Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

LA-MÃ BÀI BA MƯƠI BẢY



LUẬT TRONG LA-MÃ CHƯƠNG 7 VÀ 8

Ba từ chính yếu trong La-mã chương 7 và 8 là luật, sự sống, và sự chết. Thậm chí các khoa học gia cũng thấy khó định nghĩa sự sng và sự chết. Trong Kinh Thánh, sự chết được nói đến cách rõ ràng. lCô-rin-tô 15:26 nói sự chết là kẻ thù sau cùng, và Khải Thị 20:14 nói sự chết sẽ bị ném vào Hồ Lửa. Để sự chết bị ném vào Hồ Lửa, sự chết phải cụ thể và hữu hình. Trong Khải Thị chương 20, sự chết một mặt liên hệ đến Sa-tan và mặt khác liên hệ đến Âm Phủ, cả hai đều bị ném vào Hồ Lửa. Điều này chứng tỏ Sa-tan là một thân vị thật sự, và Âm Phủ là một nơi rõ ràng. Vì vậy, sự chết cũng phải là một điều gì đó cụ thể. Tuy nhiên, không ai có thể giải nghĩa sự chết cách đầy đủ.

BỐN LUẬT
Vấn đề luật thật sâu nhiệm. Nhiều người nghiên cứu Kinh Thánh đã bị cách sử dụng từ “luật” của Phao-lô trong La-mã chương 7 làm cho bối rối. Từ này trước hết chỉ về Luật của Đức Chúa Trời, tức Mười Điều Răn (7:22). Sau đó trong 7:23, Phao-lô nói về “luật trong tâm trí tôi”; trong 8:2, ông nói về “luật của tội và sự chết” và về “luật của Linh Sự Sống”. Những từ “luật” và “sự sống” đã khó hiểu, cụm từ “luật của Linh Sự Sống” thậm chí lại càng khó hiểu hơn. Vì vậy, trong các chương 7 và 8, từ “luật” được dùng theo những cách khác nhau: cho Luật của Đức Chúa Trời, luật của tâm trí, luật của tội và sự chết, và luật của Linh Sự Sống.


LUẬT KHÁC
Tuy nhiên, trong chương 7 vẫn còn một luật khác: “Vậy tôi thấy trong tôi có luật nầy: khi tôi mun làm điều thiện, thì điều ác lại cặp theo” (c. 21). Trước khi có thể biết luật được đề cập đến trong câu này, chúng ta cần hiểu Luật của Đức Chúa Trời, luật của tâm trí, luật của tội và sự chết (tức luật của tội trong các chi thể chúng ta), và luật của Linh Sự Sng. Học biết bốn luật này ging như học biết những nguyên tắc toán học cơ bản. Luật trong câu 21 không phải là luật của tâm trí hay luật của tội trong các chi thể chúng ta. Chúng ta có thể thể gọi đó là “luật này”. Có một luật, một nguyên tắc mà hễ khi nào mun làm điều thiện, thì điều ác lại hiện diện. Luật trong 7:21 chỉ về nguyên tắc này.
Phao-lô khám phá ra nguyên tắc là hễ khi nào ông cố gắng làm điều thiện thì điều ác hiện diện với ông. Anh em có bao giờ nhận biết có một luật như vậy không? Nếu chúng ta không cố gắng làm lành, dường như điều ác này không hiện diện. Nhưng có một luật là hễ khi nào chúng ta cố gắng làm điều thiện thì điều ác có mặt. Chẳng hạn như nếu anh em không cố gắng khiêm nhường, sự kiêu ngạo dường như không có mặt. Nhưng nếu quyết định khiêm nhường, sự kiêu ngạo hiện diện với anh em. Cũng vậy, nếu không quyết định không nổi nóng, tánh nóng giận không có mặt. Nhưng mỗi khi anh em quyết định không bao giờ nổi nóng nữa, tánh nóng giận lại có mặt ngay lập tức. Đó là “luật này”. Luật này không có những điều răn, chỉ có nguyên tắc là hễ khi nào chúng ta mun làm điều thiện thì điều ác có mặt.
