Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

LA-MÃ BÀI SÁU MƯƠI BỐN


SỰ BIẾN ĐỔI VÀ ĐỒNG HÓA BỞI SỰ SỐNG THÁP GHÉP
(1)
Trong những bài gần đây, chúng ta đã thấy vấn đề sự ban phát Đức Chúa Trời Tam-Nhất và vấn đề sự sống tháp vào. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét chức năng của sự sống tháp vào. Để thấy điều này, cần cầu xin Chúa cất bỏ tất cả những bức màn làm chúng ta không nhận được sự hiểu biết đúng đắn về Sách này. Chúng ta có thể đọc Sách La-mã nhiều lần, nhưng vẫn không biết mình đang bị hết lớp màn này đến lớp màn kia bao phủ. Vì nhiều người đọc Sách này bị màn che nên họ không thấy sự ban phát sự sống của Đức Chúa Trời Tam-Nhất, sự sống tháp vào, thậm chí cũng không thấy con người ba phần trong La-mã chưong 8. Vì vậy, chúng ta cần được cất bỏ những bức màn và sau đó đến với Sách La-mã như chưa từng đọc Sách này trước đây.

PHẦN ĐỊNH CỦA CHÚNG TA
Sự sống tháp vào liên hệ đến sự biến đổi và đồng hóa theo hình ảnh của Đấng Christ. Trong 12:2, Phao-lô nói về sự biến đổi: “Đừng khuôn rập theo đời này, nhưng hãy biến hóa (hay: biến đổi) bởi sự đổi mới tâm trí của anh em”. Thế gian là hệ thống của Sa-tan, gồm có những thời đại khác nhau, mỗi thời đại có một khuôn mẫu và lối sống nào đó. Sa-tan đặt kế hoạch đồng hóa chúng ta với thời đại hiện tại. Mặc dầu Phao-lô đề cập đến mục tiêu đồng hóa của Sa-tan về phương diện tiêu cực, nhưng ở đây ông không nói đến mục tiêu của sự biến đổi. Ông chỉ khuyên chúng ta phải được biến đổi bởi sự đổi mới tâm trí.

Mục tiêu của sự biến đổi nằm trong La-mã chương 8. Câu 29 chép: “Vì kẻ Ngài đã biết trước, thì Ngài cũng đã dự định để trở nên giống như hình ảnh của Con Ngài, hầu cho Con ấy làm Con sanh đầu nhứt (hay: Con Trưởng) giữa nhiều anh em”. Là những người được kêu gọi và được xưng công chính, phần định của chúng ta đã được Đức Chúa Trời tiền định. Trước khi đặt nền thế giới, Đức Chúa Trời tiền định cho chúng ta được đồng hóa theo hình ảnh của Con Ngài. Điều đó có nghĩa là được đồng hóa theo Đấng Christ là phần định và cũng là điểm đến của chúng ta. Anh em có biết mình đang đi đâu không? Điểm đến của chúng ta là hình ảnh của Con Đức Chúa Trời. Phần định của chúng ta không phải là thiên đàng mà là được đồng hóa theo hình ảnh: của Con Đức Chúa Trời.

SỰ SỐNG THÁP VÀO
Nếu muốn hiểu ý nghĩa của sự biến đổi và đồng hóa, chúng ta cần nhận biết Sách La-mã; nói về một sự sống đặc biệt -sự sống tháp vào. Sự sống tháp vào là sự sống hòa quyện, là sản phẩm của sự hòa quyện hai sự sống. Trong 11:24, Phao-lô nói về việc tháp hai cây ô-liu, không phải về hai loại cây hoàn toàn khác nhau. Như vậy, việc tháp cây trong Sách La-mã là giữa hai cây có cùng một họ. Sự khác biệt là một cây ô-liu dược vun trồng, còn cây kia là cây hoang.
Trong chương 5 của Sách La-mã, Phao-lô bắt đầu nói về sự sống. Trong câu 10 ông nói chúng ta sẽ được cứu trong sự sống của Đấng Christ. Hơn nữa, theo 5:17, chúng ta sẽ cai trị trong sự sống. Trong 6:4, Phao-lô nói về việc bước đi trong sự mới mẻ của sự sống. Trong chương 8, ông đề cập đến Linh Sự Sống trong Christ Jesus (c. 2), ông nói tiếp linh chúng ta là sự sống (c. 10), tâm trí đặt vào linh là sự sống (c. 6), và Linh của Đấng làm cho Christ Jesus từ kẻ chết sống lại muốn truyền sự sống vào trong thân thể hay chết của chúng ta (c. 11). Sự sống được nói đến trong tất cả những câu này đều là sự sống tháp vào.

