Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

CẦU NGUYỆN VÀ CỨ Ở TRONG CHÚA


Giăng 15:7 chép: “Ví bằng các ngươi cứ ở trong Ta, và Lời Ta cứ ở trong các ngươi, hễ điều gì các ngươi muốn, hãy xin, thì điều đó sẽ xảy ra cho các ngươi như dự định”.
Câu Kinh Thánh này có thể được chia thành bốn điểm. Điểm một là “các ngươi cứ ở trong Ta”. Điểm hai là “và Lời Ta cứ ở trong các ngươi”. Câu 4 và 5 nói về việc chúng ta cứ ở trong Chúa và Ngài ở trong chúng ta. Nhưng trong câu 7, “Ta” được đổi thành “Lời Ta”-“Các ngươi cứ ở trong Ta và Lời Ta cứ ở trong các ngươi”. “Ta” được đổi thành “Lời Ta” nghĩa là Ta có điều gì muốn giải thích cho các ngươi. Điều này cỏ thể được làm sáng tỏ bởi ví dụ sau: Nếu tôi muốn đến nhà anh em, trước hết đích thân tôi sẽ đến đó; sau khi đã ở đó một lát, tôi muốn bày tỏ ý định của việc đến thăm này. Vì vầy, khi nói rằng; “Lời Ta cứ ở trong các ngươi” cho thấy một bước xa hơn. Điểm thứ ba là “hễ điều gì các ngươi muốn”. Vì Lời Chúa ở trong chúng ta, nên chúng ta bắt đầu muốn điều gì đó, và ước muốn này là điều đến từ Lời Chúa. Điểm thứ tư là “hãy xin, thì điều đó sẽ xảy ra cho các ngươi như dự định”. Do đó, khi chúng ta cứ ở trong Chúa , và Lời Ngài cứ ở trong chúng ta sẽ có một ước muốn ra từ Lời Ngài; cuối cùng, “ước muốn này” trở thành  “lời cầu xin” Lời cầu xin này không phải là lời câu nguyện bình thường. Đó là lời cầu nguyện đặc biệt. Hễ khi nào việc cầu xin được đề cập trong Kinh Thánh thì đều luôn chỉ về lời cầu nguyện đặc biệt. Vì vậy, lời cầu xin này sẽ được Đức Chúa Trời đáp lời.