Không bao nhiêu Cơ-đốc nhân, kể cả các Cơ-đốc nhân khao khát, nhận biết có một luật như vậy. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều bối rối trước sự kiện mỗi khi dự định kiên nhẫn, chúng ta lại thất bại. Thay vì kiên nhẫn, chúng ta nổi giận. Cũng vậy, hễ khi nào quyết tâm khiêm nhường, cuối cùng chúng ta lại kiêu ngạo. Trước khi được cứu, hay khi không siêng năng tìm kiếm Chúa, dường như chúng ta khá tốt. về sau, chúng ta học biết mình nên là một người mới. Tôi được dạy dỗ như vậy. Nhưng càng cố gắng sống như một người mi, người cũ càng hiện diện với tôi. Rồi tôi được dạy hãy kể chính mình đã chết, và tôi thực hành lời dạy này. Tuy nhiên, càng kể mình đã chết, tôi càng sống động. Càng cố gắng làm lành, tôi càng tệ hơn.
Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều kinh nghiệm điều này. Khi chúng ta cẩu thả, dường như chúng ta tốt. Nhưng khi muốn làm lành để đẹp lòng Chúa, dường như cách cư xử của chúng ta trở nên tệ hơn. Chẳng hạn một anh em có thể nói: “Là một Cơ-đốc nhân yêu mến Chúa, tôi không nên nổi nóng hoặc đối xử không tốt với vợ. Tôi sẽ xin Chúa giúp tôi trong điều này”. Tuy nhiên, không bao lâu sau, anh này lại nổi nóng với vợ.
Tôi bị những điều tương tự như vậy quấy rầy suốt tám năm, từ năm 1925 đến năm 1933. Trong những năm này, nhiều lần tôi ăn không ngon, ngủ không yên vì bị đời sống Cơ-đốc của mình quấy rối. Một số người gặp nan đề này, thậm chí có ý tưởng không làm Cơ-đốc nhân nữa, và tự nhủ: “Tôi không muốn làm Cơ-đốc nhân nữa. Người ta nói với tôi nếu trở nên Cơ-đốc nhân, tôi sẽ vui mừng. Nhưng bây giờ, ngày nào tôi cũng gặp rắc rối. Tôi muốn khiêm nhường nhưng lại kiêu ngạo”. Qua những kinh nghiệm như vậy, tôi bị phơi bày, không ngờ mình xấu xa đến như vậy. Nhờ đọc Kinh Thánh và qua kinh nghiệm trong đời sng Cơ-đốc, tôi đã tìm thy có một luật hành động trong con người là hễ khi nào chúng ta mun làm điều tốt thì điều xấu có mặt. Khi khám phá ra luật này, tôi nhận biết mình không nên ngu dại tiếp tục c gắng làm điều tốt. cố gắng làm điều tốt chẳng khác nào nhấn nút để cho điều ác hiện diện. Nếu anh em không nhấn nút, điều ác không có mặt, nhưng nếu nhấn nút, điều ác sẽ đến ngay và hăng hái hành động. Lần đầu tiên tôi ngừng nhấn nút là vào năm 1933. Tuy nhiên, tôi thấy khó tránh nhấn nút, vì tôi đã và đang nhn nút này suốt đời. Mặc dầu biết mình không nên nhấn nút, nhưng tôi phải thừa nhận thậm chí hiện nay, thỉnh thoảng tôi vẫn còn nhấn nút. Có lẽ hôm nay anh em đã nhấn nút này rồi. Có lẽ chúng ta sẽ không dừng điều này hoàn toàn cho đến khi được cất lên hoặc cho đến khi trong Giê-ru-sa-lem Mới.
Có lẽ anh em đã đọc đi đọc lại La-mã chương 7 mà không thấy luật thứ năm này. Ngoài bn luật, có một luật hành động mỗi khi chúng ta muốn làm điều tốt. Chúng ta cần xin Chúa giữ mình không nhấn nút này, vì mỗi khi nhấn nút, điều ác hiện diện. Nếu cố gắng kiên nhẫn, chúng ta đang nhấn nút này, và thay vì kiên nhẫn, chúng ta nổi giận. Nếu cố gắng khiêm nhường, chúng ta lại nhấn nút này, và chúng ta kiêu ngạo. Cơ-đốc nhân thường cầu nguyện xin Chúa giúp mình làm điều tốt, như yêu vợ hoặc vâng phục chồng. Nhưng chúng ta cần cầu nguyện để Chúa giữ mình khỏi cố gắng làm những điều này. Về điều này, chúng ta cần một khải thị, một khải tượng giữ mình không nhấn nút khiến điều ác hiện diện.                     

