Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

LA-MÃ BÀI BỐN MƯƠI LĂM



 ĐƯỢC CỨU TRONG SỰ SỐNG
KHỎI TÌNH TRẠNG BIỂU LỘ BẢN NGÃ
(2)
La-mã 1:4 nói Jesus Christ “theo thần linh (nguyên văn là Linh) của sự thánh khiết, thì nhơn sự từ kẻ chết sống lại đã được chứng minh cách có quyền là Con Đức Chúa Trời”. Thần tính và vinh hiển của Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời, đã bị giấu kín trong xác thịt Ngài. Không ai có thị lực xuyên thấu xác thịt Ngài để nhìn thấy Ngài là Con vinh hiển của Đức Chúa Trời. Nhưng sau khi đã trải qua tiến trình chết và phục sinh, Ngài được chứng minh là Con Đức Chúa Trời, tức là Ngài được chỉ định và biểu lộ rõ là Con Đức Chúa Trời.

ĐƯỢC CHỨNG MINH
THEO LINH CỦA SỰ THÁNH KHIT
Sự chứng minh này là theo Linh của sự thánh khiết. Linh của sự thánh khiết ở đây trái với xác thịt trong câu 3, là câu nói Đấng Christ là dòng dõi Đa-vít theo xác thịt. Cũng như xác thịt trong câu 3 chỉ về thể yếu con người của Đấng Christ thì Linh trong câu này không chỉ về Thân Vị của Thánh Linh Đức Chúa Trời mà chỉ về thể yếu thần thượng của Đấng Christ, tức là “sự đầy đủ của Thần Cách (bản tiếng Việt là: thể yếu của Đức Chúa Trời” (Côl. 2:9). Là chính Đức Chúa Trời Linh (Gi. 4:24), thể yếu thần thượng này của Đấng Christ thuộc về sự thánh khiết, đầy dẫy bản chất và phẩm chất thạnh. Vì vậy, trong xác thịt, qua sự phục sinh, Đấng Christ được chứng minh hay được chỉ rõ theo thể yếu thánh khiết và thần thượng này.

Qua sự phục sinh của Ngài, Đấng Christ trở nên Con Trưởng của Đức Chúa Trời, đầy dẫy thể yếu thánh khiết của Đức Chúa Trời, không những trong linh Ngài, mà cũng trong thân thể Ngài. Trước khi Ngài chết và phục sinh, sự thánh khiết của Đức Chúa Trời ở trong linh Đấng Christ, nhưng thể yếu thánh khiết này chưa được tỏ ra trong xác thịt Ngài, nói cách khác là chưa lan toả vào xác thịt Ngài. Chính là qua sự chết và phục sinh, mà thể yếu thánh khiết của Đức Chúa Trời mới dầm thấm thân thể vật lý của Chúa Jesus.