Câu Kinh Thánh này đề cập hai điều: một mặt, câu này nói rằng chúng ta cứ ở trong Chúa, mặt khác, nói rằng Lời Chúa cứ ở trong chúng ta. Do đó, sự cầu nguyện bắt nguồn từ Lời Chúa. Tất cả những lời cầu nguyện thắng thế, những lời cầu nguyện được kể là có hiệu lực trước mặt Chúa, chắc chắn phải kết quả của việc chúng ta cứ ở trong Chúa và để Lời Ngài cứ ở trong chúng ta.
1Giăng 1:5-7 chép : “Nầy là sứ mạng mà chúng tôi đã nghe nơi Ngài và truyền lại cho anh em rằng Đức Chúa Trời là Sự Sáng, trong Ngài chẳng có sự tối tăm chút nào. Vì bằng chúng ta nói mình được tương giao với Ngài, mà còn ăn ở trong sự tối tăm, thì chúng ta nói dối, không làm theo lẽ thật. Nhưng nếu chúng ta bước đi trong sự sáng, như Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta tương giao với nhau, và huyết của Jesus Con Ngài làm sạch mọi tội chúng ta”.
Những câu này đề cập đến ba điều; sự tương giao, sự sáng và huyết. Nếu có sự tương giao với Đức Chúa Trời, chắc chắn chúng ta sẽ có sự sáng vì Đức Chúa Trời là Sự Sáng. Hễ có sự tương giao thì có sự sáng. Khi sự sáng đến thì có nhu cầu về huyết.
1Giăng 2:27-28 chép: “Ơn xức dầu mà các con đã nhận được nơi Ngài vẫn cứ ở trong các con, chẳng cần ai dạy các con; song ơn xức dầu của Ngài dạy các con mọi sự, mà ơn ấy là thật, không phải dối, và theo như ơn ấy đã dạy các con thể nào, thì hãy cứ ở trong Ngài thể ấy. Vậy, bây giờ, hỡi các con bé mọn Ta, hãy cứ ở trong Ngài, hầu cho nếu Ngài hiển hiện thì chúng ta được dạn dĩ, không đến đỗi hổ thẹn ở trước Ngài lúc Ngài hiện đến”.
Hai câu Kinh Thánh này cũng chỉ ra ba điều: một là “ơn xức dầu”;
Hai là “theo như ơn ấy đã dạy các con thể nào, hãy cứ ở trong Chúa thể ấy; và ba là “hãy cứ ở trong Chúa”. Việc cứ ở trong Chúa ở đây giống như việc cứ ở được nói đến trong Giăng chương 15. Ơn xức dầu là một điều khác. Cuối cùng, việc cứ ở này lại được nhấn mạnh qua lời này: “Hỡi các con bé mọn Ta, hãy cứ ở trong Ngài”.
Trong mười chương vừa qua, phần lớn chúng ta đã nói về ý nghĩa của sự cầu nguyện và các cơ quan được dùng trong sự cầu nguyện, hay tiến trình cầu nguyện. Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu đề cập điều gì đó liên quan đến chính sự cầu nguyện bằng cách tìm ra điều gì là bản chất của lời cầu nguyện thật của một người trước mặt Đức Chúa Trời.
Bất kể thực hiện nhiệm vụ nào, một người phải là loài người được cấu tạo cho nhiệm vụ đó. Người phục vụ như một thầy thuốc phải là một thầy thuốc có đủ trình độ chuyên môn. Người phục vụ như một giáo viên phải là một giáo viên. Người phục vụ như một người mẹ phải là một người mẹ. Cũng vậy, anh em cần phải là một người cầu nguyện để anh em có thể thực hiện chức năng trong sự cầu nguyện để anh em có thể thực hiện chức năng trong sự cầu nguyện. Nói chung, người cầu nguyện là người cứ ở trong Chúa. Bây giờ chúng ta sẽ xem cứ ở trong Chúa Nghĩa là gì.
I. Ý NGHĨA CỦA VIỆC CỨ Ở TRONG CHÚA
A. Trong Chúa
Kinh nghiệm việc cứ ở trong Chúa dựa trên sự kiện ở trong Chúa. Nếu anh em không ở trong Chúa thì không cách gì để anh em cứ ở trong Chúa. Sự kiện chúng ta ở trong Chúa đã hoàn tất cách đây khá lâu. Sự hoàn tất này có thể được chia làm hai giai đoạn. Khi Chúa hoàn tất sự cứu chuộc trên thập tự giá, Ngài đã kết hiệp chúng ta với chính Ngài, đặt chúng ta vào trong Ngài. Đây là giai đoạn đầu tiên. Sau đó khi chúng ta được tái sinh, Thánh Linh bước vào trong chúng ta và kết hiệp chúng ta với Đấng Christ một cách thực tiễn, đặt chúng ta vào trong Ngài. Đây là giai đoạn hai.
