Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

TẤM LÒNG ĐỂ CẦU NGUYỆN


I. VỊ TRÍ CỦA TẤM LÒNG
Kinh Thánh cho thấy rõ rằng con người được tạo dựng có ba phần: linh, hồn và thân thể. Phần ngoài cùng của con người là thân thể; phần trong cùng là linh. Giữa hai phần này là hồn. Chúng ta nói rằng linh bao gồm lương tâm, tương giao và trực giác. Chúng ta cũng nói rằng hồn gồm có tâm trí, tình cảm và ý chí. Nhưng Kinh Thánh cho chúng ta thấy rằng có một phần quan trọng khác bên trong chúng ta – tấm lòng. Tấm lòng bao gồm những yếu tố của cả hồn và linh.Tấm lòng bao gồm phần của linh và tất cả các phần của hồn.
Tâm trí, tình cảm và ý chí thuộc về hồn, còn lương tâm thuộc về linh, mỗi yếu tố này cấu tạo nên một phần của tấm lòng. Chẳng hạn, nói về tâm trí, Hê-bơ-rơ 4:12 chép: “những tư tưởng…của lòng:.tấm lòng có khả năng có những tư tưởng cho thấy rõ rằng tâm trí, tức một phần của hồn, cũng là một phần của lòng”. Hê-bơ-rơ 4:12 cũng nói về “những ý định của tấm lòng”. Trong khi tư tưởng là điều gì đó thuộc tâm trí thì ý định là điều gì đó thuôc về ý chí. Do đó, chúng ta có thể thấy rõ rằng cả tâm trí và ý chí đều là những phần của lòng. Hơn nữa, Giăng 16:22 chép: “Lòng các ngươi sẽ vui mừng” và 14:1 chép: “Lòng các ngươi chớ bối rối”. Vì vui mừng và bối rối là điều gì đó thuộc về tình cảm, nên tấm lòng cũng bao gồm tình cảm. Như vậy, rõ ràng là ba phần của hồn thảy đều là thành phần cấu tạo của lòng.

Hơn nữa, Hê-bơ-rơ 10:22 chép: “lòng được rảy khỏi lương tâm xấu”. Ngoài ra, 1Giang 3:20 nói rắ ng tấm lòngchúng ta lên án chúng ta. Lên án là một chữ năng của lương tâm. Vì vậy, chúng ta biết rằngtấm lòngcũng bao gồm lương tâm.
Nói tóm lại,tấm lòng bao gồm bốn phần: tâm trí, ý chí, tình cảm và lương tâm. Tâm trí, ý chí và tình cảm là những yếu tố của hồn, còn lương tâm là phần chính yếu của linh. Nếu muốn thấy rõ những bộ phận cấu thành của lòng, lập tức chúng ta sẽ có nhận thức về vị trí của mỗi bộ phận này. Vị trí của tấm lòng bao gồm tâm trí, ý chí, tình cảm và lương tâm; đó là một vị trí rất rộng, bao gồm tất cả các phần của hồn cộng với một phần chính của linh. Do đó,tấm lòng là phần toàn diện nhất trong toàn bản thể chúng ta.
II.TẤM LÒNG THÀNH THẬT
Nói về lòng, Kinh Thánh trước hết chú ý đến tính chân thật. Hê-bơ-rơ 10:22 cho biết rằng tấm lòng cần phải thành thật. Tất cả những ai đến trước mặt Đức Chúa Trời nên có tấm lòng thành thật. Ở đây, thành thật có nghĩa là chân thật và ngay thẳng, không giả dối hay cong quẹo.tấm lòng của một người không thành thật chắc chắn là không thật. Không chỉ thế, thành thật cũng có nghĩa là chuyên tâm. Nếu một người đến trước mặt Đức Chúa Trời để tìm kiếm điều gì đó ngoài Đức Chúa Trời thì người đó hai lòng, vàtấm lòngngười đó không thật.Tấm lòng thành thật thì thật thà chứ không giả dối, ngay thẳng chứ không cong quẹo, có một chứ không hai.Tấm lòng khao khát chỉ một điều –chính Đức Chúa Trời.