THÁP NHỮNG SỰ SỐNG TƯƠNG ĐỒNG
Chúng tôi đã chỉ ra rằng sự sống tháp ghép là sự sống hòa quyện. Sự tháp ghép này chỉ hiệu quả khi những sự sống tháp ghép này tương đồng với nhau. Sự tương đồng giữa sự sống con người và sự sống thần thượng được chứng minh bằng sự kiện Đức Chúa Trời tạo dựng con người theo hình ảnh Ngài và hình dạng Ngài (Sáng. 1:26). Ngài cố ý làm điều này để sự sống con người rất giống sự sống thần thượng. Một lần nữa chúng ta dùng chiếc găng tay làm minh họa. Chiếc găng tay giống như bàn tay về hình dạng, về sự tương đồng và về chức năng. Nếu không, bàn tay không thể vừa với chiếc găng. Tất cả chúng ta đều là những chiếc găng được làm theo hình dạng của bàn tay thần thượng. Chúng ta cần phải thờ phượng Đức Chúa Trời vì đã tạo chúng ta theo hình ảnh va hình dạng của Ngài. Ngợi khen Chúa vì đã tạo chúng ta nên những chiếc bình để chứa đựng Ngài! Đức Chúa Trời cố tình tạo dựng chúng ta như vậy để Ngài có thể đặt Con Ngài vào trong chúng ta.
Vì sự sống con người và sự sống thần thượng tương đồng với nhau nên hai sự sống này có thể tháp vào với nhau. Điều đó có nghĩa là Sự sống thần thượng và sự sống con người có thể “kết hôn”. Vào ngày được cứu, chúng ta kết hôn với Đấng Christ (Rô 7:4). Như vậy, làm Cơ-đốc nhân không những là vấn đề được cứu hay tái sinh, mà còn là kết hôn với Đấng Christ. Sự sống trong La-mã chương 8 là sự sống tháp ghép, là hòa quyện hai sự sống khác nhau nhưng tương đồng với nhau. Sự biến đổi và đồng hóa đều bởi một sự sống tháp ghép này. Hơn năm mươi năm làm Cơ- đốc nhân, tôi học biết rằng sự sống đang biến đổi và đồng hóa tôi theo hình ảnh của Con Đức Chúa Trời là sự sống tháp ghép.

