ĐƯỢC
CỨU TRONG SỰ SỐNG KHỎI HÌNH TRẠNG BẢN NGÃ
(1)
Câu
then chốt trong Sách La-mã là 5:10: “Vì nếu đương khi chúng ta còn là kẻ thù
nghịch mà đã được hòa lại với Đức Chúa Trời bởi sự chết của Con Ngài, thì huống
chi nay đã được hòa lại rồi, lại sẽ nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu càng hơn
là dường nào”. Sự giải hòa với Đức Chúa Trời qua Đấng Christ
đã được hoàn thành rồi, nhưng được cứu trong sự sống Ngài khỏi
rất nhiều điều tiêu cực vẫn còn là vấn đề hằng ngày.
Sự
chết của Đấng Christ trên thập tự giá đã xử lý mọi điều tiêu cực rồi. Đó là lý do
chúng ta nói đến sự chết của Đấng Christ là sự chết bao-hàm-tất-cả. Nếu sự chết của Đấng Christ
đã giải quyết mọi điều tiêu cực rồi, vậy tại sao chúng ta vẫn
cần được cứu trong sự sống của Ngài? Cần một sự cứu rỗi như vậy vì chúng
ta cần kinh nghiệm những gì Đấng Christ đã hoàn thành cho mình. Tất cả những gì Đấng Christ
đã hoàn thành trên thập tự giá là một sự kiện khách quan, những
chúng ta cần kinh nghiệm sự thật này cách chủ quan, là kinh nghiệm trong sự sống.
Đấng Christ chết trên thập tự giá thay cho chúng ta, nhưng hơn thế nữa,
chúng ta cần được đồng nhất với Ngài trong sự chết của Ngài. Cách duy nhất để áp dụng
những gì,
Đấng Christ đã hoàn thành thay cho chúng ta là có Đấng Christ
làm sự sống của mình. Đây là sự đồng nhất đem chúng ta vào trong thực tại của sự kiện này.
Trong những bài trước, chúng tôi đã đề cập đến 5 điều mà
chúng ta cần được cứu khỏi trong sự sống của Đấng Christ:
luật của tội, tinh thần thế gian, tình trạng thiên nhiên, chủ
nghĩa cá nhân và tính chia rẽ. Trong bài này, chúng tôi sẽ đề cập đến điều thứ sáu, là hình
trạng của bản ngã.
BIỂU
LỘ CỦA BẢN NGÃ
Trong
Ma-thi-ơ chương 16, ngay sau khi Chúa Jesus phán
với Phi-e-rơ: “Ớ Sa-tan, hãy lui ra đằng sau Ta!” Ngài nói về từ chối bản ngã.
Mặc dầu Phi-e-rơ nói điều đó từ lòng yêu Chúa, nhưng theo cách nhìn của Đức
Chúa Trời, vào giây phút ấy, Phi-e-rơ là Sa-tan. Theo Ma-thi-ơ chương 16,
Sa-tan là thực tại của bản ngã. Bản ngã là sự nhục hóa của Sa-tan. Cũng như Đấng
Christ là hiện thân và biểu lộ của Đức Chúa Trời thì bản ngã là hiện
thân và biểu lộ của Sa-tan.
Mỗi
con người là một bản ngã. Không những chúng ta ra đời với bản ngã và trong bản ngã, mà bẩm sinh chúng ta là bản
ngã. Hễ thiên nhiên thì chúng ta biểu lộ bản ngã. Dầu yêu hay ghét người khác
thì những gì chúng ta thể hiện cũng chỉ là biểu lộ bản ngã. Một người nào đó có
thể rất tốt, nhưng có thể anh ta chỉ tốt cách thiên nhiên. Mặc dầu người ấy có
thể đầy lòng yêu thương, nhưng tình yêu của người ấy mang tính thiên nhiên, về
bản chất, anh ta không khác gì một người đầy lòng ghen ghét. Theo
cách nhìn của Đức Chúa Trời, một người yêu thương cách thiên nhiên cũng có cùng bản chất với người đầy ghen ghét
cách thiên nhiên. Đừng nghĩ tình yêu thiên nhiên biểu lộ Đấng Christ
f và chỉ có lòng ghen ghét mới không biểu lộ Ngài. Hễ thiên nhiên
và ở trong bản ngã thì những gì anh em biểu lộ đều là bản ngã, không phải Đấng Christ.