Khi đến cầu nguyện với Đức Chúa Trơi, người ấy chỉ nên khao khát chính Đức Chúa Trời. Người ấy không nên ước muốn điều gì khác ngoài Đức Chúa Trời. Người ấy chỉ nên tìm kiếm ý chỉ của Đức Chúa Trời và không tìm kiếm điều gì ngoài ý chỉ của Ngài. Nhiều lần khi đến cầu nguyện với Đức Chúa Trời một điều gì đó, một người xin Đức Chúa Trời cho mình biết khát vọng của tấm lòng Ngài, nhưng người đó cũng ước muốn riêng của mình.Tấm lòngnhư thế là không thật, hồ nghi và không đúng.tấm lòngcần phải đơn thuần, chỉ tìm kiếm khát vọng của Đức Chúa Trời. Điều quan trọng đầu tiên là tấm lòng phải thành thật trước mặt Đức Chúa Trời.
III.TẤM LÒNG THUẦN KHIẾT
Ma-thi-ơ 5:8 chép: “ Phước cho kẻ có tấm lòng thuần khiết,vì sẽ thấy được Đức Chúa Trời”. Thi Thiên 73:1 chép: “Đức Chúa Trời thật đãi I-xra-ên cách tốt lành,tức là những người có tấm lòng trong sạch”.Tấm lòng thuần khiết còn hơn cả tấm lòng trong sạch. Đó là tấm lòng chỉ muốn Đức Chúa Trời và không có mục đích hay mục tiêu nào khác ngoài chính Đức Chúa Trời. Vì vậy, Ma-thi-ơ 5:8 chép: “Phước cho kẻ có tấm lòng thuần khiết, vì sẽ thấy được Đức Chúa Trời”. Điều họ khao khát bên trong là chính Đức Chúa Trời, cho nên, điều theo sau những gì họ thấy cũng là chinh Đức Chúa Trời. Vì vậy, nói về tấm lòng thuần khiết, điểm nhấn mạnh không phải là tấm lòng được thoát khỏi những tư tưởng xấu hay ô uế mà làtấm lòng chỉ muốn một mình Đức Chúa Trời.Tấm lòng chỉ muốn đơn thuần chính Đức Chúa Trời và khát vọng của tấm lòng Ngài.
Xin nhớ rằng tấm lòng không ngay thẳng hay không đơn thuần là tấm lòng không thành thật. Nhưng nhiều lần tấm lòng chúng ta dường như là thành thật, nhưng lại không thuần khiết vì tấm lòng vẫn còn khao khát nhiều điều ngoài Đức Chúa Trời.Tấm lòng chúng ta có vẻ như thành thật trước mặt nhiều người, nhưng lại không thành thật trong cách nhìn của Đức Chúa Trời vì chúng ta không thuần khiết và không đơn thuần bên trong. Để thành thật, một người cần thuần khiết; và để thuần khiết, người ấy cũng cần chân thật. cuối cùng, chúng ta thấy rằng cả hai điểm này cho thấy tấm lòng chúng ta chỉ nên muốn một mình Đức Chúa Trời. Nếu tấm lòng ưa muốn bất cứ điều gì khác hơn Đức Chúa Trời, thì tấm lòng đã có nan đề về tính đơn thuần và thuần khiết. Nếu vẫn còn hai tấm lòng và không thuần khiết trước mặt Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong sự cầu nguyện. Vì vậy, để đọc cách cầu nguyện, chúng ta phải xử lý lòng.
IV.TẤM LÒNG KHÔNG LÊN ÁN
1Giăng 3:20-21 nói về sự lên án của lòng. Câu này nói rằng Đức Chúa Trời lớn hơn tấm lòng của chúng ta, và nếu tấm lòng chúng ta lên án chúng ta thì Đức Chúa Trời còn lên án chúng ta nhiều hơn. Nhưng nếu tấm lòng chúng ta không lên án mình, chúng ta có sự dạn dĩ đối với Đức Chúa Trời. Phần trong tấm lòng lên án chúng ta là lương tâm. Lên án trong tấm lòng là chức năng của lương tâm.Tấm lòng không lên án là tấm lòng không có sự quá phạm hay lỗi lầm trong lương tâm. Nếu muốn học cách cầu nguyện, chúng ta phải xử lý tấm lòng mình cho đến khi tấm lòng không lên án nữa.
