Con cái có thể rời khỏi nhà chúng ta, nhưng chúng không bao giờ rời khỏi trái tim chúng ta. Con cái của chúng ta cũng không thể thực sự rời khỏi nhà trong trái tim của chúng. Mặc dù chúng có thể được chỗ ở mới, sự trung thành và giao thác mới, nhà ở của cha mẹ thực sự không bao giờ cách li chúng. Điều này đặc biệt đúng khi là bố mẹ, chúng ta cố gắng làm những gì đúng trong những năm đang trưởng thành của chúng.
Hãy suy nghĩ về điều đó. Há không có thật theo nhiều cách là khi nhà cha mẹ chúng ta đã có thêm ý nghĩa sau khi chúng ta đã ra đi khỏi nhà mình sao? Chúng ta đã nhận được rất nhiều điều và đã không nhận ra giá trị của nhiều thứ mãi đến về sau nầy. Thói quen của chúng ta cũng được khắc sâu nơi ngôinhà hơn như chúng ta đã biết. Cha tôi muốn được ở nhà thờ trong thời gian dài. Và chúng tôi đã giúp đỡ ông. Vào thời điểm đó, điều đó không quan trọng lắm cho tôi. Nhưng sau khi rời khỏi nhà, tôi thấy mình cũng muốn ở đó trải nhiều thời gian!
Chúng ta có thể được khích lệ bởi triển vọng đó dành cho con cái của chúng ta. Lời dạy của Kinh thánh chắc chắn bao gồm những ấn tượng về ngôi nhà- và không có nghi ngờ gì nữa. "Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo; Dầu khi nó trở về già, cũng không hề lìa khỏi đó." (Châm ngôn 22: 6).
Một ví dụ thực tế khác của câu này là cách mà một bà mẹ dạy trẻ ăn. Cô cào thức ăn ra khỏi cái muỗng đưa vào vòm miệng. Thật khó cho đứa trẻ nhổ thức ăn ra khi thức ăn bị mắc vào vòm miệng, và đứa trẻ tự nuốt vào!
Đó là những gì người cha làm với con cái của họ- đưa các lời dạy dỗ và thói quen vào miệng của chúng, là lời nói chuyện, là khuyến khích chúng nuốt để vật đó trở thành một phần của chúng. Đó là lý do tại sao giáo lý dạy dỗ tại nhà tồn tại với con cái khá lâu sau khi chúng đã xa nhà. Và những người cha nghiêm túc quan tâm khi thấy rằng điều này vẫn tiếp tục!
Trong chương này, chúng ta muốn khám phá mối quan hệ làm cha của chúng ta với con cái của chúng ta sau khi chúng đã rời khỏi sự chăm sóc của cha mẹ và sống riêng. Làm thế nào chúng ta có thể trở nên hiệu quả nhất trong việc tiếp tục ảnh hưởng và khuyến khích chúng đúng cách? Chúng ta nhận ra rằng làm thế nào chúng ta có thể làm cho điều đó hoặc là dễ dàng hơn hoặc khó khăn hơn cho chúng và cho chúng ta. Trái tim chúng ta khao khát giúp đỡ chúng theo mọi cách có thể. Đây là một cách.
-
Chấp nhận Thay đổi
Chúng ta có thể chống lại những thay đổi cuộc sống mang lại cho gia đình. Nhưng, cũng đúng với những thay đổi không thể tránh khỏi trong cuộc sống, chiến đấu với chúng không cho chúng có lợi thếtốt hơn. Chấp nhận những thay đổi như là một phần của cuộc sống giúp chúng ta hưởng lợi ích từ chúng. Điều đó cũng cho phép chúng ta đóng góp vào nhu cầu của con cái mình theo cách giúp chúng dễ dàng đánh giá cao sự giúp đỡ của chúng ta.
Trong khi chúng ta có xu hướng sợ sự thay đổi, chúng ta có thể được khuyến khích bằng cách nhớ rằng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của sự thay đổi. Và khi mọi người sẵn sàng chuyển động với Ngài, Ngài có những phước lành và những trải nghiệm đáng khen thưởng đan bện vào những thay đổi đó. Khi chúng ta bị thúc đẩy bởi con đường sự sống của thế hệ dấy lên, Ngài ở đó để giúp chúng ta điều chỉnh những thay đổi mang lại.