ĐỦ ĐIỂU KIỆN ĐỂ VÀO TRONG CHÚNG TA
Từ thời điểm Đức Chúa Trời tạo dựng chúng ta theo hình ảnh và hình dạng của Ngài, chúng ta sẵn sàng tiếp nhận Ngài vào bên trong mình như sự sống. Chúng ta có một linh để tiếp nhận Ngài và một hồn để biểu lộ Ngài. Mặc dầu chúng ta sẵn sàng nhưng Đức Chúa Trời chưa sẵn sàng. Ngài chưa đủ điều kiện vào trong con người. Để có đủ điều kiện cho điều này, Ngài phải mặc lấy nhân tính, tức là Ngài phải nhục hóa. Trong thời Cựu Ước, Đức Chúa Trời có thể đến trên các tiên tri, nhưng Ngài không thể vào trong họ. Nhiều Cơ-đốc nhân ngày nay chỉ biết Đức Chúa Trời đến trên người ta như thế nào, nhưng không biết Đức Chúa Trời vào trong họ như thế nào. Theo một ý nghĩa rất thật, họ là tín đồ Cựu Ước.
Tân Ước khải thị rằng qua sự nhục hóa của Đấng Christ, Đức Chúa Trời vào trong nhân tính. Ngài vào trong nhân loại qua một cửa hẹp, một trinh nữ sinh Ngài ra trong máng cỏ tại Bết-lê-hem. Suốt 30 năm, Ngài sống trong nhà của một thợ mộc. Một ngày nọ, Ngài ra đi để bắt đầu chức vụ. Không ai có thể nhận biết con người này là chính Đức Chúa Trời. Khi tiếp xúc với một vài người đánh cá tại Ga-li-lê, Ngài phán: “Hãy theo Ta”, và họ theo Ngài mặc dầu dường như Ngài không có gì cả. Ngài có năng lực thu hút đến nỗi các môn đồ yêu mến Ngài đến phát cuồng. Ngài lôi cuốn họ vì Ngài có một hấp lực nào đó. Họ có một thời gian ba năm rưỡi kỳ diệu ở với Ngài. Tuy nhiên một ngày nọ, bất ngờ Ngài bảo các môn đồ rằng Ngài sẽ lìa họ để chịu đóng đinh trên thập tự giá. Lời này làm cho họ bối rối sâu xa, đặc biệt là Phi-e-rơ. Rồi Chúa nói rằng Ngài ra đi là ích lợi cho họ. Nếu không, Linh của thực tại không thể đến ở trong họ (Gi. 16:7). Cho đến thời điểm ấy, Chúa chỉ mới ở giữa họ; Ngài chưa đến trong họ. Sau khi phục sinh, Ngài có thể ở trong họ và họ có thể ở trong Ngài (Gi. 14:20). Tuy nhiên, Phi-e-rơ và các môn đồ khác có lẽ thích có Chúa cứ ở giữa họ hơn là Ngài ra đi để sau khi phục sinh Ngài có thể vào trong họ.
Khi còn là một Cơ-đốc nhân trẻ tuổi, tôi thường ước ao được sống khi Chúa Jesus ở trên đất. Tôi ước gì được thấy Ngài, nghe Ngài và chạm vào Ngài bằng xác thịt. Thậm chí tôi còn phàn nàn với Chúa về điều này và hỏi tại sao Ngài không khiến tôi sống trong thời gian Ngài ở trên đất để tôi được ở trong hiện diện vật lý của Ngài. Tôi chưa nhận biết có Đấng Christ ở trong mình là tốt hơn nhiều so với chỉ có Ngài ở với mình. Anh em thích có Chúa ở giữa anh em cách vật lý hay ở trong anh em là Linh? Anh em có thể tuyên bố bằng môi miệng là thích có Chúa ở bên trong, nhưng bên trong có lẽ anh em thích có Ngài ở với mình, như Ngài đã ở với các môn đồ đầu tiên. Nếu Chúa Jesus đột nhiên hiện ra cách vật lý, chúng ta sẽ rất kinh ngạc. Điều đó chứng tỏ chúng ta thích một Đấng Christ ở giữa mình hơn là Đấng Christ ở trong mình. Tuy nhiên, nếu Đấng Christ chỉ ở giữa chúng ta, sự sống Ngài không thể tháp với sự sống chúng ta vì Ngài sẽ không ở trong chúng ta. Ngài có thể làm phép lạ giữa chúng ta, nhưng chúng ta vẫn như cũ, không thay đổi hay biến đổi gì. Chúng ta có thể ôm Ngài, nhưng không thể tháp vào Ngài. Vì vậy, để có thể được hòa quyện với Ngài, Đấng Christ muốn ở trong chúng ta hơn. Ngài muốn chúng ta cứ ở trong Ngài để Ngài có thể cứ ở trong chúng ta (Gi. 15:4). Đó là sự hòa quyện sinh ra sự sống tháp ghép. Sư sống này biến đổi và đồng hóa chúng ta theo hình ảnh của Đấng Christ.
Để đủ điều kiện vào trong chúng ta, Đấng Christ phải trải qua sự nhục hóa, cuộc sống làm người, đóng đinh, phục sinh và thăng thiên. Hơn nữa, là Linh, Ngài phải giáng trên chúng ta. Rồi điều duy nhất còn lại là chúng ta kêu cầu danh Ngài trong đức tin. Khi chúng ta nói: “Ô, Chúa Jesus, con tin Ngài”, thì sự sống đủ điều kiện của Ngài vào trong sự sống đã chuẩn bị của chúng ta và hai sự sống liên kết với nhau. Bằng cách này, sự sống của chúng ta được tháp vào sự sống của Ngài.