Để cầu nguyện với Đức Chúa Trời,tấm lòng cần có sự dạn dĩ do không có rào cản giữa tấm lòng và Đức Chúa Trời. Một khi tấm lòng mất sự dạn dĩ do sự lên án, chúng ta rất khó cầu nguyện. Không những khó có đức tin sau khi cầu nguyện, thậm chí cũng rất khó có đức tin trong khi cầu nguyện. Nếu tấm lòng tự lên án, Đức Chúa Trời sẽ lên án anh em thậm chí càng hơn. Khi đó, không cách gì để anh em cầu nguyện. Vì vậy, để cầu nguyện, anh em cần xử lý tấm lòng mình cho đến khi tấm lòng hoàn toàn thoát khỏi sự lên án. Khi đó, anh em có thể dạn dĩ đến trước mặt Đức Chúa Trời, và lời cầu nguyện của anh em sẽ được đáp nhận.
V.TẤM LÒNG XOAY LẠI
2Cô-rin-tô 3:14-16 cho biết rằng đến ngày nay, con cái I-xara-ên vẫn còn cái màn che trên tấm lòng họ. Vẫn còn sự mờ đục, vật che phủ giữa họ và Đức Chúa Trời. Nhưng hễ khi nào tấm lòng đó xoay về Chúa, màn ấy được cất khỏi.Tấm lòng họ hướng vế những điều khác hơn Chúa, và việc xoay khỏi chính là bức màn. Vì vậy, để học cách cầu nguyện, tấm lòng phải xoay khỏi chính là bức màn. Vì vậy, để học cách cầu nguyện, tấm lòng phải xoay khỏi mọi điều khác để hướng về Chúa.
Trong sự dạy dỗ của Ngài trên núi, Chúa Jesus phán rằng của báu ngươi ở đâu, thì tấm lòng ngươi cũng ở đó.Tấm lòng giống như kim la bàn chỉ về bất cứ hướng nào thu hút nó. Nếu yêu con cái nhiều hơn Đức Chúa Trời, thì tấm lòng chúng ta sẽ chỉ về và hướng về con cái. Nếu yêu thích trang phục nhiều hơn Đức Chúa Trời thì tấm lòng chúng ta sẽ hương về trang phục. Nếu yêu thích sự giáo dục, địa vị, hay tiền bạc nhiều hơn Đức Chúa Trời, tự phát tấm lòng chúng ta sẽ hướng về những điều đó. Và một khi hướng về những điều đó, tấm lòng bị bối rối và nhiều nan đề xuất hiện.Tấm lòng không thuần khiết, không trung thực, và không cách gì đề thoát khỏi sự lên án. Do đó, chúng ta phải xoay tấm lòng mình về Đức Chúa Trời, khi ấy tấm lòng mới thực sự không bị lên án. Nếu không được xoay hướng về Đức Chúa Trời, tấm lòng không bao giờ thoát khỏi sự lên án. Anh em có thể lừa dối người khác, nhưng anh em không thể lừa dối Đức Chúa Trời. Anh em cũng không thể lừa dối mình. Vì vậy, anh em phải học xử ký tấm lòng mình bằng cách xoay tấm lòng hướng về Đức Chúa Trời.
Nhiều lần, trong buổi nhóm cầu nguyện hay buổi nhóm bàn Chúa, có quá ít người cầu nguyện, cảm tạ hay ngợi khen. Rất có thể là vì các anh chị em đã có nan đề với tấm lòng họ. Nếu tấm lòng anh em không đúng đắn trước mặt Đức Chúa Trời trong tuần qua thì khi đến bẻ bánh vào ngày của Chúa, tự nhiên anh em sẽ không thể dâng lời cảm tạ hay ngợi khen. Đồng thởi sẽ để được cảm thúc. Có thể tấm lòng chúng ta chỉ hơi xu hướng về những điều khác hơn Đức Chúa Trời. Ngay cả việc hơi lệch như thế cũng làm chúng ta cảm nhận có một bức màn giữa chúng ta và Đức Chúa Trời. Vì có sự vẩn đục bên trong nên chúng ta không còn có thể thấy Đức Chúa Trời. Thực ra, không phải là Ngài không biểu lộ mà đúng ra, chính chúng ta bị che ở bên trong. Nếu lấy khăn tay và để trên mặt mình, tôi sẽ không thể thấy anh em. Thực ra, đó không phải là anh em xoay mặt khỏi tôi, mà là mắt tôi bị che không nhìn thấy anh em.