MỌI SỰ TÁC ĐỘNG VỚI NHAU Đ BIẾN ĐỔI
 CHÚNG TA THEO CÁCH TRAO ĐỔI CHẤT
La-mã 8:29 chép: “Vì kẻ Ngài đã biết trước, thì Ngài cũng đã dự định để trở nên giống như hình ảnh của Con Ngài, hầu cho Con ấy làm Con Sanh Đầu Nhứt (hoặc: Con Trưởng) giữa nhiều anh em”. Sự kiện câu 29 bắt đầu với từ “vì” cho thấy câu này là phần tiếp theo của câu 28, là câu nói rằng Đức Chúa Trời làm cho mọi sự tác động với nhau để làm ích lợi. Như chúng ta sẽ thấy, Đức Chúa Trời khiến mọi sự tác động với nhau để chứng minh chúng ta là các con trai của Đức Chúa Trời.
Chúng ta đã thấy Đấng Christ được chứng minh là Con Đức Chúa Trời theo thể yếu thần thượng của sự thánh khiết qua tiến trình chết và sống lại. Là những người được cứu, chúng ta có Con Đức Chúa Trời trong linh. Ngay giây phút chúng ta được cứu, Ngài được gieo vào trong chúng ta. Một lần nữa, Con Đức Chúa Trời được giấu kín trong nhân tính, lần này là trong sự sống con người của chúng ta, trong nhân tính chúng ta, trong xác thịt chúng ta. Chắc chắn Con Đức Chúa Trời, tức là thể yếu thần thượng của sự thánh khiết, đang ở trong mỗi tín đồ. Nhưng thể yếu thánh khiết này được giấu kín và giới hạn trong con người thiên nhiên của chúng ta. Vì lý do này, Đức Chúa Trời làm cho mọi sự tác động với nhau để làm ích cho chúng ta. Bằng cách này, chúng ta được trải qua một tiến trình, tức là được biến đổi theo cách trao đổi chất. Vợ chồng, con cái và hoàn cảnh của chúng ta đều tốt nhất cho tiến trình này. Chúa Jesus đã trải qua tiến trình chết và phục sinh, còn hiện nay chúng ta đang trải qua tiến trình là mọi sự tác động với nhau.
Mọi sự đang tác động với nhau để biến đổi chúng ta theo cách trao đổi chất. Là hạt giống hữu cơ, thể yếu hữu cơ trong linh chúng ta, Đấng Christ phải thâm nhập và dầm thấm toàn bản thể chúng ta. Cuối cùng nhân tính chúng ta sẽ được thể yếu thần thượng này dầm thấm. Sự dầm thấm này là thánh hóa và cũng là một loại chứng minh. Một yếu tố hữu cơ đang hành động bên trong để biến đổi chúng ta bằng cách thâm nhập và dầm thấm bằng thể yếu thần thượng của sự thánh khiết mà điều đó thật ra là chính Con Đức Chúa Trời.

BIẾN ĐỔI HỮU CƠ
Đây không chỉ là thay đổi bề ngoài. Ý niệm về thay đổi bề ngoài là quan niệm đạo đức và tôn giáo. Ý niệm thần thượng không phải là sửa đổi ở bề ngoài mà là biến đổi bề trong cách hữu cơ với chính Đấng Christ là thể yếu thánh. Tiến trình trao đổi chất thuộc linh này liên quan đến dầm thấm và lan tỏa. Dầu nhận biết hay không, tiến trình trao đổi chất này vẫn đang diễn ra bên trong bản thể chúng ta. Chẳng hạn, sau khi dùng bữa, bao tử bắt đầu tiêu hóa thức ăn cách hữu cơ để sau đó thức ăn được hấp thụ. Điều này xảy ra dầu chúng ta có cảm biết hay không, có đồng ý hay không. Cũng theo nguyên tắc này, chúng ta đều đang trải qua tiến trình thánh hóa của Đức Chúa Trời, dầu có ý thức hay không. Càng ở lâu trong nếp sống Hội Thánh và càng hiệp một với Hội Thánh, chúng ta càng được thánh hóa. Cuối cùng, qua tiến trình thánh hóa này, chúng ta đều sẽ trong Giê-ru-sa-lem Mới.
Không cần phải thiết tha cầu nguyện xin Chúa biến đổi mình. Lời cầu nguyện thiết tha ấy có thể giúp cho sự hóa thuộc linh, nhưng không thật sự ảnh hưởng đến tiến trình dầm thấm. Chỉ đơn giản ở trong nếp sống Hội Thánh, cuối cùng anh em sẽ được biến đổi thành đá quí.

