Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018

LA-MÃ BÀI TÁM



KINH NGHIỆM CHỦ QUAN
VỀ SỰ XƯNG CÔNG CHÍNH
(2)
Khi Phao-lô viết Sách La-mã, chắc hẳn ông nghĩ đến Cựu ước. La-mã chương 1 rõ ràng đề cập đến Sách Sáng Thế Ký. Cụm từ “những sự của Ngài mà mắt không thấy được, ...thì từ buổi sáng thế đã thấy rõ, nhờ các vật dựng nên mà nhận biết được” chỉ về Sáng Thế Ký chương 1. “Những điều mắt không thấy được” nghĩa là những thuộc tính thần thượng của Đức Chúa Trời mà có thể hiểu được từ cõi thọ tạo. Do đó, Phao-lô bắt đầu Sách La-mã với một lời ngụ ý đến chương đầu của Sách Sáng Thế Ký. Hơn nữa, Phao-lô mô tả về sự định tội nhân loại theo sau những giai đoạn sa ngã của loài người được ghi lại trong Sáng Thế Ký. Trong Sáng Thế Ký chương 4, Ca-in lìa bỏ Đức Chúa Trời, không chịu giữ lấy Ngài trong sự hiểu biết của mình. Vào thời điểm của Sáng Thế Ký chương 11, toàn thể dòng dõi sa ngã đã đổi Đức Chúa Trời ly hình tượng. Họ đổi Đức Chúa Trời vinh hiển lấy hình tượng hư không, và suy thoái đến tình trạng gian dâm và rối loạn, được bày tỏ đến cực điểm tại Sô-đôm. Điều này đưa đến việc phạm mọi điều ác mà người ta có thể nghĩ đến. Phao-lô dùng lịch sử của dòng dõi bại hoại làm bối cảnh cho phần nói về sự định tội nhân loại. Trong La-mã chương 3, Phao-lô ám chỉ đến bức tranh về Hòm Giao Ước với nắp Hòm khi ông trình bày Đấng Christ là Nơi Vãn Hồi. Vì vậy, La- mã chương 3 cũng được viết với cái nhìn về Cựu Ước. Hơn nữa, khi đến phần kết luận về sự xưng công chính, Phao-lô dùng lịch sử của Áp-ra-ham như một ví dụ đầy đủ. Lịch sử của Áp-ra-ham cung cấp một kiểu mẫu đầy đủ về sự xưng công chính chủ quan và đích thực của Đức Chúa Trời. Nếu chỉ có sự dạy dỗ của Phao-lô trong chương 3, chúng ta không bao giờ có thể đánh giá cao những sự sâu nhiệm về sự xưng công chính của Đức Chúa Trời. Chúng ta chỉ có hạt giống của sự xưng công chính mà không có cốt lõi.

SỰ TRUYỀN DẪN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Tôi cảm thấy cần chia sẻ thêm kinh nghiệm chủ quan về sự xưng công chính. Trong linh, tôi có gánh nặng mun hoàn toàn mở La-mã chương 4 ra cho dân Chúa. Như tôi đã nói, La-mã chương 4 là một chương sâu sắc, sâu sắc hơn chúng ta biết. Chương này trình bày kinh nghiệm của Áp-ra-ham với Đức Chúa Trời. Áp-ra-ham là gương mẫu về việc kinh nghiệm Đức Chúa Trời của những người được Ngài kêu gọi. Ngôn ngữ loài người không đủ để mô tả một kinh nghiệm như vậy. Sau khi suy xét vấn đề này cách nghiêm túc, tôi chọn từ truyền dẫn để giúp chúng ta hiểu sự tương tác giữa Đức Chúa Trời và con người.
Việc áp dụng điện tùy thuộc vào cầu chì, và chúng ta có thể nói điện được áp dụng qua cầu chì. Đó là sự truyền dẫn. Điện thần thượng ở xa trên các từng trời, nhưng nơi điện được áp dụng là trên đất. Để điện thần thượng này đến với chúng ta, chúng ta cần sự truyền dẫn. Do đó, Đức Chúa Trời truyền dẫn chính Ngài cho chúng ta. Một khi có sự truyền dẫn này, chúng ta sẽ kinh nghiệm sự truyền dẫn thuộc linh khi thể yếu của Đức Chúa Trời thấm vào bản thể chúng ta. Sự truyền dẫn yếu tố của Đức Chúa Trời như vậy sẽ dầm thấm và lan tỏa trong chúng ta. Sự truyền dẫn đem đến sự thâm nhập, và sự thâm nhập này làm lan tỏa yếu t Đức Chúa Trời trong chúng ta.