La-mã 6:3 nói rằng chúng ta đã được báp-têm vào trong Christ Jesus. Bởi điều này chúng ta có thể thấy rằng được báp-têm là được đặt vào trong Đấng Christ. Cụm từ “tin Chúa” theo nguyên văn Hi-lạp, nên được dịch cách đúng đắn là “tin vào Chúa.”Cụm từ “vào” trong “tin vào Chúa” và “vào trong” trong “tin vào Chúa”và “vào trong” trong “được báp-têm vào trong Đấng Christ” là cùng một từ ngữ. La-mã chương 6 chép “được báp-têm vào trong”, còn Giăng 3;16 nói “tin vào trong”. Một là được báp-têm vào trong, và một là tin vào trong. Trong báp-têm, anh em được báp-têm vào trong Đấng Christ; còn trong việc tin, anh em tin vào trong Đấng Christ. Khi chúng ta tin Chúa, Linh đặt chúng ta hoàn toàn vào trong Đấng Christ và làm chúng ta có sự liên hiệp hữu cơ với Đấng Christ. Sau đó, trên thực tế, chúng ta trở thành những người ở trong Christ. Vì vậy, 2 Cô-rin-tô 5:17 nói rằng nếu ai khao khát cứ ở trong Đấng Christ cần thấy sự kiện ở trong Đấng Christ. Nếu người nào không thấy sự kiện này thì việc khuyên người ấy cứ ở trong Đấng Christ là điều vô ích. Thậm chí điều đó sẽ trở thành nỗi khổ cho người ấy vì dù cố gắng khó nhọc để thực hiện được. Nhưng nếu có ánh sáng và sự khải thị rằng mình ở trong Đấng Christ rồi, người ấy sẽ thấy rằng việc cứ ở là một điều dễ dàng. Người ấy sẽ nhận thức rằng không cần thiết để tìm cách cứ ở vì người ấy đã ở trong Đấng Christ rồi. Điều này đã được Đấng Christ hoàn tất rồi.
Chúng ta hãy cho một minh họa nhỏ. Giả sử anh em là một thành viên của gia đình Jones. Từ khi được sinh ra, anh em đã ở trong gia đình Jones. Vì được sinh vào trong gia đình Jones nên anh em sống với họ là điều hoàn toàn tự nhiên. Nhưng giả sử theo hiểu biết của tôi, anh em là người ngoài nhưng có đòi sống trong nhà của Jones. Thật chẳng dễ . Trước hết, phải thấy rằng anh em là người ở trong gia đình Jones rồi. Đây là sự kiện đã hoàn tất dựa trên sự sinh ra của anh em. Do đó, anh em là một thành viên của gia đình Jones, và tất cả những gì anh em cần làm là công nhận sự kiên này. Bây giờ điều anh em cần là cứ ở đó bằng cách sống trong gia đình đó. Cùng một nguyên tắc, nếu muốn cứ ở trong Chúa, anh em phải nhận thức sự kiện. Có một điều gì đó đã xảy ra với anh em, và bây giờ anh em, và bây giờ anh em đã ở trong Christ rồi. Trước khi được cứu, anh em được sinh ra trong A-đam. Nhưng sau khi được cứu, Đức Chúa Trời đã dời anh em ra khỏi lĩnh vực của A-đam mà vào trong lĩnh vực của Đấng Christ. Sự kiện ở trong Đấng Christ giờ đây đã hoàn tất. “Trong” là một từ tuyệt diệu.
B. Cứ Ở Trong Chúa
Từ “cứ ở” có nghĩa là lưu lại. Cứ ở trong Chúa cũng có thể được dịch là lưu lại trong Chúa. Ê-phê-sô 3:17 nói rằng Đấng Christ ngụ trong tấm lòng chúng ta qua đức tin. Từ “ngụ” có nghĩa là lập cư. Khi sống trong nhà có nghĩa là anh em ngụ ở đó. Khi đi đến một nơi nào đó và ở lại đó mười ngày, điều đó có nghĩa là anh em lưu lại đó. Từ “cứ ở” trong cụm từ “cứ ở trong Chúa” không có nghĩa là ngụ hay cư trú mà có nghĩa là lưu lại, ở lại, định cư. Vì anh em là người được cứu và ở trong Chúa rồi nên điều anh em cần bây giờ là đừng rời khỏi mà hãy lưu lại trong Ngài.
Có một minh họa là giả sử hôm qua anh em đã được báp-têm, và có cảm nhận rõ rằng anh em đã được kết hiệp với Chúa và ở trong Ngài. Tuy nhiên, tối đó, có một người bạn đến và cố nài anh em đi xem phim. Trong khi sắp đi với người ấy, anh em cảm nhận có điều gì đó sai trật giữa anh em và Chúa. Trong khi đang suy xét điều gì sai trật thì người ban cứ thuyết phục và anh em quyết định đi với người ấy. Lúc đó, anh em cảm thấy sự tương giao của anh em với Chúa đã bị cắt đứt. Anh em cảm thấy như vậy vì anh em không lưu lại trong Chúa. Có thể anh em là người đã được cứu và bởi đó ở trong Chúa, nhưng trong kinh nghiệm, có thể anh em không luôn luôn lưu lại trong Ngài. Trong king nghiệm, dường như có những lúc anh em ra khỏi Chúa và sự tương giao của anh em với Chúa bị phá vỡ.
