không phải là hoán đổi sự sống, mà là liên hiệp sự sống. Trong hôn nhân, chồng trở nên chính con người của vợ. Vì lý do này, vợ lấy tên chồng làm tên mình.
Trong đám cưới trên khắp thế giới, đầu cô dâu luôn trùm lại. Điều này cho thấy trong mối liên hiệp hôn nhân chỉ có thể có một cái đầu. Vì vậy, hôn nhân là hai người liên hiệp dưới một đầu. Trong mối liên hiệp như vậy, không có trao đổi hay hoán đổi mà có đồng nhất. Người vợ phải hoàn toàn đồng nhất chính mình với chồng. Trong mối liên hiệp, đồng nhất này, người vợ làm một với chồng, và người chồng làm một với vợ. Đó là mối liên hiệp sự sống, không phải hoán đổi sự sống.
Trong 7:4, Phao-lô nói về việc chúng ta được gả cho Đấng Christ: “Cho nên anh em tôi ơi, anh em nhờ thân thể của Đấng Christ cũng đã chết đối với Kinh Luật, để anh em kết hiệp với người khác, tức là kết hiệp với Người đã từ kẻ chết sống lại, hầu chúng ta được kết quả cho Đức Chúa Trời”. Đấng Christ là Chồng, và chúng ta là Cô Dâu của Ngài. Giữa Chú Rể và Cô Dâu không có hoán đổi sự sống. Thay vào đó, có mối liên hiệp kỳ diệu. Chúng ta làm một với Ngài trong thân vị, danh xưng, sự sống và hiện hữu. Nếu một người đàn ông và vợ có cuộc sống hôn nhân đúng đắn, họ phải học tập làm một như vậy. Tương tự, đời sống Cơ-đốc là một đời sống đồng nhất với Đấng Christ và hiệp một với Ngài.
THÁP VÀO
Vì hình ảnh minh họa của chiếc bình hay đời sống hôn nhân đều không mô tả một điều gì hữu cơ liên quan đến sự ban phát của Đức Chúa Trời, nên Phao-lô tiếp tục dùng hình ảnh minh họa thứ ba-tháp một cây vào một cây khác: Trong 11:17-24, Phao-lô dùng minh họa về các nhánh cây ô-liu hoang được tháp vào một cây ô-liu được vun trồng. Kết quả của sự tháp ghép này là các nhánh của cây ô-liu hoang và cây ô-liu được vun trồng cùng phát triển với nhau cách hữu cơ. Mỗi cây có một sự sống riêng, nhưng bây giờ hai sự sống này cùng lớn lên cách hữu cơ và có cùng một kết quả.
Một bác sĩ giải phẫu có thể thực hiện một loại phẫu thuật gọi là ghép da. Trong tiến trình này, da lành lặn từ một phần của cơ thể bệnh nhân được cấy vào một vết thương hay vết phỏng ở chỗ khác trên cơ thể bệnh nhân ấy để hình thành làn da mới. Sau khi việc ghép da hoàn tất, da mới cấy sẽ phát triển cách hữu cơ cùng với mô mà nó mới được ghép vào. Sự phát triển này có thể xảy ra vì cả da lẫn mô đều có sự sống. Yếu tố hữu cơ trong sự sống làm chúng ta có thể cùng nhau lớn lên.
Trong Sách La-mã, Phao-lô dùng minh họa về chiếc bình, đời sống hôn nhân và tháp cây. Minh họa về chiếc bình cho thấy rằng chúng ta là những bình chứa đựng Đức Chúa Trời là nội dung. Minh họa về đời sống hôn nhân cho thấy một người nam và một người nữ với tâm trí, tình cảm, ý chí, nhân cách, cá tính, tính khí khác nhau, đã kết hợp với nhau để hình thành một đơn vị. Minh họa về việc tháp cây cho thấy hai sự sống liên kết với nhau và sau đó cùng phát triển cách hữu cơ.
Một phiên khúc trong Thánh Ca do A. B. Simpson viết (Thánh Ca sô 482) nói về việc tháp cây:
Điều bí mật này ẩn giấu trong cõi thiên nhiên,
Mùa thâu hoạch đến từ hạt giống bị chôn vùi;
Cây xấu tháp vào cây tươi tốt,
Chiếm hữu được sự sống phong phú hơn, ngọt ngào hơn.