HAI SỰ SỐNG PHỨC TẠP
Có lẽ anh em đã làm Cơ-đốc nhân nhiều năm nhưng không nhận biết đời sống Cơ-đốc là đời sống tháp ghép, là sự hòa quyện sự sống thần thượng với sự sống con người. Cả sự sống thần thượng lẫn sự sống con người đều phức tạp. Sự sống thần thượng thật sự là chính Đấng Christ. Là Đức Chúa Trời, Đấng Christ là Đấng Sáng Tạo mọi sư. Một ngày nọ, Ngài nhục hóa và mặc lấy bản chất phàm nhân. Thật là huyền nhiệm khi thần tính và nhân tính có thể hòa lẫn với nhau làm một đơn vị! Tiếp theo sự nhục hóa, Đấng Christ đã trải qua cuộc sống làm người, đóng đinh, phục sinh và thăng thiên. Tất cả những yếu tố này bây giờ bao hàm trong sự sống thần thượng. Sự sống này có quyền năng giết chết mọi điều tiêu cực, cũng có quyền năng phục sinh để sản sinh, làm nảy mầm sống, biến đổi và đồng hóa. Sự sống phức tạp và đủ điều kiện này chính là sự sống chúng ta tiếp nhận khi tin Chúa Jesus.    ?!
Nhưng còn sự sống con người hòa quyện với sự sống thần thượng tuyệt diệu thì sao? Sự sống thọ tạo của chúng ta đã trở nên sa ngã, bại hoại, tối tăm, thế gian và thuộc về Sa-tan, đầy dẫy những yếu tố gian ác, tiêu cực và thuộc quỉ.
Giăng 3:16 nói Đức Chúa Trời yêu thương thế gian. Suốt nhiều năm tôi không thể hiểu vì sao Kinh Thánh không nói Đức Chúa Trời yêu thương nhân loại. Theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, loài người sa ngã đã trở nên thế gian. Điều đó có nghĩa là nhân loại sa ngã, bại hoại, thế gian, và thuộc Sa-tan là hệ thống của Sa-tan. Trước khi được cứu, chúng ta là một phần của hệ thống này. Dầu hệ thống này gian ác, nhưng Kinh Thánh vẫn tuyên bố Đức Chúa Trời yêu thương thế gian. Lý do Đức Chúa Trời yêu thương thế gian là vì trong đó có sự sống mà Ngài đã tạo dựng theo hình ảnh Ngài và theo hình dạng Ngài để chứa đựng chính Ngài làm sự sống.
Cả sự sống thần thượng và sự sống loài người đều phức tạp. Sự sống thần thượng phức tạp theo nghĩa tích cực, trong khi sự sống con người phức tạp theo nghĩa tiêu cực. Theo gia tể của Ngài, Đức Chúa Trời mong muốn tháp sự sống con người phức tạp theo nghĩa tiêu cực này vào trong sự sống của Ngài, là sự sống phức tạp theo nghĩa tích cực. Khi chúng ta tin vào Con Đức Chúa Trời và kêu cầu danh Chúa, sự sống phức tạp cách tích cực vào trong chúng ta, và sự sống phức tạp cách tiêu cực của chúng ta được tháp vào sự sống ấy.


