Đang khi nghiên cứu sách Khải Thị, chúng ta cần cẩn thận tránh thuộc linh hóa cảnh thái quá những gì chúng ta đọc. Trời mới và đất mới của Giăng là thiết thực, không phải tưởng tượng, và Giê ru sa lem mới của ông là thiết thực, thiết thực y như Chúa phục sinh là thiết thực. Thuộc linh hóa các điều thần thượng là phương tiện liều lĩnh làm dân chúng không sở hữu được thực tế. Nhiều anh em thân yêu đang chỉ tích trữ lẽ thật thuộc linh và tiên tri, tôi sợ để xây dựng cho chính họ một thế giới hư ảo.
Để thực hiện được điều này phải trốn thoát thực tế, thực y như những người, mà chúng ta đã thấy trước đây, ngày nay đang đủ sẵn sàng sống trong bầu không khí thuộc linh của Ê phê sô nhưng muốn né tranh đối diện sự thách thức thực tiễn của thơ I Cô rinh tô. Nhưng hãy nhớ đây là chính sự lừa đảo mà đã bắt lấy Lao đi xê, khiến cho họ có thể tin lời dối trá.
Dấu hiệu của sự trưởng thành thuộc linh sẽ luôn luôn tỏ rõ khi các điều thần thượng trở nên thiết thực đối với chúng ta, vì cớ Đấng Christ là thiết thực đối với chúng ta. Thực sự, chúng ta thấy Ngài, như sự sống thiết thực, sự thánh khiết thiết thực, như “lẽ thật”; và tôi dùng lẽ thật ở đây theo một ý nghĩa rất khác biệt với cách dùng về chữ đó trước đây khi diễn giảng về “lẽ thật tiên tri”. Nhiều người lẫn lộn lẽ thật và giáo lý, nhưng hai điều này không giống nhau. Giáo lý là điều được giảng trên trái đất về lẽ thật vĩnh cửu. Tôi biết rõ rằng chữ “lẽ thật” của chúng tôi trong Hoa văn là chen– li (chân lý, dịch sát là: giáo lý của thực tế) nhưng thực ra theo ý nghĩa Hi văn chỉ có chen không có li, có thực tế mà không có giáo lý, có “sự thât” mà không có “lí lẽ”. Chúa Jesus phán “các người sẽ biết lẽ thật (Giăng 8:32), chính Ngài thể hiện tất cả những gì chân thật (Khải 3:7 so với I Giăng 5:20) và nhờ đó chúng ta sẽ biết Ngài.
Lẽ thật “ở trong Jesus” (Eph 4:21) và như ân điển, nó “đã đến xuyên qua Jesus Christ (Giăng 1:17) Chúng ta hoan nghinh ân điển Ngài, nhưng chúng ta biết lẽ thật Ngài chăng? Ân điển đã đến cùng chúng ta trong một hành động lịch sử khi Ngài đã phó dâng chính Ngài trên thập tự giá nhưng chắc chắn lẽ thật đã được cột chặt với thân vị và công tác của Ngài cách không kém sút, chớ không chỉ là những gì được diễn giảng suông qua sự rao giảng của Ngài. Do đó, nếu ân điển mở rộng đến chúng ta bây giờ chắc chắn lẽ thật sẽ lan rộng đến chúng ta và bao bọc lấy chúng ta, tức những kẻ, xuyên qua đức tin trong công tác hoàn tất đó, bây giờ được hiệp nhất với Ngài.
Song le đang khi nhiều người biết Ngài như Đường lối và Sự sống, thực ra ngày nay lại hiếm có người biết Ngài là lẽ thật. Đây là một sự thiếu hụt nghiêm trọng, vì chúng tôi đã nói, lẽ thật là thực tế. Trước Ngài và cách xa Ngài không có thực tế, nếu chúng ta có thể bước vào lẽ thật, nếu chúng ta muốn, vì cớ công tác hoàn tất của Ngài còn tồn tại cho chúng ta ở hôm nay như là điều chân thật nhất trong thế giới. Chúng ta là gì trước mặt Đức Chúa Trời, chúng ta là vậy trong thực tế vì cớ những gì Ngài đã thực hiện.
Điều nầy có một diễn tiến quan trọng trong kinh nghiệm thực tiễn của chúng ta. Sự trở ngại theo lý thuyết của tôi luôn luôn là đây, tôi là gì ở đây, đều rất thường khải thị tất cả điều gì sai lầm nhiều. Công tác của Đấng Christ đã tạo cho tôi là một điều, nhưng những gì tôi kinh nghiệm trên trái đất lại rất thường tỏ ra là nghịch lại với sự thật về điều đó. Làm thế nào tôi làm tốt sự mâu thuẫn đó? Làm sao tôi sống để đến nổi phẩm hạnh tôi ở đây biểu hiện cách cương quyết cho điều tôi biết là chơn thật ở đó chớ?