Hơn nữa, dù không che mặt, nhưng nếu tôi xây lưng lại, điều này sẽ trở thành bức màn ngăn tôi không thấy anh em. 2 Cô-rin-tô 3:16 nói rằng hễ khi nào tấm lòng anh em xoay về Chúa, màn ấy sẽ được cất khỏi. Màn được đề cập ở đây là việc anh em xây lưng lại với Chúa.  Khi tấm lòng anh em xoay khỏi Đức Chúa Trời mà hướng về những điều khác, hành động xoay khỏi đó trở thành bức màn ngăn anh em không thấy Đức Chúa Trời. Nếu tấm lòng anh em ở nơi con cái thì con cái trở thành bức màn của anh em. Nếu tấm lòng anh em hướng tài sản trở thành bức màn của anh em, nếu tấm lòng anh em xu hướng về học vấn, thì học vấn trở thành bức màn của anh em.
Một số người đến với tôi hỏi: “Anh  à, vì sao tôi không có anh sáng khi đọc Kinh Thánh?”. Tôi thường trả lời như vầy: “Anh ơi, không có lý do nào khác hơn là vì tấm lòng anh không đặt vào Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là Sự Sáng. Khi tấm lòng anh đặt vào những điều khác hơn Đức Chúa Trời thì những điều đó trở thành màn che của anh. Vì tấm lòng anh em yêu thích những điều đó nên khi đọc Kinh Thánh, thay vì có anh sáng thì có bức màn. Một khi có bức màn thì anh không có ánh sáng”.
Cũng có một số người hỏi: “Khi tôi cầu nguyện, dường như có điều gì đó giữa Đức Chúa Trời và tôi, và tôi không thể chạm đến Ngài. Lý do là gì?”. Tôi trả lời như vầy: “Tôi e rằng lý do chính là vì tấm lòng anh em thiên về điều gì đó khác hơn Đức Chúa Trời. Nếu tấm lòng xu hướng về những điều khá thì làm thế nào anh em có thể thấy ánh sáng của mặt Ngài? Điều đó là không thể”.
Khi con cái I-xra-ên ở chân núi Si-nai, họ có bức màn trên học vì không theo đuổi Đức Chúa Trời cách đơn thuần và thuần khiết, mà theo đuổi những điều khác. Nếu tấm lòng chúng ta yêu con cái, sự giàu có, hay trang phục nhiều hơn Đức Chúa Trời, thì những điều này trở nên màn che. Hơn nữa, dù tấm lòng anh em yêu thích việc rao giảng Phúc Âm hay công tác nhiều hơn Đức Chúa Trời thì việc rao giảng Phúc Âm và công tác đó sẽ trở nên màn che. Rất khó để một số Cơ-đốc nhân thấy ánh sáng vì học quan tâm đến công tác của Đức Chúa Trời nhiều hơn chính Đức Chúa Trời. Họ để công tác đó thay thế Đức Chúa Trời. Dường như họ duy trì thái độ rằng họ có thể hi sinh Đức Chúa Trời, chứ không hi sinh công tác đó. Họ có thể bỏ qua ý chỉ và khát vọng của Đức Chúa Trời, nhưng phải giữ công tác đó bằng mọi giá. Xin nhớ rằng, ngay cả một công tác như thế cũng có thể trở thành màn che và làm cho họ không có ánh sáng ở trên trong. Việc họ thiếu ánh sáng không phải vì Đức Chúa Trời không chiếu sáng trên họ, mà là vì có bức màn ở đó.Tấm lòng họ không đang hướng về chính Đức Chúa Trời nhưng hướng về những điều khác hơn Đức Chúa Trời.