KẾT LIỄU, PHỤC SINH, VÀ NÂNG CAO
Trong bài trước chúng: tôi đã nêu lên rằng, theo nguyên tắc được Đức Chúa Trời chỉ định, sự sống thấp kém hơn không thể đánh bại sự sống cao hơn, nhưng sự sống cao hơn có thể nuốt đi những phương diện tiêu cực của sự sống thấp hơn. Sự sống thần thượng giống như một liều thuốc bao-hàm-tất-cả. Liều thuốc này bao gồm quyền năng giết chết bởi sự đóng đinh của Đấng Christ, là quyền năng giết chết những yếu tố tiêu cực của sự sống con người. Hơn nữa, quyền năng phục sinh của Đấng Christ làm sống lại và nâng cao những yếu tố đúng đắn trong sự sống con người chúng ta, là những yếu tố được Đức Chúa Trời tạo dựng theo hình ảnh và hình dạng của Ngài. Đức Chúa Trời tạo dựng con người có một tâm trí, tình cảm và ý chí. Tuy nhiên, tất cả những phần này của bản thể chúng ta đã trở nên bại hoại do sa ngã. Khi sự sống thần thượng vào trong chúng ta và chúng ta được tháp vào sự sống này, thì quyền năng giết chết mà sự sống này chứa đựng sẽ kết liễu sự bại hoại trong tâm trí, tình cảm và ý chí của chúng ta. Rồi làm sống lại một cách hữu cơ những yếu tố mà Đức Chúa Trời tạo dựng từ ban đầu theo hình ảnh và hình dạng Ngài để hoàn thành mục đích Ngài. Sự sống thần thượng không hủy bỏ những gì Đức Chúa Trời đã tạo dựng. Trái lại, sự sống thần thượng làm phục sinh và nâng cao sự sống thọ tạo của chúng ta.
Các giáo sư Kinh Thánh có thể nói rằng là những người đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, chúng ta phải từ chối hồn mình. Tuy nhiên, càng tìm cách từ chối hồn, hồn càng hiện diện. Chẳng hạn như sau khi được cứu, có thể tình cảm chúng ta trở nên rất mềm mại. Theo kinh nghiệm của tôi, càng từ chối hồn cùng với tâm trí, tình cảm và ý chí của nó, tôi càng khám phá ra rằng tâm trí mình trở nên nhạy bén hơn, tình cảm năng động hơn và ý chí mạnh mẽ hơn. Trước khi được cứu, tôi giống như con sứa, nhưng bây giờ ý chí tôi cực kỳ mạnh mẽ. Làm thế nào có thể giải thích hiện tượng này? Tâm trí, tình cảm và ý chí chúng ta chưa bị đóng đinh và bị từ bỏ sao? Chúng đã bị đóng đinh và từ bỏ rồi. Xin hãy nhớ rằng Kinh Thánh không những nói chúng ta đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà cũng đã được phục sinh với Ngài. Sự dóng đinh và chôn cất không phải là hết. Một khi hồn bị đóng đinh và chôn, nó được phục sinh, vì đã tháp vào sự sống thần thượng. Vì sự sống thần thượng và sự sống con người đã được tháp vào với nhau nên quyền năng giết chết trong sự sống thần thượng đóng đinh chúng ta và quyền năng phục sinh trong sự sống ấy nâng cao chúng ta.
Việc chúng ta bị đóng đinh với Đấng Christ, mà đã được hoàn thành hơn một ngàn chín trăm năm trước, ngày nay được nhận biết và kinh nghiệm nhờ sự sống thần thượng trong chúng ta. Điều này cũng đúng đối với Sự phục sinh. Cả hiệu lực của sự đóng đinh và quyền năng của sự phục sinh đều được bao hàm trong Linh ban-sự-sống, bao-hàm-tất-cả. Từ thời điểm chúng ta tin Chúa Jesus và được tháp vào sự sống bao-hàm-tất-cả của Ngài, những thành phần khác nhau của sự sống này đã và đang hành động trong chúng ta. Chúng ta-càng nói với Chúa Jesus chúng ta yêu Ngài, càng dâng mình cho Ngài để chứa đựng Ngài, và càng dành thì giờ ở với Ngài trong Lời và trong sự tương giao, thì các thành phần của sự sống thần thượng càng hành động để kết liễu và phục sinh chúng ta. Điều này làm cho tâm trí chúng ta sáng suốt hơn, tình cảm nồng hậu hơn và ý chí mạnh mẽ hơn. Yếu tố bại hoại của sự sống con người bị đóng đinh và bị chôn, nhưng yếu tố tích cực được nâng cao trong sự phục sinh. Vì vậy, chúng ta không còn sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong chúng ta (Ga 2:20). Ở đây chứng ta thấy chức năng của sự sống tháp vào. Chức năng của sự sống này là đem lại sự biến đổi, và sự biến đổi dẫn đến sự đồng hóa với Đấng Christ. Khi kinh nghiệm được đóng đinh, chôn cất và phục sinh ,ở bên trong, chúng ta được biến đổi và đồng hóa theo hình ảnh của Đấng Christ. Biến đổi và đồng hóa là kết quả của sự hành động bề trong của sự sống tháp vào.