11-Điều gì về Chức vụ?
Phần đa số các thành viên của Thân Thể Đấng
Christ đã học biết về Đức Chúa Trời Cha, Jesus Christ, và đường lối sự sống của
Đức Chúa Trời về người khác.
Paul hỏi, "Nhưng họ chưa tin Ngài thì kêu
cầu sao được? Chưa nghe đến Ngài thì tin thể nào? Nếu chẳng ai rao giảng thì
làm sao mà nghe?" (Rô 10:14).
Đức Chúa Trời chắc chắn đã ấn định sẽ có một chức
vụ rao giảng Tin Mừng cho thế giới, cũng như nuôi dưỡng và tăng cường dân Ngài về
mặt thuộc linh (Math 28: 19-20; Eph 4: 11-16; 1Phiero 5: 1-3; 2Ti 2: 2). Những người
đó thêm vào vào Thân thể của Đấng Christ bằng cách được hoán cải trực tiếp hoặc
gián tiếp qua việc rao giảng hoặc gương mẫu của một người đã là một phần của
Thân thể.
Và cũng giống như trẻ em có xu hướng tôn trọng
và học hỏi từ những người anh chị em lớn tuổi, vì vậy trẻ em trong Đấng Christ
nói chung nên tôn trọng và làm theo những người mà họ nhận ra là lớn tuổi và
trưởng thành hơn họ về mặt thuộc linh.
Nhưng những gì người cha phàm nhân đòi hỏi con
cái trưởng thành của ông tuân theo một người anh già dặn? Hoặc những gì người
anh già dặn có đòi hỏi nơi anh chị em còn
trẻ, mới lớn lên, là phải vâng phục anh trong tất cả mọi thứ chăng? Những người
thuộc linh già dặn hơn đòi hỏi sự vâng phục từ anh em khác đến bao nhiêu. Sự
vâng lời thuộc về Chúa Cha và Anh Cả đã phục sinh của chúng ta, Jesus Christ (Rô 14: 4, 10-13; 1 Phiero 5:
3-4).
Nhưng một đứa con còn trẻ về mặt thuộc linh hay chưa trưởng thành của Đức
Chúa Trời sẽ và chắc chắn nên tôn trọng, đáp ứng, và tự nguyện làm theo sự hướng
dẫn của những người trưởng thành hơn và có lẽ hiểu biết của Lời Đức Chúa Trời nhiều
hơn họ, qua giáo dục và kinh nghiệm. Phao lô khuyên tín đồ Corinthians nên bắt
chước ông, như ông bắt chước Đấng Christ (1Co 11: 1).
Nhưng mối quan hệ đó giữa hai người con của Đức
Chúa Trời không phải là sự cai trị của Đức Chúa Trời.
Bất cứ ai đòi hỏi sự vâng phục hoặc lòng trung
thành cá nhân từ những người được hoán cải thông qua những nỗ lực đặc biệt của
ông, là lấy cho mình thẩm quyền mà ông đã không được Đức Chúa Trời ban cho.
Phaolô
đã đòi hỏi sự vâng phục của những người được hoán cải hoặc tăng cường thông qua
sự giảng dạy của ông (như trái ngược với những kẻ được hoán cải hoặc gây dựng
thông qua việc giảng dạy của các người có chức vụ khác) không? Rõ ràng Phao lô,
Phi e rơ, và Apollos tất cả đều có những người hoán cải riêng của mình tại
Corinth, hoặc ít nhất là những người đã chịu ảnh hưởng--- và mỗi một người dân
Cô rin tô có coi một con người đặc biệt là nhà vô địch của mình. "Tôi có ý
nói rằng trong anh em mỗi người nói: “Ta thuộc về Phao-lô,” - “Ta thuộc về
A-bô-lô,” - “Ta thuộc về Sê-pha,” - “Ta thuộc về Christ.” 13 Đấng Christ há bị
chia xé ra sao? Phao-lô há vì anh em đã chịu đóng đinh trên thập tự giá sao?
Hay là anh em đã nhơn danh Phao-lô mà chịu báp-têm sao? " (1Co 1: 12-13).
Phaolô đã nói rằng đó là sự ngu ngốc khi họ nắm
giữ những ai mà đã là những người đi theo một tôi tớ khác, mà qua người tôi tớ đó
họ đã được hoán cải hoặc giảng dạy. Họ thuộc về Đấng Christ. Trong 1 Cor 3:?.
5-6, ông viết, "Thế thì, A-bô-lô là gì? Phao-lô là gì? Ấy là chấp sự mà nhờ
họ anh em đã tin theo như Chúa đã ban ơn cho mỗi kẻ ấy. Tôi đã trồng, A-bô-lô
đã tưới, nhưng Đức Chúa Trời đã làm cho lớn lên".