Chắc chắn khi viết Thánh Ca này, Simpson đã nghĩ đến La-mã chương 11. Tôi không tin A. B. Simpson dạy rằng đời sống Cơ-đốc là một đời sống hoán đổi. Theo Thánh Ca của ông, ông nhận biết đó là sự sống tháp vào, một sự sống trong đó hai bên được liên kết với nhau để phát triển cách hữu cơ.
THÁP NHỮNG SỰ SỐNG TƯƠNG ĐỒNG
Để một loại sự sống được tháp vào một loại sự sống khác, hai sự sống phải rất giống nhau. Chẳng hạn, không thể tháp một nhánh của cây chuối vào cây đào. Tuy nhiên có thể tháp các nhánh của một cây đào xấu hơn vào một cây đào khỏe mạnh, kết quả nhiều hơn, vì sự sống của hai cây rất gần nhau. Chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc này vào việc ban phát sự sống thần thượng vào trong con người. Sự sống thần thượng không thể tháp vào sự sống loài chó vì giữa hai sự sống hày không tương đồng. Nhưng vì sự sống con người được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời và theo hình dạng của Đức Chúa Trời, nên sự sống ấy có thể liên kết với sự sống thần thượng. Mặc dầu sự sống con người của chúng ta không phải là sự sống thần thượng, nhưng giống sự sống thần thượng. Vì vậy, hai sự sống này có thể tháp vào nhau cách dễ dàng và rồi cùng lớn lên cách hữu cơ.
Theo câu Thánh Ca trên của A. B. Simpson, cây xấu được tháp vào cây tốt hơn để có được sự sống phong phú hơn, ngọt ngào hơn. Sự sống của cây xấu không biến mất, nhưng cùng phát triển làm một đơn vị với cây phong phú, ngọt ngào. Một lần nữa chúng ta thấy đó không phải là sự sống hoán đổi, mà là sự sống tháp vào.
ĐƯỢC NÂNG CAO NHỜ THÁP VÀO
Hơn nữa, theo luật tự nhiên do Đức Chúa Trời chỉ định, không phải sự sống kém cỏi nhiễm vào sự sống phong phú hơn, nhưng sự sống phong phú hơn lại nhiễm vào sự sống kém cỏi. Thật ra, sự sống phong phú sẽ nuốt đi tất cả những khuyết điểm của sự sống kém cỏi và do đó, biến đổi sự sống kém cỏi. Cũng theo nguyên tắc này, khi chúng ta được tháp vào Đấng Christ, Đấng Christ sẽ nuốt đi những khuyết điểm của chúng ta, nhưng Ngài không kết liễu sự sống của chúng ta. Trái lại, khi nuốt các khuyết điểm, Ngài nâng cao nhân tính của chúng ta. Ngài nâng cao tâm trí, ý chí, tình cảm và tất cả các mỹ đức của chúng ta
BAN PHÁT, HÒA QUYỆN VÀ CỨ Ở
Trong Giăng 14:20, Chúa Jesus phán: “Ngày đó các ngươi sẽ biết Ta ở trong Cha Ta, các ngươi ở trong Ta, và Ta ở trong các ngươi”. Ngày được nói đến ở đây là ngày Đấng Christ phục sinh. Trong câu này, Chúa phán rằng vào ngày Ngài phục sinh, các môn đồ sẽ biết Ngài ở trong Cha, họ ở trong Ngài và Ngài ở trong họ. Đó không phải là đổi sự sống này lấy sự sống khác-mà là hòa quyện các sự sống. Chúa ở trong chúng ta và chúng ta ở trong Ngài. Đó là sự hòa quyện đến từ sự ban phát, truyền dẫn sự sống của Đức Chúa Trời Tam-Nhất vào trong chúng ta.
Sự hòa quyện này được nói đến trong Giăng 14:20 giống như hòa quyện dầu với bột mì mịn trong của lễ bột mịn (Lê. 2). Bột mì mịn ở trong dầu, và dầu ở trong bột mì mịn. Đó là hòa quyện.
Sự hòa quyện đưa đến tình trạng cư ngụ [bên trong] cách hỗ tương. Vì vậy, trong Giăng 15:4 Chúa Jesus phán: “Hãy cứ ở trong Ta, Ta cũng ở trong các ngươi”. Tình trạng cứ ở hỗ tương này của chúng ta trong Chúa, Chúa ở trong chúng ta là điều chúng tôi muốn nói đến khi đề cập đến sự sống hòa quyện. Hơn nữa, sự sống hòa quyện là sự sống tháp vào.