Một ví dụ khác, anh em vừa mới được cứu và giờ đây có cảm nhận rõ rằng anh em được kết hiệp với Chúa. Nhưng hôm nay một điều gì đó xảy ra làm cho anh em hết sức tức giận bên trong. Tuy nhiên, anh em cứ nổi giận. vì nổi giận nên bên trong anh em cảm biết sự tương giao với Chúa đã bị gián đoạn. Dường như thể anh em đã ra khỏi Chúa. Điều này có nghĩa là anh em đã không lưu lại trong Ngài.
Lưu lại trong Chúa là cứ ở trong Chúa. Khi lưu lại trong Chúa như vậy, anh em có sự tương giao không dứt với Ngài. Ở trong Chúa là vấn đề liên hiệp. Cứ ở trong Chúa là vấn đề tương giao. Sự tương giao có thể xảy ra bởi chúng ta được đặt vào trong sự liên hiệp hữu cơ với Chúa. Có sự tương giao không dứt là cứ ở, và cứ ở là để duy trì sự tương giao không dứt này.
Chủ đề của Thư Tín 1 Giăng là sự tương giao. Chương của sách này cho biết rằng chúng ta, những người có Đấng Christ làm sự sống thì có sự tương giao với Đức Chúa Trời. Sự sống mà chúng ta nhận được bên trong làm chúng ta có sự tương giao với Ngài. Phúc Âm Giăng nói về sự sống, còn Thư 1 Giăng nói về sự tương giao. Phúc Âm Giăng liên tục cho thấy cách Chúa đến và bước vào trong con người để làm sự sống của họ và cứu họ là thể nào. Thư 1 Giăng tiếp tục nói về sự tương giao. Vì anh em đã được cứu và có Đấng Christ làm sự sống, và sự sống này sẽ làm anh em có sự tương giao với Đức Chúa Trời. 1 Giăng chương 1 nói về sự tương giao, còn chương 2 nói về việc cứ ở trong Chúa. Việc cứ ở trong Chúa được nói đến trong chương 2 là sự tương giao đã được nói đến trong chương 1. Cứ ở trong Chúa nghĩa là gì? Nghĩa là có sự tương giao không gián đoạn với Chúa, không ra khỏi sự tương giao và mở rộng sự liên hiệp với Chúa.
II.  DUY TRÌ VIỆC CỨ Ở TRONG CHÚA
Cứ ở trong Chúa là cách để duy trì và tiếp tục trong kinh nghiệm việc ở trong Chúa. Ngay khi chúng ta được cứu, Đức Chúa Trời đặt chúng ta vào trong Đấng Christ. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể duy trì mối tương giao không dứt với Chúa? Thư 1 Giăng chỉ ra hai phương diện: huyết và sự xức dầu.
A. Sự Tẩy Sạch Của Huyết
1 Giăng chương 1 cho chúng ta thấy cách trực tiếp và rõ ràng rằng chúng ta cần duy tì sự tương giao qua huyết. Đức Chúa Trời là Sự Sáng. Một khi có sự tương giao với Đức Chúa Trời và chạm được Ngài thì anh em không thể không ở trong sự sáng. Sự tương giao đặt anh em trước mặt Đức Chúa Trời và cũng đặt anh em trong sự sáng. Một khi ở trong sự sáng, chắc chắn anh em sẽ thấy các tội phạm của mình. Chẳng hạn, nhìn thoáng qua không khí chung quanh chúng ta dường như rất trong lành. Tuy nhiên, nếu quan sát cũng không khí đó dưới ánh sáng mặt trời cực mạnh, lập tức chúng ta sẽ thấy có vô số hạt bụi bẩn bay lơ lửng trong không khí đó. Không có sự phơi bày của ánh sáng mặt trời, chúng ta không thể nào thấy chúng. Cũng vậy, nếu thiếu sự tương giao với Đức Chúa Trời và bởi đó không ở trong sự sáng, chúng ta không bao giờ có thể ý thức về những lỗi lầm của chính mình. Nhưng một khi bước vào trong sự tương giao với Đức Chúa Trời và được đặt trong sự sáng, chúng ta phát hiện thấy mình đầy dẫy những điều bất khiết. Có những điều bất khiết trong tâm trí, tình cảm, ý định, động cơ của chúng ta, thậm chí trong nhận thức của linh chúng ta. Một khi ở trong sự sáng, chắc chắn tình trạng của chúng ta trở nên rõ ràng. Và một khi tình trạng đó trở nên rõ ràng, lương tâm sẽ lên án chúng ta. Nếu không có sự tẩy sạch của huyết, chắc chắn những vi phạm sẽ hiện diện trong lương tâm chúng ta. Một khi có những vi phạm sẽ hiện diện trong lương tâm, sự tương giao giữa Đức Chúa Trời và chúng ta bị gián đoạn, và bởi đó,  chúng ta ra khỏi hiện diện của Chúa.