ĐỨC TIN LÀ MỘT ĐÁP ỨNG
Sự lan tỏa này tạo nên một đáp ứng. Những mỹ đức thuộc linh và thuộc tính thần thượng đã được truyền vào trong chúng ta sẽ tạo nên đáp ứng trong chúng ta. Đáp ứng đầu tiên là tin. Đó là đức tin của chúng ta. Đó là định nghĩa cao nhất về đức tin. Đức tin không phải là khả năng hay mỹ đức thiên nhiên của chúng ta. Đức tin là đáp ứng của chúng ta đối với Đức Chúa Trời, là kết quả của sự truyền dẫn chính Ngài vào trong chúng ta và truyền các yếu tố thần thượng của Ngài vào trong bản thể chúng ta. Khi các yếu tố của Đức Chúa Trời dầm thấm bản thể chúng ta, chúng ta đáp ứng với Ngài, và đáp ứng này là đức tin. Đức tin không phải là mỹ đức của con người mà hoàn toàn là sự đáp ứng do sự truyền dẫn thần thượng tạo nên; sự truyền dẫn ấy dầm thấm và lan tỏa bản thể chúng ta. Một khi có đức tin này, chúng ta không bao giờ mất. Đức tin này sâu xa hơn huyết quản chúng ta, vì được truyền vào trong chúng ta và cấu tạo nên bản thể chúng ta. Dầu cố gắng không tin, chúng ta vẫn không bao giờ thành công. Đó là những gì Kinh Thánh mun nói về đức tin nơi Đức Chúa Trời.
Nếu tôi nhớ đúng, Phao-lô không bao giờ dùng từ “bởi đức tin nơi Jesus”. Nhưng ít nhất 2 hoặc 3 ln ông đề cập đến “đức tin của Jesus”, là cụm từ làm bối rối hầu hết các dịch giả. Vì thấy khó định nghĩa một cụm từ như vậy, nên một số dịch giả đã đi giới từ “của” thành “nơi”. Nếu chúng ta đổi giới từ, cụm từ sẽ là “đức tin nơi Jesus” và có nghĩa là chúng ta tự mình tin Jesus. Đó không phải là điều Phao-lô muốn nói. Phao-lô có ý nói chúng ta tin Chúa Jesus nhờ chính Chúa Jesus là đức tin của chúng ta. Vì không có khả năng tin, nên chúng ta phải nhận Đấng Christ làm khả năng tin của mình. Chúng ta cần tin Chúa Jesus bồi đức tin của Ngài. Tôi đã cố gắng hiểu điều này gần 40 năm. Trong quá khứ, tôi giải thích đức tin là Đấng Christ đem chính Ngài vào trong chúng ta. Bấy giờ đó là định nghĩa tốt nhất mà tôi có được. Tuy nhiên, trong vài ngày vừa qua, Chúa ban cho tôi một từ tốt hơn: đức tin là đáp ứng của chúng ta đối với Đức Chúa Trời, được sản sinh bởi sự truyền dẫn, truyền đạt và dầm thấm của Ngài.
TIẾN TRÌNH TRUYỀN DN
Sự truyền dẫn này được hoàn thành như thế nào? Là điện thiên thượng, Đức Chúa Trời đến với những người được chọn của Ngài. Chẳng hạn, Đức Chúa Trời đến với Áp-ra-ham bằng cách hiện ra với ông. Nếu nghiên cứu Sáng Thế Ký chương 11 đến 24, kể cả phần ghi lại trong Công Vụ chương 7, chúng ta thấy Đức Chúa Trời hiện ra với Áp-ra-ham vài lần. Công Vụ 7:2 nói Đức Chúa Trời vinh hiển hiện ra với Áp-ra-ham. Chắc chắn sự hiện ra của Đức Chúa Trời vinh hiển đã thu hút Áp-ra-ham. Được thu hút đơn giản có nghĩa là Đức Chúa Trời truyền chính Ngài vào trong Áp-ra-ham mà ông không biết hay không ý thức về điều đó. Điều này tương tự như sự chữa trị bằng tia ra-đi (radium) được dùng trong y học hiện đại. Bệnh nhân được đặt dưới tia X quang, không ý thức gì về những tia X quang chiếu xuyên qua người mình. Đức Chúa Trời là chất phóng xạ mạnh nhất. Nếu chúng ta ngồi với Ngài một giờ, Ngài sẽ truyền chính Ngài vào trong chúng ta. Sự truyền dẫn này sẽ tạo nên sự truyền đạt, dầm thấm, và lan tỏa.