Một phần quan trọng của sự thay đổi này là khi con chúng ta xa nhà mà còn ở trong mối quan hệ giữa chúng ta và chúng. Cũng như chúng ta không thể đối xử với chúng như thể chúng lên sáu tuổi hay khi chúng mười sáu tuổi, chúng ta khó có thể mong đợi giữ cùng một thẩm quyền đối với chúng sau khi chúng đã ra đi như chúng ta đã làm khi chúng còn ở nhà. Các con trai của chúng ta có thể trở thành những người đứng đầu nhà riêng và con gái của chúng ta phải phụ thuộc vào chồng mình. Bây giờ chúng có nghĩa vụ riêng của mình mà thay thế cho sự trung thành của chúng dành cho chúng ta.
Kinh thánh nói, "Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính díu cùng vợ mình, và cả hai sẽ trở nên một thịt" (Sáng thế ký 2:24). Khi Chúa Jêsus lặp lại điều này, Ngài đã củng cố nó bằng cách giảng dạy về tính vĩnh cửu của cuộc hôn nhân. "Và hai người cùng nên một thịt mà thôi. Như thế, vợ chồng chẳng phải mà hai nữa, mà chỉ một thịt. Vậy, người ta không nên phân rẽ những kẻ mà Đức Chúa Trời đã phối hiệp."(Mác 10: 8, 9). Anh ta đã gắn bó các nghĩa vụ mà chỉ có thể bị sự chết cắt đứt mà thôi.
Khi con cái chúng ta kết hôn, chúng có trách nhiệm và lòng trung thành mà chúng phải tham gia. Khi chúng còn ở nhà, chúng ta có thể yêu cầu chúng sửa chữa một đường ống bị hỏng hoặc chạy đến cửa hàng mua sắm cho chúng ta, và chúng đã được tự do làm điều đó. Bây giờ chúng có những vấn đề riêng của mình mà chúng ta cần phải tôn trọng. Chắc chắn là không nên sai lầm khi yêu cầu chúng làm một cái gì đó cho chúng ta, nhưng chúng ta cần cân nhắc hơn về việc tự phụ của chúng ta đối với chúng. Và những thay đổi đã diễn ra cũng sẽ ảnh hưởng đến cách chúng ta yêu cầu chúng.
Một khía cạnh khác của sự trung thành là mối quan hệ của con cái chúng ta với các đối tác hôn nhân của chúng. Chúng ta nên cẩn thận không cạnh tranh với các đối tác của chúng trước sự chú ý của con cái chúng ta. Sự việc này đã là nguồn gốc mọi nan đề về “dâu rễ”. Điều này có thể xảy ra nếu chúng ta gây áp lực cho con cái của chúng ta, là phải dành thời gian dài với chúng ta chứ không phải với gia đình của chúng-- cho dù đó là làm một cái gì đó cho chúng ta hay chỉ viếng thăm.
Chúng ta nên vui mừng nếu con cái của chúng ta thích ngôi nhà và gia đình của chúng hơn ở với chúng ta. Chúng ta nên khuyến khích chúng phát triển mối quan hệ gia đình mạnh mẽ của chúng bởi vì chúng ta muốn bổ sung cho các mối quan hệ hôn nhân của chúng hơn là cạnh tranh với những người chúng đã lập gia đình.
Liên quan đến nan đề này là sự việc chúng ta liên quan đến các đối tác kết hôn của con cái mình như thế nào. Chúng ta có nên chấp nhận chúng như một phần của gia đình và như những đứa con của chúng ta, hay chúng ta sẽ đối xử với chúng như một phần không được hoan nghênh trong cuộc sống của con cái chúng ta? Câu trả lời thật hiển nhiên. Nó chắc chắn tạo ra những mối quan hệ tốt hơn khi chúng ta chấp nhận và đối xử với bạn đời của chúng như là một phần của gia đình. Chúng ta cần nhớ rằng mặc dù sự việc “dâu rễ” (in law) là một phần của một gia đình khác và chúng ta cần phải chia sẻvới gia đình các con của chúng với họ.