BA THÂN VỊ VÀ BA Sự SỐNG
Bây giờ chúng ta cần xem xét luật tốt lành trong tâm trí, luật của tội trong các chi thể, và luật sự sống trong linh. Trong vườn Ê-den, có hai cây -Cây Biết Thiện—Ác và Cây Sự Sống. Trong hai cây này, chúng ta thấy điều thiện, điều ác, và sự sng. Với mỗi một điều thì có một luật: luật điều thiện, luật điều ác, và luật sự sống. Chúng ta là mô hình thu nhỏ của vườn Ê-đen vì tình trạng tay ba gồm Đức Chúa Trời, con người, và Sa-tan hiện đang ở trong chúng ta. Hơn nữa, luật điều thiện, luật điều ác, và luật sự sng hiện đang ở trong chúng ta.
Nói về thân vị, chỉ có ba bản thể trong vũ trụ: thân vị thần thượng là Đức Chúa Trời; thân vị gian ác là Sa-tan, và thân vị con người. Mỗi thân vị này có một sự sng. Thân vị thần thượng có sự sống thần thượng, thân vị con người có sự sống con người, và thân vị gian ác có sự sống gian ác. Sự sống con người không chỉ đến từ cha mẹ mà còn đến từ sự sáng tạo của Đức Chúa Trời. Sự sống con người của chúng ta được tạo dựng khi A-đam được tạo dựng, không phải khi cha mẹ sinh chúng ta ra.
Sau khi được tạo dựng, con người sa ngã. Vào thời điểm sa ngã, sự sống gian ác tiêm vào thân thể con người. Như chúng tôi đã nêu, trong sự sa ngã, không những con người làm điều sai, mà một điều gì đó gian ác đã vào bên trong con người. Chẳng hạn, nếu một đứa bé uống thuốc độc, không những nó làm điều sai mà một điều gì đó đã vào trong nó. Bởi sa ngã, sự sống gian ác của Sa-tan đã vào trong thân thể con người, và bây giờ sự sống gian ác này ở trong xác thịt chúng ta. Vì vậy, mọi người, dầu là người lịch sự hay một tên cưp, đều có sự sống con người là sự sống tốt lành, và sự sống Sa-tan là sự sống gian ác. Đó là lý do vì sao người ta có thể vừa tốt vừa xấu, vừa tử tế vừa độc ác. Không ai thích làm điều ác. Nhưng trong chúng ta có một thân vị với một sự sng thích làm điều ác. Vì vậy, Phao-lô nói: “Cho nên điều thiện tôi muốn thì tôi không làm; nhưng điều ác tôi không mun thì tôi lại làm” (7:19). Điều này có nghĩa là không còn là chúng ta làm những điều ấy mà là thân vị gian ác với sự sống gian ác trong chúng ta.
Mọi người không những là con của A-đam mà còn là con của Ma Quỉ. Trong Giăng 8:44, Chúa Jesus phán với người Do-thái: “Các ngươi ra từ cha các ngươi là Ma Quỉ, và các ngươi muốn làm theo tư dục của cha các ngươi”. Mỗi người đều có hai người cha, cha loài người và cha Sa-tan. Một ngày nọ, sau khi tôi giảng về điều này tại Thượng Hải, một anh em xin tôi đừng nói chúng ta là con cái của Sa-tan nữa. Tôi nói, điều này không phải tôi nói, rồi trưng dẫn lGiăng 3:10 cho anh, câu này nói: “con cái của Ma Quỉ”. Vì chúng ta là con cái của Ma Quỉ nên chắc chắn Ma Qu phải là cha chúng ta. Đó là lý do vì sao Chúa Jesus nói người Do- thái ra từ cha của họ, là Ma Quỉ. Vì vậy, tất cả những người sa ngã đều có hai cha, mỗi người cha ấy có một sự sống khác nhau, cha loài người với sự sng con người và cha Sa-tan với sự sống Sa-tan.