ĐƯỢC ĐỒNG HÓA ĐỂ VINH HÓA
Để được cứu khỏi hình trạng bản ngã, khỏi biểu lộ bản ngã, chúng ta cần được đồng hóa để vinh hóa. Để thấy vấn đề này cách rõ ràng, chúng ta cần liên kết 1:4 với 8:29. Như chúng tôi đã chỉ ra trong bài trước, trong 1:4, chúng ta có sự hình thành .! nguyên mẫu, nhưng trong 8:29, chúng ta có công tác “sản sinh hàng loạt”. Trong 1:4, chúng ta có việc chứng minh Con Đức Chúa Trời cách cá nhân, trong khi 8:29, chúng ta có sự dầm thấm, thánh hóa, chứng minh, và đồng hóa của nhiều con cách tập thể. Trong mỗi trường hợp, nguyên tắc đều như nhau.
Về Chúa Jesus, Linh của sự thánh khiết trong Ngài trước khi Ngài chết và phục sinh. Linh của sự thánh khiết này là thể yếu thần thượng của sự thánh khiết. Qua tiến trình chết và sự phục sinh, thể yếu thánh khiết này dầm thấm và lan tỏa nhân tính của Chúa, kể cả xác thịt Ngài. Là tín đồ trong Chúa Jesus, chúng ta cũng có thể yếu thần thượng của sự thánh khiết, tức là Linh của sự thánh khiết, là chính Đấng Christ, trong linh mình.
Vì thể yếu thánh khiết này vẫn giấu kín trong nhân tính chúng ta nên chúng ta cần trải qua một tiến trình dưới sự sắp đặt mang tính tể trị của Đức Chúa Trời để làm cho thể yếu này dầm thấm toàn bản thể chúng ta. Để hoàn thành tiến trình này, cần nhiều điều tác động với nhau để làm ích cho chúng ta. Trong nếp sống Hội Thánh, chúng ta đang giúp nhau trải qua tiến trình này. Tất cả anh em đều là một phần của tiến trình cho tôi, và tôi là một phần của tiến trình cho anh em. Để được trải qua tiến trình này, chúng ta cần nhau. Không có sự thương xót và ân điển của Chúa, chúng ta khó mà chịu đựng lẫn nhau. Ngợi khen Chúa vì chúng ta đang cùng nhau trải qua tiến trình này để được chứng minh là các con trai của Đức Chúa Trời!
Cách đây nhiều năm, khi tôi gặp một anh em nọ, anh ta thật tử tế và yêu thương cách thiên nhiên. Vài năm sau, tôi nhận thấy một sự thay đổi thật đã xảy ra trong anh. Ngày nay, sau nhiều năm được trải qua tiến trình này, anh ấy không những là người tử tế, mà còn là một người được dầm thấm và lan toả. Một sự thay đổi như vậy đã xảy ra trong anh em này bởi anh đã trải qua tiến trình ấy trong nếp sống Hội Thánh.
Không ai trong chúng ta có thể ở lại trong nếp sống Hội Thánh mà vẫn cứ y nguyên, vì trong Hội Thánh, chúng ta đang trải qua tiến trình thánh hóa, biến đổi, và chứng minh. Chúng ta đang được biến đổi và đồng hóa theo hình ảnh của Con Đức Chúa Trời, không theo dạy dỗ, luật lệ, hay hình thức, nhưng theo Linh của sự thánh khiết. Thể yếu thần thượng này, tức là chính Con Đức Chúa Trời, đang hành động trong chúng ta cách hữu cơ để biến đổi chúng ta bằng cách dầm thấm và lan toả toàn bản thể chúng ta.