Điều này làm dấy lên câu hỏi đau đớn về cách chúng ta nên xử lý như thế nào nếu con cái của chúng ta đã chọn bạn đồng hành mà chúng ta không thể chấp nhận. Câu trả lời cho điều này là không dễ dàng, và chúng thay đổi theo hoàn cảnh. Nếu hôn nhân là hợp lý vì không ai trong số chúng có nếp sống với một người bạn đời kết hôn khác, chúng ta có thể làm tốt nhất bằng cách chấp nhận cuộc hôn nhân và cố gắng giúp đỡ chúng cả trong nhu cầu thuộc linh của chúng. Bằng cách này chúng ta cũng đặt mình vào vị thế giúp đỡ nếu có bất kỳ một đứa cháu nào; chúng hết sức cần một ảnh hưởng tin kính.Điều này đưa chúng ta tới suy nghĩ tiếp theo.
-
Sự cầu thay của cha mẹ
Con cái chúng ta cần sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời. Một trong những con đường chính để giúp đỡ đó là cầu nguyện. Vì vậy, chúng cần sức mạnh cầu thay của cha mẹ tin kính của chúng. Trong những trường hợp vừa đề cập, con cái hết sức.cần điều đó. Nhưng thực ra, tất cả con cái đều cần những lời cầu nguyện của chúng ta. Cầu nguyện là một trong những cách mạnh mẽ nhất chúng ta có thể giúp chúng.
Kinh Thánh đưa ra nhiều ví dụ mạnh mẽ về công việc cầu thay. Một là sự cầu thay của ông Áp-ra-hamcho cháu trai Lót, người mà ông đã đem vào sự chăm sóc của mình. Khi Đức Chúa Trời định tiêu diệt Sô-đôm và Gô-mô-rơ, Áp-ra-ham đã biện hộ cho Lót cách thành công. Kết quả ra sao? "Vả, khi Đức Chúa Trời hủy diệt các thành nơi đồng bằng, tức là thành Lót ở, thì nhớ đến Áp-ra-ham và và giải cứu Lót ra khỏi sự lật đổ đó" (Sáng thế ký 19:29).
Một ví dụ khác là ông Gióp. Kinh Thánh nói với chúng ta: "Xảy khi các ngày yến tiệc xong rồi, Gióp sai người đi dọn các con cái mình cho thanh sạch, thức dậy sớm, dâng của lễ thiêu tùy số nó; vì người nói rằng: Dễ thường các con ta có phạm tội, và trong lòng từ chối Đức Chúa Trời chăng. Gióp hằng làm như vậy. "Gióp 1: 5). Đó là một ví dụ đẹp về trái tim của một người cha.
Con cái biết rằng cha mẹ của chúng đang cầu thay cho chúng và chúng có thể chịu ảnh hưởng theo những cách chúng ta khó có thể nhận ra. Đó là một sự khích lệ bổ sung cho những đứa trẻ chân thành. Nó cho chúng một lý do chính đáng để trung thành. Nó thêm vào cảm giác trách nhiệm của chúng bởi vì chúng biết rằng thế hệ cao tuổi đang quan tâm và những người lớn tuổi đang suy tính đức tin chúng nên được thực hành một cách danh dự.
Đối với con cái không làm theo điều mình đáng phải làm, Đức Chúa Trời sẽ có cách khác mang niềm xác tín vào chúng. Khi những con cái lạc lõng nhận thức được nỗi đau và sự bất bình của cha mẹ, điều đó có thể giúp làm dịu tấm lòng chúng. Mối quan tâm của cha mẹ là một rào chắn để chặn kẻ dámlàm điều sai trái, cũng như là một ngọn đèn sáng kêu gọi chúng trở lại với điều đúng. Thật là bi kịch, đôi khi cha mẹ cố gắng bào chữa cho những đứa con bướng bỉnh của mình để chúng không có vẻ gìquá xấu xa đối với chúng. Điều này làm rối loạn lẽ thật và thường gây nhầm lẫn cho tất cả mọi người tham gia.