Hơn nữa, trong nếp sống hằng ngày của chúng ta vẫn có nhiều tội phạm hiện tại làm tổn thương lương tâm chúng ta. Những điều chúng ta đã đề cập trước đó như đi xem phim và nổi giận. Không cần ai khác dạy dỗ mà chính anh em biết quá rõ rằng những điều này là sai. Là người được cứu, ở trong sự sáng, tự động anh em có cảm nhận này. Tuy nhiên, vì yếu đuối nên anh em đã làm những điều như thế. Vì đã làm những điều đó nên trong lương tâm có những vi phạm, và anh em cảm thấy mình đã ra khỏi sự hiện diện của Chúa.
Chính lúc đó anh em cần được tẩy sạch bởi huyết của Chúa Jesus. Nếu chúng ta ở trong sự sáng, như Đức Chúa Trời ở trong sự sáng, thì chúng ta tương giao với nhau (1Gi. 1:7). Dưới ánh sáng của sự tương giao như thế, chúng ta thấy các tội phạm của mình và tự động xưng phận chúng trước mặt Chúa. Huyết của Jesus Con Ngài khi đó sẽ tẩy sạch chúng ta và tất những vi phạm đó khỏi lương tâm chúng ta (1Gi. 1:9). Khi đó chúng ta có cảm nhận rằng chúng ta lại được ở trong sự tương giao với Chúa. Huyết có thể phục hồi và khôi phục sự tương giao với Chúa. Huyết có thể phục hồi và khôi phục sự tương giao của chúng ta. Sự khôi phục này là sự duy  trì.
Trong Cựu Ước, vào ngày lễ chuộc tội, thầy tế lễ thượng phẩm đem huyết vào trong Nơi Thánh và bôi huyết trên Bàn Thờ Xông Hương. Sau đó, ông đem huyết vào trong Nơi Chí Thánh và rảy huyết trên ngai thương xót, tức là rẩy huyết trước mặt Đức Chúa Trời. Hê –bơ –rơ chương 9 cho biết rằng Chúa Jesus cũng đem huyết mà Ngài đã đổ trên thập tự giá, vào trong hiện diện của Đức Chúa Trời và rảy trước mặt Đức Chúa Trời. Cho đến ngày nay, huyết của Chúa Jesus vẫn đang nói tốt về chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời. Huyết nói thay chúng ta và huyết là nền tảng của sự chuộc tội. Chính dựa trên huyết này mà chúng ta xưng nhận các vi phạm của mình trước mặt Đức Chúa Trời. Vì vậy, khi chúng ta xưng nhận, Linh áp dụng hiệu năng của sự tẩy sạch bởi huyết trên lương tâm chúng ta. Lương tâm chúng ta được thanh tẩy khỏi mọi vi phạm, hầu cho không có rào cản nào giữa Đức Chúa Trời và chúng ta, và sự tương giao được phục hồi. Do đó, việc chúng ta cứ ở trong Chúa trước hết được duy trì bởi huyết.
B. Sự Xức Dầu
Sự xức dầu là ơn xức dầu được nói đến trong 1 Giăng chương 2. Trong thời Tân Ước, Đức Chúa Trời đến với con người như là Thánh Linh. Thánh Linh không chỉ là dầu mà còn là sự xức dầu. Đức Chúa Trời đến với con người để làm dầu xức chuyển động bên trong con người. Sự chuyển động này là sự xức dầu. 1 Giăng 2:27 không chỉ nói về Linh là dầu xức trong chúng ta, mà hơn thế nữa, Ngài còn là dầu xức đang xức trong chúng ta. Vì vậy, sự xức dầu không nói về chính dầu xức. Đúng ra, điều này nói về hành động xức của dầu xức, tức chuyển động của Thánh Linh trong chúng ta. Sự chuyển động liên tục của Linh trong chúng ta giữ chúng ta lưu lại trong mối tương giao của Đức Chúa Trời, và bởi đó , cứ ở trong Chúa. Vì vậy, sự xức dầu cũng duy trì việc chúng ta ở trong Chúa cách thực tiễn.
