Có một sự kiện trong Kinh thánh trông có vẻ mâu thuẫn. Chúa cấm dùng đá đã đẽo sẵn để xây bàn thờ cho Ngài, nhưng khi xây cất đền thờ của Chúa vào thời vua Sa lô môn thì Chúa cho người ta dùng đá đã đẽo sẵn.
1/ Bàn Thờ Bằng Đá nguyên Sơ:
Xuất Hành 20: 24, “Nếu ngươi lập cho ta một bàn thờ bằng đá,
chớ dùng đá đẽo rồi, vì nếu ngươi dùng dụng cụ để chạm thì sẽ làm đá đó ra ô uế”.
“And if thou make me an altar of stone, thou shalt not build
it of hewn stones; for if thou lift up thy tool upon it, thou hast polluted it”.
Bàn thờ của Chúa tượng
trưng thập tự giá của Ngài và công việc cứu chuộc hoàn tất trên đó. Trước khi
trút hơi, Chúa phán: “mọi sự đã được trọn”, hay “Đã xong” ( “It is finished!”).
Tại sao Chúa cấm dùng
đá đẽo sẵn, hay dùng dụng cụ bằng sắt để thao tác trên bàn thờ khi xây dựng nó.
Dùng đá do con người đẽo sẵn hay lấy dụng cụ bằng sắt chặt bỏ những góc cạnh của
những khối đá trước khi ráp lại thành bàn thờ, đều bị Chúa cấm.
Dùng đá đẽo sẵn hay
khí cụ bằng sắt để ráp những tảng đá ngụ ý Chúa cấm sử dụng những
sự đóng góp của con người vào bàn thờ của Ngài.
Trải các thời đại, lúc
nào con người cũng muốn dự phần vào công việc đã được Chúa hoàn hảo, hoàn tất rồi, như công
cuộc cứu rỗi..
-- Trong hai thập niên đầu tiên của giáo hội đầu tiên, khi
tín đồ chỉ đơn giản tiếp nhận Chúa và nhìn nhận công việc cứu chuộc của Ngài
trên thập giá, các Cơ Đốc nhân Do thái ở Jerusalem, theo ảnh hưởng của Gia cơ,
đã muốn góp phần vào công việc cứu chuộc của Chúa. Họ nói, “có mấy người từ xứ
Giu-đê đến, dạy các anh em rằng: Nếu các ngươi chẳng chịu phép cắt bì theo lễ Môi-se,thì không thể được
cứu rỗi” (Công 15:1)..
Ngày nay hội Sa bát cũng
muốn tra cái đục bằng sắt vào bàn thờ của Chúa khi họ dạy rằng: cần tuân giữ
ngày sa bát, giữ luật pháp Cựu ước, kiêng cử thức ăn không tinh sạch như thit
heo. Những ai vâng giữ các điều bổ túc cho sự cứu rỗi của Chúa đó thì họ mới thực
sự được cứu rỗi và ngược lại. Nếu ai bỏ ngày sa bát, lại nhóm họp vào ngày Chúa
nhật, và không vâng giữ điều răn Cưu Ước thì sẽ không được cứu rỗi.
--1 Cor.12:5 chép, “Các chức vụ (ministries) cũng có khác
nhau, nhưng Chúa chỉ có một”. Trong thời Tân ước nầy có nhiều chức vụ của các tín
đồ , như A-chíp con trai của Phi-lê-môn (Col. 4:17) hay chức vụ của Phao lô, A
bô lô, Phi e rơ. Nhưng giáo chủ một gíao
phái kia dám ngạo mạn tra tay vào bàn thờ
Chúa, sửa đổi Kinh thánh và tuyên bố rằng chỉ có một chức vụ duy nhất của một
con người thời đại nầy, là người có sấm ngôn của Chúa. Kết quả dân Chúa trong
giáo hội đó bị cấm giảngdạy bài nào khác
ngoài việc giảng lại bài giảng của giáo chủ. Dân trong giáo phái đó không được
phép đọc sách bồi linh của các tác giả khác. Đó quả thật là tra tay vào bàn thờ
của Chúa rồi.
2/ Dùng Đá Đẽo Xây Đền Thánh-
Trong công tác cứu chuộc hoàn tất của Chúa, chỉ một mình Ngài
đã thực hiện xong, con người không được phép đóng góp hay sửa sai, bổ túc. Còn
trong việc xây dựng đền thánh, mà đền thánh tượng trưng Giáo hội, tiêu biểu Thân
thể của Đấng Christ, thì cần sự đóng góp của nhiều viên đá đẽo để hội thánh được
mở rộng, lớn lên và tự xây dựng trong tình yêu thương.
1 Các Vua 5:17, “Vua Sô-lô-môn truyền cho họ phải đẽo những tảng
đá lớn thuộc loại tốt dùng xây nền đền thờ”.
1 Các vua 6:7, “Đá được chuẩn bị sẵn tại nơi được đục ra từ mỏ
đá. Vì chỉ có những tảng đá đó là được dùng xây đền thờ cho nên không có tiếng
búa, rìu, hay các vật dụng bằng sắt ồn
ào nào khi xây đền thờ.”
Những tảng đá ở đây tượng
trưng tín đồ của Chúa. Mỗi tín đồ cần được Chúa cho xử lí, đẽo bỏ những góc cạnh
sắc bén tại các mỏ đá, sau đó mới dễ dàng được xây dựng, kết hợp lại với những
tảng đá khác mà trở nên đền thánh của Đức Chúa Trời. Phải dùng những dụng cụ bằng
sắt để chặt bớt hay đẽo gọt những tảng đá thô sơ ấy cho đúng khuôn mẫu mà Đức
Thánh Linh quyết định. Chúa sẽ nắm quyền sử dụng những tín đồ khác xử lí, đẽo gọt
chúng ta cách đau thương.
Tóm lại, đá xây bàn thờ là đá nguyên khối, đá xây đền thánh phải
là đá được đẽo gọt.