Ngợi khen Chúa vì lịch sử của chúng ta không dừng lại ở sự sáng tạo và sa ngã! Chúng ta đã được cứu và tái sinh, được sinh lại. Khi Ni-cô-đem nghĩ rằng sinh lại là vào trong lòng mẹ và được sinh ra một lần nữa thì Chúa Jesus trả lời sinh lại là sinh bởi Linh: “Hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt, hễ chi sanh bởi Linh là linh” (Gi. 3:6). Do đó, được sinh lại nghĩa là được sinh bởi Đức Chúa Trời (Gi. 1:13). Ha-lê-lu-gia, một thân vị thứ ba, tức là chính Đức Chúa Trời, đã được sinh trong chúng ta! Với thân vị thần thượng này, chúng ta có sự sống thần thượng.
Thân vị thứ nhất, tức thân vị con người, là bản thể chúng ta, bản ngã của chúng ta. Thân vị này ở trong hồn, được đại diện bởi tâm trí. Sự sống của thân vị này chủ yếu ở trong tâm trí. Thân vị thứ hai, là thân vị Sa-tan, ở trong thân thể, tức là trong xác thịt. Nhưng ngợi khen Chúa vì thân vị thứ ba, là thân vị thần thượng, ở trong linh chúng ta! Như chúng ta đều biết, con người có ba phần, linh, hồn, và thân. Trong hồn, chúng ta có thân vị con người, trong thân thể, chúng ta có thân vị Sa-tan, và trong linh, chúng ta có thân vị thần thượng. Thật là kỳ diệu!
Cơ-đốc nhân thật phức tạp. Khi còn trẻ, tôi được dạy dỗ rằng tín đồ có hai bản chất, một bản chất cũ và một bản chất mới. về sau, tôi học được rằng sự hiểu biết như vậy không đầy đủ. Mọi Cơ-đốc nhân thật đều có ba thân vị với ba sự sống. Đức Chúa Trời, Sa-tan, và bản ngã đều ở trong chúng ta. Đôi khi ba thân vị này chiến đấu với nhau. Ba thân vị này không thể sống hài hòa hay tương giao gì với nhau.

MỖI SỰ SỐNG CÓ MỘT LUẬT
Mỗi loại sự sng đều có một luật. Luật chỉ về một lực tự nhiên với một khuynh hướng và một hoạt động nào đó. Chẳng hạn, chúng ta thở vì chúng ta sống. Hễ có sự sng thì luật của sự sống này làm cho chúng ta thở. Chúng ta có thể dùng tiêu hóa làm một ví dụ khác. Sau khi dùng bữa, chúng ta không cần cố gắng tiêu hóa thức ăn. Tiêu hóa là vấn đề luật. Mỗi khi chúng ta ăn, luật của sự sng vật lý hoạt động để tiêu hóa thức ăn.
Điều này cũng đúng cho sự sống động vật. Chim bay vì luật của sự sống loài chim là bay. Không ai dạy chim biết bay; chúng được sinh ra với sự sống biết bay. Vì vậy, chim bay là điều tự nhiên. Anh em có thể ngăn cản sự hoạt động của luật này bằng cách nhốt chim vào chụồng. Nhưng một khi cửa chuồng mở ra, chim sẽ bay đi mất. Trái lại, mèo không bao giờ bay, dầu chúng ta ra lnh hoặc đe dọa sẽ phạt nó, nó vẫn không thể bay vì nó không có sự sng với luật bay. Tuy nhiên, vì mèo có một sự sống bắt chuột nên tự nhiên nó đuổi chuột. Chó sủa vì nó có sự sống sủa với luật sủa. Không cần dạy chó sủa, chó tự nhiên sủa, tự phát sủa vì sự sng của nó đầy dẫy khuynh hướng và hoạt động sủa.
Chuyển sang sự sống thực vật, chúng ta có thể lấy cây ăn trái làm hình ảnh minh họa khác về sự kiện mỗi sự sng có một luật. Tôi không giỏi phân biệt các loại cây ăn trái. Tuy nhiên, thật dễ phân biệt được cây nhờ trái của nó. Dĩ nhiên cây táo sinh trái táo và cây cam sinh trái cam. Thật phi lý nếu ra lệnh cho cây táo sinh trái cam và cây cam phải sinh trái táo! Không ai khờ dại làm như vậy. Cây cam sinh trái cam, và cây táo sinh trái táo. Cây cam có sự sống của cây cam, trong sự sng ấy là một luật hoạt động sinh ra trái cam.