Như vậy, phương tiện thứ nhất mà nhờ đó sự tương giao được duy trì là sự tẩy sạch của huyết, và thứ hai là sự xức dầu. Điều này chính xác tương ứng với các hình bóng trong Cựu Ước. Các hình bóng trong Cựu Ước cho thấy rằng khi người nào muốn tiếp xúc Đức Chúa Trời và tương giao với Ngài, trước hết người ấy phải rảy huyết và sau đó áp dụng dầu xức. khi nói về việc duy trì sự tương giao, Tân Ước lưu ý đến vấn đề rảy huyết về việc áp dụng dầu xức. Việc rảy huyết là để tẩy sạch mọi điều không nên có ở đó. Sự xức dầu là để  xức chúng ta bằng những yếu tố của Đức Chúa Trời, thậm chí xức bằng chính Đức Chúa Trời. Điều này giống như hành động sơn phết vật dụng trong nhà. Kết quả của hành động sơn là nước sơn được áp dụng cho vật dụng đó. Linh đến với con người là Đức Chúa Trời đến với con người. và bởi Linh chuyển động và xức dầu trong con người mà Đức Chúa Trời đem vào trong con người.
Do đó, về mặt tiêu cực, huyết tẩy sạch mọi điều mà chúng ta không nên có. Về mặt tích cực, dầu xức xức cho chúng ta những gì chúng ta nên có. Điều chúng ta không nên có là tội lỗi, và điều chúng ta nên có là chính Đức Chúa Trời. Bởi sự tẩy sạch của huyết và sự xức dầu không dứt  mà chúng ta duy trì sự liên hiệp với Chúa luôn luôn.
Chiên Con và Bồ Câu trong Giăng chương 1 tương đương với huyết và dầu xức. Huyết là Chiên Con, và dầu xức là Bồ Câu. Chiên Con biểu thị Chúa đổ huyết Ngài vì chúng ta trên thập tự giá để cất bỏ các tội phạm của chúng ta. Bồ Câu biểu thị Linh đến với con người để thêm yếu tố của Đức Chúa Trời vào trong con người. Vì vậy, chúng ta phải học tập luôn nhận lấy huyết để tẩy sạch các tội phạm của mình và để chuyển động theo sự xức dầu bên trong. Một mặt, ngay khi cảm nhận mình sai trật, chúng ta nên lập tức xưng nhận sai lầm của mình và tiếp nhận sự tẩy sạch của huyết. Mặt khác, mỗi khi Linh chuyển động bên trong chúng ta, chúng ta nên lập tức chuyển động theo cảm nhận về xức dầu đó. Bởi đó, chúng ta cứ ở trong Chúa và lưu lại trong Ngài. Điều này nên là sự thực hành liên tục và không gián đoạn của chúng ta
III. MỘT ĐỜI SỐNG CỨ Ở TRONG CHÚA
Đời sống Cơ-đốc là đời sống cứ ở trong Chúa. Nếu cứ ở trong Chúa liên tục, chắc chắn đời sống anh em sẽ thánh khiết, chiến thắng và thuộc linh. Mọi phương diện của đời sống Cơ-đốc chúng ta được bao gồm trong đời sống cứ ở trong Chúa. Có nhiều điểm trong nếp sống này mà chúng ta cần học tập cách đúng đắn
A. Bước Đi Theo Linh
Bước đi theo Linh là bước theo sự xức dầu. Chúng ta đã nói rằng Đức Chúa Trời đến với chúng ta như dầu xức bên trong chúng ta, luôn luôn xức chúng ta và ban cho chúng ta cảm nhận. Nếu bước theo cảm nhận này, chúng ta đang bước đi theo Linh. Chẳng hạn, khi anh em đang nói, nếu cảm nhận bên trong anh em ngăn anh em nói tiếp thì anh em phải dừng lại. Nếu cảm nhận bên trong anh em thúc giục anh em hành động thì anh em nên vâng theo và hành động cụ thể. Có thể anh em sắp biểu lộ một thái độ nào đó. Nếu bên trong dường như có cảm nhận ngăn cản anh em, thì anh em nên nhanh chóng dừng lại và đừng biểu lộ nó. Dù điều lớn hay điều nhỏ, hãy học tập bước theo cảm nhận bên trong. Vâng phục cảm nhận bên trong là bước đi theo Linh. Và bước đi theo Linh và vâng phục sự xức dầu. Đây là việc cứ ở trong Chúa theo sự xức dầu
Ngay nay sự cứu rỗi, chúng ta có Linh là dầu xức chúng ta và chuyển động trong chúng ta. Vì vậy, chắc chắn là chúng ta có cảm nhận về sự xức dầu. Trách nhiệm của chúng ta là nghiêm túc chú ý đến cảm nhận trong các chiều sâu của bản thể mình. Đừng dùng tâm trí để suy nghĩ hay lập luận. Một khi suy nghĩ, cân nhắc tranh luận hay phân tích, chắc chắn anh em sẽ ra khỏi linh mình và không còn trong tình trạng cứ ở nữa. Những ý tưởng, sự lập luận và sự sáng suốt thiên nhiên của anh em thường gián đoạn sự tương giao của anh em với Chúa. Vì thế, đừng chú ý đến chúng, mà hãy quan tâm đến cảm nhận trong các chiều sâu của bản thể anh em. Càng bước theo cảm nhận này, anh em sẽ càng khám phá thấy mình cứ ở trong Chúa cách sâu hơn. Đồng thời và tự phát, đời sống anh em sẽ là đời sống cứ ở trong Chúa