SỰ TRUYỀN DẪN TRONG PHÚC ÂM
Bất cứ sự rao giảng Phúc Âm đúng đắn nào cũng nên có một sự truyền dẫn như vậy, là truyền Đấng Christ vào trong người ta. Làm thế nào Đấng Christ được truyền dẫn vào trong chúng ta? Là bởi rao giảng Phúc Âm. Mỗi khi chúng ta rao giảng Phúc Âm của Jesus Christ một cách bình thường, Đấng Christ hằng sng sẽ hiện ra, và sự hiện ra này sẽ truyền dẫn Đấng Christ vào trong người ta.
Tôi có thể khẳng định điều này bi kinh nghiệm. Mặc dầu tôi được sinh ra ở Trung Quốc và học biết những lời dạy của Khổng Tử, nhưng Khổng Tử không thu hút được tôi. Cơ-đốc Giáo như một tôn giáo cũng không thu hút tôi. Khi tôi mười chín tuổi, Chúa sai một chị em trẻ đến quê tôi để giảng Phúc Âm. Tôi tò mò đến xem. Đang khi tôi ngồi trong phòng nhóm nghe chị hát và giảng, vinh hiển của Đức Chúa Trời hiện ra và tôi được thu hút. Không ai phải thuyết phục tôi tin. Trong khi tôi lắng nghe chị, Đức Chúa Trời truyền chính Ngài vào trong tôi, và sự truyền dẫn này tràn ngập và chinh phục tôi, tạo nên một đáp ứng rất tích cực. Khi ra khỏi phòng nhóm và đi trên đường, tôi ngước mắt lên trời nói: “Đức Chúa Trời ôi, Ngài biết con là một thanh niên đầy tham vọng. Nhưng dầu người ta hứa trao cho con cả thế giới để làm đế quốc riêng, con cũng từ chối. Con muốn nhận lấy Ngài. Từ nay trở đi con muốn hầu việc Ngài. Con mun làm một người giảng đạo nghèo nàn đi từ làng này qua làng khác nói cho người ta biết Jesus tốt lành dường bao”. Bằng cách ấy, Jesus sống động đã được truyền vào bản thể tôi. Ngay lập tức, tôi đáp ứng với Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời đáp ứng với tôi. Đáp ứng của tôi đối với Đức Chúa Trời là tôi tin Ngài. Đó là đức tin của tôi. Đáp ứng của Đức Chúa Trời đối với tôi là xưng công chính tôi, ban cho tôi sự công chính của Ngài cùng với bình an và vui mừng Sự công chính của Đức Chúa Trời đáp ứng với tôi, và từ thời điểm ấy tôi có sự công chính. Đấng Christ được làm nên sự công chính của Đức Chúa Trời cho tôi. Do dó, tôi được bình an, vui mừng, và đầy hi vọng. Tôi đã được Đức Chúa Trời xưng công chính. Đức Chúa Trời đã gọi tôi ra khỏi tất cả những gì không phải là chính Ngài.
Một khi Đấng Christ đã truyền chính Ngài vào bên trong thì anh em không bao giờ có thể trn thoát; anh em phải tin Ngài. Khi rao giảng Phúc Âm, chính tôi từng gặp nhiều trường hợp như vậy. Một số người nói: “Đơn giản là tôi không biết điều gì đã xảy ra cho mình. Sau khi nghe ông ấy giảng đạo lần đầu và trở về nhà, tôi nói tôi không muốn có liên hệ gì với Đấng Christ, tôi không thích Jesus. Nhưng một điều gì đó đã vào trong tôi. Tôi cố gắng xua đuổi điều đó, nhưng không thể được. Mặc dầu tôi không muốn trở lại, nhưng một điều gì đó trong tôi thúc giục tôi đến nghe ông ấy giảng nhiều lần”. Điều gì vậy? Đó là hiệu quả của sự truyền dẫn Đấng Christ vào trong người ta. Từ sự truyền dẫn này có một đáp ứng-đó là tin Jesus bởi đức tin của Jesus.
ĐỨC CHÚA TRỜI HIỆN RA VỚI ÁP-RA-HAM
Đức Chúa Trời nhiều lần hiện ra với Áp-ra-ham. Nhiều người trong chúng ta có quan niệm sai về Áp-ra-ham, cho rằng ông là người khổng lồ đức tin. Tôi nghe điều này khi còn là một Cơ-đốc nhân trẻ tuổi, tôi sợ hãi và tự nhủ: “Hãy quên điều đó đi. Mình không bao giờ có thể trở thành một người khổng lồ đức tin”. Về sau, khi xem xét tiểu sử của Áp-ra-ham, tôi nhận thấy ông không phải là người khổng lồ đức tin. Người khổng lồ đức tin duy nhất là chính Đức Chúa Trời. Là người khổng lồ đức tin, Đức Chúa Trời truyền dẫn chính Ngài vào trong ông. Sau khi Áp-ra-ham dành thì giờ ở trong hiện diện của Đức Chúa Trời, ông không thể không tin Ngài vì Đức Chúa Trời đã được truyền dẫn vào trong ông. Do đó, Áp-ra-ham được Đức Chúa Trời thu hút, và ông đáp ứng bằng cách tin Ngài. Đáp ứng của ông là tin. Giả sử một người nghèo đến thăm Áp-ra-ham và nói: “Áp-ra-ham ơi, tôi biết ông không có con. Sang năm tôi sẽ khiến ông có một đứa con do chính vợ ông sinh ra”. Hẳn Áp-ra-ham đã đuổi ông ta đi, bảo ông ta đừng nói chuyện phi lý. Ai đã thật sự hiện ra với Áp-ra-ham? Đức Chúa Trời vinh hiển. Sự kiện Đức Chúa Trời hiện ra với ông trong Sáng Thế Ký chương 15 không phải là lần đầu tiên. Trước đó Ngài đã hiện ra vi ông vài lần ri.