MỘT SỰ SỐNG VỚI MỘT NẾP SỐNG
Giăng 6:57 chép: “Như Cha hằng sống đã sai Ta, và Ta sống bởi Cha, thì cũng thế, kẻ nào ăn Ta sẽ sống bởi Ta vậy”. Ở đây Chúa nói Ngài sống vì Cha. Lời này cho thấy hai Thân Vị sống bởi một sự sống và chỉ có một nếp sống. Con và Cha là hai, nhưng không sống hai sự sống, cũng không có hai nếp sống. Cha và Con chỉ có một sự sống với một nếp sống. Con sống bởi Cha, và Cha sống qua Con. Trong câu này, Chúa cũng phán rằng ai ăn Ngài cũng sẽ sống bởi Ngài. Điều này cho thấy rằng như Cha và Con là hai Thân Vị với một sự sống và một nếp sống, thì chúng ta và Con cũng nên có một sự sống với một nếp sống. Một lần nữa chúng ta thấy đó là sự sống tháp vào, không phải sự sống hoán đổi.
Trong Ga-la-ti 2:20, Phao-lô nói về chính kinh nghiệm Cơ-đốc của ông. Trong câu này Phao-lô nói ông đã bị đóng đinh với Đấng Christ và bây giờ Đấng Christ đang sống trong ông. Chúng ta lại thấy hai thân vị, Đấng Christ và Phao-lô với một sự sống và một nếp sống.
NUỐT ĐI NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM
VÀ THIẾU SÓT CỦA CHÚNG TA
Chúng tôi đã nêu lên rằng sự sống tốt hơn nuốt đi những nhược điểm và thiếu sót của sự sống yếu kém hơn. Điều đó có nghĩa là sự sống thần thượng sẽ nuốt đi những nhược điểm và thiếu sót của sự sống con người chúng ta. Điều này là khả dĩ vì trong sự sống của Đấng Christ có quyền năng giết chết của sự đóng đinh. Xin hãy nhớ rằng sự sống của Đấng Christ đã trải qua tiến trình nhục hóa, cuộc sống làm người, đóng đinh và phục sinh. Bây giờ sự sống của Ngài bao hàm tất cả những thành phần này. Chúng ta có thể dùng thuốc kháng sinh để minh họa cho điều này. Giống như thuốc kháng sinh giết chết các vi trùng gây bệnh thì yếu tố giết chết của sự sống Đấng Christ cũng kết liễu những điều tiêu cực trong chúng ta.
Có lẽ chúng ta chỉ muốn giao nộp sự sống con người để được thay thế bằng sự sống Đấng Christ. Có lẽ chúng ta cảm thấy sự sống của mình đầy “vi trùng” và do đó, muốn nó được thay thế bằng sự sống thần thượng. Đó có lẽ là phương cách của chúng ta, nhưng không phải phương cách của Đức Chúa Trời trong gia tể vì Ngài. Phương cách của Ngài là sự sống Đấng Christ nuốt đi: mọi khuyết điểm, thiếu sót và “vi trùng” trong chúng ta. Càng nói với Chúa Jesus rằng chúng ta yêu Ngài và muốn làm một với Ngài, chúng ta sẽ càng kinh nghiệm quyền năng giết chết trong thuốc kháng sinh thuộc linh.
Tất cả các yếu tố chúng ta cần đều có sẵn trong sự sống Đấng Christ. Trong sự sống của Ngài có yếu tố giết chết cũng như yếu tố nuôi dưỡng. Có lẽ anh em nản lòng về tính khí của mình. Nhưng sự sống Đấng Christ sẽ giết chết yếu tố tiêu cực trong tính khi của anh em và khi ấy, thay vì ném bỏ tính khí ấy đi, Ngài sẽ nâng cao và sử dụng tính khí ấy.