Biểu lộ Đấng Christ chỉ ra từ sự sống
của Đấng Christ.
Khi
nói được cứu khỏi hình trạng của bản ngã trong sự sống của Đấng Christ, chúng tôi
muốn
nói được cứu khỏi bản ngã. Hình trạng của bản ngã là biểu lộ, là vẻ bề ngoài, của
bản ngã. Biểu lộ bản ngã là hình trạng của bản ngã. Chúng ta cần được cứu trong
sự sống của Đấng Christ
khỏi tình trạng biểu lộ bản ngã như vậy. Khi Đấng Christ
chết trên thập tự giá, Ngài tuyên án bản ngã, nhưng phán quyết
ấy vẫn cần được
thi hành. Đấng Christ đã phán xét bản ngã cách khách quan; chúng ta cần thi hành
phán quyết này cách chủ quan trong kinh nghiệm.
ĐƯỢC
ĐỒNG HÓA
THEO
HÌNH ẢNH CỦA CON ĐỨC CHÚA TRỜI
Được
cứu khỏi bản ngã là được đồng hóa theo hình ảnh của Con Đức Chúa Trời. Điều này
có nghĩa là được cứu khỏi bản ngã là thật sự được làm nên con trai của Đức Chúa
Trời. La-mã chương 8 nói về con cái (hay con trẻ) của Đức Chúa Trời, con trai của
Đức Chúa Trời, và những người thừa kế của Đức Chúa Trời (cc. 16,14 và 17).
Chúng ta là con trẻ trong giai đoạn đầu, là con trai trong giai đoạn cao hơn, và là người thừa
kế trong giai đoạn trưởng thành. La-mã 8:14 chép: “Bởi chưng phàm ai được Thánh
Linh của Đức Chúa Trời dẫn dắt, đều là con (nguyên văn: con trai)
của Đức Chúa Trời”. Mãi đến khi có sự dẫn dắt của Linh Đức Chúa Trời, chúng ta
mới được kể là con trai của Đức Chúa Trời. Trước đó, chúng ta chỉ là con trẻ mà
thôi, là những người kêu lên: “A-ba, Cha”, và là những người có sự làm chứng của
Linh với linh mình. Để làm người thừa kế, chúng ta phải vừa trưởng thành, vừa đủ
điều kiện. Điều chúng tôi quan tâm trong bài này không phải là con trẻ, cũng
không phải về những người
thừa kế, mà về con trai. La-mã 8:29 không nói rằng chúng ta sẽ
được đồng hóa theo hình ảnh của con cái Đức Chúa Trời hay hình ảnh của những
người thừa
kế của Đức Chúa Trời, nhưng nói chúng ta sẽ được đồng hóa theo hình ảnh của Con
Trai Đức Chứa Trời.
Qua
tiến trình biến đổi này, Con Trưởng của Đức Chúa Trời sẽ có nhiều anh em. Là Con Đức Chúa Trời,
Đấng Christ là Con Độc Sinh, có một không hai. Bây giờ qua sự nhục hóa, đống
đinh, phục sinh, Đấng Christ đã trở nên Con Trưởng, còn nhiều con trai, là em của Đấng Christ,
đang được đồng hóa theo hình ảnh của Ngài. La-mã 1:3 và 4
chép: “Về Con Ngài, theo xác thịt thì sanh ra bởi dòng giống Đa-vít, còn theo thần
linh (RcV: Linh) của sự thánh khiết, thì nhơn sự từ kẻ chết sống lại đã được chứng
minh cách có quyền là Con Đức Chúa Trời, tức là Jesus Christ, Chúa chúng ta”. Trong những câu này, Đấng Christ,
tức Con Đức Chúa Trời, là nguyên mẫu, trong khi trong 8:29,
nhiều em là những người đã được “sản sinh hàng loạt” từ nguyên mẫu ấy. Trong
1:4, một Con Trai được chứng minh, nhưng trong 8:29, nhiều con trai đã được đồng
hóa. Sự chứng minh một Con Trai liên quan đến nguyên mẫu; sự đồng hóa nhiều con
là công tác “sản sinh hàng loạt”. Sau khi có được nguyên mẫu, bây giờ Đức Chúa
Trời đang tìm cách “sản sinh hàng loạt” để sinh ra nhiều con theo hình ảnh của
Con Trưởng. Anh em trông có giống con của Đức Chúa Trời không? Mặc dầu có thể
anh em trông giống
con Đức Chứa Trời trong một vài phương diện, nhưng trong hầu hết các phương diện,
có lẽ là không. Chúng ta cần được cứu khỏi bản ngã để mang vẻ bề ngoài của các
con trai Đức Chúa Trời là dường nào! Trong nếp sống Hội Thánh, chúng ta đang ở
trong tiến trình trở nên các con trai của Đức Chúa Trời.