Nếu muốn biết cách cầu nguyện và đến gần Đức Chúa Trời, chúng ta phải để tấm lòng mình đúng đắn và xoay tấm lòng về Đức Chúa Trời. Không những tôi không yêu thế giới, tội lỗi, thời trang và tiền bạc, mà thậm chí công tác của Đức Chúa Trời cũng không thể lôi cuốn tôi – vì tấm lòng tôi đặt nơi chính Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là Sự Sáng, một khi xoay hướng về Ngài, anh em ở trong ánh sáng của mặt Ngài, và được chiếu sáng ở bên trong. Điều này là chắc chắn.
VI.TẤM LÒNG ĐƯỢC CHIẾU SÁNG
Trong Ma-thi-ơ 6:22-23, Chúa Jesus phán: “Đèn của thân thể là con mắt. Nếu mắt ngươi đơn thuần, thì cả thân thể ngươi điều sáng sủa; nhưng nếu mắt ngươi xấu, thì cả thân thể ngươi đều tối tăm. Vậy, nếu sự sáng trong ngươi là tối tăm, thì sự tối tăm ấy lớn biết bao!”. Lời này cho chúng ta biết rằng có thể tấm lòng của ai đó không được chiếu sáng mà lại tối tăm? Có sự tối tăm vì tấm lòng người đó không đang hướng về Đức Chúa Trời. Ít ra, tấm lòng đã hơi lìa bỏ, bởi đó mất ánh sáng của mặt Đức Chúa Trời. Trước và sau lời này, Chúa có phán: “Vì chưng của báu ngươi ở đâu, thì tấm lòng ngươi ở đó… Không ai có thể hầu việc hai chủ… Các ngươi không có thể hầu việc cả Đức Chúa Trời lẫn ma-môn nữa”. Lời này cho biết rằng tấm lòng của một người tối tăm vì tấm lòng không theo đuổi Đức Chúa Trời. Trái lại, tấm lòng theo đuổi những điều khác hơn Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là Sự Sáng, nếu tấm lòng chúng ta đang hướng về Đức Chúa Trời chắc chắn chúng ta sẽ được chiếu sáng ở bên trong. Nhưng hễ khi nào tấm lòng chúng ta xoay khỏi Đức Chúa Trời, lập tức chúng ta tối tăm ở bên trong. Người cầu nguyện phải luôn luyện tập để có tấm lòng được chiếu sáng.
Chúng ta thường nghe nhiều người nói: “Ôi những ngày này, tôi hết sức bối rối và tăm tối ở bên trong”. Tình trạng này cho thấy tấm lòng của người nói như vậy là không hoàn toàn hướng về Đức Chúa Trời và cần được xử lý này không chỉ với các tội phạm, cũng không chỉ với thế giới, mà còn hơn thế đó là xử lý xu hướng của lòng.Tấm lòng anh em khao khát hoàn toàn một mình Đức Chúa Trời hay ngoài Đức Chúa Trời, còn khao khát những điều khác? Nếu anh em tìm kiếm một số bông trái của công tác mình, các phước hạnh của Đức Chúa Trời, hay sự vui hưởng thuộc linh, thì tấm lòng anh em đang nhắm sai hướng. Một khi hướng của tấm lòng sai lệch, lập tức có sự tối tăm ở bên trong.
Thưa anh em, nói cách nghiêm túc, ngày nay không bao nhiêu Cơ-Đốc nhân được chiếu sáng ở bên trong. Đó là vì còn có nhiều sự pha trộn trong tấm lòng họ. Họ không tìm kiếm Đức Chúa Trời với tấm lòng thuần khiết. Chúng ta hãy cho một vài minh họa. Giả sử anh em rao giảng Phúc Âm và chỉ cứu được 2 người; nhưng khi một người khác rao giảng thì 20 người được cứu. Sau đó, anh em cảm thấy tấm lòng không vui. Điều này chứng tỏ anh em không thuần khiết cũng không đơn thuần.. Một anh em trách nhiệm của Hội Thánh đến thăm bạn của   anh em hôm nay 5 phút, ngày mai 10 phút, ngày kế tiếp 15 phút. Anh em trách nhiệm đó thăm liên tiếp 4 tuần, nhưng không hề đến tương giao với anh em. Anh em cảm thấy thế nào về điều này? Chắc chắn anh em sẽ càu nhàu bên trong. Những phản ứng này trong tấm lòng anh em chứng tỏ rằng tấm lòng anh em không thuần khiết. Một ví dụ khác, vào ngày của Chúa tại buổi nhóm Bàn Chúa, cả hai chúng tôi đều cầu nguyện. Những người khác đáp A-men sau khi anh em cầu nguyện 3 câu, nhưng đáp A-men với từng câu cầu nguyện của tôi –lúc nào họ cũng A-men theo lời cầu nguyện của tôi. Anh em vui hay không vui? Anh em sẽ không vui vì mọi người chỉ đáp với anh em vài tiếng A-men, nhưng với tôi thì lại nhiều.