NGUYÊN TẮC NHỤC HÓA
Trong cái gọi là nói tiên tri của nhiều người trong các giáo phái Ngũ Tuần hay trong phong trào linh ân, họ thích bắt chước các tiên tri Cựu Ước là những người thường nói: “Chúa phán như vầy”. Mặc dầu lời diễn đạt này được các tiên tri Cựu Ước sử dụng, nhưng những người viết Tân Ước không dùng. Phao-lô viết nhiều Thư Tín, nhưng vào cuối thư ông không nói: “Chúa phán như vậy”. Nhưng ông nói: “Ân điển ở với anh em”, “Ân điển của Chúa Jesus Christ ở với linh anh em”, hay chỉ nói: “Chúa Jesus Christ ở cùng linh anh em”. Lý do cho sự khác biệt này đầy ý nghĩa. Trong thời Cựu Ước, sự nhục hóa của Đấng Christ chưa xảy ra. Nhục hóa là vấn đề Đức Chúa Trời đến trong con người và làm một với con người. Khi Jesus được sinh ra, Đức Chúa Trời đà hoàn thành sự nhục hóa của chính Ngài trong con người. Qua sự chết và phục sinh của Đấng Christ, chúng ta là những người tin Đấng Christ, có thể dự phần vào nguyên tắc nhục hóa. Điều đó có nghĩa là qua sự tái sinh, Đấng Christ được sinh vào trong bản thể chúng ta và trở nên một với chúng ta. Như Phao-lô nói trong lCô-rin-tô 6:17: “Còn ai liên hiệp với Chúa thì đồng một linh tánh (nguyên văn: một linh) với Ngài”. Điều đó có nghĩa là hễ được sinh lại, chúng ta là một linh với Chúa. Bây giờ chúng ta có cơ sở để tuyên bố mình là một linh với Đấng Christ. Vào ngày chúng ta tin, không những chúng ta được cứu, mà cũng kết hôn với Đấng Christ trong linh, và sự liên hiệp giữa chúng ta với Ngài đã diễn ra. Khi tiếp tục tiếp xúc với Ngài, những yếu tố ưu việt của sự sống thần thượng nuốt đi những yếu tố yếu kém hơn của sự sống con người chúng ta. Khi ấy những gì chúng ta nói và làm tự phát cũng là lời nói và việc làm của Đấng Christ. Vì vậy, chúng ta không cần dùng lời diễn đạt: “Chúa phán như vậy”. Vì chúng ta đã được tháp vào trong Đấng Christ và đang sống trong sự hiệp một với Ngài, nên sự phát ngôn của chúng ta tự phát là phát ngôn của Ngài.
lCô-rin-tô chương 7 minh họa cho điều này. Câu 25 chép: “Về kẻ đồng thân tôi chẳng có mạng lịnh của Chúa; song tôi tỏ ý kiến tôi như kẻ đã được Chúa thương xót. để làm người đáng tin”. Phao-lô không có mạng lịnh của Chúa về điều này, nhưng ông nói như người yêu mến Chúa và sống biểu lộ Chúa cách thực tế. Rồi ông tiếp tục đưa ra ý kiến của mình. Sau khi làm như vậy, ông nói: “Tôi tưởng tôi cũng có Thánh Linh của Đức Chúa Trời” (c. 40). Ngày nay khi đọc lCô-rin-tô chương 7, chúng ta tiếp nhận trọn chương này như lời phán của Đức Chúa Trời, như một phần Lời thánh của Đức Chúa Trời. Do đó, lời Phao-lô nói trở nên lời phán của Đức Chúa Trời vì Phao-lô hiệp một với Chúa. Theo nguyên tắc nhục hóa, Đấng Christ đã nhục hóa vào trong Phao-lô, và Phao-lô không sống một sự sống hoán đổi, nhưng một sự sống tháp vào. Điều này làm cho ông có thể nói trong sự hiệp một với Chúa.
SỰ KHẢI THỊ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
VÀ KINH NGHIỆM CỦA CHÚNG TA
Nguyện tất cả chúng ta đều có ấn tượng sâu xa về sự kiện đời sống Cơ-đốc không phải là vấn đề hoán đổi, mã là vấn đề tháp vào. Một sự sống thấp kém hơn, tức sự sống con người, được tháp vào một sự sống cao hơn, sự sống thần thượng sự sống cao hơn nuốt đi những nhược điểm và yếu đuối của sự sống thấp kém hơn. Khi điều này xảy ra, sự sống cao hơn tự phát làm cho sự sống thấp hơn được phong phú, nâng cao và biến đổi. Thật kỳ diệu! Đó không phải giáo lý hay ý kiến của chúng tôi; đó là khải thị thần thượng trong Lời Đức Chúa Trời. Hơn nữa, khải thị này được kinh nghiệm Cơ-đốc của chúng ta hỗ trợ. Vì vậy, theo khải thị của Đức Chúa Trời và theo kinh nghiệm của mình, chúng ta thấy ngày nay, là Cơ-đốc nhân, chúng ta có sự sống tháp ghép kỳ diệu.