Có một huyền nhiệm ẩn giấu trong Kinh thánh mà ít người nhìn
thấy đó là Chúa thường thiết triều để xử lý và điều động các hoàn cảnh của
dân Ngài trên mặt đất. Tôi thấy Kinh
thánh mở ra cho chúng ta thấy nhiều lần về sự thiết triều tỏ rõ của Chúa. Thí dụ,
hai lần thiết triều có liên quan với ông Gióp và một lần liên quan đến cái chết
của vua A-háp.
Sách Ê-sai 14 mở ra
cho chúng ta thấy Lucifer, vì nổi loạn, đã bị Chúa trục xuất ra khỏi thiên đàng
cách vĩnh viễn. Hắn không bao giờ có thể trở lại thiên đàng. Lucifer sa ngã và sau
đó được Kinh thánh gọi hắn với nhiều tên mới là Sa tan (Kẻ thù), là Ma Quỷ (The
devil, kẻ phỉ báng), Bê-ên-xê-bun (Vua bầy ruồi xanh)… Hắn và 1/3 thiên sứ sa
ngã chiếm cứ không trung, là bầu khí quyển bao quanh địa cầu, để cư trú, kể từ
ngày Chúa tái tạo địa cầu và bầu trời quanh địa cầu (Sáng. 1: 4-2:6). Vì Đa ni
ên 10: 12- 13, 20-21; Ê-phê-sô 6:12 bày tỏ về “lũ tà linh độc ác ở thiên không
“against spiritual [power] of wickedness in the heavenlies”. Thiên không
(heavens) là chỗ cư ngụ của sa tan và 1/3 thiên sứ ác trong suốt 6000 năm lịch
sử giả định của loài người đến hôm nay. Còn mặt đất là nơi hoạt động của quân đội
quỷ nhỏ, các loại ác linh, tà linh, uế linh khác nhau, dưới sự điều động của sa
tan và các thiên sứ ác. Thiên không không phải là thiên đàng. Vào đầu đại nạn,
3,5 năm sau, hắn và các thiên sứ sa ngã đó
lại sẽ bị đuối khỏi thiên không, rớt xuống mặt đất.
Nhưng Khải 12: 10 chép về sa tan: “là kẻ tố-cáo họ (tín đồ)
trước mặt Đức Chúa TRỜI của chúng ta ngày và đêm”. Do câu đó, tôi xin hỏi các bạn,
Sa tan có vào thiên đàng để tố cáo các tín đồ trước mặt Chúa hay không?
Tôi xin trả lời: Sa tan không thể vào thiên đàng, nhưng khi
Chúa thiết triều ở nơi nào đó trong không gian quanh trái đất, sa tan liền đến
đó triều kiến Chúa và tố cáo người này người nọ.
1--Thiết triều lần thứ nhất vì ông Gióp: Gióp 1:
Đa ni ên 7: miêu tả cảnh thiết triều oai nghi của Chúa --"Tôi
cứ nhìn xem Cho đến khi các ngôi đã được dựng lên, Và Đấng Thượng-cổ đã ngồi vào chỗ ngồi của Ngài; Y-phục Ngài trắng
như tuyết, Và tóc trên đầu Ngài như len thuần bạch. Ngôi của Ngài là các ngọn lửa,
Các bánh xe của nó là lửa cháy bừng. Một sông lửa đang chảy Và đi ra ngoài từ
trước mặt Ngài; Hằng ngàn tiếp nối hằng ngàn hầu-hạ Ngài, Và trùng trùng điệp
điệp đang đứng trước mặt Ngài; Tòa-án đã ngồi, Và các sách đã được mở ra”.
Tôi xin hỏi các bạn,
khi Chúa thiết triều như vậy theo sách Gióp chương 1, thì cuộc thiết triều đó
có đang dở dang bàn luận về ông Gióp trước khi sa tan lẻn vào chăng hay mãi khi
khi hắn vào thì Chúa bị động khi hắn tố cáo Gióp trước hội nghị? Vì sách Gióp
chép, “Bấy giờ, có một ngày kia khi những con trai của Đức Chúa TRỜI đến
trình-diện trước mặt Đức GIA-VÊ; và Satan cũng đến ở giữa vòng họ”. Các con
trai của Đức Chúa Trời là các thiên sứ thánh, không sa ngã.