Thưa anh em, những điều này dường như tầm thường, nhưng chúng chứng tỏ rằng tấm lòng chúng ta không thuần khiết và phức tạp biết bao. Đừng tin rằng chúng ta tốt như thế. Nếu ai đó muốn viết tiểu sử về chúng ta, tôi nghĩ rằng không cần viết về điều gì khác hơn là tấm lòng chúng ta. Vì người ấy sẽ không cạn kiệt với một đề tài này, tức là những biến động của tấm lòng chúng ta từ sáng đến tối và từ tối đến sáng. Với một bài viết như vậy, anh em có thể biết tấm lòng mình xa cách Đức Chúa Trời và từ chối Ngài nhiều biết bao. Tình trạng như vậy của tấm lòng là lý do khiến nhiều người không được chiếu sáng. Lý do chúng ta tối tăm và không được chiếu sáng bên trong là vì chúng ta không đang hướng về sự sáng. Hễ khi nào chúng ta hầu việc hai chủ và yêu những điều khác ngoài Đức Chúa Trời thì mắt bề trong của chúng ta trở nên gian ác. Điều này là chắc chắn.
Như vậy, thưa anh em, cái giá để nhận được ánh sáng là để tấm lòng xoay hướng về Đức Chúa Trời. Nếu một người muốn có ánh sáng và sự khải thị, có một bí quyết duy nhất, đó là tìm kiếm một mình Đức Chúa Trời với tấm lòng đơn thuần và thuần khiết. Nếu kim la bàn trong một người liên tục chỉ về nhiều điều –buổi sáng chỉ về lợi ích, buổi trưa hướng về địa vị, lúc khác hướng về lời tán thành của nhiều người, còn trong buổi nhóm cầu nguyện lại hướng về những tiếng A-men của con người –làm thế nào một người rất phức tạp bên trong như vậy lại có thể nhận được ánh sáng? Vì thế, để học cách cầu nguyện, một người cần xử lý tấm lòng mình để có thể được chiếu sáng ở bên trong.
VII.NHỮNG ẢNH HƯỞNG TRÊN LÒNG
Những ảnh hưởng trên tấm lòng chúng ta đến từ bốn phần cấu tạo nên lòng. Nếu một người có nan đề trong lương tâm,tấm lòng người ấy sẽ bị ảnh hưởng. Nếu có sự kiện cáo trong lương tâm, chắc chắn sẽ có sự lên án trong lòng. Cùng một cách như vậy, nếu tâm trí của người nào cong quẹo và không đúng đắn thì tấm lòng người ấy trở nên ngang bướng. Rõ ràng đó là số 6, nhưng người đó nói đó là số 8. Tính ngang bướng như vậy xuất phát từ một tâm trí lộn xộn, và tâm trí lộn xộn có thể ảnh hưởng đến lòng. Không chỉ thế, nếu một người yêu mến nhiều điều khác hơn Đức Chúa Trời trong tình cảm thì điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến lòng. Hơn nữa, nếu ý chí của người nào cứng cỏi đến nỗi không hề xem xét lại một khi đã đưa ra quyết định thì điều này cũng ảnh hưởng đến lòng, làm cho tấm lòng trở nên cứng cỏi. Chẳng hạn, ai đó có thể cảm động bởi Phúc Âm người ấy nghe, nhưng vì người ấy đã quyết định trước rằng không nhường chỗ cho Đức Chúa Trời trong những kế hoạch đầy tham vọng của mình, nên người ấy vẫn ương ngạnh không thay đổi. Vì vậy, tấm lòng người ấy trở nên rất cứng.