Cũng vậy, không cần dạy cây cẩm chướng ra hoa cẩm chướng thay vì hoa đào. Thật ra, thậm chí không cần dạy nó ra hoa. Nếu một người nào đó dạy cây cẩm chướng ra hoa và nếu cây cẩm chướng biết nói, nó sẽ nói: “Đừng phí thì giờ dạy tôi ra hoa. Chỉ cần để tôi yên và để tôi lớn lên. Cuối cùng tôi sẽ ra hoa”. Nở hoa là việc đến từ luật của sự sống cây cẩm chướng. Tất cả các ví dụ trên cho thấy mỗi sự sng đều có một luật.

BA SỰ SỐNG VÀ BA LUẬT
Vì Cơ-đốc nhân có ba sự sống nên chúng ta cũng có ba luật. Chúng ta có sự sống con người, là sự sống tốt lành. Với sự sống tốt lành này, chúng ta có luật điều thiện. Vì luật này, tự nhiên mọi người đều mun làm điều thiện; không cần ai dạy cho. Chúng ta được sinh ra với ước muốn làm điều tốt, mỗi đứa bé đều có sự sống con người với luật làm điều thiện của sự sống ấy. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy, con người không những có sự sống con người, mà còn có sự sng Sa-tan với luật điều ác. Vì sự sống Sa-tan trong con người nên tự nhiên một đứa bé nói dối, không cần ai dạy. Thật ra, các cha mẹ Cơ-đốc luôn luôn dạy con đừng nói dối. Tôi dạy con tôi đừng nói dối, dầu vậy chúng vẫn nói dối. Chẳng hạn, tôi dạy con tôi đừng vọc nước đã giặt quần áo. Một ngày nọ, tôi bước vào và thấy một đứa đang vọc nước. Ngay lập tức nó giấu tay ra sau lưng. Thay vì quở trách hay phạt nó, tôi tự nhủ: “Đó là một con người sa ngã. La mắng có ích gì?” Anh em có thể ra lệnh cho một bụi gai đừng sinh ra gai, nhưng dầu sao đi nữa nó vẫn sinh ra gai. Đó là luật của sự sống bụi gai. Cũng vậy, trẻ con nói dối không cần ai dạy vì sự sng của Sa-tan với luật nói dối của Sa-tan ở trong chúng. Khi nói dối, chúng chỉ sống theo luật nói dối này. Chúng ta cần được dạy để đọc nhưng không cần được dạy để nói dối. Về nguyên tắc, con người sa ngã nói dối cũng ging như mèo đuổi chuột. Cả hai đều là hoạt động của luật theo loại sự sống ở trong. Bây giờ chúng ta có thể hiểu tại sao khi muốn làm điều tốt, chúng ta lại làm ngược lại. Chúng ta có hai sự sống ở bên trong, sự sng con người, và sự sống Satan, mỗi sự sống có luật của nó. Nhưng luật của sự sống Sa-tan mạnh hơn luật của sự sống con người.
Ngợi khen Chúa, chúng ta cũng có sự sống thần thượng! Trong ba sự sống trong chúng ta, sự sống thần thượng mạnh nhất, và sự sống con người yếu nhất.

SỐNG BỞI LUẬT SỰ SỐNG
Những gì chúng ta làm trong cuộc sống hằng ngày tùy thuộc vào luật mà chúng ta sống. Làm lành là một luật, làm ác là một luật khác, và sng bởi sự sống lại là một luật khác nữa. Đừng nghĩ anh em có thể làm bất cứ điều gì mà không có luật. Là Cơ- đốc nhân, mọi sự chúng ta làm trong đời sống hằng ngày là hoạt động của một trong các luật. Giả sử tôi giận một anh em. Tôi có thể cố gắng đè nén cơn giận và tự nhủ: “Dầu ngươi giận anh em ấy nhưng không được để lộ ra. Nếu nổi nóng, ngươi sẽ mất mặt và gây nan đề”. Cư xử như vậy là không thật mà mang tính chính trị. Hơn nữa, cách cư xử ấy không lâu bền. Một s người c nén giận, và hậu quả là bị đau bao tử. Mặc dầu chúng ta có thể chính trị như vậy nhưng cui cùng luật của sự sng Sa-tan sẽ làm chúng ta nổi nóng. Nén giận là cư xử cách chính trị; nổi nóng là sng theo luật của tội. Nếu thành thật, chân thật, và ngay thẳng thì tất cả những gì chúng ta làm hoặc nói sẽ là hoạt động của một trong những luật này.