Xuyên qua thập tự giá, điều tôi phải thấy là điều mà Đức Chúa Trời đã làm cho tôi trở nên là gì trong Ngài, là điều thiết thực. Đó là nền tảng của mọi kinh nghiệm Cơ Đốc nhân chân thật của tôi. Không có gì khác nhờ mỹ đức của việc ở trong Đấng Christ, điều gì tôi đã trở nên là lẽ thật vĩnh cửu. Lỗi lầm duy nhất của tôi sẽ là cứ bận bịu nơi các cảm xúc và kinh nghiệm của mình, các nỗ lực và lỗi lầm của mình, các nỗi nghi ngờ và hi vọng của mình, chớ không buộc chặt đức tin tôi nơi Đấng chân thật.
Mọi sự tập trung nơi Ngài. Chúng ta thấy Đấng Christ trên thập tự giá tại chính trung tâm của kinh văn. Chúng ta đã được bao hàm trong sự chết của Ngài và khi Ngài đã phục sinh chúng ta phục sinh với Ngài, các chi thể của Thân Thể Ngài. Giăng khải thị Ngài cho chúng ta vì Ngài hằng hữu hôm nay và ngợi khen Đức Chúa Trời, sự thăng thiên và vinh quang của Ngài thuộc về chúng ta! Nhưng chúng ta rút niềm xác tín của chúng ta về các điều này từ đâu? Không từ các cảm xúc của chúng ta, nhưng từ thực tế của thân vị và công tác của Ngài. Những gì Đấng Christ đã làm là chỗ an nghỉ của đức tin chúng ta. Đó không phải là các cảm xúc của chúng ta, thậm chí cũng không phải tri thức của chúng ta mà có thể giải phóng chúng ta. Đó là lẽ thật, là sự thật (Giăng 8:32) Điều Giăng 8:32 bày tỏ cho chúng ta là mãi đến khi chúng ta thấy được các điều này, chúng ta cứ còn bị ách nô lệ, nhưng vì cớ công tác của Đấng Christ là thiết thực và vì cớ những gì chúng ta đã trở nên trong Ngài là lẽ thật, sự khám phá suông về các thực tế này cũng mở đường cho chúng, rồi nhờ chính bản chất của chúng, giúp chấm dứt ách nô lệ của chúng ta.
Đây là giá trị lớn lao đến với chúng ta từ sự tiết lộ mới mẻ của Giăng về Chúa Jesus. Nhìn theo một tầm mức loài người suông– thí dụ, từ quan điểm của một tù nhân La Mã ở trên đảo gọi là Bát mô – sự toàn thắng của Đấng Christ là thực tế không giống mấy đối với bất cứ điều gì chúng ta có thể nghĩ về nên điều đó có như vậy và cũng có như vậy hôm nay. Chúng ta nhìn vào xã hội, nhìn vào Cơ đốc giáo bề ngoài, thấy ách nô lệ, sự áp chế, hư hỏng và bất cứ điều gì khác trừ sự tự do. Nên chúng ta cầu nguyện và cầu xin sự đắc thắng và đang khi làm như vậy đem lại sự nói dối cho sự toàn thắng của Gô gô tha. Lẽ thật, thực tế vinh diệu là điều Christ đã chinh phục rồi, chớ không phải Ngài sắp chiếm hữu điều gì Đức Chúa Trời đang làm ngày nay là những điều đã thực hiện rồi trong Christ. Nhu cầu tối thượng của chúng ta là phải thấy được thực sự đó.
“Cầu Chúa phát sinh ánh sáng và sự thật của Chúa ra” (Thi 43:3) Hai điều này liên kết với nhau. Sự thật đã được hoàn bị trong Đấng Christ nhưng nhu cầu của lòng chúng ta là phải có được ánh sáng Đức Chúa Trời soi rọi trên lẽ thật đó. Lẽ thật, được rao giảng mà không có ánh sáng trở nên giáo lý. Còn có ánh sáng thần thượng nó trở nên sự khải thị. Nó luôn luôn đến cùng chúng ta như một giáo lý này hay giáo lý kia. Nhưng lẽ thật, sự thật, thực tế vĩnh cửu là chính mình Đấng Christ và rồi nhờ ân điển Ngài những gì Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta đều ở trong Ngài.
W.N.