Sự hiện ra lần đầu được ghi lại trong Công Vụ chương 7. Hai lần hiện ra nữa được tìm thấy trong Sáng Thế Ký chương 12: vào lần đầu (cc. 1-3), Đức Chúa Trời bảo Áp-ra-ham lìa khỏi quê hương, họ hàng và nhà cha mình; vào lần hiện ra thứ hai (cc. 7-8), Đức Chúa Trời hứa ban đất cho dòng dõi ông. Sau đó, là người ít kinh nghiệm trong đức tin, Áp-ra-ham đã sa vào Ai-cập. Đức Chúa Trời hiện ra với Áp-ra-ham lần thứ tư trong Sáng Thế Ký 13:14-17, khi Ngài bảo Áp-ra-ham ngước mắt lên nhìn miền đất từ mọi hướng. Vì vậy, Đức Chúa Trời hiện ra trong Sáng Thế Ký 15:1-7 là lần thứ năm; đối với Áp-ra-ham, lần này không có gì mới lạ. Đức Chúa Trời đã hiện ra với Áp-ra-ham nhiều lần, và Áp-ra-ham đã kinh nghiệm sự phong phú của những lần Đức Chúa Trời hiện ra, ông đi đến chỗ tin cậy những sự hiện ra ấy. Trong bốn lần hiện ra đầu tiên, yếu tố Đức Chúa Trời đã được truyền và tiêm vào trong bản thể Áp-ra-ham. Khi Đức Chúa Trời hiện ra cho Áp-ra-ham, Ngài không lìa khi ông cách đường đột. Ngài ở lại với Áp-ra-ham trong một khoảng thời gian. Trong Sáng Thế Ký chương 18, Đức Chúa Trời ở lại với Áp-ra-ham bao lâu? Ngài với ông khoảng nửa ngày, trò chuyện với ông nhiều giờ như với một bạn thân. Suốt cuộc viếng thăm ấy, Áp-ra-ham được Đức Chúa Trời truyền vào trong mình. Trong lần hiện ra thứ năm (Sáng. 15), Đức Chúa Trời bảo Áp-ra-ham rằng dòng dõi của ông sẽ đông như sao trên trời. Kết quả của sự hiện ra lần thứ năm là Áp-ra-ham kinh nghiệm một sự truyền đạt phong phú của Đức Chúa Trời đến nỗi ông tin. “Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời và điều đó kể là công nghĩa (hoặc: công chính) cho người”
(La. 4:3; Sáng. 15:6).
Đức tin của Áp-ra-ham không đến từ khả năng thiên nhiên của ông, và không bắt nguồn từ chính ông. Đức tin của ông nơi Đức Chúa Trời là một đáp ứng đối với chất ra-di thiên thượng, là sự đáp ứng đối với sự truyền dẫn thần thượng. Nói theo nghĩa bóng, đức tin của Áp-ra-ham đơn giản là Đức Chúa Trời hành động như “chất phóng xạ” trong ông. Đức tin đúng đắn là gì? Đức tin thật là sự hành động của Đức Chúa Trời trong chúng ta. Đó là lý do vì sao Đức Chúa Trời kể đức tin của Áp-ra-ham là công chính. Dường như Đức Chúa Trời phán: “Đức tin này là một điều gì đó thuộc về Ta. Nó tương ứng với Ta. Đó là sự công chính của Áp-ra-ham trước mặt Ta”. Sự công chính là gì? Là sự công chính của Đức Chúa Trời.