THÁNH
HÓA, BIẾN ĐỔI, VÀ VINH HÓA
Chúng
tôi đã chỉ ra trong vài bài trước rằng ý niệm trọng tâm của Sách La-mã không phải
là xưng công chính bởi đức tin, mà là Đức Chúa Trời đang làm cho tội nhân trở
nên những con trai để hình thành Thân Thể hầu biểu lộ Đấng Christ.
Mục tiêu của Đức Chúa Trời không phải là xưng công chính, mà là Thân Thể. Trong Sách La-mã
có những phần về xưng công chính (3:21— 5:11), thánh hóa (5:12—8:13), và vinh
hóa (8:14-39). Cũng có một phần về biến đổi (12:1—15:13). La-mã 8:30 chép: “Lại kẻ Ngài đã dự định,
thì Ngài cũng đã gọi, và kẻ Ngài đã gọi, tin Ngài
cũng đã xưng nghĩa, còn kẻ Ngài đã xưng nghĩa, thì Ngài cũng đã tôn vinh”.
Trong câu này, Phao-lô không đề cập đến sự cứu chuộc hay giải hòa. Trong các
chương 3, 4 và 5, ông thật sự nói về vãn hồi, cứu chuộc, xưng công chính, và giải
hòa. Vãn hồi vì cứu chuộc, cứu chuộc vì xưng công chính, và xưng công chính đưa
đến kết quả là giải hòa. Lý do Phao-lô không đề cập đến vãn hồi, cứu chuộc hay
giải hòa trong 8:30 là vì tất cả những điều ấy đều bao hàm trong sự xưng công
chính. Vì lý do này, trong Sách La-mã không có những phần riêng rẽ dành cho vãn
hồi, cứu chuộc, hay giải hòa. Tất cả đều bao hàm trong phần nói về xưng công
chính. Theo cùng một nguyên tắc này, trong 8:30, Phao-lô không đề cập đến thánh
hóa hay biến đổi vì cả hai đều được bao hàm trong sự vinh hóa.
Trong
câu này, Phao-lô nói chúng ta đã được Đức Chúa Trời tiền định và kêu gọi. Trước
khi tạo dựng thế giới, theo biết trước của Ngài, Đức Chúa Trời tuyển chọn chúng
ta. Ngài tiền định chúng ta trong quá khứ đời đời. Rồi trong cõi thời gian, Ngài kêu gọi chúng ta. Do dó, những
người Ngài biết trước và tiền định, thì Ngài kêu gọi. Khi kêu gọi chúng ta,
Ngài cũng xưng công chính. Nhờ sự xưng công chính của Ngài, các nan đề của
chúng ta
với Ngài đã được giải quyết. Tuy nhiên, điều, này không có nghĩa là xưng công
chính kết thúc những gì Đức Chúa Trời đối xử với chúng ta. Sau khi được xưng công chính, chúng ta vẫn cần được thánh hóa, biến đổi,
và sau cùng là được vinh hóa. Vì vậy, thánh hóa và biến đổi là vì vinh hóa.
