Phi-líp 3
Một số người muốn phân loại các thơ tínTân Ước
thành thơ tín sa mạc và thư tín đất liền. Điều đó không phải lúc nào cũng rõ
ràng và dễ hiểu. Nhưng 1 Cô-rinh-tô và Hê-bơ-rơ rõ ràng là những lá thư sa mạc
- bởi vì ở đây chúng ta được nhìn thấy con đường của một Cơ đốc nhân trải qua một
thế giới nguy hiểm. Trong 1 Cô-rinh-tô nói về sự phạm tội và sa ngã trong sa mạc.
Đó chính xác là những gì người Israel đã mắc tội. Họ phàn nàn và thờ lạy thần
tượng và bị Đức Chúa Trời phán xét (xin xem 1 Cô-rinh-tô 10).
Một mối nguy hiểm khác trong sa mạc là bạn cảm
thấy mệt mỏi và mong ước được khuây khỏa. Người Y-sơ-ra-ên trong vùng hoang dã
đã mòn mõi và muốn trở về Ai Cập. Có sự song hành với Cơ Đốc nhân Hê-bơ-rơ: -họ
không còn có thể chịu đựng nổi sự đàn áp của dân Do thái giáo và có nguy cơ trở
về Do Thái giáo để tránh áp lực (xem Hê-bơ-rơ 12).
Bức thư Phi-líp cũng là một bức thư sa mạc.
Nhưng bạn hầu như khó nhận thấy như vậy. Bởi vì có niềm vui vượt qua mọi thứ.
Phao-lô không vấp ngã và không mỏi mệt. Ông theo đuổi, nhìn vào mục tiêu, hướng
tới giải thưởng giá cao của Đức Chúa Trời kêu gọi ở trên cao. Ông quên những gì
đằng sau và mở rộng, bươn tới Jesus Christ (xem Phil. 3).
Phao-lô có thể được so sánh cách tốt đẹp với Ca-lép
trong Cựu ước. Ca-lép này bước đi trung thành qua sa mạc trong nhiều năm, theo
dõi mục tiêu cuối cùng anh đạt được. Ca-lép là một người đặc biệt: ông đã nhìn
thấy vinh quang của xứ Ca-na-an như một trinh sát lúc ban đầu. Và với ấn tượng
đó, ông ta tràn đầy năng lượng trong hành trình trải qua sa mạc. Vì vậy, điều đó
giống với Phao-lô : Ông đã ở trên tầng trời thứ ba (2 Cor. 12) và bây giờ đang
theo đuổi mục tiêu tuyệt vời này.
Ngay cả khi chúng ta không thể tận hưởng một đặc
ân đặc biệt như vậy, chúng ta vẫn phải đi qua sa mạc như một sứ đồ Phao-lô! Bởi
vì chúng ta biết từ chính Lời của Đức Chúa Trời rằng Đấng Christ ở với chúng ta
và chúng ta sớm đạt tới vinh quang.