KINH NGHIỆM SÂU XA HƠN CỦA ÁP-RA-HAM
Lời thần thượng này trong Kinh Thánh thật sâu xa, chúng ta không thể hiểu được nếu chỉ đọc cách hời hợt. Áp-ra-ham tiếp nhận yếu t Đức Chúa Trời bởi tiến trình truyền dẫn thần thượng. Mặc dầu sự công chính đã được kể cho Áp-ra-ham, nhưng ông chưa kinh nghiệm sự công chính ấy cách vững chắc, cụ thể. Cũng vậy, chúng ta có thể có Đấng Christ là Sự Công Chính, nhưng không thật sự kinh nghiệm Ngài thiết thực. Vào giây phút kêu cầu Ngài, chúng ta tiếp nhận Đấng Christ, và Đấng Christ được làm nên sự công chính của chúng ta. Tuy nhiên, Đấng Christ vẫn phải trở nên kinh nghiệm của chúng ta. Do đó, chúng ta cần có Sa-ra.
Sa-ra tượng trưng cho ân điển. A-ga là vợ lẻ của Áp-ra-ham, tượng trưng cho Kinh Luật (Ga. 4:22-26). Chúng ta có Đấng Christ ở bên trong, nhưng thiếu kinh nghiệm về Đấng Christ này. Ai có thể giúp chúng ta kinh nghiệm? Sa-ra. Xin hãy nhớ Sa-ra tượng trưng cho ân điển của Đức Chúa Trời. Đừng làm việc với Kinh Luật bằng cách đến với A-ga, nhưng hãy hợp tác với ân điển bằng cách đến với Sa-ra. Nếu liên hiệp với Sa-ra, anh em sẽ kinh nghiệm Đấng Christ là sự công chính của mình. Đừng đến với Kinh Luật và đừng quyết định làm điều tốt. Chúng ta cần nhớ lại chính kinh nghiệm của Phao-lô như được thuật lại trong La-mã chương 7: “Lòng muốn thì ở nơi tôi, nhưng quyền lực làm điều thiện thì lại không có. Nếu mun làm lành, điều đó có nghĩa là anh em đang hướng về Kinh Luật. Nếu quyết định tôn trọng cha mẹ, thương yêu vợ, hay vâng phục chồng, anh em đang hướng về Kinh Luật và cưới A-ga. Kết quả của sự liên hiệp ấy luôn luôn là Ích-ma-ên. Tuy nhiên, nếu anh em liên kết với ân điển, sự liên hiệp ấy sẽ sinh ra Đấng Christ là Y-sác thật.
Y-sác tượng trưng cho kinh nghiệm vững chắc về sự công chính mà Đức Chúa Trời đã kể cho Áp-ra-ham. Vào ngày anh em tin Chúa Jesus, Đấng Christ được ban cho và truyền dẫn vào trong anh em. Anh em đáp ứng trong đức tin, và đức tin của anh em được Đức Chúa Trời kể là sự công chính của anh em. Bằng cách này, Đức Chúa Trời làm cho Đấng Christ trở nên sự xưng công chính của anh em, sự công chính của anh em. Tuy nhiên, vào lúc ấy anh em chưa có kinh nghiệm thật. Sau khi được cứu, anh em đến với A-ga, đến với Kinh Luật, quyết định làm điều tốt. Anh em thành công đến một mức độ nào đó, nhưng kết quả là Ích-ma-ên. Bây giờ, anh em phải liên hiệp chính mình với ân điển của Đức Chúa Trời, với Sa-ra. Với Sa-ra, anh em sẽ có kinh nghiệm thật về Đấng Christ mà mình đã tiếp nhận.
Theo hình bóng, sự công chính mà Đức Chúa Trời kể cho Áp-ra-ham là Y-sác. Theo Sáng Thế Ký 17:21, Đức Chúa Trời đến với Áp-ra-ham và phán: “Độ khoảng này năm tới, Sa-ra phải sanh cho ngươi một con trai”. Trong Sáng Thế Ký 18:10, Đức Chúa Trời lặp lại lời này hơi khác một chút: “Trong độ một năm nữa, ta sẽ trở lại đây với ngươi không sai, và chừng đó, Sa-ra, vợ ngươi, sẽ có một con trai”. Nếu đặt những câu này lại với nhau, chúng ta sẽ nhận thấy sự ra đời của Y-sác thật ra là chính Đức Chúa Trời đến. Rất tiếc bản dịch King James làm lu mờ hai câu này, dùng cụm từ “thời điểm sự sng “. Cách dịch đúng đắn cụm từ này được tìm thấy trong bản New American Standard, bản này chép: “Vào thời điểm này năm tới”. Chúa bảo Áp-ra-ham rằng sự ra đời của Y-sác sang năm sẽ là chính Đức Chúa Trời đến. Vì vậy, sự ra đời của Y-sác thật lạ thường: đó là Đức Chúa Trời đến.