2Cô-rin-tô 3:18 nói rằng chúng ta được biến đổi theo cùng một hình ảnh [của Đấng
Christ] từ vinh hiển đến vinh hiển. Điều này chứng tỏ rằng biến đổi
là vì
vinh hóa.
TIẾN
TRÌNH VINH HÓA
Nhiều
Cơ-đốc nhân đã có một quan niệm khách quan khe khắt về vinh hóa. Theo họ, một
ngày kia, những người được cứu và tái sinh sẽ đột nhiên được vinh hóa. Họ tuyên
bố rằng sự vinh hóa của tín đồ sẽ xảy ra ngay khi Chúa Jesus
đến. Một vài
phần Kinh Thánh dường như ngụ ý điều này. Chẳng hạn như Cô-lô-se
3:4 nói khi Đấng Christ là sự sống của chúng ta hiện ra, chúng ta cũng sẽ hiện ra với
Ngài trong vinh hiển. Tuy nhiên, 2Cô-rin-tô 3:18 nói về sự biến đổi từ vinh hiển
đến vinh hiển, tức
là từ mức độ vinh hiển này đến mức độ vinh hiển khác. Trong lCô-rin-tô 15:40 và 41, Phao-lô nói về những loại vinh
hiển hay mức độ vinh hiển khác nhau. Trong chương này, Phao- lô cũng dùng ví dụ
về một hạt giống “nếu không chết đã, thì không sống động được” (c. 36). Phao-lô nói: “Còn như vật
ngươi gieo, ấy không phải là hình thể sẽ có, chẳng qua là cái hạt, như hạt lúa
mì hay là giống gì khác. Nhưng Đức Chúa Trời cho nó hình thể tùy ý Ngài, mỗi
giống cho một hình thể riêng” (cc. 37- 38). Hãy lấy hạt hoa cẩm chướng làm ví dụ.
Trước khi gieo xuống đất, hạt cẩm chướng không có vinh hiển gì cả. Nhưng sau
khi gieo, nó bắt đầu từ đất mọc lên như một cái mầm mềm mại. Đó là giai đoạn đầu
của vinh hiển. Khi nó lớn lên và phát triển nhiều hơn, nó chuyển sang một giai đoạn vinh hiển khác. Cuối cùng
một đóa hoa xuất hiện. Đó là vinh hiển đầy trọn của hạt cẩm chướng. Vinh hiển này không xuất hiện tức
khắc hay đột ngột. Trái lại, đó là vấn đề lớn lên dần dần từ một giai đoạn phát triển này sang giai đoạn
phát triển khác. Theo nguyên tắc, sự vinh hóa của chúng ta cũng vậy. Mặc dầu sự
vinh hóa của chúng ta dường như là một điều xảy ra bất ngờ nhưng thật ra đó là
chung kết của một tiến trình lớn lên và phát triển dần dần trong sự sống.
THAY
ĐỔI CÓ TÍNH CÁCH HỮU CƠ,
MANG
TÍNH TRAO ĐỔI CHẤT
Sau
khi được xưng công chính, chúng ta cần được thánh hóa. Thánh hóa chủ yếu liên
quan đến biến đổi, là điều đưa đến vinh hóa. Được thánh hóa là được biến đổi
không những ở hình thức bề ngoài mà cũng ở bản chất bề trong. Biến đổi ngụ ý
đến một thay đổi bề trong mang tính hữu cơ, trao đổi chất.
Đấng
Christ là hạt giống hữu cơ của sự sống thần thượng đã được gieo vào
trong chúng ta. Bây giờ hạt giống này phải phát triển trong bản thể chúng ta. Bẩm
sinh chúng ta thiên nhiên và tầm thường. Điều Đức Chúa Trời quan tâm không phải
là thay đổi chúng ta từ xấu qua tốt, từ không kiên nhẫn thành kiên nhẫn, từ đầy
lòng ghen ghét qua yêu thương. Đức Chúa Trời chỉ quan tâm làm cho tội nhân
thành các con trai bằng cách đặt Con Ngài vào trong chúng ta làm hạt giống.