Phao lô tiếp tục ở các câu 7-9, "Vậy, người
trồng, kẻ tưới đều không ra gì, duy Đức Chúa Trời là Đấng làm cho lớn lên. Người trồng, kẻ tưới đều là một; ai nấy sẽ
lãnh phần thưởng tuỳ theo công lao riêng mình đã làm. Vì chúng tôi là bạn đồng công với Đức Chúa Trời;
anh em là ruộng của Đức Chúa Trời, nhà của Đức Chúa Trời".
Phao-lô thậm chí còn không yêu cầu họ nên theo ông
và lìa bỏ A-bô-lô--- ông chỉ họ cách trực tiếp đến với Đấng Christ. "Vậy,
chớ ai khoe khoang về loài người; vì mọi sự đều thuộc về anh em, hoặc Phao-lô, hoặc A-bô-lô, hoặc Sê-pha, hoặc
thế gian, hoặc sự sống, hoặc sự chết, hoặc những sự bây giờ, hoặc những sự hầu
đến, thảy đều thuộc về anh em, anh em
thuộc về Christ, và Christ thuộc về Đức Chúa Trời."(1Co 3: 21-23).
-
12- Các Cơ Đốc nhân chỉ thuộc về Đấng Christ,
không thuộc về bất kỳ người nào-.Những
Trách Nhiệm của Người Cung Cấp Lời Chúa- (nhân sự)
-
Phao-lô chắc chắn đã viết về trách nhiệm của một
người cung cấp Lời--để hướng dẫn, dẫn dắt, khuyến khích và truyền cảm hứng cho dân của Đức Chúa Trời. Và với trách nhiệm đó
rõ ràng là đi đến một lượng thẩm quyền nào đó, thẩm quyền của Lời Đức Chúa Trời,
trách nhiệm và thẩm quyền rao giảng, quở trách, và khuyên nhủ theo Lời Đức Chúa
Trời (2 Ti 4: 2).
Có một nhu cầu nhất định cho trật tự và sự phối
hợp giữa các chi thể của Thân Thể Đấng
Christ, làm việc, tương giao và nhóm họp
lại với nhau. "vì Đức Chúa Trời chẳng phải là Đức Chúa Trời của sự lộn xộn,
bèn là Đức Chúa Trời của sự bình an" (1Co 14:33).
Các Cơ Đốc nhân có thể phục vụ Đức Chúa Trời cách
hiệu quả hơn thông qua tình trạng được tổ chức. "Tổ chức" và "các
tổ chức" không phải là từ ngữ dơ bẩn –chúng có thể tự hào được sử dụng
trong kết nối với Giáo Hội, Thân Thể Đấng Christ. Những Cơ Đốc nhân chân thành sẽ
muốn sự phục vụ của họ cho Đức Chúa Trời được hiệu quả và hiệu ứng, mà thường
đòi hỏi phải có sự suy nghĩ cẩn thận, năng lượng, lập kế hoạch và phối hợp, nói
vắn tắt, là cần tổ chức. Khi một số người có liên quan, thì tổ chức tốt đòi hỏi
phải phân trách nhiệm kèm theo thẩm quyền để điều phối và quản lý các nhiệm vụ
cụ thể.
Nhưng thẩm quyền đó không phải là sự cai trị của
Đức Chúa Trời. Và sự phối hợp và tổ chức của các Cơ Đốc nhân nào đó, một số người
đang làm việc cùng nhau hướng tới mục tiêu chung, theo cách không có giới hạn hoặc
làm hạn chế toàn bộ Thân thể thuộc linh của Đấng Christ-- các thành viên như vậy
thì như muối, rải rác khắp mặt đất.
Không có anh hoặc chị cả nào có thẩm quyền từ Đức
Chúa Trời để thống trị trên một anh em hoặc chị em nhỏ tuổi hơn. Không có nhân
sự cung cấp lời nào được Đức Chúa Trời cấp cho quyền để làm ông chủ hoặc chi phối
bầy chiên của Chúa. Trong thực tế, Phao lô nói, "chớ không phải chúng tôi
muốn chủ trị đức tin anh em đâu, nhưng chúng tôi muốn giúp đỡ về sự vui mừng của
anh em, vì anh em đứng được là nhờ đức tin vậy" (2 Cor 1:24). Không có con
người nào vận dụng quyền thống trị trên đức tin của người khác. "Ngươi là
ai mà dám xét đoán gia bộc của kẻ khác? Nó đứng hay ngã chỉ can hệ với chủ nó.
Mà nó chắc đứng, vì Chúa có quyền khiến nó đứng " (Rô 14: 4).