ĐEM NHIỀU CON VÀO VINH HIỂN
Hê-bơ-rơ 2:10 nói Đức Chúa Trời đang đem nhiều con vào vinh hiển. Câu này cho thấy chúng ta đang ở trên con đường được vinh hóa, vì hiện nay Cha đang dẫn dắt chúng ta vào vinh hiển. Câu 11 cho thấy con đường mà Cha đang đem nhiều con vào vinh hiển: “Vì cả Đấng làm nên thánh lẫn những kẻ được nên thánh đều bởi một Cha mà ra. Cho nên, Ngài cũng không thẹn mà gọi họ là anh em”. Đấng thánh hóa là Đấng Christ, là Con Trưởng của Đức Chúa Trời, còn những người đang được thánh hóa là tín đồ trong Đấng Christ, là nhiều con của Đức Chúa Trời. Nói rằng Ngài và chúng ta đều thuộc về một Đấng là chỉ về Cha là nguồn. Cả Con Trưởng lẫn nhiều con của Đức Chúa Trời đều do cùng một Cha sinh ra trong sự phục sinh (Công 13:33; lPhi 1:3). Vì vậy, Con Trưởng và chúng ta, tức nhiều con, có cùng một nguồn, một sự sống, một bản chất, và một thể yếu. Vì Ngài là Con Trưởng và chúng ta là nhiều con đều giống nhau trong sự sống và bản chất thần thượng, nên Ngài không hổ thẹn mà gọi chúng ta là anh em. Do đó, câu 12 nói về Đấng Christ: “Tôi sẽ truyền danh Chúa cho anh em tôi”.
Đấng Thánh hóa là Đấng đang đem nhiều con vào vinh hiển. Ngài đang dẫn dắt chúng ta vào vinh hiển bằng cách thánh hóa chúng ta. Đấng Christ không thánh hóa chúng ta bằng cách điều chỉnh ở bề ngoài, cũng không làm cho chúng ta đồng hóa theo một số luật lệ bề ngoài. Trái lại, Ngài đang thánh hóa chúng ta bằng cách làm thể yếu thánh khiết ở trong chúng ta. Đấng Christ ngày nay là Linh của sự thánh khiết, là thể yếu thần thượng của sự thánh khiết, đang hành động cách hữu trong bản thể chúng ta. Ngài thánh hóa chúng ta bằng cách dầm thấm chúng ta bằng thể yếu thánh khiết này. Điều này liên quan đến tiến trình trao đổi chất thuộc linh. Qua việc thánh hóa chúng ta như vậy, Ngài đang đem chúng ta, là nhiều con, vào vinh hiển.
Chính Đấng Thánh Hóa là yếu tố thánh hóa đang hành động trong chúng ta. Mặc dầu có thể chúng ta không ý thức về sự hành động của Đấng Christ bên trong mình, nhưng Ngài vẫn đang hành động để dầm thấm bản thể chúng ta bằng thể yếu thánh hóa. Ngài đang lan tỏa chúng ta bằng chính Ngài, hết lớp này đến lớp khác, hết phần này đến phần khác.

THỂ YẾU THÁNH KHIẾT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
KHÔNG THỂ XÓA ĐI ĐƯỢC
Càng lâu trong nếp sống Hội Thánh, chúng ta càng nhận được sự lan tỏa và dầm thấm. Một khi thể yếu thánh khiết này đã dầm thấm anh em thì không thể xóa đi được, vì thể yếu ấy đã lan tỏa vào bản thể anh em cách hữu cơ và mang tính trao đổi chất. Thậm chí có sa ngã nữa cũng không thể xóa đi thể yếu thánh khiết đã dầm thấm anh em; thể yếu ấy không thể bôi xóa được. Nếu sau khi được dầm thấm bằng yếu tố thánh khiết trong nếp sống Hội Thánh mà lại sa ngã nữa, thì khi ấy, anh em là người sa ngã đã được dầm thấm phần nào yếu tố thánh khiết của Đức Chúa Trời. Đơn giản là không thể vô hiệu hóa những gì Đức Chúa Trời đã làm trong anh em. Bằng cách ở trong nếp sống Hội Thánh một thời gian, ạnh em trong “phòng mạch” là nơi được “chích thuốc”. Sau khi được “chích thuốc”, có thể anh em hối tiếc rằng yếu tố thánh khiết đã tiêm vào trong mình. Nhưng có hối tiếc thì cũng đã quá muộn. Dầu có làm gì thì yếu tố của thể yếu thánh khiết của Đức Chúa Trời mà đã được tiêm vào trong anh em, sẽ tiếp tục với anh em. Dầu có đi đâu, thì thể yếu này, yếu tố thánh hóa này, vẫn tiếp tục ở trong anh em. Ngợi khen Chúa vì Ngài đã hành động trong chúng ta cách hữu cơ như vậy! Ngợi khen Ngài về tiến trình thánh hóa, là tiến trình đồng hóa chúng ta cho sự vinh hóa!