Ha-lê-lu-gia, hạt giống của quyền làm con đã được gieo vào trong bản thể chúng ta! Mặc dầu bản thể chúng
ta thiên nhiên nhưng hạt giống này sẽ sinh ra một thay đổi hữu cơ và mang tính
trao dổi chất bên trong. Bất cứ điều gì được thay đổi theo cách này đều được thánh hóa.
Một
lần nữa chúng ta có thể dùng trà để minh họa. Giả sử anh em có một tách nước
trong, nước có vị, màu, vẻ bề ngoài và thể yếu tự nhiên. Nước ấy tự nhiên không
phải vì nó sạch hay bẩn, nhưng chỉ vì nó là nước. Người muốn pha trà không thỏa lòng với
nước trong, mà muốn
có nước
trà. Để đổi
nước tự nhiên thành nước trà, họ phải bỏ lá trà vào nước. Khi ấy thể yếu của
trà sẽ hành động trong nước
để “trà hóa” nước. Qua tiến trình “trà hóa” này, cuối cùng nước sẽ có vẻ bề
ngoài và hương vị của trà. Thật ra sau khi nước được thể yếu của trà thâm nhập,
nó không còn được gọi là nước nữa mà được gọi là trà.
Chúng
ta là một tách nước trong, thiên nhiên. Dầu tinh sạch hay không, thuần khiết
hay không, chúng ta vẫn thiên nhiên vì chúng ta là “nước”. Nhưng Đức Chúa Trời
đã đặt Đấng Christ là “trà” thiên thượng vào trong chúng ta, và yếu tố hữu cơ của
“trà” này tạo nên một thay đổi mang tính trao đổi chất trong sự sống thiên
nhiên của chúng ta. Hằng ngày Đấng Christ đang biến đổi chúng ta bằng
thể yếu của Ngài.
ĐỨC
CHÚA TRỜI LÀM CHO
MỌI
SỰ TÁC ĐỘNG VỚI NHAU ĐỂ CÓ ÍCH
Đức
Chúa Trời chỉ hành động trên chúng ta từ bên trong, nhưng Ngài cũng làm cho “mọi
sự hiệp lại làm ích cho kẻ thương yêu Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi
theo mục đích của Ngài”. Tôi thờ phượng Đức Chúa Trời biết bao vì Ngài đang làm
cho mọi sự tác động
với nhau! Vì
sự hành động của Ngài, cuối cùng tất cả chúng ta sẽ được đồng hóa theo hình ảnh
của Con Đức Chúa Trời. Mỗi một người trong Giê-ru-sa-lem Mới đều sẽ mang hình ảnh
của Con Đức Chúa Trời. Đó là công tác của Đức Chúa Trời, không phải công tác của
chúng ta. Để hoàn thành điều này, Ngài làm cho mọi sự tác động với nhau để làm
ích.
Câu
29 và 30 cho thấy mọi công tác đều thuộc về Đức Chúa Trời. Ngài biết trước,
Ngài tiền định, Ngài kêu gọi, Ngài xưng công chính, và Ngài vinh hóa. Xin lưu ý
rằng những động từ ở đây đều ở thì quá khứ. Theo câu 30, thậm chí sự vinh hóa cũng đã hoàn
thành rồi. Mặc dầu chúng ta dễ dàng tin rằng mình đã được tiền định, kêu gọi,
và xưng công chính, nhưng có thể chúng ta cảm thấy khó tin rằng mình đã được
vinh hoá.
Nhưng theo cách nhìn của Đức Chúa Trời thì không có yếu tố thời gian. Theo cách
nhìn của Ngài, chúng ta đã được vinh hóa rồi.
Mỗi
khi tôi tuyệt vọng cho tình hình ngày nay, Chúa an ủi và khích lệ tôi hãy an
nghỉ, vì Ngài đang làm mọi công tác. Thật ra, theo một ý nghĩa, công tác đã
hoàn tất rồi. Theo Sách Khải Thị, Sa-tan đang ở trong Hồ Lửa, và Giê-ru-sa-lem
Mới đã được xây dựng. Sự kiện sứ đồ Giăng có thể nhìn thấy Sa-tan trong Hồ Lửa
và Giê-ru-sa-lem Mới
ra từ trời ở nơi Đức Chúa Trời
xuống
cho thấy rằng theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, những điều này đã xảy ra. Vì vậy,
tôi hoàn toàn tin chắc khi nói rằng dầu anh em biếng nhác hay siêng năng trong
việc tìm kiếm Chúa, thì đến một ngày, anh em cũng sẽ ở trong hình ảnh của Con Đức
Chúa Trời.