B. Xử Lý Các Tội Phạm

Bên trong chúng ta có bản chất tội lỗi cố hữu, còn bên ngoài chúng ta sống trong một xã hội đầy những điều ô uế tội lỗi. Một cách vô thức, hằng ngày chúng ta đang bị ô nhiễm bởi tội. Do đó, nếu thực sự bước đi theo Linh và liên tục sống trong Chúa, chắc chắn chúng ta sẽ có cảm nhận về tội. Khi đó, chúng ta nên xưng nhận các tội phạm của mình trước mặt Đức Chúa Trời và lìa khỏi chúng bởi sự dẫn dắt của Ngài. Do môi trường tội lỗi bên ngoài và bản chất tội bên trong chúng ta, nên hằng ngày sống mà không bị ô uế bởi tội tội là một điều rất khó. Rất thường, tội sẽ đến một cách vô thức để quấy rối tâm trí chúng ta, làm tổn hại tình cảm, làm ô uế linh, và làm cho hành động của chúng ta đầy sai phạm. Vì vậy, chỉ bởi huyết, khi xưng nhận tội phạm mình hết lần này đến lần khác, chúng ta mới có thể liên tục cứ ở trong Chúa

Hiếm có người nào thực sự biết cách cầu nguyện lại có thể cầu nguyện mà trước hết không xưng nhận các tội phạm của mình. Một người càng bước đi theo linh sẽ càng bước đi theo linh càng thấy mình có vô số tội phạm bên trong và bên ngoài. Càng bước đi theo linh, người ấy sẽ càng Nhạy cảm với tội. Nếu phạm một lỗi nhỏ, người ấy cảm nhận ngay và xử lý nó. Càng có nhiều sự xử lý, người ấy càng được chiếu sáng bên trong và càng trở nên nhạy bén. Càng có nhiều sự xử lý, người ấy càng trở nên trong suốt, thanh thản, tươi mới bên trong, và cuối cùng, người ấy càng sáng suốt trong Chúa. Đây là đời sống cứ ở trong Chúa.

C. Tuyệt Đối Không Có Rào Cản Nào Giữa Anh Em Và Chúa

Nói theo đạo đức, có thể một số điều không được xem là tội, nhưng nếu làm một trong những điều này sẽ tạo ra một rào cản giữa  anh em và Chúa, là điều cần bị xử lý. Đời sống cứ ở trong Chúa không những không cho phép có tội mà cũng không cho phép có những rào cản. Chẳng hạn, có thể anh em có cuộc trò chuyện ngắn với một anh em nào đó. Lời nói có thể đúng đắn, và điều anh em nói đến có thể không có tội. Nhưng nếu sau cuộc trò chuyện đó có một rào cản giữa anh em và Chúa thì điều đó vẫn là tội. Vì anh em đã nói điều gì đó trái với cảm nhận bên trong nên đó là tội không vâng phục. Đức Chúa Trời phán với Sau-lơ: “Sự vâng lời tốt hơn của tế lễ; sự nghe theo tốt hơn mỡ chiên đực; sự bội nghịch cũng đáng tội bằng sự tà thuật; sự cố chấp giống như tội trọng cúng lạy hình tượng” (1Sa.15:22-23). Khi một người không vâng lời Đức Chúa Trời, sự không vâng lời ấy trở thành một tội tạo ra một rào cản giữa người đó và Chúa

Vì vậy, đời sống cứ ở trong chúa đòi hỏi chúng ta không những  phải liên tục bước theo Linh, xử lý tội phạm và lìa bỏ nó mà lúc nào cũng phải không có rào cản giữa chúng ta và Chúa. Bất kể điều nào đó tốt đến đâu, nếu làm điều đó mà tạo ra một rào cản giữa chúng ta và Chúa thì chúng ta không nên làm. Đừng xét theo tiêu chuẩn đạo đức, nhưng hãy nhận chính Chúa làm tiêu chuẩn. Đôi khi anh em có thể cho tiền hay giúp đỡ người khác. Những điều này tự nó thực sự là tốt, nhưng đôi khi Chúa cấm chúng ta làm. Nếu anh em muốn làm điều đó mặc dù Chúa cấm, thì ngay cả việc cho tiền hay giúp ai đó sẽ làm gián đoạn mối tương giao của anh em với Chúa và tạo ra một rào cản. Hãy cố gắng đừng làm bất cứ điều gì khiến anh em tách rời Chúa. Để duy trì đời sống cứ ở trong Chúa, không chỉ các tội phạm cần được xử lý mà bất cứ rào cản nào cũng cần phải bị cất bỏ