KINH NGHIỆM CỦA TÍN ĐỒ
Chúng ta có thể áp dụng tất cả các điểm này cho kinh nghiệm của mình. Trong việc rao giảng Phúc Âm, qua sự hiện ra và sự truyền dẫn của Đấng Christ, chúng ta đáp ứng với Đức Chúa Trời trong việc tin, với Đấng Christ là đức tin. Khi đó, Đức Chúa Trời kể đức tin này cho chúng ta là sự công chính của chúng ta, là kinh nghiệm thật về Đấng Christ vào lúc chúng ta được cứu. Đó là sự hồi đáp của Đấng Christ, là Đấng Christ đến với chúng ta sâu xa hơn sau khi chúng ta đáp ứng với Đức Chúa Trời trong việc tin, với Ngài là đức tin của mình. Kết quả sự hiện ra của Đấng Christ và sự truyền dẫn thần thượng của Ngài là Ngài trở nên đức tin của chúng ta, tức sự đáp ứng đối với Đức Chúa Trời. Đáp lại, Đức Chúa Trời kể đức tin này là sự công chính cho chúng ta, và Đấng Christ trở nên sự công chính của Đức Chúa Trời cho chúng ta cách sâu xa hơn. Nhờ ân điển của Đức Chúa Trời, Đấng Christ đến với chúng ta cách sâu xa hơn, chúng ta có Đấng Christ như sự công chính của mình trước mặt Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể tóm tắt tiến trình này như vầy: trong sự hiện ra và truyền dẫn của Ngài, Đấng Christ trở nên đức tin của chúng ta đối với Đức Chúa Trời, và đáp lại, Đấng Christ trở nên sự công chính của Đức Chúa Trời đối với chúng ta. Khi ấy, Đấng Christ trở nên kinh nghiệm của chúng ta.
Hơn nữa, không những chúng ta có Đấng Christ là sự công chính của Đức Chúa Trời được kể cho mình mà còn kinh nghiệm Đấng Christ là Y-sác của mình. Chúng ta quí kinh nghiệm này, cho là thân yêu, quí báu và ấp ủ như con độc sinh của mình.
HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
ĐỂ ĐỨC CHÚA TRỜI THỎA LÒNG
Rồi có thể Đức Chúa Trời lại hiện ra [với chúng ta] và phán: “Con có muốn tiến tới với Ta không? Con có muốn vui hưởng sự hiện ra sâu xa hơn của Ta không? Nếu mun, con hãy từ bỏ Y-sác. Từ bỏ những gì Ta đã ban cho con. Đừng quăng bỏ Y-sác đi, nhưng hãy dâng Y-sác cho Ta. Hãy đem chính Đấng Christ mà con kinh nghiệm đặt trên bàn thờ và dâng cho Ta để Ta thỏa lòng. Kinh nghiệm Đấng Christ của con đã trở nên phần hưởng của con và làm con thỏa lòng. Bây giờ, Ta yêu cầu con dâng phần ấy cho Ta để Ta hoàn toàn thỏa lòng”. Anh em có bằng lòng làm như vậy không? Trong số một trăm Cơ-đốc nhân đã kinh nghiệm điều này, không một ai bằng lòng cả. Mọi người đều trả lời: “Làm sao con có thể từ bỏ kinh nghiệm thân thiết, quí báu về Đấng Christ? Ngài yêu cầu con từ bỏ điều này là sai. Con không bao giờ đồng ý”. Tuy nhiên, những ai được yêu cầu dâng kinh nghiệm của mình về Đấng Christ cho Đức Chúa Trời như dâng Y-sác mà không chịu vâng theo thì sự sống thuộc linh của họ sẽ chết. Dường như Đức Chúa Trời muốn nói với những người như vậy rằng: “Vì con quí kinh-nghiệm-Y-sác của mình và không chịu dâng cho Ta nên Ta sẽ để lại kinh nghiệm ấy cho con. Ta không thể tiến xa hơn với con. Con có sự vui hưởng và thỏa mãn của mình, nhưng Ta không có sự vui hưởng và thỏa mãn của Ta. Ta không thể làm gì với con để hoàn thành mục đích của Ta”. Áp-ra-ham dâng Y-sác để làm thỏa mãn Đức Chúa Trời. Đó là của lễ thiêu thật. Trên núi Mô-ri-a, Đức Chúa Trời được thỏa lòng hoàn toàn. Trong Sáng Thế Ký chương 22, chúng ta thấy Đức Chúa Trời không những là Đức Chúa Trời gọi những điều không có như đã có-Ngài được khải thị là Đức Chúa Trời như vậy trong Sáng Thế Ký chương 15 và 1- mà còn là Đức Chúa Trời ban sự sống cho kẻ chết. Theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, Y-sác đã chết khi Áp-ra-ham đặt Y-sác trên bàn thờ và đưa dao lên để giết Y-sác. Đức Chúa Trời chận Áp-ra-ham lại, cấm ông giết Y-sác. Theo hình bóng, điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời truyền sự sống cho Y-sác đã chết. Theo Hê-bơ-rơ 11:17-19, Y-sác đã phục sinh, và Áp-ra-ham nhận lại Y-sác trong sự phục sinh từ Đức Chúa Trời. Kết quả của điều này là Đức Chúa Trời được truyền dẫn, truyền đạt và lan tỏa vào trong Áp-ra-ham sâu xa hơn và phong phú hơn.