-
13 Sự cai trị của một tổ chức-
Trong suốt các tác phẩm của ông, Phao lô nói về
Thân Thể Đấng Christ như một thân thể với nhiều thành viên. Trong 1 Cor 12:
4-6, ông viết, "Vả, các ân tứ có khác nhau, nhưng Thánh Linh chỉ có một. Các chức dịch cũng có khác nhau, nhưng Chúa chỉ
có một. Các công dụng cũng có khác nhau,
nhưng Đức Chúa Trời chỉ có một, là Đấng vận dụng mọi cách trong mọi người".
Một số cảm thấy rằng mặc dù có các ân tứ khác
nhau, các sự quản lí khác nhau, tất cả họ phải là một phần của cùng một sự quản
lí hoặc hoạt động phàm nhân dưới một cái
đầu của con người.
Không có bằng chứng đơn giản nào trong kinh
thánh nói về việc làm cho Thân Thể Đấng Christ thành một tổ chức phàm nhân. Vì
đó là Đức Chúa Trời, chứ không phải loài người, mà đã đặt chúng ta vào Hội thánh
của Ngài bằng cách ban cấp cho chúng ta Đức Thánh Linh của Ngài (1Co 12:13), Hội
thánh của Đức Chúa Trời là một cơ cấu thuộc linh, không thể bị loài người giới
hạn thành một tổ chức trên trái đất.
Tuy nhiên, thật đúng và tốt cho các thành viên
của Thân thể thuộc linh của Đấng Christ phải được tổ chức (1Co 12: 14-27). Chỉ
một mình mắt có thể có hiệu quả không? Chỉ
một ngón tay có thể làm bất cứ điều gì không? Bất kỳ thành viên nào của cơ thể
có thể nói với bất kỳ thành viên khác rằng, "Tôi không cần bạn chăng?"
Mỗi thành viên của Thân thể đều có Linh của Đức
Chúa Trời. Mỗi Cơ Đốc nhân cũng có tài năng và khả năng thiên nhiên của riêng
mình, cũng như kinh nghiệm và bối cảnh riêng của mình, nên góp phần phục vụ cho
những người khác. Thông qua tổ chức, sự phối hợp, và sự cai trị đúng đắn những ân
tứ (ân ban), khả năng và kinh nghiệm đó đều có thể được chia sẻ và sử dụng
trong một cách có hiệu quả ---cả bên trong và bên ngoài của Thân thể.
-
14- Loại hình tổ chức hoặc sự cai trị nào sẽ kết
quả nhất?
Nhiều loại hình tổ chức và sự cai trị khác nhau
phục vụ các mục đích và chức năng khác nhau, làm việc, đã làm việc, và đang làm
việc ở một mức độ nhiều hay ít hiệu quả. Các sự cai trị đó đã hầu việc những
người chưa hoán cải và không phải Cơ Đốc nhân cũng như cho phụ nữ. Làm thế nào
các Cơ Đốc nhân có thể sinh sản bông trái kỉnh kiền nhiều hơn qua tổ chức thích hợp và làm việc theo nhóm!
Một đoàn với mỗi một thành viên đều đóng góp những
gì họ phải cung cấp, những gì họ có thể làm tốt nhất-- có thể được nhiều hiệu
quả hơn nữa so với một cá nhân thành
viên. Trong nỗ lực hợp tác theo đoàn,
toàn thể thì lớn hơn tổng số các phần của nó.
Bầy chiên của Đức Chúa Trời có thể được nuôi dưỡng
tốt hơn qua một sự chia sẻ của những ân
ban và những khả năng tìm thấy trong Thân thể. Tin Mừng có thể được rao giảng một
cách hiệu quả hơn qua một nỗ lực chung. Qua sự hợp tác chân thành, một nhóm-- một
tổ chức các thành viên của Thân Thể Đấng Christ-có thể sinh nhiều bông trái cho
vinh quang của Đức Chúa Trời (Ga 15: 8; Math 13:23).
-
15- Tổ chức của Phaolô
Phao-lô đã có một đoàn môn đệ, được thành lập thành
một nhóm để rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại. Tertius, thực hiện nhiệm vụ thư
ký (Rô 16:22). Những người khác phục vụ và lao tác với Phao-lô (Philip 4: 3;
Công vụ 20: 4). Timôthê và Tít chăn giữ
các hội thánh dưới sự chỉ đạo chung của Phao-lô.
Đã có tổ chức và sự cai trị trong đoàn của
Phao-lô. Và Paul có thẩm quyền điều phối
nhóm cách đúng đắn. Ông giao trách nhiệm và quyền nhất định cho những
người khác, chẳng hạn như Timôthê và Tít, rồi hai người nầy lần lượt giao phó cho
người khác làm việc với họ (2Ti 2: 2; Tit 1: 5).