IV.KẾT QUẢ VIỆC CỨ Ở TRONG CHÚA

Hiểu Khát Vọng Của Đức Chúa Trời

Một khi cứ ở trong Chúa, tự phát một người sẽ chạm được cảm  xúc của Đức Chúa Trời và hiểu khát vọng của Đức Chúa Trời là gì. Trong Cựu Ước, Áp-ra-ham là gương mẫu về điều này. Vì ông liên tục ở trước mặt Đức Chúa Trời nên Đức Chúa Trời không thể không nói với Áp-ra-ham ý định của Ngài. Thi Thiên 32:8 nói rằng Đức Chúa Trời lấy mắt Ngài hướng dẫn chúng ta. Điều này giống người Hoa nói rằng người ta hành động bởi cái nháy mắt  hay gợi ý bằng  mắt. Nếu sống trong sự tương giao, anh em sẽ hiểu điều Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời lấy mắt Ngài hướng dẫn chúng ta. Chúng ta không phải là con ngựa hay con la không hiểu biết, đến nỗi Đức Chúa Trời phải dùng dây cương, hàm thiếc để hãm ép chúng ta hầu chúng ta có thể hiểu khát vọng của Ngài. Chúng ta chỉ cần sống trong sự tương giao, cứ ở trong hiện diện Ngài và đến gần Ngài. Khi ấy tự phát chúng ta sẽ có thể hiểu bản chất của Ngài và những nguyên tắc làm việc của Ngài. Điều đó như thể trong linh chúng ta đã bắt gặp cái nhìn thoáng qua của mắt Chúa và tự nhiên chạm được cảm xúc của Ngài và hiểu được khát vọng của Ngài.

B. Có Khát Vọng Của Đức Chúa Trời

Sau khi chạm được cảm xúc của Đức Chúa Trời và hiểu được ý định của Ngài, tự phát chúng ta sẽ có khát vọng của Ngài bên trong. Khi đó, khát vọng của Ngài trở nên khát vọng của chúng ta, và điều Ngài mong muốn chính xác là điều chúng ta mong muốn.

V. CẦU NGUYỆN LÀ KẾT QUẢ CỦA VIỆC CỨ Ở TRONG CHÚA

Sau khi chạm được cảm xúc của Đức Chúa Trời, hiểu ý định của Ngài, và cũng khao khát điều Ngài khao khát thì chúng ta cầu nguyện. Đây chính là những gì được nói đến trong Giăng 15:7: “Ví bằng các ngươi cứ ở trong Ta và Lời Ta cứ ở trong các ngươi, hễ điều gì các ngươi muốn, hãy xin, thì Ta sẽ làm điều đó cho các ngươi”. Ước muốn này không ra từ người cầu nguyện. Đúng ra, ước muốn này ra từ những gì Đức Chúa Trời đã xức vào trong chúng ta. Vì ước muốn này là ước muốn của Đức Chúa Trời nên khi người ấy cầu nguyện, thì Đức Chúa Trời đáp lời


Không lâu sau khi được cứu, một số người đọc câu này trong Giăng chương 15 thì nói: “Lời hứa của Chúa thật kỳ diệu. Tôi có thể xin bất cứ điều gì tôi muốn và Ngài sẽ làm điều đó cho tôi”. Vì vậy, họ bắt đầu xin bất cứ điều gì họ muốn, cuối cùng, họ thấy rằng điều họ xin thì không được ban cho. Điều này không phải vì lời hứa của Chúa không trở thành hiện thực. Đó là vì họ lấy lời hứa của Chúa ra khỏi văn mạch. Họ cầu nguyện mà trước hết không thực hiện những đòi hỏi cần thiết. Họ hiểu sai nghĩa của câu này. Giăng 15:7 đề cập tất cả 4 điểm. Thứ nhất, “các ngươi cứ ở trong Ta”. Thứ hai, “Lời Ta cứ ở trong các ngươi”. Thứ ba, vì Lời Ta nói lên ý định của Ta nên lời này trở thành ước muốn trong ngươi để bất cứ điều gì ngươi muốn cũng là điều Ta muốn. Thứ tư, kết quả là, lời cầu nguyện như thế chắc chắn được Đức Chúa Trời đáp lời. Bây giờ chúng ta hiểu rằng ước muốn trong lời cầu nguyện của chúng ta không bắt nguồn từ con người, mà đó là điều Đức Chúa Trời mong muốn. Trước hết, một người liên tục cứ ở trong Chúa. Khi đó, Đức Chúa Trời trở nên lời trong con người để con người có thể hiểu ý định của Đức Chúa Trời. Điều này sản sinh một ước muốn trong con người cũng là ước muốn của Đức Chúa Trời. Khi con người cầu nguyện theo ước muốn này, Đức Chúa Trời không có chọn lựa nào khác ngoài việc đáp lời cầu nguyện đó. Như thế, đó là “hãy xin thì các ngươi sẽ nhận được”. Lời cầu nguyện này là kết quả của việc cứ ở trong Chúa