Trên núi Mô-ri-a, kinh nghiệm thuộc linh của Áp-ra-ham đạt đến đỉnh điểm. Kết quả là Áp-ra-ham trở nên thuộc linh và trưởng thành trong sự sống đến nỗi trong Sáng Thế Ký chương 24, ông tượng trưng cho Đức Chúa Trời Cha. Ông trnên trưởng thành như vậy từ đâu? Trên núi Mô-ri-a là nơi ông nhận được phần hưởng trọn vẹn về Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Cha được truyền vào trong ông. Vì vậy, Áp-ra-ham trở nên cha, không những của một cá nhân Y-sác mà còn của tập thể hàng ngàn con cháu là Vương Quốc của Đức Chúa Trời trên đất này để hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời.
Bây giờ, chúng ta có thể thấy vì sao sau khi viết La-mã chương 3, Phao-lô có gánh nặng dùng tiểu sử của Áp-ra-ham trong chương 4 như một bức tranh bày tỏ đỉnh điểm sự xưng công chính của Đức Chúa Trời. Mục đích xưng công chính của Đức Chúa Trời là để tái sản sinh Đấng Christ trong hàng triệu thánh đồ. Là sự tái sản sinh của Đấng Christ, những thánh đồ này trở nên những Chi Thể của Thân Thể Ngài (La. 12:5). Thân Thể này sau đó trở nên Vương Quốc của Đức Chúa Trời trên đất (La. 14:17) để hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời. Là Vương Quốc của Đức Chúa Trời, Thân Thể được trình bày cách chi tiết trong các chương từ 12 đến 16 của Sách La-mã. Tất cả các Hội Thánh địa phương là sự biểu lộ của Thân Thể Đấng Christ như Vương Quốc của Đức Chúa Trời. Là Vương Quốc của Đức Chúa Trời Hội Thánh không bao gồm một Y-sác, nhưng gồm có nhiều Y-sác là những người đến từ sự xưng công chính của Đức Chúa Trời. Tất cả những điều này là kết quả của kinh nghiệm chủ quan và sâu xa hơn về sự xưng công chính.
TRỞ VỀ VỚI CÂY SỰ SỐNG
Tuy nhiên, thậm chí chúng ta cần thấy nhiều hơn. Chúng ta hãy trở về vi chương đầu của Sáng Thế Ký một lần nữa.
Theo Sáng Thế Ký chương 1, con người không những được tạo nên bởi Đức Chúa Trời mà cũng được tạo nên vì Đức Chúa Trời và cho Đức Chúa Trời. Con người được tạo nên cho Đức Chúa Trời để có thể biểu lộ hình ảnh của Đức Chúa Trời và thi hành quyền cai trị của Đức Chúa Trời hầu xây dựng Vương Quốc Ngài. Con người được tạo nên cho Đức Chúa Trời vì một mục đích cao cả như vậy. Trong Sáng Thế Ký chương 2, chúng ta thấy Đức Chúa Trời được tiêu biểu bởi Cây Sự Sống, ngụ ý rằng con người mà đã được tạo dựng cho Đức Chúa Trời nên liên tục ăn Cây này. Con người cần đến với Đức Chúa Trời, tiếp xúc với Ngài, và được Ngài truyền dẫn và truyền đạt vào trong mình. Tuy nhiên, con người đã không làm như vậy, đã đi đến nguồn sai là Cây Tri Thức. Do đó, con người được Đức Chúa Trời tạo nên cho chính Ngài, đã quay khỏi Ngài. Đó là ý nghĩa chính xác về sự sa ngã của con người.
Đức Chúa Trời hiện đến để kêu gọi Áp-ra-ham ra khỏi tình trạng sa ngã ấy, nghĩa là Ngài mun đem con người trở về với chính Ngài. Khi Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham ra khỏi U-rơ thuộc xứ Canh-đê, Ngài không bảo ông đi đâu, vì ý định của Đức Chúa Trời là đem ông  trở lại với chính Ngài. Con người phải trở về với Đức Chúa Trời để Ngài có thể truyền chính Ngài vào trong họ.