Tôi tin rằng cuộc hội
nghị đang sôi nổi và dang dở bàn luận về ông Gióp thì sa tan liền đến. Chúa
không bị động bao giờ, nhưng Ngài chủ động, trước tiên thách thức về Gióp với
sa tan, vì Ngài biết trước tư tưởng, cùng chủ tâm của hắn trước khi hắn ra mắt
Chúa trong cuộc hội nghị đó. Nói cách khác, Chúa và sa tan đã đánh cuộc với
nhau về Gióp.
Bạn đã thừa biết, do sa tan được phép hành động, việc gì đã xảy
ra cho Gióp sau cuộc hội nghị đó. Tôi chỉ muốn nhắc nhở các bạn rằng mỗi cuộc đời
của anh chị em chúng ta đều được những cuộc hội nghị thường xuyên của Chúa đem
ra bàn luận, để tìm cách giúp đỡ, giải cứu chúng ta trước sự tố cáo ngày đêm của
sa tan đối với những người, nhất là đối với những người đang nổi bật trong sự hầu
việc Chúa trước sự ghi nhận của sa tan và bè lũ ác quỷ.
Hê bơ-rơ 12:1 mở ra cảnh
tượng của linh giới về “một đám mây quá lớn gồm những chứng-nhân vây-quanh
chúng ta”. Trong tiếng Hi lạp chữ “chứng nhân” đây là martus, chữ nầy có hai
nghĩa “chứng nhân” và “người tuận đạo”. Những người trưởng thành thuộc linh quá
cố, chưa phục sinh, đang nhìn xem, quan sát và theo dõi cuộc đua của chúng ta hằng
ngày. Đồng thời những cuộc hội nghị trong khi Chúa thiết triều cũng liên tục
đem từng tên họ các thánh đồ ra bàn luận
thường xuyên. Khải thị nầy có an ủi, thêm sức mạnh thuộc linh cho anh chị em không?
2--Thiết triều lần thứ hai vì ông Gióp: Gióp 2:
Sau khi Chúa cho phép sa tan chạm đến của cải của Gióp trong
một giới hạn mà Chúa ấn định, sa tan đã thua cuộc. Hắn lại đến dự cuộc hội nghị
của Chúa về Gióp lần nữa. Hắn đang say mồi, với chủ tâm và những lí lẽ ác độc
khác để tố cáo Gióp khi hắn lẻn vào dự hội nghị. Hội nghị đang phân tích những
ngón đòn hiễm ác của sa tan tấn công Gióp. Sau đó hội nghị đang đánh giá sự đắc
thắng vẻ vang của Gióp khi chịu đựng bốn sự tấn công vô duyên cớ của sa tan vào
ông, và ngón đòn cuối cùng là sự tử vong cùng một lúc về
10 con trai gái của Gióp. Nhưng cảm tạ Chúa, Gióp vẫn thắng: “Khi đó Gióp đứng
dậy, và xé áo dài của mình, và cạo đầu của mình, và ông sấp mình xuống đất và
thờ-lạy. Và nói: "Trần-truồng con đã đến từ tử-cung mẹ con, Và trần-truồng
con sẽ trở lại đó. Đức GIA-VÊ đã cho và Đức GIA-VÊ vừa lấy đi. Đáng chúc-tụng
thay danh Đức GIA-VÊ."
Lần hai, Chúa cũng chủ động ra tay trước, thách thức sa tan lần
thứ hai về Gióp trước khi hắn mở miệng.
Sa-tan lại đánh cuộc với Chúa trong tình thế thụ động. Hắn
thách đố Chúa rằng Gióp sẽ sa ngã nếu Chúa cho phép hắn chạm đến bản ngã, đụng thân
thể của Gióp. Chúa cho phép, nhưng hạn chế satan không được phép giết ông
Gióp.—Nhưng sa tan, kẻ sát nhân từ ban đầu, đã gian ngoa dùng ngón đòn cuối
cùng là lời cám dỗ khéo léo, hợp luận lí
của hiền thê Gióp: “Uả? Ông hãy còn bền đỗ trong sự hoàn toàn mình sao?… Hãy phỉ
báng Đức Chúa Trời, và chết đi!”.
Dù bị ung độc từ đỉnh đầu đến bàn chân, ngồi trong tro, lấy
miểng sành mà gảy thân thể mình, rồi bị ba bạn thân yêu lên án là kẻ giả hình, đạo
đức giả, Gióp vẫn nhẫn nại đắc thắng đến cùng, không hề phỉ báng hay oán trách
Chúa. “Anh em đã nghe về sự nhẫn nại của Gióp, cũng đã thấy sự kết cuộc của
Chúa bancho người”(Gia 5: 11). Sa tan lại thua cuộc lần thứ hai trong vấn đề của
Gióp. Hắn ngậm miệng về trường hợp của Gióp.