Tuy nhiên, thẩm quyền của Phao-lô không phải là
sự cai trị của Đức Chúa Trời trừ khi ông đã nói hay viết những gì Đấng Christ đã
trực tiếp nói hoặc tiết lộ cho ông (so sánh 1Co 11:23 với 1Co 7:25).
Tổ chức phải làm tôi tớ cho con người—loài người
không phải là nô lệ cho nó. Tổ chức là một phương tiện để đi đến kết cuộc. Nó vì
mục đích phục vụ và ban phước cho những người trong và ngoài nhóm. Tổ chức cần
tăng cường tính hiệu quả cho những ân ban và khả năng cá nhân của các thành
viên cho vinh quang Đức Chúa Trời.
Nhưng tổ chức không được phép làm chúa trên các
cá nhân thành viên của Thân Thể Đấng Christ. Không tổ chức phàm nhân nào ngang
bằng với sự cai trị của Đức Chúa Trời. Không một tổ chức nào cản trở hoặc kìm
hãm khả năng và tài năng của tất cả chúng ta có, hay những ân ban (ân tứ) được
ban cho các thành viên của Thân thể như Đức Chúa Trời muốn (1Co 12:11).
-
16- Không một tổ chức hay một nhóm các Cơ Đốc
nhân nào nên nghĩ rằng chỉ mình họ có một góc trên Thánh Linh của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời có tổ chức. Sứ đồ Phaolô đã có một
tổ chức. Mỗi gia đình của con người phải được tổ chức. Tổ chức là tốt --nếu nó
được sử dụng một cách đúng đắn. Nhưng những Cơ Đốc nhân phải luôn nhìn xem Nguyên
Thủ của sự cứu rỗi của họ, là Jesus Christ. Không có con người nào, không có
nhóm người nào, không có tổ chức nào của
con người được Lời Đức Chúa Trời ban cho thẩm quyền để thống trị trị trên đức
tin cá nhân của Cơ Đốc nhân, sự cứu rỗi cá nhân của anh ấy, hoặc mối quan hệ của
anh ta với Đức Chúa Trời.
Con người là con người. Ngay cả các sứ đồ Phao lô đã cảnh báo rằng sau khi ông đã rao giảng cho những
người khác, ông có thể là người bị loại bỏ (1 Cor 9:27). Bất cứ người nào hay
nhóm người nào cũng có thể phạm sai lầm. Là các Cơ Đốc nhân, chúng ta phải nhìn xem Đầu
của chúng ta, Jesus Christ. Chúng ta phải nhận ra rằng sự cai trị của một tổ chức
không phải là sự cai trị của Đức Chúa Trời. Nó có thể là sự cai trị của những con
người được hoán cải của Đức Chúa Trời. Nó có thể là sự cai trị của những người
đang phục vụ Đức Chúa Trời và làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Nhưng nó không
phải là sự cai trị của Đức Chúa Trời.
Đây là một khái niệm cơ bản, nền tảng, có tính
thiết yếu cho một sự hiểu biết đúng đắn về tổ chức của giáo hội và sự cai trị
trong hội thánh. Nó cung cấp một khuôn khổ mà trong đó chúng ta có thể hợp tác
và làm việc với nhau như một đoàn có hiệu quả khi phục vụ của Đấng Christ, trong
khi tránh một sự cai trị giới hạn, hạn chế và tổ chức có thể cản trở và can thiệp
vào hoạt động của Linh Đức Chúa Trời trong cuộc sống cá nhân của chúng ta.
Chúng ta hãy ngước mắt nhìn Đấng Christ, tự
nguyện thuận phục sự cai trị của Ngài. Và chúng ta hãy cùng nhau làm việc để đem
những người khác đến chỗ hiểu biết Đức Chúa Trời và đường lối của Ngài -- và đến
sự hiểu biết rằng Ngài là Nhà Cai Trị tối cao của vũ trụ.
-
17 Tổ chức phải làm tôi tớ cho
con người, con người không nên làm nô lệ cho nó.
Nhưng không nên cho tổ chức được phép làm chúa trên
các thành viên cá nhân của Thân Thể Đấng Christ.
Không một tổ chức nào hay một nhóm các Cơ Đốc nhân nào nên nghĩ rằng
chỉ một mình họ có một góc trên Linh của Đức Chúa Trời.
Cả hai ông Watchman Nee và Witness Lee đã bước đi
sai lạc với giáo lý và sự thực hành của họ về người có thẩm quyền đại diện
(deputy authority) .
- Dick Wiedneheft—(hết)