Vì thế, hãy nhớ rằng, để có một tấm lòng đúng đắn thì lương tâm, tâm trí, tình cảm và ý chí cần được xử lý đầy đủ. Nếu có sự vi phạm trong lương tâm thì có sự lên án trong tấm lòng là điều không thể tránh khỏi. Nếu tâm trí trở nên ngang bướng, chắc chắn tấm lòng sẽ không đúng đắn. Cũng vậy, nếu tình cảm có những ước muốn riêng, chắc chắn tấm lòng sẽ không thể thương yêu Đức Chúa Trời. Còn nếu ý chí bướng bỉnh và không thay đổi, chắc chắn tấm lòng sẽ trở nên cứng cỏi.
Những ảnh hưởng trên tấm tấm lòng là những ảnh hưởng trên hồn và linh. Vì vậy, tấm lòng đại diện cho toàn bản thể chúng ta. Để có một tấm lòng đúng đắn, chúng ta cần xử lý triệt để tất cả các phần của hồn và linh. Mặt khác, nếu tấm lòng đúng đắn, toàn bản thể chúng ta sẽ đúng đắn. Nếu không có sự lên án trong tấm lòng thì không có sự kiện cáo trong lương tâm. Một khi tấm lòng đúng đắn, tự phát tâm trí được điều chỉnh. Nếu tấm lòng tuyệt đối thương yêu Đức Chúa Trời, chắc chắn tình cảm sẽ đúng đắn. Đồng thời, nếu tấm lòng mềm mại, không có chút cứng cỏi nào sẽ không có nan đề với ý chí. Do đó, một người chỉ có thể đúng đắn khi tấm lòng người ấy đúng đắn.
VIII.LÒNG VÀ SỰ CẦU NGUYỆN
Khi tấm lòng của người nào thành thật, thuần khiết, không có sự lên án và được chiếu sáng, bình thường trong mọi phương diện thì người ấy có thể cầu nguyện.Tấm lòng và sự cầu nguyện có liên hệ mật thiết với nhau. Dù linh là cơ quan để cầu nguyện nhưng một người vẫn không thể cầu nguyện nếubtấm lòngbngười ấy không được xử lý cách đúng đắn. Và dù có thể cầu nguyện nhưng người ấy sẽ không thể tin Đức Chúa Trời sẽ đáp lời. Hễ có nan đề với tấm lòng thì không thể cầu nguyện.
Khi có mối liên hệ mật thiết như vậy giữa tấm lòng và sự cầu nguyện, hầu như có thể nói rằng nếu anh em chỉ xử lý tấm lòng mình, thì trong bản chất tấm lòng cũng sẽ tốt như lời cầu nguyện. Khi đó, tất cả những gì anh em cần làm là kêu với Đức Chúa Trời một chút. Nhiều lần lời cầu nguyện của chúng ta không có trọng lượng hay giá trị nhiều. Lý do chính là vì tấm lòng chúng ta không đúng đắn. 1Giăng 3:19 đến 22 cho biết rằng nếu tấm lòng không lên án chúng ta thì chúng ta sẽ có sự dạn dĩ  đối với Đức Chúa Trời, và hễ điều gì chúng ta xin thì nhận được nơi Ngài. Do đó, điều cần thiết là tấm lòng phải được xử lý để lời cầu nguyện của chúng ta có trọng lượng và có chỗ đứng.
IX.TẤM LÒNG ĐỂ CẦU NGUYỆN

Tấm lòng để cầu nguyện là tấm lòng thành thật và thuần khiết, không cong quẹo, không giả dối hay hồ nghi.tấm lòng chỉ tìm kiếm Đức Chúa Trời và không tìm kiếm điều gì khác.Tấm lòng cũng không có sự lên án hay có sự vi phạm nào. Đó cũng là tấm lòng xoay hướng về Đức Chúa Trời, chỉ nhắm vào Ngài. Hơn nữa, đó là tấm lòng được chiếu sáng, đầy dẫy ánh sáng và ở trong ánh sáng của mặt Đức Chúa Trời. Cuối cùng, đó là tấm lòng ở dưới ảnh hưởng đúng đắn của những bộ phận khác. Người cầu nguyện cần có một tấm lòng như thế để cầu nguyện.