3--Thiết triều liên quan đến cái chết của vua A-háp: 1 Các
vua 22:19-23; 2 Sử kí 18:18-22.
Bạn nghe Chúa mở hội nghị để Ngài bàn luận cùng các thiên thần
về Gióp, ai trong chúng ta cũng hoan nghênh. Nhưng khi bạn biết rằng Kinh thánh
chép hai lần về cuộc thiết triều của Chúa để bàn thảo về vua A-háp, hầu hết chúng ta không a men. Tại
sao? Vì A-háp là một hoàng đế đại ác, bội giáo và thờ lạy tà thần Ba anh, bá đạo,
giết người cướp vườn nho, sống xa hoa khi có cung điện bằng ngà. Ông còn có một
hoàng hậu khát máu, giết hàng ngàn tiên tri của Chúa trong Bắc quốc Israel.
Nhưng tôi tin Chúa đã
từng mở nhiều cuộc hội nghi về đời sống
A-háp, trước cuộc hội nghị cuối cùng bàn về cái chết của ông trên trận địa.
Đó là lí do tôi tin rằng hầu hết, hay tất cả mọi tín đồ đều đã được đưa ra trước
các cuộc hội nghị như vậy của Chúa để bàn thảo.
“Tôi thấy Đức Giê-hô-va ngự trên ngôi Ngài, còn cả đạo binh trên
trời đứng chầu bên hữu và bên tả. Đức
Giê-hô-va phán rằng: Ai sẽ đi dụ A-háp, vua Y-sơ-ra-ên, để người đi lên Ra-mốt tại Ga-la-át mà ngã chết
ở đó? Rồi người nói cách nầy, kẻ nói
cách khác. 20 Bấy giờ, có một thần đi ra, đứng trước mặt Đức Giê-hô-va, mà thưa rằng: Tôi sẽ đi dụ người. Đức Giê-hô-va
phán hỏi: Dụ làm sao? Thần thưa lại rằng:
Tôi sẽ đi ra làm một thần nói dối trong miệng
các tiên tri của người. Đức Giê-hô-va phán: Phải, ngươi sẽ dụ người được: Hãy đi, làm như lời. Vậy bây giờ, hãy xem Đức Giê-hô-va đã đặt một
thần nói dối trong miệng các tiên tri của
vua, và Đức Giê-hô-va đã phán sẽ giáng họa trên vua”
Những vị tham dự hội
nghị là các thiên sứ trưởng và các thiên sứ thánh khiết, nhưng “một thần” ở đây
là ai?. Trong nguyên văn Hê-bơ rơ “thần” đây là “linh” (ruach). Ruach được dịch
là linh, gió hay hơi thở, ngụ ý các linh, dù ác hay thiện.
Tôi tín đây là chính sa tan, đến tham dự cuộc hội nghị, dù
không được Chúa mời. Đức Chúa Trời là thánh, công nghĩa, Ngài không cám dỗ ai
hay làm điều ác với ai. Chúa Giê su cần chết, thì Chúa lợi dụng Giu đa (Devil—Giăng
6:70) làm việc ấy. Khi cần lừa dối vua A-háp ra trận để chết theo án lệnh của
Chúa, Chúa dùng sa tan làm linh nói dối trong miệng tiên tri giả và lừa gạt A-háp.
Ngài không thể sử dụng thiên sứ thánh làm công việc lừa dối đó.
Kết luận:-
Tôi chỉ tóm một lời. Tôi
tin tất cả mọi tín đồ đều bị sa tan tố cáo hoặc cáo gian trước mặt Chúa ngày và
đêm. Và những người trưởng thành thuộc linh bị hắn ghét bỏ và tố cáo nhiều hơn.
Chúa hằng hữu có đủ thì giờ để mở nhiều cuộc hội nghị trên trời hầu bàn luận về
đời sống và cái chết của con dân Ngài trên đất. Cuộc đời của bạn có làm cho sa
tan ngậm miệng và chịu thua những sự đánh cuộc chăng? Nếu chúng ta sa bại trong
cuộc đời Cơ Đốc, Chúa sẽ hổ thẹn trước mặt sa tan sao? Ngài có dám đánh cuộc với
sa tan về cuộc đời của bạn chăng? Xin Chúa thương xót chúng ta.
Minh Khải- 25-11-2020