Hằng ngày, mọi sự đều được quyết định bởi luật mà chúng ta sng. Nếu sng bởi sự sng con người, luật sự sng con người sẽ hoạt động. Tuy nhiên, sự sng con người yếu đuối, và luật của sự sng ấy mong manh vì luật của sự sng Sa-tan hiện diện, là một luật mạnh hơn nhiều. Ha-lê-lu-gia chúng ta có luật mạnh nhất bên trong, đó là luật của Linh Sự Sống! Chúng ta không nên sng bi sự sống con người nhưng hãy sng bi sự sống thần thượng.
Trong La-mã chương 8, Phao-lô nói chúng ta nên bước theo linh. Bước theo linh là sống bởi sự sống thần thượng. Khi sống bởi sự sống thần thượng, luật của sự sống này, tức luật mạnh nhất, hành động trong chúng ta. Không luật nào có thể đánh bại luật của sự sống thần thượng. Bởi luật này, chúng ta được giải thoát khỏi mọi khó khăn. Đừng lo lắng về những nan đề của mình. Hễ anh em bước theo linh và sống bởi luật của sự sống thần thượng, luật này sẽ hành động cho anh em cách tự phát.
Tất cả chúng ta cần được nhắc nhở để nhấn đúng nút, không phải nút khiến cho “luật này” hành động. Đừng dạy tôi yêu vợ vì trong sự sống con người của mình, đơn giản là tôi không thể làm điều đó. Thay vào đó, hãy dạy tôi đặt ngón tay lên đúng nút, là luật của Linh Sự Sng. Nếu làm như vậy, tự nhiên tôi sẽ yêu vợ. Cũng vậy, đừng dạy chị em vâng phục chồng. Càng dạy như vậy, họ càng ít vâng phục. Trái lại, hãy dạy họ nhấn đúng nút, rồi họ sẽ tự đọng vâng phục chồng.
Nút đúng nằm ở trong linh chúng ta. Linh làm chứng với linh chúng ta (8:16), và nút ấy là chính Linh của Đức Chúa Trời. Hng ngày hằng giờ, chúng ta phải giữ tay trên nút này. Làm điều này là đặt tâm trí vào linh và bước theo linh. Đừng bao gi lấy tay khỏi nút Linh. Nếu giữ tay trên nút này, anh em sẽ trong linh, Linh sẽ là sự sống cho anh em, và mọi điều tiêu cực sẽ bị giết chết.
Bí quyết giữ ngón tay trên nút đúng là nhận biết mình có một nhân linh và Linh Sự sống đang trong linh đó. Cần xoay tâm trí, toàn bản thể mình hướng về linh và đặt tâm trí đó. Rồi chúng ta sẽ bước theo linh. Khi làm điều này, mọi điều tiêu cực tự nhiên bị giết chết, và chúng ta vui hưởng sự sống thần thượng. Khi làm như vậy, ước muốn làm lành bởi sự sống con người với luật tốt lành của sự sng ấy được thỏa mãn, và những đòi hỏi của Luật Đức Chúa Trời được đáp ứng. Hơn nữa, luật gian ác của sự sng Sa-tan bị đánh bại. Tất cả là vấn đề luật. Đừng cố gắng yêu thương hay làm lành. Thay vào đó, hãy xoay bản thể vào linh và giữ ngón tay cho đúng nút, tức là trên chính Chúa, Đấng là mọi sự cho chúng ta như là Linh Sự Sng. Bằng cách này, anh em sẽ vui hưởng Ngài, và anh em sẽ sống bởi luật của Linh Sự Sống.