Công việc cầu thay của cha mẹ không bao giờ kết thúc vì nhu cầu không bao giờ chấm dứt. Chúng ta cần sự ủng hộ từ thế hệ cao tuổi hơn, và con cái chúng ta cần điều đó khi chúng đã ra khỏi nhà. Và sau đó là những đứa cháu phải được cầu nguyện cho.
Lời từ giả của tiên tri Sa-mu-ên nói với Israel luôn phù hợp với chúng ta. "Còn ta đây, cũng chẳng phạm tội cùng Đức Giê-hô-va mà thôi cầu nguyện cho các ngươi. Ta sẽ dạy các ngươi biết con đường lành và ngay" (1 Sa-mu-ên 12:23).
Sự giúp đỡ của chúng ta đối với con cái chúng ta không kết thúc bằng sự cầu thay. Có nhiều cách thiết thực hơn nữa để giúp đỡ chúng
-
Ban Cho Sự Khuyến khích
Một lần nữa, chúng ta phải bắt đầu với sức mạnh của ví dụ. Đức Chúa Trời khen ngợi những người cao tuổi trung tín. Có một điều gì đó đáng khích lệ cách to lớn đối với tôi về các anh em cao tuổi, những người vẫn còn có tia sáng đó trong đôi mắt của họ. Bạn có thể nói trái tim họ vẫn còn trẻ và họhoạt động trong mối quan hệ của họ với Chúa. Bạn có thể cảm thấy rằng trái tim của họ đang có nhịp đập chung với mối quan tâm từ bi cho thế hệ trẻ. Suy nghĩ về điều đó có thể làm cho tâm trí bạn nhớ lại những người bạn quen biết. Hãy cảm ơn Chúa vì họ.
Ca-lép là một ví dụ nổi bật về điều này. Khi đến thời gian chia đất cho dân Israel, Ca-lép đã có một yêu cầu đặc biệt với Giô-suê. Đến thời điểm này, ông đã được tám mươi lăm tuổi, một trong hai người đàn ông già nhất ở Israel, và có thể cảm thấy được chứng minh là nên nghỉ hưu. Nhưng ông ta đã nói gì? "Rày tôi cũng còn mạnh khỏe như ngày Môi-se sai tôi đi; tôi vẫn còn sức mà tôi có hồi đó, đặng đi đánh giặc, hoặc vào ra. Vậy, hãy ban cho tôi núi này, mà Đức Giê-hô-va đã phán đến trong ngày đó"(Giôsuê 14:11).
Tại sao ông lại muốn ngọn núi đó? Không phải vì nó có khung cảnh đẹp nhất. Không phải vì nó đã được khai triển thành một điểm nghỉ hưu tốt đẹp. Đó là ngọn núi, nơi mà những kẻ cừu địch khổng lồ đã sống! Đó là nơi những người khổng lồ sống sót đã từng làm sợ hãi các thám tử hơn bốn mươi năm trước. Đó là một vùng đất mà vẫn cần chinh phục
Đó là phần đất thách thức nhất của đất nước. Tám mươi lăm tuổi, và ông vẫn muốn có một nơi để hoạt động. Ông muốn giúp đẩy lui kẻ thù đã từng thách thức họ từ rất lâu.
Ca-lép được ban cho ngọn núi. Và ông đã đẩy lui kẻ thù. Nhưng ông ta đã không tự mình làm điều đó. Anh ta đã không cần vì lòng can đảm của ông từng chịu ảnh hưởng từ người khác. Ông đã dám cho thế hệ trẻ giúp đỡ mình. Trên thực tế, ông đã hứa gả con gái mình cho người đàn ông nào chinh phụcđược một phần nhất định của ngọn núi. Tại sao ông ấy đưa ra một đề nghị như thế này? Bởi vì ông ta muốn con gái mình có một người chồng được nắn đúc với loại thép đó. Ông muốn con cái của mình là người có tầm nhìn và năng nổ trong công việc hùng mạnh của Đức Chúa Trời.
Điều đó đã có hiệu quả! Một người đàn ông tên Ốt-ni-ên chiếm lấy khu vực này và cưới cô con gái. Con gái này đã bốc cháy vì sự nhiệt tình của bố cô. Cô ấy cũng là một người nhìn xa trông rộng nữa. Cô ấy xin cha cô cho thêm các suối nước. Rõ ràng điều này làm ông hài lòng, bởi vì ông đã ban cho côhai suối nước.