Khi kêu gọi Áp-ra-ham ra khỏi U-rơ, Đức Chúa Trời đem ông trở về với Cây Sự Sng. Nguyên tắc của Cây Sự Sống là lệ thuộc; nguyên tấc của Cây Tri Thức là độc lập. Đến với Cây Sự Sống là lệ thuộc vào Đức Chúa Trời; quay sang Cây Tri Thức nghĩa là từ bỏ Đức Chúa Trời. Mỗi ngày, mỗi giờ chúng ta cần lệ thuộc vào Đức Chúa Trời như sự sng của mình. Chúng ta không bao giờ có thể xa cách Đức Chúa Trời là sự sng của mình. Vì vậy, Áp-ra-ham được đem trở về với Đức Chúa Trời là Cây Sự Sống. Khi Đức Chúa Trời hiện ra với ông, đó cũng là sự hiện ra của Cây Sự Sống. Khi Áp-ra-ham dành thì giờ trong hiện diện của Đức Chúa Trời, ông vui hưởng Cây Sự Sng. Mỗi khi điều này xảy ra, thể yếu của Đức Chúa Trời được truyền vào trong ông. Bằng cách này, Đức Chúa Trời huấn luyện Áp-ra-ham để ông được Ngài hoàn toàn truyền dẫn, truyền đạt, lan tỏa, và huấn luyện để không còn hành động một mình nữa. Đó không phải là một bài học dễ đối với Áp-ra-ham.
Ngày nay chúng ta cũng đang được huấn luyện giống như vậy. Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta ra khỏi tình trạng sa ngã để trở về với chính Ngài là Cây Sự Sống. Bây giờ, chúng ta đang được Ngài truyền dẫn, truyền đạt và dầm thấm. Chúng ta không được tự mình làm bất cứ điều gì. Bản ngã của chúng ta phải bị kết liễu. Người cũ phải bị dứt bỏ và đem chôn để Đức Chúa Trời có thể là mọi sự đối với chúng ta. Khi ấy chúng ta có thể nói trong thực tại rằng: “Không phải là tôi sng nữa, mà là Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt đây, ấy là tôi nhơn đức tin mà sống, tức đức tin của Con Đức Chúa Trời” (Ga. 2:20). Đó là đời sống của Áp-ra-ham. Là hậu tự của Áp-ra-ham, chúng ta cũng ging như ông. Chúng ta bước đi theo dấu chân đức tin của ông và trong công tác dầm thấm của Đức Chúa Trời.
Khi kinh nghiệm tiến trình này, chúng ta có những đáp ứng khác nhau đối với Đức Chúa Trời. Đáp ứng đầu tiên của chúng ta là tin Ngài bằng đức tin của Đấng Christ. Điều này tạo nên một đáp ứng khác từ phía Đức Chúa Trời, Ngài kể Đấng Christ là sự công chính cho chúng ta. Sau đó, chúng ta tự mình hành động và sinh ra một thất bại. Chúng ta đi đến nguồn sai là A-ga, tức Kinh Luật, và sinh ra Ích- ma-ên. Sau đó, chúng ta cần được cắt bì. Điều này đem lại kinh nghiệm sâu xa hơn về Đấng Christ là Y-sác hiện tại của chúng ta. Sau đó, Đức Chúa Trời yêu cầu chúng ta dâng Y-sác làm sinh tế cho Ngài để Ngài thỏa mãn. Nếu chúng ta vâng theo đòi hỏi này, Đức Chúa Trời sẽ đáp ứng với chúng ta một lần nữa, ban cho chúng ta kinh nghiệm phục sinh, sinh ra nhiều Y-sác. Một khi chúng ta dâng kinh nghiệm của cá nhân mình về Đấng Christ cho Đức Chúa Trời, thì trong Hội Thánh, chúng ta nhận thấy quanh mình có nhiều Y-sác, và chúng ta có kinh nghiệm tập thể về Đấng Christ. Khi ấy chúng ta không còn là những cá nhân, mà là một Vương Quốc, là Thân Thể của Đấng Christ hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời.
Đó là ý nghĩa sâu xa hơn về sự xưng công chính được bày tỏ qua gương mẫu của Áp-ra-ham. Chúng ta phải thừa nhận rằng nguồn của mọi sự là việc Đức Chúa Trời truyền dẫn, truyền đạt và dầm thấm chúng ta. Tiến trình truyền dẫn và truyền đạt này tạo nên nhiều đáp ứng giữa chúng ta và Đức Chúa Trời. Sự giao thông này, sự qua lại giữa chúng ta với Đức Chúa Trời, làm cho chúng ta hiệp một với Ngài và hình thành một con người hoàn vũ để hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời. Trong tiến trình này, thần tính hòa quyện với nhân tính. Đó là hoàn thành sự xưng công chính của Đức Chúa Trời.