Tất
cả chúng ta đang được thánh hóa và biến đổi dầu có cảm thấy điều gì xảy ra bên
trong hay không. Nếu so sánh tình trạng của anh em hôm nay với tình trạng vài
năm trước, anh em sẽ thờ phượng Chúa và cảm tạ Ngài về công tác thánh hóa của
Ngài đã thực hiện trong anh em. Một khi Chúa “trà hóa” chúng ta, chúng ta không
thể như cũ dầu có quyết định lìa bỏ nếp sống Hội Thánh và trở lại thế gian. Anh em có thể trở lại thế
gian, nhưng sẽ không thể xóa bỏ công tác thánh hóa và biến đổi mà Chúa đã làm
trong anh em. Bằng cách tiếp xúc với Đấng Christ và Hội Thánh thì một điều gì đó sẽ xảy ra bên trong chúng ta cách hữu cơ. Hằng ngày
Chúa đang thánh hóa và biến đổi chúng ta.
LINH
CẦU THAY
Mặc
dầu không ai muốn chịu khổ, nhưng càng chịu khổ, chúng ta càng được thánh hóa.
Khi tôi nhớ
đến các thánh đồ trong hiện diện của Chúa và cầu nguyện cho họ, tôi thường cầu
nguyện cho họ được
bình an và vui mừng. Không biết cách cầu nguyện cho các thánh đồ, đôi khi tôi than thở trước
mặt Ngài vì nhận biết chỉ một mình Ngài biết nhu cầu thật của họ. Như 8:26
chép: “Thánh Linh giúp đỡ cho sự yếu đuối của chúng ta vì chúng ta chẳng biết thể nào cầu nguyện cho
xứng đáng, nhưng chính Thánh Linh lấy sự than thở không thể nói ra được mà cầu
thay cho chúng ta”. Trong sự than thở của chúng ta, Linh cầu Thay cầu nguyện
cho các thánh đồ được đồng hóa theo hình ảnh của Con Đức Chúa Trời.
MỤC
TIÊU CỦA VINH HÓA
Đôi
khi chúng ta có thể không vui về cách Chúa đối xử vớí mình. Chẳng hạn như một
anh em có thể không hài lòng về vợ mình, có lẽ anh ấy nghĩ vợ của anh em khác tốt
hơn vợ mình nhiều. Nhưng chúng ta đều có người chồng hay người vợ tốt nhất. Bất
cứ điều gì Cha ban cho chúng ta đều là tốt nhất. Ngài biết chúng ta cần gì. Những
người chịu khổ thật sự đang được Ngài ban phước. Mỗi người vợ, người chồng và mỗi
một hoàn cảnh đều tốt nhất. Điều gì xảy đến cho chúng ta cũng là điều tốt nhất.
Anh em nên ngợi khen Chúa không những khi có việc làm hoàn hảo, mà cả khi thất
nghiệp. Có thể những lúc thất nghiệp là ích lợi cho anh em hơn là có việc làm tốt.
Chúa không bao giờ
nhầm lẫn trong cách đối xử với chúng ta. Ngài biết điều Ngài đang làm.
Ngợi
khen Chúa vì hiện nay Ngài đang thánh hóa và biến đổi để vinh hóa chúng ta! Qua
công tác biến đổi, Ngài đang đồng hóa chúng ta theo hình ảnh của Con Ngài. Đừng
tách rời sự thánh
hóa, biến
đổi, và đồng hóa; cả ba đều liên quan với nhau và đều vì mục tiêu vinh hóa.
Ngày nay chúng tá đang ở trong
tiến trình vinh hóa. Một ngày kia, khi tiến trình này hoàn thành tất cả chúng ta sẽ đều
ở trong vinh
hiển.