Ồ, ước ao chúng ta có thể sống như thế với thế hệ mai sau! Ồ, chúng ta vẫn có thể đạt tới chỗ cao hơn cho Đức Chúa Trời khi chúng ta càng cao tuổi, và khuyến khích thế hệ con cái của chúng ta trở thành sự thật với thế hệ đang lên của chúng.
Có vẻ như ước vọng quá cao cho chúng ta khi muốn được giống như Ca-lép. Điều đó vẫn không làm mất đi khả năng chúng ta có thể chứng minh sức mạnh của một ví dụ nhất quán. "Tóc bạc là mão triều thiên vinh hiển, Miễn là thấy ở trong đường công bình" (Châm ngôn 16:31). Đức Chúa Trời đang mong muốn có được gương sáng của thế hệ cao tuổi để làm một sự khích lệ thực sự cho những ai đang có mặt trong trận chiến đỏ lửa.
Còn một cách khác, là để làm sự khuyến khích, hãy đưa ra lời khuyên cho thế hệ trẻ. Đôi khi người lớn tuổi miển cưỡng đưa ra lời khuyên cụ thể cho người trẻ tuổi. Sự miễn cưỡng này có thể phát sinhtừ sự khiêm tốn thực sự và nhận ra nhiều thiếu sót cá nhân. Khi một người càng cao tuổi, điều này dễ hiểu hơn.
Mặt khác, có ai khác ở một vị trí tốt hơn để biết được cuộc sống nào giống như những người đã đi qua nó? Có lẽ chúng ta có nhiều điều để dạy bằng cách chia sẻ nơi chúng ta đã thất bại và đáng phải làm tốt hơn. Điều đó có thể giúp một số người cha trẻ hơn tránh cùng một cạm bẫy. Há bạn không thích sự giúp đỡ đó nếu bạn là một người cha trẻ hay sao? Tôi nghi ngờ như vậy.
Một nguồn động viên khác cho các bậc cha mẹ trẻ tuổi sẽ đến khi họ thấy những ông bố và ông nội cao tuổi đang quan tâm tích cực đến những con cái nhỏ tuổi hơn.
Ông nội có ảnh hưởng đến cháu của họ. Bạn có thể nhớ ông nội của bạn và sự tôn trọng tuyệt vời của bạn. Một ông nội có thể sử dụng điều nầy như là một cơ hội để củng cố những gì các người cha trẻ tuổi cố gắng dạy con cháu của mình. Ông nội có thể sử dụng các dịp phát sinh để giúp các cháu đánh giá cao cha mẹ của chúng và muốn tuân theo họ. Khi những người cha trẻ tuổi đang phải vật lộn với việc đào tạo con cái của họ, một lời khích lệ từ ông nội thực ra là nguồn cảm hứng.
Ông nội thường nổi tiếng về việc kể chuyện. Đây có thể là một cách tốt đẹp liên kết các thế hệ lại với nhau. Đây cũng là một cách tốt để giúp các cháu của họ muốn lớn lên thành người cao quý. Đọc truyện cho chúng cũng có hiệu quả tương tự. Đây là một sự khích lệ lớn lao đối với những người cha- cũng như sự trợ giúp khôn lường.
Chúng ta có thể thấy rằng công việc không bao giờ kết thúc miễn là chúng ta có thể ảnh hưởng đến người khác. Chúng ta cũng không muốn điều đó, đúng không? Khi tổ ấm của chúng ta trống rỗng và con cái đã trải qua cuộc đời rộng lớn hơn, trái tim chúng ta sẽ đi theo chúng. Khi chúng đi, chúng ta vẫn duy trì sự hỗ trợ chúng trong kinh nghiệm của chúng cũng như trong ảnh hưởng của chúng trên các thế hệ sau.
Cuối cùng, các người cha tạm biệt ra đi! Chúng ta hãy tin tưởng vào Vị Cha vĩnh cửu vĩ đại của chúng ta ở trên trời để chúng ta có thể là những loại cha ông mà Ngài đã gọi chúng ta trở thành.